CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT LINUX

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng quản trị và lập trình UNIX LINUX (Trang 114 - 158)

Để tiện lợi cho việc chuẩn bị cài đặt Linux trên các máy PC, chúng tôi chọn phiên bản 9 hệ điều hành Red Hat Linux x86 chạy trên nền chip Intel; phiên bản này ra đời năm 2003 và mới bắt đầu phổ biến vào Việt Nam. Mặc dù tài liệu cố gắng cập nhật thường xuyên nhưng bạn cũng nên đọc những thông tin mới nhất. Bạn có thể tìm thấy chúng trong Red Hat Linux Release Notes ở trang web sau đây: http://www.redhat.com/docs/manuals/linux/ (© 2003 by Red Hat, Inc.).

6.2.1 Mua Linux của Red Hat

Nếu bạn mua Red Hat Linux từ hãng Red Hat (hoặc một trong các nhà phân phối của Red Hat), bạn phải nhận đủ các cấu phần (components). Tuy nhiên sự nhầm lẫn thỉnh thoảng vẫn xảy ra, do vậy bạn nên kiểm tra lại. Có một thẻ thông tin đăng ký (Registration Information) đi kèm với sản phẩm Red Hat Linux và danh sách các cấu phần được in ở phía sau thẻ. Bạn đọc danh sách và kiểm tra để đảm bảo có đủ các mục được liệt kê (như các đĩa CD-ROM) và các tài liệu đi kèm với phiên bản này của Red Hat Linux.

Nếu bạn thấy thiếu một hoặc nhiều mục trong danh sách, bạn nên báo cho nơi bán biết. Thông tin địa chỉ liên lạc có trên thẻ Registration Information.

6.2.1.1 Cách nhận ra gói phần mềm

Dưới đáy của hộp sản phẩm có một số hiệu ISBN bên cạnh một trong những hàng mã. Số ISBN thường có dạng như sau:

1-58569-x-y

(Trong đó, các số x và y là duy nhất)

Red Hat hợp tác với các công ty quốc tế và nội địa để có thể giúp cho Red Hat Linux đến với bạn theo cách thuận tiện nhất. Nhưng cũng vì thế, bạn có thể mua một bản Red Hat Linux không phải do chính Red Hat sản xuất. Nếu sản phẩm của bạn có số ISBN khác với mẫu nói trên của Red Hat (hoặc không có), bạn phải liên lạc với công ty đã trực tiếp bán nó. Thông thường, nhà sản xuất thứ ba cũng phải có logo và/hoặc thông tin địa chỉ liên lạc ở bên ngoài hộp sản phẩm.

6.2.1.2 Đăng ký sản phẩm

Nếu bạn mua sản phẩm Red Hat, bạn nên đăng ký. Việc đăng ký (Registration)

sẽ cho bạn hưởng nhiều dịch vụ như hỗ trợ cài đặt, truy cập mạng Red Hat Network và một số dịch vụ khác. Để đăng ký, bạn hãy vào địa chỉ:

Bạn cần lấy mã số sản phẩm (Product ID) trên thẻ Registration Information đi kèm với sản phẩm Red Hat Linux để đăng ký, sau đó bạn sẽ truy cập được tất cả các dịch vụ dành cho những người đã đăng ký của Red Hat.

6.2.2 Nếu không mua của Red Hat

Tất nhiên, không phải tất cả người dùng đều mua sản phẩm trực tiếp từ Red Hat. Linux hoàn toàn có thể được cài đặt bằng đĩa CD do công ty khác tạo ra hoặc thậm chí cài đặt qua mạng bằng giao thức FTP. Trong trường hợp như vậy, bạn có thể cần tạo một hoặc nhiều đĩa mềm để cài đặt.

Để có thêm thông tin về tải nạp (download) và cài đặt Red Hat Linux, bạn xem: http://www.redhat.com/download/howto_download.html

Đối với trường hợp cài Linux từ đĩa CD-ROM không phải của Red Hat, bạn có thể cần một đĩa mềm mồi (boot diskette) hoặc một đĩa mềm chứa trình điều khiển PCMCIA (nếu bạn có máy tính xách tay với cổng PCMCIA). Bạn cũng có thể cài đặt trực tiếp từ đĩa CD-ROM tự mồi.

