DI CHUYỂN LAO ĐỘNG, CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN LAO ĐỘNG
QUAN ĐIỂM CỦA DUKHEM
Theo quan điểm của Durkheim , trong cuốn “ sự phân công lao động xã hội” xuất bản 1983, ông chỉ ra sai lầm của các nhà kinh tế học khi họ cho rằng phân công lao động trong xã hội chỉ có ý nghĩa thuần túy kinh tế, tức là chỉ để làm giàu và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động. Theo Durkheim, so với chức năng kinh tế, chức năng xã hội của sự phân công lao động còn có vai trò quan trọng hơn rất nhiều do những lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất: phân công lao động thực hiện chức năng tạo ra sự đoàn kết trong xã hội. Đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ, giữa các cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội, thì các cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể. Đó là sự hội nhập xã hội kiểu mới trong xã hội hiện đại, trên cơ sở của sự trao đổi, sự phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi chung, vai trò và nhiệm vụ.
Thứ hai: Với trình độ phân công lao động ngày càng cao ngày càng bị phân hóa và chuyên môn hóa sâu sắc thì các cá nhân ngày càng phải tương tác với nhau. Họ không còn đoàn kết với nhau một cách máy móc dập khuôn vì sự giống nhau trong lao động sản xuất và sinh hoạt mà mỗi người có một hoạt động nhằm vào mục tiêu riêng của mình, trở nên phụ thuộc vào nhau quan hệ với nhau và cần đến nhau nhiều hơn, và đó là sự đoàn kết hữu cơ. Đoàn kết hữu cơ là kiểu liên kết xã hội dựa trên sự phong phú, đa dạng của các mối liên hệ xã hội, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấu thành nên xã hội.
Thứ ba: sự phân công lao động ngày càng tinh vi đã làm phát sinh hai vấn đề , vấn đề thứ nhất mỗi cá nhân phụ thuộc trực tiếp hơn vào xã hội, vấn đề thứ hai hoạt động của mỗi cá nhân trở nên cá nhân hóa hơn do được chuyên môn hóa. Durkheim bảo vệ quan điểm hợp tác hữu cơ giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp trên cơ sở cùng trao đổi với nhau các sản phẩm và dịch vụ.
Thứ tư:Công nghệ và tổ chức lao động có ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối liên hệ giữa các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội . Những thành phần này tạo nên một bộ khung cho tất cả các xã hội loài người, mặc dù tính chất và thành phần, quan hệ giữa chúng có thể thay đổi từ xã hội này đến xã hội khác. E. Durkheim cho rằng: thông qua sự thay đổi và tiến bộ của công nghệ nên các hình thức tổ chức lao động cũng có những biến đổi tương ứng, chính điều đó là cơ sở dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu xã hội, đặc biệt là cơ cấu xã hội nghề nghiệp.
Thứ năm: Theo ông, phân công lao động tạo ra sự trật tự, ổn định, đoàn kết và hội nhập xã hội. Trong lao động cùng nhau, các cá nhân phải cùng hợp tác trên cơ sở phân công mỗi người một việc, do vậy phải đoàn kết với nhau để đấu tranh vì sự sinh tồn trong môi trường khó khăn và luôn luôn thay đổi, biến động. Chính trong sự phân công lao động mà các cá nhân không những trao đổi được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ…mà còn tạo ra được hệ thống các quyền lợi và nghĩa vụ, quy tắc, đạo đức,luật pháp gắn kết với nhau thành xã hội.Trình độ phân công lao động ngày càng cao thì vai trò và nhiệm vụ lao động càng bị phân hoá và chuyên mô hoá sâu sắc.
Ba hình thức phân công lao động bất thường trong xã hội: + Phân công lao động phi chuẩn mực
+ Phân công lao động cưỡng bức, bất công +Phân công lao động thiếu đồng bộ
* Nguyên nhân của sự phân công lao động trong xã hội:
- Thứ nhất: Sự tăng lên của mật độ vật chất, với sự tích tụ dân cư làm tăng lên vô số các tương tác xã hội giữa các cá nhân, các nhóm xã hội. Đến lượt mình, mật độ tích tụ của dân số xã hội bắt nguồn từ sự tăng trưởng quy mô dân số và mật độ dân số, quá trình đô thị hóa và tốc độ phát triển của các phương tiện viễn thông trong xã hội.Phân công lao động tỷ lệ thuận với quy mô và mật độ dân số. Khi nào sự phân công lao động không làm tròn chức năng đoàn kết xã hội thì xã hội sẽ rơi vào trạng thái bất thường và khủng hoảng.
- Thứ hai: Sự phụ thuộc lẫn nhau của quá trình phân công lao động đã tạo ra và gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội lại với nhau. Trong xã hội hiện đại, sự đoàn kết xã hội chủ yếu nảy sinh từ sự đa dạng, phong phú của các cách suy nghĩ, các kiểu hành động xã hội đã được cá nhân tán đồng, chấp nhận và chia sẻ.
- Thứ ba: ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong xã hội chính là đạo đức xã hội. Nói cách khác, đạo lý là trọng tâm làm cân bằng và ổn định trật tự xã hội.