1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phương pháp dạy học chuyên ngành điện cho khoa sư phạm kỹ thuật trường đại học bách khoa hà nội

95 1,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 543 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Sau quá trình được học tập và đào tạo về chuyên ngành sư phạm kỹthuật điện tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, em nhận thấy: Để nâng cao chất lượng đào

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sau quá trình được học tập và đào tạo về chuyên ngành sư phạm kỹthuật điện tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội,

em nhận thấy: Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghềthì trong quá trình giảng dạy chương trình bồi dưỡng chứng chỉ sư phạmdạy nghề hoặc đào tạo cử nhân sư phạm kỹ thuật cần phải trang bị chonhững người giáo viên tương lai nội dung học phần: “Phương pháp dạy họcchuyên ngành” Mặt khác, xuất phát từ thực tế là nội dung học phần:

“Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” tại các trường, các cơ sở, cáctrung tâm đào tạo giáo viên dạy nghề nói chung và khoa Sư Phạm Kỹ Thuậttrường Đại Học Bách Khoa Hà Nội nói riêng chưa được xây dựng hợp lýnên trong phạm vi đề tài tốt nghiệp của mình em đã thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu, đề xuất xây dựng nội dung học phần: “Phương pháp dạy họcchuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học BáchKhoa Hà Nội”

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp của mình, em đã nhận được

sự chỉ bảo và hướng dẫn rất tận tình của cô giáo hướng dẫn: TS.Lê ThanhNhu Em xin chân thành cảm ơn cô!

Hà Nội, ngày tháng năm 2008 Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Ngọc

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

và công nghệ phát triển mạnh mẽ Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế với khuvực và quốc tế đang được coi là xu thế tất yếu khách quan Trong đó, sựcạnh tranh giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày càng quyết liệt,gay gắt hơn và lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhânlực chất lượng cao Đối với Việt Nam, việc phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao đang được coi là vấn đề quan trọng, chìa khóa để phát triển nềnkinh tế, một yếu tố cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa,hiện đại hóa, đảm bảo sự tăng trưởng của kinh tế và phát triển bền vững củađất nước, tạo sức cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực

và quốc tế

Mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 được xác định

là phải: “Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọngnhân lực khoa học – công nghệ trình độ cao, trực tiếp góp phần nâng caosức cạnh tranh của nền kinh tế Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các trình

độ vào năm 2010 đạt 40% ” Đối với công tác dạy nghề, nội dung củachiến lược này cũng đã xác định rõ rằng phải: “Đặc biệt nâng cao chấtlượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong laođộng hiện đại Gắn đào tạo với sử dụng, với việc làm trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của khu côngnghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động,

Trang 4

chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ

có trình độ cao”

Để đạt được mục tiêu trên, tổng cục dạy nghề, các trường và các cơ sởdạy nghề đã không ngừng chú trọng chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ nângcao trình độ chuyên môn mà còn hết sức chú trọng tới việc tổ chức bồidưỡng, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy

kỹ thuật, đề ra định hướng đổi mới trong việc đào tạo giáo viên dạy kỹthuật Cụ thể như sau:

1.1.1 Mục tiêu đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật.

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức và trách nhiệm công dân, cóbản lĩnh, độc lập, tự chủ, nghị lực sáng tạo và tinh thần đổi mới, có tiềmlực để không ngừng hoàn thiện trình độ ban đầu, có sức khỏe, đáp ứngyêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc

- Có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình

độ và ngành đào tạo, biết sử dụng, vận hành các máy móc thiết bịchuyên ngành, thiết bị thí nghiệm, thiết bị kiểm tra

- Có kỹ năng giao tiếp, năng lực đánh giá sinh viên và kỹ năng ứng dụngcông nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn

- Vận dụng kiến thức kỹ năng sư phạm, kiến thức và kỹ năng nghề, kỹnăng sử dụng, thiết kế và chế tạo các đồ dùng dạy học để thực hiệnnhiệm vụ giảng dạy lý thuyết nghề và hướng dẫn thực hành thí nghiệm,quản lý chất lượng một cách có hệ thống

Trang 5

- Tổ chức, hướng dẫn học sinh trong các hoạt động học tập, nghiên cứukhoa học và sinh hoạt ngoại khóa, thiết lập mối quan hệ gắn bó vớicông nghiệp trong quá trình đào tạo.

