Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành (Ninh Thuận)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho (Trang 52 - 57)

- Tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải Giảm quỹ đất giành cho việc chôn lấp rác.

3.4.1 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành (Ninh Thuận)

hữu hạn xây dựng thương mại và sản xuất Nam Thành (Ninh Thuận)

Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành chuyên sản xuất PHCVS từ nguyên liệu chủ yếu là rác thải sinh hoạt

Nguồn rác thải sinh hoạt này được công ty trực tiếp thu gom tại địa bàn thị xã Phan Rang và các khu vực lân cận với khối lượng trung bình từ 100 – 150 tấn/ngày. Sau đó, chúng sẽ được vận chuyển tập trung về nhà máy. Tại đây, RTSH được phân loại, xử lý và chế biến thành PHCVS phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Sơ đồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt của Công ty TNHH XD – TM & SX Nam Thành như sau:

Tiếp nhận

Phân loại sơ bộ lần 1

Nghiền, xé rác

Phân loại sơ bộ lần 2 Tuyển từ Tuyển gió Máy băm Bãi chơn lấp Đóng kiện

Tách, phân loại Băm, rửa Ly tâm Phun vi sinh

khử mùi

Vô cơ chôn lấp

Tái sử dụng Vô cơ tái sử

dụng Vô cơ tái sinh

Ủ hiếu khí Bãi giảm ẩm Hệ thống sấy Sàng 3mm Mùn hoai Phối trộn phụ gia Hệ thống sấy Đóng bao Vật liệu chứa sắt Bao nilong Xà bần, vải… Cành cây, vỏ xe… Phun vi sinh khử

mùi Rác SH Nghiền Phun vi sinh

phân huỷ Phun vi sinh đặc chủng Thành phẩm Hoàn lưu vật liệu chứa phân

Hình 3.3 Quy trình hoạt động của Nhà máy Nam Thành

* Thuyết minh quy trình cơng nghệ

RTSH từ các xe thu gom, sau khi xác định trọng lượng được đưa vào nhà tiếp nhận rác (receiving tank). Tại đây, công nhân tiến hành phun, xịt chế phẩm vi sinh khử mùi và diệt khuẩn NTC.

Từ nhà tiếp nhận, RT sẽ được xe xúc chuyên dụng đưa vào băng chuyền dẫn sang nhà tách lựa và được phân loại sơ bộ lần một bằng tay (picking conveyor). Công nhân đứng dọc hai bên băng chuyền tiến hành tách bỏ các vật thể có kích thước lớn như vỏ xe, cành cây…

Sau đó, rác thải tiếp tục theo băng chuyền đi vào máy nghiền, để xé các túi nilong, bao bì đựng rác và nghiền sơ bộ các vật liệu rác cịn lại có kích thước tương đối lớn. Tiếp theo, rác thải được phun vi sinh khử mùi và tiến hành phân loại bằng tay lần hai (second picking conveyor) để loại bỏ những vật thể vơ cơ có kích thước nhỏ cơng nhân có thể nhặt được qua băng chuyền.

Sau giai đoạn phân loại lần hai, rác thải đã tương đối đồng nhất về mặt vật lý (thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ cao hơn so với trong rác thải nạp liệu). Vật thể rắn không tái sinh được như gạch đá, xà bần sẽ được tập trung vào bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Giai đoạn tiếp theo là tiến hành phân loại từ (magnetic separator) để tách các vật liệu chứa sắt bằng hệ thống tuyển từ. Tại đây, các thanh mảnh kim

Bao bì, các sản phẩm

Hạt nhựa Máy ó định hình

loại, nắp chai, kim tiêm... được giữ lại. Công nhân tiến hành thu gom để bán phế liệu.

Sau đó, rác thải tiếp tục được đưa qua hệ thống tách gió, loại bỏ những vật liệu có trọng lượng riêng nhỏ như bao nilong.

Sau khi qua hệ thống tách gió, rác thải theo hệ thống băng chuyền đến lồng quay (kích thước lỗ 5 x 5 cm).

Tại đây, các vật liệu có kích thước lớn hơn 5 x 5 cm bị giữ lại và lấy ra định kỳ bằng cửa bên thành lồng quay, chuyển sang máy băm sao cho có kích thước tương đương 5 x 5 cm. Sau đó, theo hệ thống băng chuyền, tuyển từ, tách gió đến máy trộn.

Các vật liệu có kích thước nhỏ hơn 5 x 5 cm theo các lỗ sàng lồng rơi vào sàng thu, tiếp tục theo hệ thống băng chuyền, tuyển từ, tách gió đến máy trộn.