6.2.3 Tính tương thích phần cứng

Việc tương thích là đặc biệt quan trọng nếu bạn có một máy tính cũ hoặc một máy tính tự dựng lấy. Red Hat Linux 9 tương thích với hầu hết các phần cứng của máy tính được sản xuất trong hai năm gần đây. Tuy nhiên các phần cứng thay đổi từng ngày, do vậy cũng khó đảm bảo 100%. Có thể xem danh sách tương thích mới nhất ở http://hardware.redhat.com/hcl/ và một phần nào ở sau đây:

6.2.3.1 Chip CPU

Intel -- Pentium, Pentium Pro, Pentium II, Pentium II Xeon, Pentium III, Pentium III Xeon, Pentium IV, Pentium IV Xeon, Celeron AMD - K6, K6 - 2, K6-3, Athlon, Duron, Athlon XP, Athlon MP Cyrix - MII VIA - Cyrix MIII, C3

6.2.3.2 Bìa điều khiển Video

3DFX -- Banshee, Voodoo3, Voodoo5; ATI -- Radeon Mobility M6, M7; Radeon 7000, 7500, 8500, 9000, 9700 (2D only), 9800 (2D only); Rage 128, Rage 128 Mobility M3, M4; Rage 128 Pro, Rage 128 Pro Ultra, phần lớn các bìa tương thích Mach64; Intel -- i740, i810, i815, i830, i845G, i845GL Matrox -- Millenium, Millenium II, Mystique/220, G200, G400, G450, G550, NeoMagic -- 256AV, 256XL+, 256ZX, 128XD, 128, 128V, 128ZV, 128ZV+, NVIDIA (2D only) -- TNT, TNT2, GeForce 256, GeForce2 GTS, GeForce2 Go, GeForce2 MX, GeForce3, GeForce4, S3 -- Savage, SuperSavage, ViRGE, Trio64

6.2.3.3 Bìa điều khiển SCSI

Adaptec -- 200x, 21xx, 22xx, 27xx, 28xx, 29xx, 32xx, 34xx, 39xx, 54xx Advansys -- 940 (Ultra/Wide); AMI -- MegaRAID Express 2000 (466 series) Dell -- PowerEdge RAID series; IBM (Buslogic/Mylex) -- Flashpoint, MultiMaster, DAC-960; Intel --

Vortex/GDT series; LSI (Symbios) -- 53C875, 53C985, 53C1030; QLogic -- QLA1280/2200/2300/12160

6.2.3.4 Bìa điều khiển IDE

ATA-133, ATA-33 -- most controllers.

ATA-66 (no RAID) -- HighPoint 366/368, Intel 82801AB ICH0 (440BX), Promise PDC20262, PDC2027x, PDC20265/7 VIA 82c596B/686A.

ATA-100 (no RAID) -- Highpoint 370, Intel 82801BA/82801DB ICH2/ICH4 (i8xx series), VIA 82c686B, nVidia nForce/nForce2; ATA RAID -- 3ware Escalade 3W -- 5xxx/6xxx/7xxx, Adaptec 2400A.

6.2.3.5 Bìa điều khiển mạng

3COM -- 3C905/B/C; D-Link -- DFE-530/+; Realtek -- RTL8029, RTL8139, RTL8139C+, RTL8169; IntelÑEtherExpress Pro 100/1000; Netgear -- FA310TX, FA311TX; Linksys -- LNE100TX; Silicon Integrated Systems -- SiS900; Intel -- DE4x5/Tulip series; GigE -- Broadcom Tigon3, Intel e1000, NatSemi NS83820, Realtek RTL8169 VIA - Rhine

6.2.3.6 Modem

Các loại modem nối tiếp, trong và ngoài, tương thích 100% Hayes với chip UART. Lưu ý RedHat Linux 9 không hỗ trợ các loại modem sau: WinModems, host-based, HCF-, HSP-, HSF-, modem không có chip điều khiển, host-controlled, soft modem.

6.2.3.7 Bìa âm thanh

C-Media -- CM8338/CM8738; Creative Labs -- SoundBlaster 128 PCI, SoundBlaster Live!, SoundBlaster Live! Audigy; Crystal -- CS428X/CS46XX; ESS -- Maestro, Maestro2, Maestro3, Solo; Ensoniq -- AudioPCI ES1370, ES1371; Intel -- ICH, ICH2, ICH3, ICH4; Yamaha -- YMF724, 74x, 754; VIA -- VIA82c686, VIA8233, VIA8235

6.2.4 Có đủ dung lượng đĩa không?

Hầu hết các hệ điều hành đều sử dụng các phân vùng đĩa (disk partitions) và Red Hat Linux không là ngoại lệ. Khi cài Red Hat Linux, bạn có thể phải thực hiện việc phân vùng đĩa.