1.1.2 Mô hình của người giáo viên dạy kỹ thuật.

- Theo mục tiêu đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật, người giáo viên dạy kỹthuật “phải là hình ảnh sống của giáo dục đang phát triển chứ tuyệtnhiên không phải là sản phẩm đã làm xong” Bởi vậy, mô hình củangười giáo viên dạy kỹ thuật có thể được mô tả như sau:

Nhà

HĐ xã

hội

Nhà sư phạm

Giáo viên kỹ thuật

Nhà kỹ thuật

Nhà

NC khoa họcNhà

quản lý

Trang 6

- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà sư phạm có trình độ và khảnăng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học.

- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà kỹ thuật – công nghệ với trình

độ nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành nghề đào tạo

- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà nghiên cứu khoa học có khảnăng thực hiện và tham gia các hoạt động nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật,đổi mới phương pháp nội dung đào tạo

- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà quản lý có khả năng tổ chức vàquản lý các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của mình

- Người giáo viên dạy kỹ thuật là một nhà hoạt động xã hội có hiểu biết

và tham gia, tổ chức các hoạt động xã hội và cộng đồng

1.1.3 Phẩm chất của người giáo viên dạy kỹ thuật.

- Lòng yêu nghề Đó là phẩm chất quan trọng, là tiêu chuẩn cần thiết đốivới mỗi người giáo viên Thực tế cho thấy rằng bất luận làm nghề gì,muốn có kết quả cao, trước tiên cần phải có lòng yêu nghề

- Đạo đức chuẩn mực Xã hội đòi hỏi người giáo viên phải có đạo đứcchuẩn mực, thái độ tận tâm thực hiện các nhiệm vụ của mình, yêu quýhọc sinh, tận tụy với sự nghiệp sư phạm dạy nghề, tạo điều kiện chohọc sinh mạnh dạn phát huy sáng kiến và tiến hành nghiên cứu khoahọc

- Uy tín đối với học sinh Kết quả giáo dục phụ thuộc vào uy tín củangười giáo viên, có lương tâm đạo đức nghề nghiệp trong sáng, năng

Trang 7

lực chuyên môn giỏi, nghiệp vụ sư phạm vững vàng Đó là những yếu

tố quan trọng tạo nên uy tín của người giáo viên

- Kỷ luật nghề nghiệp Kỷ luật nghề nghiệp là một đòi hỏi của quá trìnhsản xuất trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đangphát triển như vũ bão Có kỷ luật nghề nghiệp mới đảm bảo an toàncho người và thiết bị vì sau này khi học sinh ra trường phải thực hiệncác quy trình sản xuất chặt chẽ Muốn có được kỷ luật nghề nghiệp họcsinh cần phải được giáo dục ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

1.1.4 Năng lực của người giáo viên dạy kỹ thuật.

- Năng lực là yếu tố quyết định tạo nên nhân cách con người Dạy họccác môn chuyên ngành kỹ thuật vừa mang tính chất chung của nghề dạyhọc vừa có những đặc thù của chuyên môn kỹ thuật Vì vậy, để hoànthành được nhiệm vụ của mình người giáo viên dạy kỹ thuật cần phải

có những năng lực cơ bản sau:

1.1.1.

Năng lực cần thiết của GVKT

NL lý

thuyết thựcNL phươngNL luận dạyNL lý

Trang 8

1.1.5 Một số quan điểm dạy học mới.

Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những

động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người Đây là trách nhiệmcủa toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo nói chung, giáo viên dạy nghềnói riêng là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng Để hoàn thành tốt sứ

Trang 9

mạng nói trên các nhà trường nói chung, các khoa, trường sư phạm kỹ thuậtnói riêng đã không ngừng xây dựng và phát triển những quan điểm dạy họcmới để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Hiện nay, trong định hướng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề có một sốđịnh hướng đổi mới trong dạy học kỹ thuật được quan tâm, đó là:

- Định hướng vấn đề cần giải quyết – năng lực thực hiện công việc Dạyhọc theo quan điểm này, sau quá trình học người học thực hiện được tất

cả các hoạt động theo tiêu chuẩn mà nghề nghiệp yêu cầu

- Định hướng trọn vẹn vấn đề - tích hợp nội dung Dạy học theo quanđiểm này, đối với một nghề cụ thể thành phần lý thuyết và thực hànhthống nhất thành một chỉnh thể nhằm đạt được yêu cầu của mục tiêuđào tạo

