Thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị chất lượng của các doa nh nghiệp chế biến thuỷ sản miền bắc. (Trang 27 - 28)

II Các Cơ sở do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản công nhận:

3.3.1Thành tựu và nguyên nhân

* Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.

Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức chung, các quy định về sử dụng hoá chất kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản thủy sản... cho các chủ cơ sở thu mua, sơ chế, các hộ gia đình sản xuất, chủ tàu cá, chủ đầm nuôi; lớp đào tạo kiến thức về an toàn vệ sinh thủy sản, áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP cho cán bộ mới của các cơ sở chế biến thủy sản. In ấn, phát hành các tờ rơi, tờ dán phổ biến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm, tác hại của hoá chất kháng sinh cấm, tạp chất cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản, chủ tàu cá, chủ đầm nuôi.

* Triển khai kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn sản xuất thủy sản. Từ năm 1994, Ngành Thủy sản đã chuyển đổi phương thức kiểm soát sản phẩm cuối cùng sang kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, hướng dẫn các doanh nghiệp chế biến thủy sản áp dụng Quy phạm thực hành sản xuất tốt (GMP), Quy phạm vệ sinh chuẩn (SSOP), kiểm soát an toàn thực phẩm dựa trên nguyên lý phân tích mối nguy an toàn thực phẩm và kiểm soát tại điểm tới hạn (HACCP). Việc triển khai hoạt động kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng thực phẩm tại tàu cá, cảng cá, chợ cá, đại lý thu mua nguyên liệu, cơ sở chế biến quy mô thủ công được các cơ quan kiểm tra địa phương triển khai thực hiện ngày càng đi vào nề nếp.

* Triển khai các chương trình kiểm soát chất lượng thủy sản cấp quốc gia như: Chương trình giám sát an toàn thực phẩm các vùng nuôi và thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (giám sát tảo độc, độc tố sinh học, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh và ô nhiễm dầu mỏ ở những vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NT2MV) ở Việt Nam); Chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong thủy sản nuôi (thực hiện lấy mẫu thuỷ sản nuôi trong toàn bộ quá trình nuôi để kiểm tra trên 30 loại hoá chất, kháng sinh có hại, lấy mẫu phân tích để giám sát việc sử dụng thức ăn, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản); Chương trình kiểm

soát chất lượng an toàn thực phẩm thủy sản sau thu hoạch (kiểm soát điều kiện thu mua, bảo quản thuỷ sản sau thu hoạch của các đại lý; lấy mẫu thủy sản để kiểm tra tạp chất, hoá chất bảo quản, dư lượng kháng sinh có hại).

*Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trên cơ sở ứng dụng Quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP), Quy tắc nuôi thủy sản có trách nhiệm (CoC). Chương trình này hướng dẫn người nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật để chủ động kiểm soát bệnh thủy sản (nếu không có bệnh, người nuôi sẽ không dùng kháng sinh); kiểm soát môi trường nuôi (nếu môi trường nuôi tốt, người nuôi sẽ không sử dụng hoá chất), nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi, đồng thời tạo ra sản phẩm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi thị trường có yêu cầu.

Một phần của tài liệu thực trạng quản trị chất lượng của các doa nh nghiệp chế biến thuỷ sản miền bắc. (Trang 27 - 28)