Giải pháp cải thiện chất lượng

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị chất lượng của các doa nh nghiệp chế biến thuỷ sản miền bắc. (Trang 31 - 36)

II Các Cơ sở do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản công nhận:

4.Giải pháp cải thiện chất lượng

4.1. Quy hoạch chuỗi sản xuất và cung ứng thủy sản

Quy hoạch lại hoặc thực hiện đúng qui hoạch đã có đối với các vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản theo đặc thù kinh tế và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, địa phương trong cả nước, giảm thiểu hoạt động sản xuất manh mún, thiếu quy hoạch. Việc quy hoạch tốt sẽ đảm bảo phát triển bền vững ngành thủy sản từ việc điều tiết lượng nguyên liệu cho chế biến, chất lượng nguyên liệu thủy sản đồng nhất và có chất lượng tốt.

Phát triển mô hình liên kết ngang giữa các thành phần trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản và nhân rộng ở nhiều địa phương nuôi cá, tôm tập trung, trong đó doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu là nhân tố chủ đạo. Trong liên kết này, thủy sản sẽ được kiểm soát xuyên suốt từ con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh đến thành phẩm cuối cùng.

Phát triển các mô hình chợ đầu mối cung ứng thủy sản cho thị trường nội địa tại từng tỉnh/thành phố có hoạt động thủy sản. Giảm thiểu các hoạt động thu mua thủy sản tại các đầu nậu thu mua nhỏ lẻ, giảm bớt đầu nối trong chuỗi cung ứng thủy sản.

4.2. Nâng cao nhận thức của người sản xuất về chất lượng thủy sản

Tuyên truyền quy định của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất thủy sản.

Đẩy mạnh công tác đào tạo ngư dân, hướng dẫn người dân thực hành vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản. Coi doanh nghiệp chế biến thủy sản là trọng tâm, đầu tàu trong công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm.

4.3. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và năng lực kiểm soát của Cơ quan quản lýnhà nước về chất lượng thủy sản: nhà nước về chất lượng thủy sản:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm tra, chứng nhận thủy sản sau thu hoạch, trước khi ra khỏi nhà máy chế biến theo hướng: nhận biết sản phẩm được

kiểm soát chất lượng và lợi ích về giá cả, cụ thể: các sản phẩm đã được kiểm soát (kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm) bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có được dấu hiệu nhận biết (trên nhãn hàng hóa) với người tiêu dùng và các cơ quan kiểm tra có liên quan và áp dụng chế độ kiểm soát phù hợp trong lưu thông tại thị trường trong nước; các hàng hóa thủy sản lưu thông trong thị trường chưa qua kiểm tra, chứng nhận (không có dấu hiệu nhận diện) sẽ bị áp dụng chế độn kiểm soát chặt chẽ hơn.

Xây dựng lực lượng cán bộ kiểm tra viên, thanh tra chất lượng an toàn thực phẩm được trang bị đầy đủ kiến thức để đảm đương các nhiệm vụ trong địa bàn quản lý.

Mỗi cơ quan quản lý địa phương cần được trang bị 1 phòng kiểm nghiệm hoặc liên kết chặt chẽ với phòng kiểm nghiệm tại địa phương về chất lượng, an toàn thực phẩm để có khả năng phân tích các chỉ tiêu tối thiểu về an toàn thực phẩm một cách kịp thời.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch hàng năm cho kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản tại địa phương mình quản lý. Triển khai thực hiện và báo cáo kết quả tới các cơ quan cấp trên, tham gia tích cực vào mạng lưới cảnh báo an toàn thực phẩm của cả nước.

4.4. Hoàn thiện hệ thống luật lệ văn bản pháp lý:

Sửa đổi các văn bản về điều kiện sản xuất, kinh doanh thủy sản theo hướng bắt buộc các cơ sở phải đáp ứng các tiêu chí về quy hoạch, quy mô sản xuất, và trình độ đảm bảo chất lượng thủy sản phù hợp mới được phép hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; Điều chỉnh mức xử lý hành chính đối với hành vi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bao gồm cả các biện pháp mạnh tạm đóng cửa hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề nghị truy tố trước pháp luật nếu vi phạm nghiêm trọng.

Hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở, các tiêu chuẩn quốc gia đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản.

Nghiên cứu sửa đổi tổng thể hệ thống văn phạm quy phạm pháp luật hiện hành quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thủy sản tránh chồng chéo trong thực hiện giữa các Bộ Ngành.

4.5. Xã hội hóa công tác kiểm nghiệm, xét nghiệm chất lượng, an toàn thựcphẩm thủy sản phẩm thủy sản

Khuyến khích, xây dựng cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, dịch vụ xã hội hoạt động trong lĩnh vực phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng thủy sản…và tận dụng nguồn lực của các đơn vị, giảm gánh nặng công tác của cơ quan quản lý nhà nước.

Xây dựng và áp dụng bắt buộc và thực hiện chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng sản xuất kinh doanh thủy sản (GMP, SSOP, HACCP, CoC/BMP/GAP), đối tượng làm dịch vụ chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.

4.6. Xây dựng hợp tác liên Bộ ngành, tổ chức Hội, Hiệp hội về chất lượngthủy sản thủy sản

Phối hợp với Bô Y tế xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản đến tiệu thụ tại thị trường trong nước trên cơ sở trao đổi thông tin, thống nhất biên pháp triển khai, xây dựng mạng lưới thông tin chung về cảnh báo an toàn thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước; thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng thủy sản trên thị trường (chợ, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh thủy sản nhỏ…)

Hàng năm thành lập các đợt kiểm tra, thanh tra liên ngành đối với chất lượng thực phẩm thủy sản trong phạm vi cả nước.

Đẩy mạnĐịnh kỳ trao đổi thông tin về tình hình chất lượng thủy sản thông qua tổ chức các cuộc họp liên ngành giữa các cơ quan chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công An công tác trao đổi

thông tin, phối hợp với các tổ chức Hội, hiệp hội trong Ngành khi xây dựng các chủ trương, chính sách mới về chất lượng thủy sản.

KẾT LUẬN.

Ngày nay quá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh, nhu cầu người tiêu dùng ngày càng gia tăng đã làm thị trường biến đổi. Các doanh nghiệp thủy sản muốn tồn tại trong thị trường đầy biến động họ phải giải quyết một số yếu tố, trong đó chất lượng là một yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp để xâm nhập vào thị trường.

Chất lượng hàng hóa thủy sản của ta dù đã cải thiện nhiều so với trước đây nhưng vẫn còn yếu kém so với yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, với yêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và với yêu cầu ngày càng khó tính của khách hàng nước ngoài.

Nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề chất lượng thủy sản và về sự cần thiết của việc quản lý chất lượng thủy sản trong doanh nghiệp sản xuất bị coi nhẹ nên việc đảm bảo cũng như nâng cao chất lượng thủy sản Việt Nam còn rất nhiều khó khăn.

Hoạt động quản lý chất lượng chưa được chú trọng triển khai trong nhiều cơ sở sản xuất cũng như việc quản lý chưa chặt chẽ của nhà nước gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra, giám sát chất lượng.

Muốn mặt hàng thủy sản của Việt Nam có thể cạnh tranh với mặt hàng thủy sản nước ngoài cũng như đảm bảo chất lượng thủy sản một cách tốt nhất cần tiến hành đồng bộ giữa việc đưa chất lượng vào nội dung quản lý hệ thống hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thủy sản với việc tăng cường quản lý của nhà nước đối với chất lượng thủy sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây, em đã nêu ra một số tồn tại trong chất lượng và quản lý chất lượng thủy sản miền bắc hiện nay; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng thủy sản tại cơ sở cũng như của nhà nước.

Do khả năng có hạn nên em rất mong thầy góp ý để bản đề án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị chất lượng của các doa nh nghiệp chế biến thuỷ sản miền bắc. (Trang 31 - 36)