Nếu Red Hat Linux chia sẻ máy tính với một hệ điều hành khác, bạn cần phải đảm bảo có đủ dung lượng nhớ trên các ổ cứng.

Phân vùng trên đĩa dùng cho Red Hat Linux phải được tách riêng khỏi phân vùng của các hệ điều hành khác cùng cài trên máy, như Windows hoặc một bản Linux khác. Ít nhất phải có hai phân vùng root và swap được tạo cho Red Hat Linux.

Để chạy chương trình cài đặt, phải thoả mãn một trong những điều kiện sau: Máy tính phải có đủ dung lượng nhớ trên một ổ đĩa chưa phân vùng

Bạn phải có một hoặc nhiều phân vùng có thể xoá, để giải phóng cho đủ dung lượng nhớ dành cho việc cài Red Hat Linux.

6.2.4.1 Yêu cầu về dung lượng đĩa cài đặt

Những khuyến cáo này dựa trên việc cài đặt một ngôn ngữ (thí dụ tiếng Anh). Nếu bạn định cài đặt nhiều ngôn ngữ cho hệ thống thì bạn phải tăng dung lượng nhớ lên. Khuyến cáo này không tính đến không gian dành cho dữ liệu của người dùng (các tệp cá nhân). Bạn phải thêm dung lượng nhớ dành cho dữ liệu người dùng.

Personal Desktop

Một bản cài để dùng như máy tính cá nhân (personal desktop) với môi trường đồ hoạ, sẽ cần tối thiểu 1.7GB đĩa trống. Việc chọn cả hai giao diện GNOME và KDE sẽ cần ít nhất 1.8GB.

Workstation

Một bản cài như trạm mạng (workstation), có môi trường đồ hoạ và các công cụ phát triển phần mềm, sẽ cần tối thiểu 2.1GB. Việc chọn cả hai giao diện GNOME và KDE sẽ cần tối thiểu 2.2GB.

Server

Một bản cài như server nhỏ sẽ cần ít nhất 850MB nếu không cài X (môi trường đồ hoạ X Window) và bản cài server lớn sẽ cần ít nhất 1.5GB khi chưa cài X và ít nhất là 5.0GB để cài cả hai giao diện GNOME và KDE.

Custom

Một bản cài tuỳ ý (Custom) cần ít nhất 475MB cho bản cài máy yếu và cần ít nhất 5.0GB cho bản cài máy mạnh.

Ghi chú:

[*] Không gian đĩa chưa phân vùng là không gian đĩa trên ổ đĩa cứng chưa được chia thành các phần để chứa dữ liệu. Khi bạn phân vùng một đĩa, thì mỗi phân vùng sẽ giống như một ổ đĩa riêng.

6.2.5 Có thể cài từ CD-ROM?

Có một vài cách cài đặt Red Hat Linux.

Việc cài từ CD-ROM yêu cầu bạn mua hoặc sao một bản Red Hat Linux 9 và bạn phải có một đầu đọc đĩa CD-ROM. Phần lớn các máy tính đời mới đều cho phép khởi động từ CD-ROM song cấu hình BIOS cũng có thể cần thay đổi để cho phép khởi động từ CD-ROM..

6.2.5.1 Các cách khởi động khác nhau

Boot CD-ROM

Bạn có thể tự tạo ra đĩa CD-ROM để khởi động chương trình cài đặt. Điều này rất tiện nếu bạn định thực hiện cài đặt qua mạng hoặc từ một ổ đĩa cứng.

Nếu bạn chọn cách tạo đĩa CD-ROM tự mồi, thì không cần phải tạo một đĩa mềm chứa trình điều khiển (driver diskette).

Nếu bạn không thể khởi động từ ổ đĩa CD-ROM, bạn có thể khởi động từ đĩa mềm mồi (boot diskette) hoặc từ đĩa mềm chứa trình điều khiển.

Boot Diskette

Khi bạn không thể khởi động từ CD-ROM thì bạn sẽ cần một đĩa mềm mồi (boot diskette) [1]. Đĩa mềm này được sử dụng để khởi động từ mạng, từ thiết bị kiểu block hoặc PCMCIA, nhưng cũng sẽ cần một đĩa mềm chứa trình điều khiển tương ứng.

