Chuyển dịch cơ cấu lao động có thể diễn ra theo hai hướng: Thay đổi cung lao động: Phản ánh sự thay đổi về số lượng lao động được cung ứng ra thị trường giữa các vùng, ngành, cũng như t
Trang 1M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 1
1 Khái niệm Chuyển dịch cơ cấu lao động 1
2 Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động 1
2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ 1
2.2 Chuyển dịch cơ cấu theo ngành sản xuất 2
2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật 3
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động 4
4 Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Việt Nam hiện nay 5
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
1 Phân công lao động ở Việt Nam hiện nay 8
1.1 Phân công lao động theo giới 8
1.2 Phân công lao động theo độ tuổi 9
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động 10
PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐÔNG 10
1 Khái niệm thị trường lao động 10
2 Bản chất của thị trường lao động 12
3 Những đặc trưng hoạt động của thị trường lao động 14
VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM 16
1 Việc làm và thất nghiệp 16
1.1 Khái niệm việc làm 16
1.2 Phân loại việc làm 18
1.3 Tạo việc làm cho người lao động 18
1.3 Việc làm của lao động nữ 20
2 Một số quan điểm giải quyết việc làm ở Việt Nam 21
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG 27
1 Khái niệm Di chuyển lao động 27
1 Phân loại di chuyển lao động 27
Trang 24.1 Những tác động tích cực 29
4.2 Những tác động tiêu cực: 30
QUAN ĐIỂM CỦA DUKHEM 30
CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG TÊN ĐỀ TÀI 34
NGUYÊN TẮC CHỌN MẪU 35
PHỎNG VẤN 36
1 Khái niệm 36
2 Các hình thức (phân loại) phỏng vấn: 36
2.1 Phỏng vấn sâu: 36
2.2 Phỏng vấn tiêu chuẩn hóa: 36
2.3 Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa: 36
2.4 Phỏng vấn nhóm: 36
3 Các nguyên tắc trong phỏng vấn 37
4 Ưu, nhược điểm của phỏng vấn 37
Trang 3CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
1 Khái niệm Chuyển dịch cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động được hiểu là việc phân chia số lượng lao động theo tỷ lệ dựa trên một số tiêu thức kinh tế, xã hội
Chuyển dịch cơ cấu lao động có thể hiểu là sự di chuyển của lao động từ ngành nàyqua ngành khác, từ thành phần kinh tế này sang thành phần kinh tế khác và từ vùng này sangvùng khác Từ đó tạo ra sự thay đổi về quy mô lao động giữa các ngành, các vùng, các thànhphần kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi trong quan hệ tỷ lệ, cũng như xu hướng vận động của các bộ phận cấu thành nên nguồn nhân lực, được diễn ra trong một không gian, thời gian và theo một chiều hướng nhất định Đó là quá trình tổ chức và phân công lại lực lượng lao động, qua đó làm thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận của nguồn nhân lực.
Chuyển dịch cơ cấu lao động có thể diễn ra theo hai hướng:
Thay đổi cung lao động: Phản ánh sự thay đổi về số lượng lao động được cung ứng ra
thị trường giữa các vùng, ngành, cũng như thay đổi về trình độ học vấn và chuyên môn củalực lượng lao động…
Thay đổi cầu lao động : Phản ánh trong sự thay đổi về số lượng cầu lao động theo ngành
kinh tế, theo trình độ tay nghề và theo hình thức sở hữu…
Chuyển dịch cơ cấu lao động là vấn đề mang tính khách quan trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội của mỗi quốc gia và có thể diễu ra theo chiều hướng tốt hoặc không tốt nên cần có
sự quản lý và điều tiết của Nhà nước
2 Phân loại chuyển dịch cơ cấu lao động
2.1 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động của từng vùng phụ thuộc vào đặc điểm pháttriển kinh tế xã hội, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nhân lực chuyên môn - kỹ
Trang 4Chuyển dịch lao động theo vùng lãnh thổ là các quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướngvận động, phát triển của nguồn lao động giữa các vùng và trong nội bộ vùng lãnh thổ Đây làkết quả của sự phát triển phân công lao động theo vùng và trong nội bộ vùng Ưu thế cơ bảncủa sự phân công này là đã tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh của từng vùng Các Mác