- Định hướng làm được – theo nhịp độ người học Đây là định hướng lấyngười học làm trung tâm, tích cực hóa người học Dạy học theo quanđiểm này là dạy học hướng vào việc tích cực hóa quá trình học tập củahọc sinh, trong đó kết quả hành động đã được thỏa thuận giữa giáo viên

và học sinh

- Định hướng đánh giá liên tục hiệu quả - học tập không rủi ro

- Định hướng cá nhân hoặc nhóm nhỏ người học

- Định hướng lắp ghép phát triển

Mỗi một quan điểm dạy học mới được áp dụng đều thể hiện những ưu,khuyết điểm và những đặc trưng riêng Không có quan điểm dạy học mớinào là vạn năng và thường các quan điểm dạy học mới này được áp dụngđan xen vào nhau nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay thì dạy học theonăng lực thực hiện được ưu tiên hơn cả

Trang 10

1.1.6 Đào tạo theo năng lực thực hiện.

1.1.6.1 Khái niệm “năng lực thực hiện”.

- Năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạt động (nhiệm

vụ, công việc) trong nghề theo tiêu chuẩn đặt ra đối với từng công việc

đó trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp Năng lực thực hiện tích hợpkiến thức, kỹ năng và thái độ

- Đào tạo theo năng lực thực hiện dựa chủ yếu vào những quy định chomột nghề và đào tạo theo các tiêu chuẩn đó chứ không dựa vào thờigian

- Bốn loại kỹ năng chủ yếu trong năng lực thực hiện là:

+ Kỹ năng thực hiện công việc cụ thể, riêng biệt

+ Kỹ năng quản lý các công việc

+ Kỹ năng quản lý các sự cố

+ Kỹ năng hoạt động trong môi trường làm việc

Kèm theo đó là các kỹ năng cốt lõi mà bất cứ người lao động nào cũngphải có trong năng lực thực hiện của mình: Kỹ năng thông tin, kỹ năng giaotiếp, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động, kỹ năng hợptác, kỹ năng sử dụng toán học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụngcông nghệ

1.6.1.2 Đặc điểm đào tạo nghề theo năng lực thực hiện.

- Định hướng đầu ra:

+ Có khả năng làm được gì (liên quan tới nội dung chương trình đào tạo) + Có thể làm tốt như mong đợi (liên quan tới việc đánh giá kết quả họctập của người học)

Trang 11

- Các thành phần chủ yếu:

+ Dạy và học các năng lực thực hiện

+ Đánh giá, xác nhận các năng lực thực hiện

- Tổ chức, quản lý quá trình học:

+ Người học được coi là hoàn thành chương trình đào tạo khi đã chứng tỏ

là thông thạo tất cả các năng lực thực hiện đã xác định trong chương trìnhđào tạo, không phụ thuộc vào thời lượng thực học

+ Người học có thể học theo khả năng và nhịp độ riêng và không phụthuộc vào người khác Do vậy, có thể vào học và kết thúc việc học ở nhữngthời điểm khác nhau

+ Hồ sơ học tập của người học được ghi chép, lưu trữ Người học đượcphép chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình mà không cần học lại nhữngnăng lực thực hiện mà họ đã thông thạo, được công nhận và tích lũy bằngcác tín chỉ

+ Mức độ đạt được trong sự đào tạo theo năng lực thực hiện, tốc độ họctập là các chỉ tiêu phân loại chính đối với người học

1.6.1.3 Các đặc trưng cơ bản phân biệt giữa đào tạo theo năng lực thực hiện và đào tạo theo truyền thống.

Đặc trưng Đào tạo theo năng lực

- Theo sách giáokhoa, tài liệu thamkhảo

- Người học không

Trang 12

công việc then chốt

để làm việc thànhcông)

- Những năng lực thựchiện đó được xácđịnh sẵn và được mô

tả chính xác về cái

mà người học sẽ cókhả năng làm gì khihọc xong chươngtrình

biết chính xác họ

sẽ học cái gì trongmỗi phần củachương trình

- Chương trình đàotạo thường đượcxây dựng theo cácmôn học, chương,mục… giáo viêntập trung bao quáttài liệu

Trang 13

Người học học

như thế nào?

