Phân tích thị trường lao động quốc tế, so sánh thị trường lao động trong nước với thị trường lao động quốc tế
Trang 1THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG QUỐC TẾ
I Khái niệm.
1. Thị trường lao động.
Thị trường lao động là nơi mà người có nhu cầu tìm việc làm và người có nhu cầu sử dụng trao đổi với nhau, mua bán dịch vụ lao động thông qua các hình thức xác định giá cả ( tiền công, tiền lương) và các điều kiện thỏa thuận khác trên
cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng thỏa thuận khác
2. Thị trường lao động quốc tế
Thị trường lao động quốc tế bao gồm tất cả các thị trường lao động của các nước trên thế giới xét về mặt lãnh thổ cũng như cung cầu lao động
II Di chuyển lao động quốc tế
1 Các yếu tố ảnh hưởng tới di chuyển lao động quốc tế
Lực đẩy thứ nhất là khoảng cách chênh lệch về tiền lương giữa nước giàu
và nước nghèo Khi được đo theo phương pháp cân bằng sức mua, khoảng cách
tiền lương này đã lớn hơn rất nhiều từ thế kỷ 19, khi mà hàng triệu người đã di cư
từ Châu Âu sang Bắc Mỹ để kiếm sống Mức chênh lệch này là một động lực để người lao động di cư sang nước khác kể cả khi điều đó là bất hợp pháp, có thể thấy rất rõ qua dòng người di cư bất hợp pháp từ Mexico qua Mỹ Chênh lệch tiền lương cũng tạo động lực cho các chủ lao động tìm cách thuê ngoài nhân công ở nước có chi phí lao động thấp, hoặc thuê lao động di cư bất hợp pháp ở nước mình
Lực đẩy không thể tránh khỏi thứ hai là nhân khẩu học Nước giàu đang
càng ngày càng già hơn, và cơ cấu tuổi ở các nước nghèo đang ngày càng trẻ hơn
Có tới 31% dân số ở nước nghèo là dưới 14 tuổi, trong khi ở nước giàu chỉ là 18% Khi dân số ngày càng già đi, nước giàu sẽ phải tìm các nguồn lao động khác để thúc đẩy kinh tế Nếu không có những người nhập cư, dân số ở Đức, Ý, và Thụy
Trang 2Điển có thể đã giảm theo giá trị tuyệt đối trong hai mươi năm qua Nếu không có những người lao động mới, chính phủ sẽ tới lúc không đủ tiền để trả lương hưu cho
số người già đang tăng Ngân hàng thế giới ước lượng rằng tới năm 2025, cứ 100 lao động ở nước giàu sẽ phải nuôi 111 người phụ thuộc, chủ yếu là những người nhận lương hưu Cho nên người dân ở các nước giàu buộc sẽ phải lựa chọn giữa việc nhận lương hưu hay là cấm người nhập cư rồi chẳng có đồng lương hưu nào
Toàn cầu hóa là lực đẩy thứ ba Ngày nay việc di chuyển từ nước này
sang nước khác và giữ liên lạc với người thân và bạn bè ở khoảng cách rất xa đã trở nên càng ngày càng rẻ Vì vậy, chi phí của việc di cư đang ngày càng giảm đi
so với trước
Lực đẩy thứ tư là những yếu tố không thể toàn cầu hóa, đó là nhóm dịch
vụ phi ngoại thương Khi xã hội ngày càng phát triển, người ta có nhu cầu chi tiêu
nhiền hơn cho các dịch vụ cá nhân mà không thể nhập khẩu, hay không thể thuê ở nước ngoài Ví dụ như chăm sóc người cao tuổi, nội trợ và dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc em bé
Lực đẩy thứ năm là khi một quốc gia tiếp tục phát triển, nguồn nhân lực sống trong biên giới địa lý của nước đo chưa chắc đã đủ để tận dụng hết các cơ hội kinh tế Nước phát triển nhanh cần nhiều lao động, và lao động có chất lượng
cao Nếu lao động không thể được dịch chuyển sang các nước phát triển nhanh, lương ở đây sẽ tăng và kìm hãm lại động lực tăng trưởng
Vì vậy chúng ta có thể nói rằng sẽ có nhiều người di cư giữa các nước hơn trong tương lai Như đã nói ở trên, di cư có lợi cho cả nước giàu lẫn nước nghèo Những người được hưởng lợi đầu tiên là chính những người di cư, vì họ sẽ có mức lương cao hao nếu di cư Người thân của họ ở nhà thì hưởng lợi thông qua lượng kiều hối gửi về Người dân ở quốc gia là điểm đến thì được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế, và suất sinh lợi từ vốn Hầu hết các nghiên cứu cho rằng nhập cư chỉ
có tác động tiêu cực nhỏ lên tiền lương của người bản xứ Nguyên nhân là do
Trang 3lượng dân nhập cư dù sao vẫn và có thể sẽ tiếp tục chiếm một tỷ phần nhỏ trong tổng số lực lượng lao động