đã khẳng định: “ Sự phân công lao động theo vùng làm cho một số ngành sản xuất nhất định
bị buộc chặt vào một số vùng nhất định trong nước” Tuy nhiên, cũng cần thấy giữa chuyển
dịch lao động theo vùng và chuyển dịch lao động theo ngành, nghề trong thực tế không hoàntoàn độc lập nhau, trái lại chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Bởi lẽ, không có một cơ
sở ngành, nghề nào lại không được triển khai trên một vùng lãnh thổ nhất định, ngược lạitheo vùng lại chính là sự thể hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề trên vùnglãnh thổ đó
2.2 Chuyển dịch cơ cấu theo ngành sản xuất
Nếu phân chia theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu lao động sẽ bao gồm: Lao độngnông nghiệp, lao động công nghiệp,xây dựng, lao động dịch vụ và lao động ngành nghề khác
Trong nội bộ từng ngành, lao động lại được chia thành những ngành hẹp hơn, như:Trong nông nghiệp có lao động trồng trọt, lao động chăn nuôi, trong công nghiệp, xây dựng
có lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động công nghiệp chế biến, lao động cơ khí…
Từ các ngành hẹp, lao động lại tiếp tục được phân chia thành các nghề với chuyênmôn hẹp hơn… Kết quả cuối cùng sẽ tạo nên một cơ cấu lao động ngành nghề đa dạng vớichuyên môn sâu, thậm chí rất sâu Đây chính là điều kiện cơ bản để phát triển kỹ năng nghềnghiệp và nâng cao năng suất lao động của các ngành, nghề
Phát triển ngành dịch vụ: Phát triển các ngành nghề dịch vụ như thông tin, thương
mại, ngân hàng, tài chính… Đặc biệt là phát triển lao động các ngành nghề dịch vụ điệnnăng, thông tin, thương mại, chế biến nông - lâm- thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp và các hoạtđộng phi nông nghiệp khác
Tăng tỷ lệ lao động công nghiệp: Tăng chế biến nông lâm thuỷ sản, tiểu thủ công
nghiệp
Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp:Chuyển dịch lao động từ thuần nông sang các ngành
nghề khác, đặc biệt là khôi phục các ngành nghề truyền thống
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo ngành sản xuất còn chậm do một số nguyên nhânchủ yếu như sau:
Tỷ lệ lao động nông thôn hàng năm bước vào tuổi lao động cao ( do tỷ lệ tăng dân sốnông thôn cao)
Trang 5Các vùng nông thôn, trung du, miền núi chuyển chậm sang sản xuất hàng hoá, các loạithị trường ít phát triển.
Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo còn thấp ( lao động nông thôn ít được đào tạonghề nghiệp), điều đó hạn chế khả năng phát triển các loại hình doanh nghiệp ở nông thônnhư : doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…
Ít thu hút được sự đầu tư của tư nhân và các công ty nước ngoài cho phát triển kinh tếtại các vùng nông thôn có khó khăn về hạ tầng cơ sở và khó khăn về điều kiện tự nhiên
2.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
kỹ thuật.
Chuyển đổi cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật là xuhướng tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước càng được đẩy mạnh, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật củanguồn nhân lực ngày càng được nâng cao
Quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng biến động giữa các loại lao động có trình độ chuyênmôn kỹ thuật khác nhau Tiêu thức này cho biết tương quan trình độ phát triển về chất của nguồnlao động, đây cũng được coi là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện đạihóa hoạt động lao động
Trong những năm gần đây, cùng với việc chuyển giao công nghệ với nước ngoài,cùng với việc huy động nguồn vốn tập trung vào đầu tư phát triển sản xuất, trong đó có vốnđầu tư nước ngoài, vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao là cần thiết
Ngày nay việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật kếthợp với trình độ học vấn là rất cần thiết cho các ngành nghề đặc biệt là các làng nghề truyềnthống Quá trình CNH-HĐH kéo theo sự phát triển của tất cả các ngành nghề, để đáp ứngđược nhu cầu đó các nghề truyền thống luôn cần một nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyênmôn kỹ thuật ( tay nghề, kỹ thuật làm nghề) vừa có trình độ học vấn để có thể nhận thức
