NHÓM 5 1. Lê Thị Minh Bích 2. Phạm Thùy Dương 3. Nguyễn Thị Thùy Linh 4. Ngô Thị Trang 5. Hồ Kiều Anh 6. Nông Thị Trâm Anh 7. Nguyễn Thị Nguyệt Đề tài YẾU TỐ CÓ HẠI: TƯ THẾ LAO ĐỘNG I. Khái quát chung về tư thế lao động: 1. Khái niệm tư thế lao động: Tư thếlaođộng là tư thế, cách thức, dáng điệu để người laođộng thực hiện công việc. 2. Phân loại tư thế lao động: Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tưthế riêng. Người ta chia tưthế làm việc thành 2 loại: • Trong quá trình làm việc, người laođộng phải giữ mãi một tưthế để khỏi ảnh hưởng đến công việc sản xuất gọi là tư thế laođộng bắt buộc. • Trong quá trình làm việc, người laođộng có sự thay đổi từtưthế này đến tưthế khác mà không ảnh hưởng đến sản xuất gọi là tư thế thoải mái. II. Tác hại của tư thế lao động: 1. Tư thế lao động bắt buộc: a. Tư thế lao động đứng bắt buộc: • Có thể làm vẹo cột sống, làm dãn tĩnh mạch ở kheo chân. Chân bẹt là một bệnh nghề nghiệp rất phổ biến do tưthế đứng bắt buộc gây ra. Ví dụ: Đối với nghề giáo viên với công việc giảng dạy thì biểu hiện giãn tĩnh mạch chi dưới, tỉ lệ ghi nhận được tăng dần theo thâm niên công tác, đặc biệt là nhóm có 1 cường độ giảng dạy cao (40-57%) và nhóm có tuổi nghề trên 20 năm (23-46%). Tỉ lệ giáo viên bị bẹt bàn chân cũng tăng dần theo thời gian công tác. • Bị căng thẳng do đứng quá lâu, khớp đầu gối bị biến dạng có thể bị bệnh khuỳnh chân dạng chữ O hoặc chữ X. • Ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nữ, gây ra sự tăng áp lực ở trong khung chậu làm cho tử cung bị đè ép, nếu lâu ngày có thể dẫn đến vô sinh hoặc gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt. • Một số công việc phải đứng suốt một ca sẽ làm cho bắp chân căng tức, sưng lên vì cơ bắp không được vận động để bơm máu về tim. b. Tư thế lao động ngồi bắt buộc: Tưthế ngồi làm việc gò bó thường gặp ở người ngồi làm khuôn trong phân xưởng đúc, người làm nghề gò hàn , đánh máy chữ, sử dụng máy vi tính, soi kinh hiển vi • Nếu ngồi lâu ở tư thế bắt buộc sẽ dẫn đến biến dạng cột sống. • Đối với phụ nữ, ngồi lâu ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ quan sinh dục, gây rối loạn kinh nguyệt, kinh nhiều, kéo dài đau bụng dữ dội trước hoặc sau kỳ kinh, dễ xảy ra viêm dạ con, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng và xảy thai. • Ngồi làm việc lâu, sẽ cản trở sự lưu thông huyết, máu ứ đọng trong tĩnh mạch ổ bụng, ảnh hưởng đến sự co bóp, nhu động ruột, gây táo bán, lòi rom, tiêu hoá kém, đau bụng. • Ngồi trong một thời gian dài còn có thể gây đau lung cho người lao động. III. Biện pháp phòng ngừa tác hại của tư thế lao động: Thực hiện đúng tư thế lao động Với mỗi trường hợp tư thế lao động khác nhau người lao động cần tuân thủ hay thực hiện đúng cách, tránh sai tư thế sẽ có hại cho cơ thể. Ví dụ như: 1. Tư thế đứng: Cần đứng thẳng, cân đối hai bên, trọng lực cơ thể dồn đều lên hai chân, cần giữ độ cong sinh lý của cột sống. Không nên sử dụng giày cao gót hoặc những tưthế làm thân hình ưỡn ra phía trước hoặc dài người ra đặc biệt là ở những trường hợp đã có biểu hiện đau lưng 2 2. Tư thế ngồi: Nên ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp để hai bàn chân đặt sát trên sàn nhà, các khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng tựa đều vào thành ghế phía sau, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai mông và hai chân. Có thể kê thêm một gối mỏng vùng thắt lưng để tạo đường cong sinh lý Không nên ngồi quá 30-45 phút, thường xuyên tập các động tác thể dục tại chỗ làm mềm cơ lưng 3. Khi bê nhấc đồ vật lên: 3 Muốn nâng vật từ dưới đất lên cần lưu ý: +Hai bàn chân cách nhau khoảng rộng đủ tạo chân đế vững chắc +Ngồi xuống với mục đích gấp khớp gối và khớp háng, không được cúi gập cột sống +Bê đồ vật vào sát bụng, căng cơ bụng ra +Bê đồ vật lên bằng cách cả cơ thể di chuyển đứng dậy, luôn giữ cho cột sống thẳng, không xoắn vặn và độ ưỡn của cột sống thắt lưng luôn duy trì mức trung bình 4. Mang vác đồ đi: Sau khi đã bê đồ vật lên như hướng dẫn trên cần ôm chắc vật cần mang đi bằng cả hai tay, giữ vật đó sát bụng ở ngang mức lưng thắt lưng, cột sống luôn thẳng với độ ưỡn thắt lưng bình thường và bước đi bình thường-thoải mái không nghiêng sang bên nào (điều này đòi hỏi không được bê vác đồ quá nặng, không gắng sức) 4 5. Khi lấy đồ trên cao Nếu đồ vật để cao quá nên dùng bục, ghế hoặc thang để đứng lên Không cố với lấy đồ vật bằng cách kiễng chân lên, không nên lấy đồ vật với qua bàn, qua tủ ở những tưthế không thoải mái 6. Kéo hoặc đẩy đồ đi Nên lựa chọn cách đẩy đồ vật đi nhất là những đồ to nặng. Cần lưu ý: Hai bàn chân cách nhau khoảng rộng đủ làm chân đế vững chắc, hai gối hơi gấp và kéo hoặc đẩy đồ đi bằng trọng lượng cả cơ thể trên hai chân- tuyệt đối không gắng sức bằng cơ lưng. Luôn giữ độ ưỡn của đoạn thắt lưng mức bình thường 5 1. Các biện pháp chung: • Cơ giới hoá và tựđộng hoá quá trình sản xuất là biện pháp tích cực nhất. • Cải tiến thiết bị và công cụ laođộng để tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động. • Rèn luyện thân thể để tăng cường khả năng laođộng và khắc phục mọi ảnh hưởng xấu do nghề nghiệp gây ra, còn có tác dụng chỉnh hình trong các trưưòng hợp bị gù vẹo cột sống và lấy lại sự thăng bằng do sự đè ép căng thẳng quá mức ở bụng. • Tổ chức laođộng hợp lý: bố trí ca kíp hợp lý, nghỉ ngơi thích hợp để tránh tư thế ngồi và đứng bắt buộc quá lâu ở một số ngành nghề. • Không bố trí phụ nữ có thai làm việc ở tư thế bắt buộc. 2. Nhóm biện pháp đối với tư thế lao động bắt buộc: Tưthế đứng • Trang bị giày uốn theo vòm chân để phòng bàn chân bẹt • Sắp xếp công việc để có thể thay thế giữa ngồi và đứng. • Tránh làm việc phải cuối lưng nhiều • Độ cao làm việc bảo đảm lưng thẳng và hai vai thả lỏng • Công việc làm với tay ở vị trí tự nhiên, gần cơ thể. Tưthế ngồi • Thay đổi công việc tránh ngồi suốt ca làm việc. • Ghế ngồi phải có tựa, có cần điều chỉnh cao, thấp phù hợp với từng người. • Bàn làm việc hoặc vị trí thao tác phải ngang khuỷu tay. • Có đủ chỗ để đặt hai chân khi độ cao ghế ngồi không thay đổi được. • Có chỗ đưa cẳng chân dễ dàng thoải mái. 6 . tài YẾU TỐ CÓ HẠI: TƯ THẾ LAO ĐỘNG I. Khái quát chung về tư thế lao động: 1. Khái niệm tư thế lao động: Tư thế lao động là tư thế, cách thức, dáng điệu để người lao động thực hiện công. phải giữ mãi một tư thế để khỏi ảnh hưởng đến công việc sản xuất gọi là tư thế lao động bắt buộc. • Trong quá trình làm việc, người lao động có sự thay đổi từ tư thế này đến tư thế khác mà không. Phân loại tư thế lao động: Do yêu cầu sản xuất, mỗi loại nghề nghiệp đều có một tư thế riêng. Người ta chia tư thế làm việc thành 2 loại: • Trong quá trình làm việc, người lao động phải giữ