2. Các dòng di chuyển trên thị trường quốc tế.
II.1. Di chuyển đến các nước phát triển.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, dòng chảy di chuyển lao động chuyên môn cao quốc tế có sự gia tăng về qui mô và tốc độ, đồng thời dòng chảy này cũng đan xen nhau, nếu như trước đây thường từ các nước kém phát triển đến các nước phát triển hơn thì ngày nay có cả chiều ngược lại và đan chéo nhau
Thứ nhất, di chuyển lao động chuyên môn cao từ các nước đang phát triển tới các nước phát triển.
Thập kỷ 1990s, di chuyển lao động chuyển môn cao quốc tế từ các nước đang phát triển châu Á đến các nước phát triển (OECD) tăng rất nhanh Phần lớn di chuyển lao động chuyên môn cao tới các nước phát triển đều đến từ các nước có mức thu nhập trung bình như Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc Mỹ, Canada là những nước nhận nhiều lao động di chuyển có chuyên môn cao nhiều nhất, bởi lẽ: Thứ nhất, trong các ngành nghề liên quan đến dịch vụ như kiến trúc, kỹ sư, các hoạt động liên quan đến máy tinh, giám sát, tổng quan, kiểm soát ở các nước này đều cần đến trình độ công nghệ cao; Thứ hai, các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học cũng đều có nhu cầu cao về nhân lực tri thức Thêm nữa, sự tiếp nhận loại visa H1B (dành cho lao động có trình độ cao, có thể làm việc ở Mỹ tối đa 6 năm) cũng làm tăng nhanh số lượng lao động di chuyển chuyên môn cao quốc tế
Một quốc gia có tỉ lệ di chuyển lao động có chuyên môn cao đạt khoảng
từ 5%-10% sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu chất xám (Brain drain) Các nước đang phát triển có số lượng di chuyển lao động chuyên môn cao nhiều nhất là Châu Phi Sub – Saharan (13,1%), Trung Mỹ (16,9%) và Caribean (42,8%) Di chuyển lao động chuyên môn cao tới Canada chủ yếu đến từ ba kênh khác biệt nhau, đó là: Kênh thứ nhất, lao động di chuyển dài hạn trong chương trình tập trung chuyên
Trang 4môn, gồm các chuyên gia kinh tế cao cấp được chọn lựa thông qua hệ thống các tiêu chí đề suất; Kênh thứ hai, lao động chuyên môn cao tạm thời theo visa, đó là các giáo sư, các chuyên viên hành chính cao cấp và các nhân viên công nghệ cao; Kênh thứ ba, gồm các sinh viên nước ngoài có trình độ cao, chủ yếu trong các ngành khoa học và công nghệ
Thứ hai, di chuyển lao động có chuyên môn cao từ các nước phát triển sang các nước phát triển khác
Do thị trường lao động quốc tế ngày càng được mở rộng cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc, nên theo qui luật cung cầu lao động, lao động sẽ chuyển dịch đến những nơi có nhu cầu, hoặc những nơi giá trị của sức lao động được trả cao hơn Những năm gần đây, nhiều nước phát triển cũng đang phải đối mặt với hiện tượng chảy máu chất xám Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Anh là quốc gia có tỷ lệ người