Trang 6cách hữu hiệu vào việc phát triển các làng nghề truyền thống hạn chế sự mai một của mộtvăn hóa lao động Điều này không chỉ huy động, tạo điều kiện cho một nguồn lao động dồidào ở nông thông có việc làm mà còn thúc đẩy giá trị truyền thống đã tồn tại lâu đời ở Việt
Nam: “giữ gìn bản sắc Việt”
3 Các y u t nh h ếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động ố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động ưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động ng đ n s chuy n d ch c c u lao đ ng ếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động ự chuyển dịch cơ cấu lao động ển dịch cơ cấu lao động ịch cơ cấu lao động ơ cấu lao động ấu lao động ộng
Chuyển dịch cơ cấu lao động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Đây là điều kiện tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu lao động Sự chuyển dịch cơ cấukinh tế càng mạnh mẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động càng nhanh
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm xuất hiện cân đối mới về nhu cầu lao động về
cả số lượng lẫn chất lượng Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ làm xuất hiện cácngành mới trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng
Cùng với việc mở rộng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ sẽ thu hút thêm laođộng nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật Điều này làm cho cơ cấu lao động có
sự chuyển dịch từ ngành kinh tế này sang ngành kinh tế khác và có sự phân công lại lao độngtheo lãnh thổ
- Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước
Khi nước ta còn ở trong thời kỳ bao cấp nền kinh tế chỉ tồn tại thành phần kinh tếnhà nước và thành phần kinh tế tập thể thì lao động tập trung chủ yếu ở các thành phần kinh
tế này nhưng khi chuyển sang thành phần kinh tế thị trường với đủ các loại thành phần kinh
tế thì lao động sẽ chuyển một phần từ các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể sang cácthành phần kinh tế khác
Trang 7- Điều kiện kinh tế xã hội và chính trị
Các điều kiện về kinh tế và xã hội cho phép biết được tình hình hiện tại cũng như dựđoán được một tương lai gần Mức thu nhập, các ưu đãi, trợ cấp, địa vị xã hội là động lực chongười lao động lựa chọn ngành nghề, địa điểm lao động … ảnh hưởng đến việc chọn nghềcủa người lao động, từ đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động
Điều kiện chính trị ổn định số người tham gia vào các thành phần kinh tế tư nhân,liên doanh, hộ gia đình càng tăng theo dẫn đến sự di chuyển lao động trong các thành phầnkinh tế
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước không can thiệp và không sắp xếp lao động theo
kế hoạch Vì vậy, cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu thông qua các quan hệ cung cầutrên thị trường lao động
4 Chuy n d ch c c u lao đ ng Vi t Nam hi n nay ển dịch cơ cấu lao động ịch cơ cấu lao động ơ cấu lao động ấu lao động ộng ởng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động ệt Nam hiện nay ệt Nam hiện nay
Trong nông nghiệp, có sự dịch chuyển cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi…; tích cực trồngcây nguyên liệu để phục vụ cho các cơ sở chế biến, chăn nuôi phát triển khá nhanh, nuôi trồngthuỷ sản tiến bộ nhanh, sản xuất lương thực và tăng giá trị xuất khẩu, điều này có ý nghĩa to lớntrong sự phát triển kinh tế ở nước ta, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nền kinh tế quốcdân
Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng khá cao, đặcbiệt là khu vực ngoài quốc doanh Tuy vậy cơ cấu ngành kinh tế trong những năm đổi mới vừaqua còn bộc lộ những yếu kém:
- Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại tương đối chậm, thể hiện ở: cácngành công nghiệp, dịch vụ và chế biến nông sản trình độ công nghệ cao, hiện đại kể cả tin học,điện tử… còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong các ngành
- Cơ cấu nội bộ trong ngành công nghiệp chuyển biến chậm Đóng góp cho tăng trưởngcông nghiệp vẫn chủ yếu là ngành công nghiệp khai thác khoáng sản; Điều này cho thấy Việt Nam
Trang 8hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao.