Nếu bạn cần một đĩa mềm mồi, bạn có thể tạo ra nó. Tệp ảnh của nó “boot diskette image”, bootdisk.img, nằm trong thư mục images của đĩa CD -ROM Red Hat Linux..

Khi bạn chọn tạo một đĩa mềm mồi, bạn phải tạo thêm một đĩa mềm chứa trình điều khiển tương ứng nếu bạn cài đặt qua mạng hoặc từ một ổ đĩa cứng.

Driver Diskette

Nếu bạn không cài đặt từ CD-ROM hoặc ổ đĩa cứng, mà bạn sử dụng đĩa mềm mồi, bạn sẽ cần ít nhất là một đĩa điều khiển mà bạn đã phải chuẩn bị trước đó. Bạn sẽ được yêu cầu đưa đĩa điều khiển này vào máy tại thời điểm cần thiết. Trong khi cài Red Hat Linux, những đĩa mềm chứa trình điều khiển sau đây có thể được cần đến:

1-Đĩa mềm chứa trình điều khiển thiết bị mạng

Nếu bạn cần một đĩa mềm chứa trình điều khiển thiết bị mạng để khởi động từ mạng thì bạn phải tạo nó. Tệp image của đĩa mềm này là drvnet.img, có ở trong thư mục images/của đĩa CD-ROM Red Hat Linux.

2-Đĩa mềm chứa trình điều khiển thiết bị kiểu block

Nếu bạn cần một đĩa mềm chứa trình điều khiển thiết bị block để khởi động từ một thiết bị kiểu block (ví dụ ổ CD giao diện SCSI) bạn phải tạo nó. Tệp image của đĩa mềm này là drvblock.img, nằm ở thư mục images/ trên đĩa CD-ROM Red Hat Linux

3-Đĩa mềm chứa trình điều khiển thiết bị PCMCIA

Bạn có thể cần một đĩa mềm chứa trình điều khiển thiết bị PCMCIA nếu bạn đang dùng một thiết bị PCMCIA để cài Red Hat Linux. Nếu bạn cần đĩa mềm đó thì phải tạo ra nó.

Các câu hỏi sau giúp bạn xác định liệu bạn có cần tạo một đĩa mềm chứa trình điều khiển thiết bị PCMCIA hay không:

-Bạn sẽ cài Red Hat Linux từ ổ đĩa CD-ROM và ổ đĩa CD-ROM được nối với máy tính qua một bìa PCMCIA?

Tệp image chứa trình điều khiển thiết bị PCMCIA là pcmciadd.img, nằm trong thư mục images/ trên đĩa CD-ROM Red Hat Linux.

Bạn cũng có thể khởi động chương trình cài đặt dùng một đĩa mềm mồi từ một ổ đĩa mềm USB (nếu hệ điều hành của bạn hỗ trợ việc khởi động từ ổ đĩa mềm USB).

6.2.5.2 Tạo đĩa CD-ROM tự mồi trình cài đặt

Đến đây isolinux được dùng để khởi động CD cài đặt Red Hat Linux. Để tự tạo đĩa CD khởi động chương trình cài đặt, bạn dùng các lệnh sau:

Copy thư mục isolinux/ từ đĩa CD-ROM Red Hat Linux đầu tiên vào một thư mục tạm (ví dụ ở đây là <path-to-workspace>) bằng lệnh sau:

cp -r <path-to-cd>/isolinux/ <path-to-workspace> Chuyển sang thư mục <path-to-workspace> vừa tạo:

cd <path-to-workspace>

Đổi quyền đối với các tệp vừa copy như sau:

chmod u+w isolinux/*

Cuối cùng, dùng lệnh sau để tạo một tệp images ISO:

mkisofs -o file.iso -b isolinux.bin -c boot.cat -no-emul-boot \ -boot-load-size 4 -boot-info-table -R -J -v -T isolinux/

Lệnh trên được ngắt thành nhiều dòng chỉ vì khổ dòng hẹp. Khi bạn thực hiện lệnh này, hãy gõ tất cả trên một dòng lệnh. Đến đây bạn chỉ việc dùng ổ ghi CD để tạo một đĩa CD từ tệp image ISO (có tên là file.iso trong thư mục <path-to-workspace>).

