Phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển RTSH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho (Trang 90 - 93)

- Chất liệu: Chất liệu của túi nên sử dụng là loại PE (không nên dùng loạ

5.3.1 Phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển RTSH

Việc triển khai thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn nói chung sẽ đưa đến những thay đổi nhất định của hệ thống thu gom, vận chuyển CTR.

Bãi chôn lấp Xe đẩy tay xe 2,5 tấn, xe 5

tấn

Nguồn xả rác Xe ép 10 tấn

Do đó, hệ thống thu gom, vận chuyển CTR cần được nghiên cứu cải tiến sao cho phù hợp. Trên cơ sở hệ thống thu gom, vận chuyển hiện tại, 02 phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển được đề xuất như sau:

5.3.1.1 Phương án cải tiến thứ nhất

Hệ thống thu gom hiện tại sẽ đảm nhận thu gom cả 02 loại CTR thực phẩm và CTR còn lại sau khi đã thực hiện phân loại tại nguồn. Theo đó, phương tiện thu gom cần được cải tiến cho phù hợp để thu gom được 2 loại CTR này trong cùng một chuyến và tạo thuận lợi cho việc phân loại., sắp xếp khi lên xuống bốc dỡ rác. Ưu điểm của phương án này là số lượng công nhân không thay đổi, trang thiêt bị thu gom không tăng hoặc tăng không đáng kể. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là làm thay đổi quy trình thu gom của hệ thống thu gom CTR hiện tại, khả năng cải tiến trang thiết bị không cao, các loại CTR sau phân loại tại nguồn có thể bị trộn lẫn lại với nhau do quá trình vận chuyển, ép bằng máy làm rách bao chứa.

5.3.1.2 phương án cải tiến thừ hai

Bên cạnh hệ thống thu gom, vận chuyển hiện tại, cần tổ chức cải tiến, thành lập một hệ thống hoạt động song song đảm nhận việc thu gom, vận chuyển CTR theo 02 loại khác nhau. Ưu điểm của phương án này là đảm bảo rác thải được phân loại từ nguồn thải vè đến bải chơn lấp, tập kết, tránh tình trạng trộn lẫn do q trình vận chuyển. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là tăng số lượng cơng nhân thu gom rác, tăng chi phí đầu tư trang thiết bị, chi phí vận chuyển và có thể sẽ tạo ra mâu thuẫn về lợi ích giữa người thu gom rác sinh hoạt và người thu gom rác có khả năng tận dụng.

Phương án cải tiến hệ thống thu gom, vận chuyển RSH theo phương án 2 được trình bày tại Hình 5.2 như sau:

Hình 5.2 Quy trình cải tiến hệ thống thu gom hiện hữu

Căn cứ vào ưu – nhược điểm của từng phương án và mục tiêu cũng như yêu cầu của chuơng trình phân loại rác tại nguồn thì phương án 2 sẽ được lựa chọn thực hiện.

* Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR thực phẩm: Theo phương án đã lựa chọn thì hệ thống thu gom được phân thành 02 hướng riêng biệt. Đối với hệ thống thu gom, vận chuyển rác thải thực phẩm (rác hữu cơ) sẽ tận dụng lại hệ thống quản lý CTR hiện có bao gồm hệ thống quản lý hành chính, hệ thống quản lý kỹ thuật gồm quy trình, trang thiết bị thu gom và trang thiết bị trung chuyển, vận chuyển rác. Như vậy rác thực phẩm vẫn được thu gom 7 ngày/tuần theo các tuyến thu gom hiện tại và thực hiện bởi các lực lượng hiện có. Mạng lưới điểm hẹn vẫn được sử dụng như cũ và không thay đổi.

* Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR còn lại: Lượng CTR còn lại sau khi phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển theo một hệ thống riêng, trong đó, hệ thống quản lý hành chính được sử dụng chung với hệ thống thu gom, vận chuyển rác thực phẩm. Riêng các trang bị, phương tiện kỹ thuật sẽ được trang bị mới cho phù hợp.

Tuy nhiên, trong thực tế việc áp dụng cùng lúc hai hệ thống thu gom , vận chuyển như đã nêu khơng đơn giản vì ở Việt Nam nhân dân ta khơng có tập qn, thói quen phân loại rác thải sinh hoạt. Trong khi đó ở nhiều nước phát triển trên thế giới việc thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt đã và đang là Rác sinh hoạt

đã PLTN

Rác thải khác Xe vận chuyển

Nhà máy xử lý

thói quen, là trật tự xã hội cộng đồng. Tại sao họ lại tạo được cho người dân và cộng đồng có ý thức và thói quen đó? Theo kinh nghiệm của các chuyên gia xã hội học và giáo dục học ở các nước phát triển thì để có thói quen thu gom và phân loại rác thải tại nguồn cho toàn xã hội, họ phải xây dựng một chương trình tuyên truyền, giáo dục và bước đầu phải trang bị thiết bị phân loại tại nguồn cho người dân. Vì vậy, tại Mỹ Tho muốn áp dụng chương trình phân loại rác tại nguồn đạt được hiệu quả cao thì bước đầu cần phải trang bị cho người dân các thiết bị, dụng cụ dùng để phân loại rác tại nguồn và tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức và thói quen của người dân trong việc phân loại rác thải. Một khi người dân đã có ý thức tự nguyện cũng như thói quen về vấn đề này thì vấn đề về rác thải cũng sẽ được giải quyết.

Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật như đã trình bày thì biện pháp giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của công đồng về hiệu quả của việc phân loại rác tại nguồn cần được thực hiện song song với các biện pháp kỹ thuật.

Hiện nay, ở Tiền Giang nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng, cơng tác xã hội hoá các hoạt động xử lý rác thải, bảo vệ mơi trường đang rất được khuyến khích. Thành phố cũng dã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào thực hiện các công việc này nhằm tận dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường. Đây là tiềm năng lớn cho việc áp dụng các chương trình, kế hoạch bảo vệ nói chung trong đó có chuơng trình phân loại RSH tại nguồn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w