lao động có chuyên môn cao ra nước ngoài định cư cao nhất trong tổng số 29 quốc gia thành viên Anh đang gặp phải khó khăn do tình trạng “di chuyển lao động chuyên môn cao ra nước ngoài" tồi tệ nhất trong hơn 50 năm qua Hiện có khoảng 3,25 triệu người Anh chuyển ra nước ngoài sinh sống, trong đó hơn 75% số người có chuyên môn cao đã định cư ở nước ngoài trên 10 năm Phần lớn các điểm đến phổ biến nhất của người Anh là những nước đồng ngôn ngữ như: Úc, Mỹ, Canada và Niu-di-lân Những lý do chính mà người Anh
di chuyển ra nước ngoài là do: mức lương ở nước ngoài cao hơn; giá nhà và chính sách thuế trong nước cao; khí hậu nước Anh không thuận lợi
Bên cạnh Anh, Đức là quốc gia phát triển song cũng là quốc gia có số lao động có trình độ chuyên môn cao tìm ra nước ngoài rất lớn Hiện có khoảng hơn 20.000 nhà khoa học Đức đang làm việc tại Mỹ Lý giải sự di chuyển này sự ra đi này gồm 3 lý do cơ bản sau:
- Do thiếu sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, trong khi gặp nhiều cản trở từ phía nhà nước;
Trang 5- Do thiếu điều kiện cho nghiên cứu khoa học và viễn cảnh nghề nghiệp không rõ ràng;
- Do hạn chế quyền tự chủ trong các trường đại học, các học viện nghiên cứu
II.2. Di chuyển đến các nước kém phát triển.
Dòng di chuyển lao động này chiếm tỷ lệ rất thấp, phần lớn những người lao động di chuyển đến khu vực này là những người chuyên gia của các nước phát triển sang những nước kém phát triển để trợ giúp, kích thích nền kinh tế phát triển
II.3. Di chuyển thể nhân.
Di chuyển thể nhân là một trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ mang tính thương mại quốc tế, cá nhân mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó
Dòng di chuyển này không thay đổi chỗ ở thường xuyên, nó mang hình thái
di động di cư theo hướng đi lại thường xuyên
III Các vấn đề có liên quan khác.
1. Nhập cư.
- Khái niệm: Là hoạt động di chuyển chỗ ở đến một vùng hay một quốc gia mới
- Nhập cư bao gồm di dân và di chuyển lao động quốc tế
Tỷ lệ người nhập cư khác nhau nhiều giữa các nước Ở một số nước số người nhập cư chiếm hơn nửa dân số, trong khi đó ở một số nước khác tỷ lệ này rất thấp, chỉ ở mức dưới 0,1%; và câu hỏi đặt ra là ở đâu có nhiều người di cư nhất?
Họ từ đâu đến?
Theo số liệu thống kê của Liên hợp Quốc, Mỹ là nước có số lượng người nhập cư cao nhất (những người sinh ra ở nước ngoài, lên tới 43 triệu người năm
2010, gấp hơn 6 lần Ả Rập Saudi (7,3 triệu) hay Canada (7,2 triệu) Tuy nhiên, so với quy mô dân số, hai nước này có tỷ trọng người di cư cao gấp đôi Mỹ: 28% ở Ả
Trang 6Rập Saudi và 21% ở Canada so với 13% ở Mỹ Xem xét tỷ suất nhập cư so với tổng dân số, các nước có tỷ trọng nhập cư cao có thể chia thành 5 nhóm:
- Thứ nhất, gồm các nước có dân số thưa thớt nhưng có nguồn dầu lửa dồi dào, ở đây số người nhập cư đôi khi còn cao hơn dân bản địa Năm