6.2.5.3 Tạo đĩa mềm mồi trình cài đặt

isolinux được dùng để khởi động CD cài đặt Red Hat Linux. Nếu bạn gặp lỗi khi khởi động từ đĩa CD Red Hat Linux, bạn có thể tạo đĩa mềm mồi từ tệp image images/bootdisk.img.

Bạn có thể cần tạo một đĩa mềm từ tệp image; ví dụ một đĩa mềm cập nhật từ trang đính chính (errata) của Red Hat Linux ở địa chỉ:

http://www.redhat.com/apps/support/errata/

Tệp image chứa một bản sao y nguyên hay còn gọi là “ảnh” của một đĩa mềm. Ngoài dữ liệu trong các tệp, đĩa mềm còn chứa thêm các thông tin về hệ tệp (file system), nên nội dung của tệp image chỉ sử dụng được khi ghi ra đĩa mềm. Bạn cần một đĩa mềm 3.5-inch, còn trống 1.44MB nhưng đã format và một ổ đĩa mềm tương ứng nối với máy tính. Máy tính phải có khả năng chạy chương trình MS-DOS hoặc tiện ích dd của phần lớn các hệ điều hành kiểu Linux. Thư mục images/ trên đĩa CD-ROM Red Hat Linux chứa các tệp image. Khi bạn chọn đúng tệp image bootdisk.img, hãy ghi tệp image này ra đĩa mềm bằng một trong các cách sau.

B ng ti n ích ằ rawrite

Để tạo một đĩa mềm bằng MS-DOS, hãy dùng tiện ích trong thư mục dosutils trên đĩa CD-ROM Red Hat Linux. Đầu tiên, bạn dán nhãn cho một đĩa mềm trắng (ví dụ với tên "Boot Disk" hoặc "Updates Disk"). Đưa đĩa vào ổ đĩa mềm. Sau đó dùng các lệnh sau (giả sử ổ đĩa CD-ROM là ổ D:):

C:\> d:

D:\> cd \dosutils

D:\dosutils> rawrite

Enter disk image source file name: ..\images\bootdisk.img

Enter target diskette drive: a:

Please insert a formatted diskette into drive A: and press --ENTER-- : [Enter]

D:\dosutils>

Đầu tiên, trình rawrite yêu cầu tên của tệp image; hãy gõ đường dẫn đến thư mục và tên của tệp image bạn muốn ghi ra đĩa mềm (ví dụ,

..\images\bootdisk.img). Sau đó rawrite yêu cầu tên ổ đĩa mềm; hãy gõ a:. Cuối cùng, rawrite yêu cầu đưa một đĩa mềm đã định dạng vào ổ đĩa đã chọn; sau khi bạn làm theo và bấm [Enter], rawrite sẽ sao tệp image lên đĩa mềm. Nếu bạn muốn tạo một đĩa mềm khác, hãy dán nhãn cho nó và chạy lại rawrite với đúng tệp image cần thiết.

Trình rawrite chỉ chấp nhận tên tệp kiểu DOS, ví dụ filename.img. Nếu bạn tải nạp một image cập nhật từ http://www.redhat.com/ có tên kiểu khác như update-anaconda-03292002.img, bạn phải đặt tên lại thành updates.img trước khi chạy rawrite.[2]

B ng l nh ằ dd

Để tạo một đĩa mềm chạy dưới Linux (hoặc giống Linux), bạn phải có quyền ghi vào tệp thiết bị đại diện cho ổ đĩa mềm 3.5-inch (trong Linux là /dev/fd0). Đầu tiên, hãy dán nhãn cho đĩa mềm trắng (với tên như "Boot Diskette" hoặc "Updates Diskette"). Đưa đĩa đó vào ổ mềm (nhưng không mount [3] nó). Sau khi mount CD-ROM Red Hat Linux, hãy chuyển vào thư mục chứa tệp image cần ghi và dùng lệnh sau (nhớ đổi tên tệp image và ổ mềm cho đúng trường hợp của bạn):

dd if=bootdisk.img of=/dev/fd0 bs=1440k

Để tạo một đĩa mềm khác, hãy dán nhãn cho đĩa đó rồi chạy lại dd và nhớ xác định đúng tên tệp image cần thiết.

Ghi chú:

[1] Đĩa mềm mồi có thể là một đĩa mềm do bạn tạo ra để khởi động

Một phần của tài liệu Giáo trình sử dụng quản trị và lập trình UNIX LINUX (Trang 114 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w