Sản phẩm công nghiệp vẫn chủ yếu là lắp ráp các linh kiện, cấu kiện, phụ tùng điện tử nhậpkhẩu (chiếm 50-70%), giá trị tỷ trọng sản phẩm chế tạo, chế biến còn khiêm tốn Thị trường đầu racủa các doanh nghiệp Việt Nam, chủ yếu là thị trường trong nước Nhìn chung ngành công nghiệpViệt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa
Ngành công nghiệp phụ trợ (cung cấp nguyên liệu thô đầu vào trung gian…) để sản xuấthàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng chưa phát triển, gây cản trở cho sự phát triển nói chung củangành công nghiệp
- Ngành dịch vụ tuy có sự phát triển vượt bậc so với trước thời kỳ đổi mới nhưng còn ởmức thấp so với yêu cầu của sự phát triển kinh tế và so với trình độ chung của khu vực và thế giới,chưa phát triển được các ngành dịch vụ theo chiều sâu và bền vững như công nghệ thông tin, tưvấn, giáo dục
- Mối quan hệ tương tác giữa các ngành các bộ phận trong cơ cấu kinh tế còn rời rạc, kémhiệu quả Biểu hiện ở quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế giữa các ngành, các doanh nghiệp chưa pháttriển Các ngành, các doanh nghiệp vẫn nặng nề tư tưởng khép kín trong sản xuất kinh doanh,chưa chú trọng hợp tác, liên kết giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến; giữa sản xuất và thươngmại, tài chính, ngân hàng; giữa sản xuất với đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Một số đề xuất nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong sự nghiệp CNH, HĐH ởViệt Nam trong bối cảnh hội nhập
- Lựa chọn mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế, đẩy mạnh hướng về xuất khẩuđồng thời đẩy mạnh tham gia phân công lao động quốc tế
- Tăng cường huy động vốn đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư đúng Tập trung đầu tư nhiềuhơn vào những lĩnh vực, ngành có khả năng xuất khẩu tốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Nhànước, khắc phục những hạn chế về đầu tư vào công trình nhiều vốn hơn là cần nhiều lao động nhưhiện nay Việc đầu tư cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, cũngphải hướng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực, từng bước phát triển các ngành côngnghiệp và dịch vụ gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Sớm tạo lập đồng bộ các loại thị trường, việc phân bố nguồn lực theo sự điều tiết của cơchế thị trường Có nhận thức đầy đủ hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa Cần xác định rõ
Trang 9những mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước và những mặt hàng cần tập trung đầu tư đểphục vụ xuất khẩu Nếu sản xuất trong nước chi phí quá cao so với hàng nhập khẩu thì hạn chế sảnxuất để dành cho các nguồn lực cho các mặt hàng xuất khẩu từ đó nhập khẩu những mặt hàng rẻcủa thế giới.
Trang 10PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Phân công lao động ở Việt Nam hiện nay
Việt nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân cônglao động theo các loại hình khác nhau
1.1 Phân công lao động theo giới
Phân công lao động chịu tác động đặc biệt bởi yếu tố giới tính luôn luôn tạo ra sự khácnhau về lao động giữa nam và nữ Phân công lao động gắn liền với sự phân hóa xã hội, phântầng xã hội và bất bình đẳng xã hội, các quan niệm xã hội về vị thế, vai trò của nam và nữ màquan niệm ấy ăn sâu vào văn hóa trở thành các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu được xã hộihóa Nếu các nhà lý thuyết xã hội học lao động thừa nhận phân công lao động tạo ra sự bấtbình đẳng thì phân công lao động theo giới cũng hàm chứa sự bất bình đẳng bởi sự chi phốicủa thang giá trị xã hội khi đánh giá về phụ nữ và nam giới và bởi phân công lao động theogiới là một bộ phận trong phân công lao động xã hội
Trong nền kinh tế chính trị có giai cấp, sự phân công lao động nhằm đề cập đến sựchuyên môn hóa của một tiến trình mang tính kỹ thuật và kinh tế, trong đó bao hàm cả sựphân công lao động theo giới tính
Đó là sự phân công hoạt động, vai trò trong xã hội cho nam và nữ Sự phân công laođộng theo giới tính trong việc làm một phần là do sự khác nhau về cơ hội của nam và nữ Ví
dụ, phụ nữ ít khi có điều kiện tiếp cận với các cấp học cao hơn, khoảng 2/5 sinh viên nữ tốtnghiệp cử nhân nhưng chỉ có ¼ nữ theo học sau đại học Mặt khác, phụ nữ có khuynh hướnghọc một số ngành khoa học xã hội và thường tránh các ngành khoa học kỹ thuật Sự lựa chọnngành học đã ảnh hưởng đến cơ hội việc làm dành cho phụ nữ Sự bất lợi trong nghề nghiệpcủa phụ nữ có liên quan chặt chẽ đến vai trò của phụ nữ trong gia đình Khi gánh nặng laođộng gia đình rơi lên đôi vai của người phụ nữ thì họ sẽ bị giới hạn trong việc lựa chọn nghềnghiệp
