Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị chất lượng của các doa nh nghiệp chế biến thuỷ sản miền bắc. (Trang 28 - 31)

II Các Cơ sở do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản công nhận:

3.3.2Hạn chế và nguyên nhân

Về tổ chức

- Hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác quản lý chất lượng thủy sản vẫn đang trong quá trình sắp xếp, hoàn thiện theo các cơ cấu tổ chức mới. Tuy nhiên, thực tế và báo cáo của các Cơ quan CL&TYTS địa phương được hình thành từ 2005 cho đến nay cho thấy vẫn chưa đủ năng lực để kiểm soát chất lượng trong quá trình nuôi, khai thác, bảo quản, vận chuyển sau thu hoạch.

- Chưa có hệ thống thanh tra chuyên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản đủ lực lượng và cơ sở pháp lý để thực thi nhiệm vụ cả ở cấp trung ương và các địa phương.

Về năng lực quản lý

* Các văn bản pháp quy hiện hành chưa được thực thi có hiệu quả:

- Các văn bản Luật, hướng dẫn dưới luật còn chậm ban hành hoặc qui định chưa phù hợp, thiếu nhất quán; sự phân công quản lý giữa các Bộ, ngành về quản lý chất lượng (Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương) vẫn còn nhiều chồng chéo, phải được sửa đổi bổ sung theo tinh thần mới phù hợp với chức năng nhiệm vụ các Bộ (sau khi sát nhập) hiện nay.

- Các văn bản quy phạm kỹ thuật, qui chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ mới được tập trung nhiều cho khâu chế biến và xuất khẩu. Đối với các công đoạn trước chế biến (tàu, cảng, chợ,…) các văn bản vẫn còn đang trong quá trình rà soát, xây dựng mới để hoàn thiện.

- Hệ thống các chế tài đảm bảo cho việc thực thi các văn bản pháp lý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, đặc biệt là chế tài xử lý các vi phạm chất lượng chưa đủ mạnh. Chưa có chế tài bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải áp dụng và thực hiện các quy chuẩn bắt buộc về điều kiện đảm bảo chất lượng, cũng như thiếu chế tài để đình chỉ hoạt động với các cơ sở không đáp ứng yêu cầu.

- Công tác thanh tra, kiểm tra (cả đối với các đối tượng quản lý và cơ quan quản lý) chưa hoàn thiện, việc triển khai Luật thanh tra, nghị định về thanh tra (trong đó vai trò của thanh tra chuyên ngành rất được chú trọng) vẫn chưa đựợc tổ chức thực hiện.

- Hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là nhiều tiêu chuẩn về vùng/cơ sở nuôi, các cơ sở sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm phục vụ nuôi trồng, bảo quản và tiêu chuẩn chất lượng thủy sản nuôi, còn chưa đầy đủ và một số thì chưa hài hòa với quy định quốc tế.

* Hệ thống kiểm tra giám sát chất lượng từ trung ương đến địa phương chưa thực sự bắt kịp với tốc độ phát triển và tính phức tạp của thực tế sản xuất.

- Chưa xây dựng được hệ thống các cơ quan quản lý xuyên suốt cả chuỗi quá trình sản xuất từ khâu giống, nuôi trồng, khai thác, bảo quản đến chế biến đủ mạnh cả về năng lực phương tiện, thiết bị kiểm tra giám sát, và đặc biệt là yếu tố con người.

- Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung thanh, kiểm tra vào một số thời điểm có tính chất chiến dịch, như kiểm tra kiểm soát việc mua bán, sử dụng hóa chất kháng sinh có hại, vi phạm về chất lượng khi có yêu cầu cần kíp bởi các Chỉ thị, quyết định mới ban hành. Mặt khác, chế tài xử phạt còn

* Trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra giám sát chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu

Các thị trường nhập khẩu ngày càng đòi hỏi khắt khe, đặc biệt là các chỉ tiêu dư lượng các hóa chất độc hại. Mặt khác sự phát triển của sản xuất cũng tạo ra sự quá tải đối với các phòng kiểm nghiệm hiện có do yêu cầu kiểm tra, phân tích cũng ngày càng tăng lên.

* Nguồn kinh phí còn chưa đáp ứng cho công tác kiểm soát chất lượng

- Kinh phí nhà nước chi cho các hoạt động thủy sản tại địa phương chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển. Nhiều hạng mục công trình do kinh phí đầu tư hạn hẹp dẫn đến không tạo đựợc kết cấu hạ tầng đảm bảo cho việc quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Kinh phí chi cho hoạt động kiểm soát của cả cơ quan quản lý, đặc biệt là cơ quan địa phương rất hạn hẹp, hầu hết các hoạt động kiểm tra kiểm soát mang tính nhà nước (như kiểm tra điều kiện sản xuất, điều kiện vệ sinh thú y, kiểm tra tạp chất...) đều phải dựa vào các nguồn thu phí, lệ phí hoặc chương trình mục tiêu quốc gia cấp từ trung ương. Điều này gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến tính chủ động, độc lập trong triển khai hoạt động.

* Sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong và ngoài ngành còn chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.

* Hệ thống thu thập, xử lý thông tin quản lý chất lượng chưa được xây dựng và đầu tư đầy đủ: chủ yếu dựa vào chế độ báo cáo hàng tháng, quí thông thường, chưa tổ chức được mạng lưới thông tin điện tử thích hợp. Nội dung báo cáo nhiều khi mang tính hình thức và khó thẩm định được tính đầy đủ và chính xác của thông tin

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị chất lượng của các doa nh nghiệp chế biến thuỷ sản miền bắc. (Trang 28 - 31)