2010, tỷ trọng nhập cư cao nhất ở nhóm này gồm có: Qatar (86%), Tiểu Vương quốc Ả Rập (70%), Kuwait (69%), Ả Rập Saudi, Bahrain, Oman và Brunei, ở các nước này tỷ trọng người nhập trong khoảng từ 28% đến 40%
- Thứ 2, gồm các khu vực lãnh thổ và các quốc gia rất nhỏ, thường là các nước có tình trạng đặc biệt, liên quan chủ yếu đến các quy định về thuế:
Monaco (72%), Macao (55%), Singapore (41%)
- Thứ 3 ,là các quốc gia trước đây được chọn là “các nước mới”, với
các khu vực lãnh thổ rộng lớn nhưng hiện nay dân số vẫn rất thưa thớt: Úc (22%)
và Canada (21%)
- Thứ 4, gồm các nước gần giống với các nước trước đây về phương thức phát triển, đó là các nền dân chủ công nghiệp miền Tây, trong đó tỷ trọng người
nhập cư chiếm khoảng từ 7% đến 16%: Áo (16%), Thụy Điển (14%), Tây Ban Nha (14%), Mỹ (13%), Đức (13%), Pháp (11%), Hà Lan (10%), Anh (10%), Bỉ (9%), Ý (7%)
- Thứ 5,được gọi là “các nước ẩn náu”, là nơi tiếp nhận dòng người tỵ nạn ồ ạt do
các cuộc xung đột với các nước láng giềng Ví dụ như vào cuối năm 2009, có khoảng 1 triệu người tỵ nạn I Rắc sống ở Syria, tương ứng với 5% dân số, và có khoảng 350.000 người tỵ nạn từ Sudan đến sống ở Chad (3% dân số)
Bảng 1: 15 nước có số người nhập cư cao nhất, 2010 Nước Số người nhập cư (triệu người)
Trang 7Canada 7,2
Bảng 2 15 nước có tỷ trọng xuất cư cao nhất Nước Tỷ trọng Xuất cư / Tổng dân số (%)
Bảng 3.Tỷ lệ nhập và xuất cư ở một số nước
Tỷ lệ nhập cư ở một số nước
Tỷ lệ xuất cư ở một số nước
Trang 8STT Nước
% dân số nước chủ nhà năm 2000
Dự báo năm
số
1
Ả rập thống
Trang 914 Thỗ Nhĩ Kỳ 6,2 8,6 14 Balan 5,4
Nguồn bảng 1, 2, 3: Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình số 8 (125) năm 2011
Theo Liên hợp Quốc, tổng số người nhập cư là 214 triệu người trong năm
2010, chiếm một phần nhỏ của dân số thế giới (3,1%); Phần lớn người dân sống ở nước sinh ra họ Tỷ trọng nhập cư tăng nhẹ trong những thập kỷ gần đây (20 năm trước, năm 1990 là 2,9% và 45 năm trước, năm 1956 là 2,3%) Trong 100 năm qua
tỷ lệ nhập cư chỉ thay đổi rất ít
Mặt khác, phân bố của người nhập cư cũng không giống thế kỷ trước Một trong số những thay đổi là do sự đảo ngược của các luồng di cư, giữa Bắc và Nam, với phần lớn người di cư quốc tế đến từ các nước phía Nam Theo Liên hợp quốc
Trang 10ngày nay người di cư có thể chia làm 3 nhóm có quy mô tương đối cân bằng: Người di cư sinh ra ở các nước miền Nam nhưng sống ở các nước miền Bắc (62 triệu người năm 2005), di cư Nam-Nam (61 triệu) gần những người di cư từ các nước phía Nam đến các nước phía Nam khác, và người di cư Bắc-Bắc (53 triệu) Nhóm thứ tư-những người sinh ra ở các nước phía Bắc di cư đến các nước phía
Nam-nổi trội ở thế kỷ trước nhưng ngày nay có số lượng nhỏ hơn rất nhiều
(14 triệu người)