Sự phân công lao động theo giới thường được giải thích là do sự khác nhau về sinhhọc, phù hợp với chức năng sinh sản của phụ nữ, nhưng các nhà nghiên cứu theo trường phái
nữ quyền xem sự phân công lao động này là kết quả của chế độ phụ quyền phong kiến, phânbiệt đối xử với phụ nữ, bởi vì tư bản và phong kiến cho rằng lãnh địa thích hợp cho phụ nữ là
ở trong nhà và lãnh địa của nam giới là ở bên ngoài xã hội
Trang 11K.Marx và F.Engels trong tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức” đã viết “Sự phân công laođộng đầu tiên là sự phân công lao động giữa người đàn ông và người đàn bà trong việc sinh
đẻ con cái” Nếu phân công lao động được chia thành hai loại hình cơ bản là sản xuất và táisản xuất thì:
- Lao động sản xuất bao gồm những công việc làm ra hàng hóa, dịch vụ để trao đổihoặc tiêu thụ Cả nam và nữ cùng tham gia song hình thức và tiền công khác nhau
-Lao động tái sản xuất
Tái sản xuất về sinh học: Trong khi nam giới sản xuất tinh trùng cho quá trình thụ thaithì phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ
Tái sản xuất ra sức lao động: là tất cả những công việc hỗ trợ cho người sản xuất cả khi
họ đang làm việc và khi họ không làm việc, tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi, bồi dưỡng để cóthể tiếp tục làm việc ngày hôm sau tốt hơn Những việc này gồm nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ,chăm sóc người ốm, người già, trẻ em… Những công việc này phần lớn do phụ nữ đảm nhậntrọng trách và không được trả công
Theo báo cáo của Tổ chức lao động thế giới năm 2006: “Phụ nữ Việt Nam có vai tròtích cực trong hoạt động kinh tế Các chính sách xã hội chủ nghĩa cũng rất khuyến khích phụ
nữ tham gia lực lượng lao động và còn tạo điều kiện khuyến khích cả nam và nữ tiếp nhậncác cơ hội học vấn Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng laođộng cao nhất trên thế giới”
1.2 Phân công lao động theo độ tuổi
Các kết quả suy rộng mẫu chủ yếu của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009vừa chính thức được Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương công bố Theo
đó, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổilao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc
Theo khuyến nghị của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, thời
kỳ này chỉ diễn ra một lần trong một thế hệ và thường chỉ kéo dài trong vòng 15-30 năm,hoặc 40 năm, tùy thuộc vào việc kiềm chế mức sinh Chính vì vậy, trong thời kỳ này, ViệtNam cần có các chính sách tạo nên một lực lượng lao động vàng, có chất lượng, đưa đất nướcphát triển
Trang 122 Các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động
- Phân hóa giàu nghèo là một vấn đề xã hội tất yếu của mọi xã hội loài người Bởi lẽ
cứ có sự phân công lao động xã hội là có sự phân hóa giàu nghèo
Sự phân hóa giàu nghèo có thể thấy dưới nhiều hình thức và ở khắp nơi Đơn giản nhất
và dễ nhìn thấy nhất là những người giàu sống trong trung tâm thành phố và những ngườinghèo, nhà nghèo sống ở ngoại ô thành phố, thậm chí sống ở những khu nhà tạm bợ, ổchuột…
Sự phân chia thành các giai cấp như: giai cấp công nhân, nông dân; các giai tầng nhưtầng lớp trí thức, tầng lớp thương nhân, tầng lớp doanh nhân; các nhóm nghề nghiệp như bác
sỹ, giáo viên, người lao động và cả sự phân tầng xã hội thành những giai tầng xã hội nhưtầng lãnh đạo, tầng quản lý và những giai tầng bị lãnh đạo, quản lý
- Các mối quan hệ cung - cầu lao động, thị trường lao động trong những điều kiện của
đường lối đổi mới, khung cảnh quốc tế, trong nước, phát triển KHCN và thực tiễn triển khaithực hiện luật giáo dục, chiến lược phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy sự hình thành, pháttriển và hoàn thiện thị trường lao động
- Xu thế toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ
những mối liên hệ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế,
xã hội, chính trị giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới hình thành các công ty quốc
tế khổng lồ có ảnh hưởng ngày càng lớn đến quá trình phân công lao động
PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG
LAO ĐÔNG
1 Khái niệm thị trường lao động
Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa về thị trường lao động từ các nguồn tài liệukhác nhau:
- Theo Adam Smith, thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao động (hànghóa sức lao động) giữa một bên là người mua sức lao động (chủ sử dụng lao động) và ngườibán sức lao động (người lao động)
Trang 13Định nghĩa này nhấn mạnh vào đối tượng trao đổi trên thị trường là dịch vụ laođộng, chứ không phải là người lao động.
