Tác động của di chuyển lao động

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học lao động (Trang 27 - 29)

DI CHUYỂN LAO ĐỘNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN LAO ĐỘNG

4.Tác động của di chuyển lao động

4.1. Những tác động tích cực

Thứ nhất, di chuyển tự do nguồn lực lao động có chuyên môn cao sẽ thúc đẩy các cá nhân đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động đào tạo, giáo dục bởi số lượng lớn các cơ hội làm việc ngày càng tăng cùng với việc phát triển thị trường lao động.

Thứ hai, lợi ích của di chuyển lao động có chuyên môn cao là tạo điều kiện cho các cá nhân tiếp nhận được những kiến thức và kỹ năng lao động cao hơn, có cơ hội cải thiện điều kiện sống và tiềm năng thúc đẩy phát triển nền kinh tế và góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp của lao động nơi đi.

Thứ ba quá trình toàn cầu hóa kinh tế là một trong những yếu tố tạo nên thị trường lao động toàn cầu nhờ đó con người có thể di chuyển từ nước này sang nước khác làm việc, từ khu vực nông thôn lên thành thị…

Di chuyển lao động phải được xem xét dưới góc độ là một hành động kinh tế- xã hội. Đó là kết quả của nhiều yếu tố, là sự kết hợp giữa những nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội khách quan. Do vậy, di chuyển lao động cũng có tác động kinh tế - xã hội đối với chủ thể kinh tế và xã hội vĩ mô nói chung. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự xuất hiện của những công ty đa quốc gia và xu hướng đầu tư nước ngoài đang gia tăng giữa các nước tham gia tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã có ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường lao động của các nước sở tại.

Di chuyển lao động dưới góc độ xã hội là nghiên cứu sự di động xã hội của một nguồn lao động theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc tức là nghiên cứu về sự thay đổi vị trí, vai trò xã hội của một lực lượng lao động trong các môi trường và điều kiện khác nhau. Việc di chuyển lao động của một lực lượng lao động dồi dào nhiều khi không làm thay đổi vị trí xã hội của nhiều chủ thẻ lao động nhưng đã làm thay đổi cơ hội hưởng thụ lợi ích kinh tế và ưu đãi xã hội của các chủ thể lao động. Khi các chủ thể lao động thay đổi được vị trí của mình trong xã hội sẽ đem đến một hệ quả tích cực trong sự phát triển kinh tế nơi mà chủ thể đó di chuyển lao động đến.

4.2. Những tác động tiêu cực:

Thứ nhất những nơi có lao động chuyên môn cao bị mất một nguồn nhân lực, thậm chí tạo ra sự hẫng hụt nguồn lao động có trình độ cao và do đó bị tước đoạt mất một trong những nguồn năng lực cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai những nơi có nguồn lao động chuyên môn cao di chuyển đến nơi khác sẽ bị lãng phí một phần đáng kể quỹ công cộng đầu tư trong quá trình hình thành và đào tạo vốn nhân lực lao động chuyên môn cao.

Thứ ba lao động di chuyển tạo ra tâm lý không yên tâm trong công việc, thiếu sự gắn bó với nhiệm sở.

Khi nhìn từ khía cạnh tiêu cực của di chuyển lao động về mặt xã hội sẽ thấy được sự xáo trộn của cơ cấu xã hội, việc sắp xếp lực lượng lao động di chuyển từ vùng lao động này sang vùng lao động khác đòi hỏi một thời gian dài để ổn định. Ngoài ra việc quản lý sự di chuyển lao động của những nguồn lao động mới đòi hỏi nhiều thiết chế xã hội để kiểm soát và điều tiết trật tự và phân công lao động để phát huy tốt nhất năng lực, trình độ của lực lượng lao động này.

Một phần của tài liệu Đề cương xã hội học lao động (Trang 27 - 29)