Máy trộn có chức năng trộn lẫn các vật liệu lại với nhau, đồng thời việc gia chủng vi sinh Protect NTC, cân bằng tỷ lệ C/N, điều chỉnh độ ẩm, bổ sung dinh dưỡng cho phù hợp cũng được tiến hành.

Sau đó, tất cả các loại RT hữu cơ đã được phân loại, xử lý trên được vận chuyển đến bể ủ hiếu khí bằng xe chuyên dụng. Dưới đáy sàn ủ có hệ thống phân phối khí, cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng trong q trình phân hủy CHC. Sau khi kiểm tra các thơng số như mật độ vi sinh Protect NTC, độ ẩm, tỷ lệ C/N… đạt hoàn toàn trong thành phần RT, chúng sẽ được tạo thành luống trên diện tích bể ủ, phủ lớp than bùn, bơm khí lên men. Q trình ủ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 25 – 30 ngày. Trong quá trình ủ, tiến hành đảo trộn định kỳ bằng xe chuyên dụng (rác mới ủ đảo trộn 10 ngày/lần, rác đã ủ được một thời gian thì đảo trộn 5 ngày/lần), kiểm tra và hiệu chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Nước rỉ rác phát sinh trong quá trình ủ

được quy tụ về hố thu gom trong hệ thống nhà ủ và sử dụng hồi ẩm trong thời gian vài ngày sau đó.

CTR sau khi ủ hiếu khí được mang đi ủ chín khoảng mười ngày. Trong q trình ủ chín, q trình đảo trộn cũng được thực hiện.

Sau khi ủ chín, RT đã được mùn hóa có độ ẩm từ 35 – 40%, tiếp tục được mang ra bãi giảm ẩm vào mùa khơ từ tháng 1 – 9, cịn vào mùa mưa sẽ được mang vào hệ thống sấy.

Tiếp theo, chất thải rắn hữu cơ đã mùn hoá theo hệ thống băng chuyền tới sàng rung có kích thước lỗ sàng 3 x 3 mm. Tại đây, các vật liệu có kích thước lớn hơn lỗ sàng theo hệ thống băng chuyền đi ra ngoài. Các vật liệu này được ủ lại bằng phương pháp ủ kỵ khí có theo dõi nâng ẩm và gia cố vi sinh, quá trình ủ được thực hiện từ 4 – 5 tháng. Hoặc chúng sẽ được hoàn lưu về giai đoạn ủ hiếu khí.

Mùn tinh sau khi qua lỗ sàng theo hệ thống băng chuyền vào hầm chứa, sau đó được đưa sang chảo trộn. Tại đây, các chất phụ gia, VSV đặc chủng kháng bệnh được thêm vào tùy theo mục đích tạo ra sản phẩm.

Tiếp theo, mùn tinh được chuyển đến máy se viên nhằm làm tăng khối lượng riêng của mùn, tạo điều kiện cho q trình bón phân sau này được dễ dàng hơn.

Cuối công đoạn này, độ ẩm của mùn tinh còn tương đối cao (30 – 35%) nên được chuyển đến hệ thống sấy hoặc sân phơi nhằm làm cho độ ẩm giảm đến tiêu chuẩn cho phép (20 – 22%).

Mùn tinh sau khi qua máy sấy được chuyển đến hệ thống đóng bao cho ra thành phẩm phân hữu cơ vi sinh phục vụ nông nghiệp.

Tất cả các loại nhựa, bao nilong thu được từ khâu tách lựa sẽ được chuyển đến phân xưởng 5. Phân xưởng này có nhiệm vụ phân loại theo chủng loại, xử lý nguyên liệu theo kích thước, rửa, ly tâm bằng các thiết bị đặc thù. Sau đó, đưa ra sân phơi vơ cơ cho đến khi khơ tuyệt đối và tiếp tục qua máy ó, định hình và sản xuất ra hạt nhựa tái sinh và phôi nhựa theo chủng loại đã phân loại.

Hạt nhựa sẽ được phân xưởng 6 tiếp nhận, xử lý và sản xuất hạt PE dùng để sản xuất túi, hạt PP sản xuất bao bì PP. Phân xưởng này bao gồm các hệ thống: kéo sợi, dệt, cán màng, thổi túi, in tạo ra sản phẩm bao bì hồn thiện phục vụ cho nhà máy và các cơ sở sản xuất theo yêu cầu.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp : Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố mỹ tho (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w