- Theo Từ điển kinh tế MIT, thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động tác động qualại với nhau Định nghĩa này nhấn mạnh vào quan hệ trên thị trường lao động cũng là quan hệcung - cầu như bất kỳ một thị trường nào khác
- Theo Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, thị trường laođộng là: "Thị trường mua bán các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bán sứclao động, trong một phạm vi nhất định Ở nước ta, hàng hóa sức lao động được sử dụng trongcác doanh nghiệp tư bản tư nhân, các doanh nghiệp tư bản nhà nước, các doanh nghiệp tiểuchủ, và trong các hộ gia đình neo đơn thuê mướn, người làm dịch vụ trong nhà Trong cáctrường hợp đó có người đi thuê, có người làm thuê, có giá cả sức lao động dưới hình thứctiền lương, tiền công.(1)
Theo định nghĩa này, thị trường lao động chỉ bó hẹp trong một vài thành phần kinh tếnhất định Toàn bộ các quan hệ lao động trong khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tậpthể, và quan hệ lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp được đặt ra ngoài các quy luậtcủa thị trường
- Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng các định nghĩa hiện có về thị trường lao độngđều thống nhất với nhau về các nội dung cơ bản của thị trường lao động Có thể tóm lược cácnội dung này thành một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về thị trường lao động như sau:
Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác.
Trang 142 Bản chất của thị trường lao động
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hóa, nó được mua, đượcbán, có giá cả, giá trị và giá trị sử dụng Nhưng loại hàng này có một loạt những đặc biệt Khimua và bán giá trị của hàng hóa được thanh toán, còn giá trị sử dụng được trưng tập, mặthàng đó được chuyển thành sở hữu của người mua
Nghiên cứu thị trường lao động điều quan trọng nhất ở đây là, đối tượng mua và bánkhông phải sức lao động, mà chính là lao động Nhưng lao động là một quá trình, và nókhông thể là đối tượng của mua và bán Lao động được chuyển đến và trung tập về chonguời mua, để từ đó chiếm hữu về mình những kết quả cụ thể của lao động
Giá trị những kết quả lao động, do sức lao động tạo ra, sẽ phải lớn hơn giá trị sức laođộng, còn nếu không thì sẽ không có ai quan tâm để mua nó C.Mác đã chỉ dẫn rằng, giá trị
sử dụng của sức lao động chính là ở chỗ, nó có khả năng tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận
từ nguồn vốn đầu tư Ba điều kiện sức lao động sẽ chuyển thành hàng hóa:
- Người lao động bị mất công cụ để sản xuất và phương tiện tồn tại
- Người lao động phải được tự do về mặt pháp lý, có khả năng hoàn toàn làm chủ sứclao động của mình
- Trên thị trường có người nắm giữ tư liệu sản xuất, và đồng thời có khả năng mua sứclao động
Cùng với sự phát triển của Luật Lao động, người lao động là người chủ sở hữu sứclao động đã nhận được sự đảm bảo về mặt pháp lý nhiều hơn trong quá trình đàm phán vớingười thuê lao động về điều kiện thuê mướn Ký kết hợp đồng thuê mướn cho phép ngườilàm thuê được tiếp cận tư liệu sản xuất, sức lao động được hoạt động, có nghĩa là quá trìnhlao động được bắt đầu Thêm vào đó, người lao động hoàn toàn không mất quyền sở hữu sứclao động của mình, bao gồm quyền nắm giữ, làm chủ và quyền sử dụng Theo các điềukiện của hợp đồng thì người lao động chỉ chuyển quyền sử dụng sức lao động của mình trongthời gian mà quá trình lao động diễn ra
Trong thế kỷ XVIII-XIX, người lao động làm thuê không được pháp luật bảo vệ nênphải làm việc 12- 14 giờ trong một ngày, và quyền sở hữu sức lao động của mình cũng chỉ làhình thức Thực tế, người lao động phải làm việc hết sức mình trong suất thời gian laođộng, về cơ bản sức lao động của anh ta bị người chủ chiếm đoạt Người lao động chỉ được
Trang 15hưởng một phần rất nhỏ thành quả lao động do mình làm ra (tương đương bằng tiền) để táisản xuất sức lao động của mình