2. Xuất - nhập khẩu lao động.
Xuất, nhập khẩu lao động trên thị trường quốc tế là hình thức di chuyển lao động từ thị trường lao động nước này (vùng lãnh thổ này) sang một thị trường lao động nước khác (vùng lãnh thổ khác), để cung cấp dịch vụ lao động cho nước nhập khẩu và giải quyết công ăn việc làm cho nước xuất khẩu
Quy mô xuất - nhập khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế rất lớn, tại thị trường lao động nhiều nước thì lao động xuất - nhập khẩu chiếm tỷ lệ khá lớn, lợi ích mà nó đem lại cho cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu là tương đối lớn Sau đây là quy mô xuất - nhập khẩu của một số quốc gia trên thị trường lao động quốc tế (tính đến năm 2010):
- Mỹ: Nhập khẩu 42,8 triệu lao động
- Nga: Nhập khẩu 12,3 triệu lao động
- Ấn Độ: Nhập khẩu 5,4 triệu lao động
- Canada: Nhập khẩu 7,2 triệu lao động
- Anh: Nhập khẩu 6,5 triệu lao động
- Mexico: Xuất khẩu 11,2 triệu lao động
- Trung quốc: Xuất khẩu 12,51 triệu lao động
- Đức: Xuất khẩu 4 triệu lao động
- Philippin: Xuất khẩu 4.3 triệu lao động
- Thổ Nhĩ Kỳ: Xuất khẩu 3,2 triệu lao động
Khác với lao động di cư định cư, xuất khẩu lao động chỉ những người rời khỏi 1 nước đến làm việc tại 1 nước khác với tính chất tạm thời (có thời hạn), còn nói đến nước nhập khẩu là nói đến lao động thường xuyên của quốc gia này cộng
Trang 11với lao động tạm thời từ khắp các quốc gia khác đến làm việc ở đó với thời gian cư trú xác định
3. Di cư lao động quốc tế (cơ hội và rủi ro)
Việc tồn tại dòng nhập cư ồ ạt có thể tạo ra lợi ích cho những người bản địa này nhưng lại có thể gây ra những mất mát cho những người khác
- Rủi ro:
Xét thị trường lao động nặng nhọc, kém hấp dẫn:
Khi nhập cư Cung lao động tăng (cung lao động dịch chuyển về bên phải) giảm tiền công và mức việc làm hay giờ lao động của người lao động bản địa Tổng quỹ lương trả cho người lao động bản địa giảm từ OW1 BN1 xuống còn
OW2DN3
Hì
nh 1 Cung và cầu về lao động nặng nhọc, kém hấp dẫn
Vì vậy một số người lao động bản địa rời khỏi thị trường lao động hoặc nếu ở lại thì thu nhập lao động của họ ít hơn trước do tác động của tiền lương giảm
- Lợi ích:
Trang 12Tuy nhiên, ngay cả khi việc nhập cư của những người lao tạo ra bất lợi đối với người lao động bản địa thì cũng sẽ là sai lầm nếu khẳng định nó có hại đối với toàn bộ người lao động bản địa:
Thứ nhất, việc nhập cư của những lao động rẻ sẽ làm cho người tiêu dùng được hưởng lợi từ việc sử dụng sản phẩm tạo ra bởi những người lao động này Bởi khi tiền lương giảm và mức việc làm tăng sản lượng hàng hoá tăng, giá thành giảm
Ví dụ: Khi người lao động chưa qua đào tạo của Việt Nam đi xuất khẩu lao
động sang Malayxia Vì không có trình độ, tay nghề nên họ phải làm những công việc nặng nhọc và mức lương thấp hơn so với mức lương mà người dân bản địa được nhận với cùng một công việc chi phí trả lương cho người lao động giảm chi phí đầu vào giảm giá thành giảm người tiêu dùng Malayxia được hưởng lợi
Thứ hai, việc nhập cư lao động phổ thông góp phần làm tăng lợi nhuận cho chủ sử dụng lao động tạo ra 2 tác động chính:
• Làm tăng lợi suất của vốn thúc đẩy các nhà đầu tư tăng đầu tư vào máy móc thiết bị (quỹ này có thể thu hút từ các nguồn trong nước hoặc nước ngoài)
• Khiến nhiều người muốn trở thành ông chủ hơn
Việc tăng vốn đầu tư và tăng số người chủ cuối cùng sẽ làm cho lợi nhuận giảm đến mức thông thường, nhưng lại làm cho kho vốn của nhà nước tăng lên tạo cơ hội cho một số người lao động trở thành ông chủ
Ví dụ: Với cùng ví dụ trên, người lao động Việt Nam nhận mức lương thấp
hơn người bản địa cùng làm một công việc Điều đó cũng có nghĩa là người sử dụng lao động có thêm phần lợi nhuận do việc trả lương thấp hơn đó Phần lợi nhuận này họ có thể đầu tư để phát triển sản xuất cho doanh nghiệp mình
Thứ ba, những người nhập cư sử dụng tiền tệ tại đất nước mà họ đến cầu tiêu dùng tăng cầu lao động tăng (cầu dịch chuyển sang phải) tạo thêm cơ hội việc làm cho những nguời khác