Phân loại di chuyển lao động

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học lao động (Trang 25 - 26)

DI CHUYỂN LAO ĐỘNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN LAO ĐỘNG

1.Phân loại di chuyển lao động

Một làdi chuyển lao động tại chỗ, đây là sự di chuyển của lao động nông nghiệp sang

các ngành kinh tế khác ngay trong địa bàn nông thôn. Đặc điểm cơ bản của sự di chuyển này là không có sự di chuyển nơi sinh sống, nên không làm thay đổi cơ cấu, cũng như mật độ dân cư sinh sống ở nông thôn, nhưng cơ cấu lao động ở đây lại có sự thay đổi rõ rệt. Đây chính là phương thức di chuyển cơ cấu lao động tích cực nhất, đảm bảo được mục tiêu “Ly nông bất ly hương'' mà nhiều quốc gia đang phát triển đặt ra.

Hai là di chuyển lao động kèm theo sự di cư, đây là sự di chuyển lao động về mặt không gian. Hậu quả là tạo ra các dòng di chuyển dân cư và lao động từ nông thôn ra thành thị, nông thôn - nông thôn, từ vùng này, nơi này qua vùng khác, nơi khác hoặc từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đặc điểm của sự di chuyển này làm giảm quy mô cũng như cơ cấu của nguồn lao động nơi ra đi, nhưng lại làm tăng quy mô cũng như cơ cấu của nguồn lao động nơi đến. Để lý giải cho quá trình chuyển dịch phức tạp này, các nhà kinh tế đã đưa ra lý thuyết về ''lực hút và lực đẩy”, đối với lao động.

Theo lý thuyết trên, một trong những yếu tố cơ bản tạo ra lực hút đối với lao động nơi ra đi chính là do mức thu nhập dự kiến ở khu vực họ chuyển đến. Vì vậy, để giảm bớt áp lực về đời sống, việc làm do hậu quả của việc di dân và lao động gây ra, cần phải có các giải

pháp tích cực xoá bỏ sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng và trong nội bộ vùng; từng bước làm giảm và đi đến triệt tiêu được những lực hút và lực đẩy tiêu cực nói trên đối với lao động nông nghiệp, nông thôn.

Di động việc làm giữa các khu vực, các vùng và các thành phần kinh tế: di cư lao động từ khu vực nông thôn ra đô thị diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là vào những ngày nông nhàn đã tạo ra áp lực lớn về lao động việc làm ở các khu vực đô thị. Điều này chứng tỏ khả năng biến đổi vị thế xã hội của các cá nhân, nhóm xã hội, kéo theo sự phân hóa và phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt. Cá nhân nào có tính cơ động xã hội cao, cá nhân đó nắm được cơ hội tốt trong tìm kiếm nghề nghiệp và có thu nhập cao, đảm bảo được cuộc sống của bản thân, gia đình và đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cho xã hội và đất nước.

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế là một trong những yếu tố tạo nên thị trường lao động toàn cầu trong đó con người có thể di chuyển từ nước này sang nước khác làm việc, từ khu vực nông thôn lên thành thị…

Khi sức lao động được coi là một thứ hàng hoá, thì những vấn đề liên quan đến mở rộng thị trường lao động, chọn lọc các dịch vụ cung cấp sức lao động, nhu cầu sử dụng sức lao động trong xã hội cũng đa dạng hơn. Do vậy, trong xã hội đã xuất hiện một quá trình xã hội mới, đó là quá trình di động lao động xã hội. Đây chính là sự di chuyển việc làm của người lao động. Cùng với cơ chế thị trường và sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, đa thành phần các nhóm xã hội ngày càng có điều kiện, cơ hội để không chỉ chuyển từ vùng này sang vùng khác, mà còn từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác, từ ngành nghề này sang ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học lao động (Trang 25 - 26)