Người lao động có nhiều thời gian rỗi để tái tạo khả năng lao động của mình Trongnhững điều kiện đó sở hữu sức lao động đã tìm được những đặc điểm thực sự Người laođộng thực tế chỉ chuyển quyền sử dụng sức lao động của mình trong một thời gian xác định.Nhưng cũng từ đó, người sử dụng lao động bắt đầu quan tâm tới hiệu quả sử dụng sức laođộng, hiệu lực của hợp đồng cá nhân và thoả ước tập thể Tiến bộ khoa học kỹ thuật, mở rộngnhững khát vọng mới, ảnh hưởng của thời trang đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải thườngxuyên hoàn thiện sản xuất, tạo ra những mẫu mã sản phẩm mới, từ đó họ chú ý tới việc đưa
ra những yêu sách ngày càng tăng với sức lao động mà mình đã thuê mướn Nhưng khôngphải tất cả mọi người lao động đều có khả năng nắm bắt những kỹ thuật mới phức tạp để thoảmãn những đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại cũng như mong muốn ngày càng tăng của giớichủ Vì vậy, người thuê lao động có khuynh hướng sa thải một bộ phận sức lao động khôngphù hợp, hợp đồng lao động với người làm thuê ngày càng được làm đơn giản hơn, trong thờihạn ngắn hơn Tất cả những điều đó dẫn đến sự phân định ranh giới rõ ràng hơn về quyền sởhữu sức lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình lao động,mặc dù quyền này không được ấn định trong văn bản của hợp đồng Người lao động vẫn làngười nắm giữ sức lao động của mình, còn quyền làm chủ từng phần và sử dụng nó đượcchuyển cho người thuê lao động trong quá trình lao động
Những yếu tố cơ bản của thị trường lao động là: cầu sức lao động; cung sức laođộng; giá cả của sức lao động (tiền lương); cạnh tranh trên thị trường lao động; cơ sở hạ tầngcủa thị trường lao động
Thị trường lao động bao gồm những chủ thể sau: những người thuê lao động (ngườimua) và đại diện của họ; những người làm thuê (người bán) và đại diện của họ; nhà nước và
Trang 16Trong các nền kinh tế thị trường mà một phần đáng kể các xí nghiệp và các tổ chức
là nhà nước (những xí nghiệp và các tổ chức này thuộc sở hữu nhà nước), nhà nước trongtrường hợp này tham gia như người thuê lao động Nhưng vấn đề quan trọng là nhà nướctham gia như một công cụ quan trọng để điều tiết thị trường lao động, xác định luật chơi chotất cả các chủ thể tham trên thị trường này
Tất cả những lao động làm thuê khi gặp bối cảnh thuận lợi đều sẵn sàng thay đổi chỗlàm việc Ngược lại, những người thuê lao động thì chỉ lựa chọn cho mình những người làmthuê xuất sắc trong số những người đang làm việc, chứ không phải những người thất nghiệp
3 Những đặc trưng hoạt động của thị trường lao động
Trên cơ sở hoạt động của thị trường lao động, cũng giống như các yếu tố sản xuấtkhác, nó cũng có những nguyên tắc làm cơ sở cho thị trường hàng hóa tiêu thụ và dịch vụphân tích quan hệ cung - cầu là phương pháp cơ bản để nghiên cứu hoạt động của thị trườngnày hay thị trường kia Tuy nhiên, hoạt động của thị trường lao động có nhiều đặc biệt, gắnvới tính chất và những đặc thù của quá trình tái sản xuất sức lao động
- Không tách rời quyền sở hữu hàng hóa - sức lao động khỏi sở hữu chủ Trên thịtrường lao động, người mua chỉ có quyền sử dụng và làm chủ từng phần khả năng lao động -sức lao động, mà hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định Nhưng người mua khôngđơn giản là mua sức lao động như những loại hàng hóa khác, mà có quan hệ với người cónhững quyền hạn nhất đỉnh như một cá nhân tự do, mà anh ta phải tuân thủ Nếu vi phạmnhững quyền hạn đó người mua phải chịu trách nhiệm pháp lý và có thể có những tổn thất vềkinh tế Người mua sức lao động, chính xác hơn, được gọi là người thuê lao động (người sửdụng lao động);
- Có trách nhiệm phối hợp hành động tương đối dài với nhau giữa người bán vàngười mua nếu so sánh với thị trường hàng hóa, lương thực và thực phẩm Đó là mối quan hệtương hỗ hai bên và đóng một vai trò không ít quan trọng trong khả năng cạnh tranh của công
ty Người lao động, như một cá thể, có thể tự kiểm soát chất lượng công việc của mình vớinhững nỗ lực khác nhau, thể hiện mức độ trung thực khác nhau với công ty đã thuê họ.Người thuê phải tính đến những yếu tố đó để quản lý sản xuất, nghĩa là phải xây dựng một cơchế đãi ngộ, kích thích, tạo động lực đối với người lao động một cách phù hợp như: điều kiệnlàm việc, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi xã hội khác;
Trang 17- Chất lượng lao động ở từng người lao động có khác nhau theo giới tính, tuổi tác,thể lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác, động lực làm việc v.v… Vì vậy,mức độ cá thể hóa cao khi ký kết giao kèo, gắn với trình độ chuyên môn khác nhau của sứclao động, sự đa dạng của công nghệ và tổ chức lao động, nên việc đánh giá chất lượng laođộng khi tuyển dụng, trả công phù hợp cho từng người gặp nhiều khó khăn và phức tạp;
- Nhiều điểm độc đáo trong trao đổi sức lao động so với trao đổi hàng hóa vật chất.Quá trình trao đổi sức lao động so với trao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu trong lĩnh vựclưu thông hàng hóa - quyền sử dụng khả năng lao động được chuyển sang người mua theonhững gì đã được ấn định trong hợp đồng hay thoả ước tập thể Quá trình trao đổi được tiếptục trong sản xuất dưới hình thức trao đổi sức lao động đang hoạt động, lao động thực tếthành lương danh nghĩa và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông của cải vật chất, có nghĩa là trênthị trường hàng hóa và dịch vụ được trao đổi lương danh nghĩa thành phương tiện sống Việctrao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa vậtchất Từ đặc điểm nói trên đưa đến 2 kết quả: thứ nhất, thị trường lao động liên kết xungquanh mình các thị trường khác nhau; thứ hai, tiền công lao động thực tế được thực hiệntương ứng với kết quả cuối cùng, có nghĩa là với giá sản phẩm mà lao động đó làm ra Điểmnày đặt cầu sức lao động phụ thuộc vào cầu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
- Đối với người lao động, vấn đề quan trọng không chỉ là tiền công và tiền lương,
mà còn là nội dung và điều kiện lao động, bảo đảm duy trì chỗ làm việc, tương lai công việc
và triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp, bầu không khí làm việc trong tập thể và quan hệgiữa người lao động với người thuê lao động v.v…
Trang 18VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM
1 Việc làm và thất nghiệp
1.1 Khái niệm việc làm
Khái niệm về việc làm lại có sự khác nhau, tuỳ vào từng thời kỳ, từng giai đoạn pháttriển kinh tế - xã hội
Trước đây trong chế độ quan liêu bao cấp, ở nước ta thì việc làm được xem là nhữnghoạt động lao động trong các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã và các đơn vị kinh tế tậpthể Tức là người lao động phải nằm trong biên chế nhà nước thì mới được xem là người cóviệc làm
Tuy nhiên khi nước ta chuyển đổi cơ chế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thịtrường có sự điều tiết và định hướng của Nhà nước thì quan niệm việc làm có thay đổi chophù hợp hơn với cơ chế mới Ngày nay Nhà nước ta quy định rất rõ về việc làm trong bộ luậtLao động là: "Việc làm là những hoạt động có ích không bị pháp luật ngăn cấm và đem lạithu nhập cho người lao động"
Theo quan niệm của ILO, người có việc làm là những người làm việc gì đó được trả
tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật Còn người thất nghiệp là những người không có việc làm
nhưng đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc
Ở Việt Nam, trong nền kinh tế hóa tập trung, NLĐ được coi là có việc làm và được
xã hội thừa nhận, trân trọng là người làm việc trong các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể.Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan niệm về việc làm và các vấn đề liên quan như thấtnghiệp, chính sách việc làm đã có những thay đổi căn bản Cùng với việc tiếp thu có chọn lọckinh nghiệm quốc tế vào hoàn cảnh Việt Nam, bộ luật lao động đã quy định“Mọi hoạt độnglao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”(Điều 13 Bộ luật lao động) Nếu như trước đây, trong các văn bản pháp luật vấn đề việc làmchủ yếu được đề cập ở góc độ cơ chế, chính sách bảo đảm việc làm cho NLĐ thì đây là lầnđầu tiên khái niệm việc làm được ghi nhận trong văn bản pháp luật quan trọng của nhà nước