- Cung cấp cho ngườihọc các hoạt độnghọc tập Tài liệu họctập được thiết kế cẩnthận Kết hợpphương tiện giúpngười học thông thạocông việc

- Tài liệu được tổ chứcsao cho mỗi ngườihọc có thể dừng lại,làm lại, nhanh lênhoặc chậm lại khicần theo nhịp độ cánhân

- Có thông tin phảnhồi thường xuyêngiúp người học điềuchỉnh, sửa chữa việcthực hiện của mình

- Dựa vào hoạt độngcủa giáo viên làchủ yếu, giáo viêntruyền đạt quatrình diễn, diễngiảng

- Người học ít có cơhội kiểm tra quátrình và không giangiờ học

- Thường ít có thôngtin phản hồi đềuđặn trong quá trìnhdạy học

Trang 14

Khi nào người học

chuyển sang công

việc khác?

- Cung cấp cho ngườihọc có đủ thời giancho phép để thôngthạo hoàn toàn mộtcông việc trước khiđược phép chuyểnsang công việc khác

- Đòi hỏi cả lớphoàn thành côngviệc cùng một thờigian Lúc đó có thểsớm hoặc quámuộn đối với từng

- Mục tiêu dạy học là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ chức vàquản lý đào tạo ở mọi loại hình và phương thức đào tạo, là cơ sở đểthiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể phùhợp với từng loại hình trường và hệ đào tạo trong hệ thống giáo dụcquốc dân Đồng thời, mục tiêu dạy học còn là tiêu chuẩn cho việc kiểmtra, đánh giá toàn bộ quá trình dạy học từ vấn đề tổ chức cho đến chấtlượng đào tạo

Trang 15

1.2.2 Nội dung dạy học.

- Nội dung dạy học là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và các giá trịtinh thần và đạo đức mà việc lĩnh hội chúng đảm bảo sự phát triển toàndiện của nhân cách và sự xác lập nghề nghiệp của người tốt nghiệp

1.2.3 Phương pháp dạy học.

- Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của Thầy và Tròtrong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của Thầy nhằm làmTrò tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học nhằm đạt tới

mục tiêu dạy học

1.2.4 Vị trí và tầm quan trọng của mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học.

Mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học là những yếu tố có vị trí và vai

trò đặc biệt quan trọng trong một quá trình dạy học nói chung và trong quátrình dạy học các môn chuyên ngành kỹ thuật nói riêng Cụ thể là:

- Đối với người học:

+ Biết mình phải học gì? Làm được việc gì?

+ Lựa chọn phương pháp học tập thích hợp

+ Tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, từ đó có những điều chỉnhthích hợp

- Đối với người dạy:

+ Xác định được nội dung dạy học (dạy cái gì? Dạy ở mức độ nào?) + Lựa chọn được phương thức dạy học thích hợp để tổ chức quá trình dạyhọc tối ưu

Trang 16

+ Tự đánh giá được kết quả giảng dạy và có những điều chỉnh hợp lý hoạtđộng giảng dạy của mình.

+ Làm căn cứ để đánh giá chính xác kết quả của người học

- Đối với nhà trường:

+ Có căn cứ để xây dựng danh mục ngành đào tạo, chương trình đào tạo,

kế hoạch đào tạo, chương trình môn học

+ Tổ chức và tiến hành đánh giá được chất lượng đào tạo của từng ngànhhọc

+ Cải tiến quá trình đào tạo cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tiễn của xãhội và xu hướng phát triển chung của khu vực và thế giới

- Đối với xã hội:

+ Có thể đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (đáp ứng được các yêucầu đặt ra)

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp

1.2.5 Đặc điểm của lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật.

- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật là lý luận dạy học ứng dụng chomột môn học, ngành học, gắn liền với mục tiêu, nội dung, phương phápcủa ngành cụ thể, kiểm chứng bổ sung chi tiết hơn các vấn đề mà lýluận dạy học đại cương nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật là dạy

và học các môn chuyên ngành kỹ thuật

- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật có các nhiệm vụ sau:

+ Xác định những kiến thức cần thiết, phương pháp của ngành, của mônhọc để quy định các mục tiêu dạy học

Trang 17

+ Đưa ra các mô hình để xác định nội dung, phương pháp và cách thức tổchức cho hoạt động dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

+ Kiểm tra và cập nhật thường xuyên nội dung dạy học sao cho phù hợpvới kiến thức mới nhất của môn, của khoa học chuyên ngành

- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật có mục đích trang bị cơ sở lýluận của môn học và hướng dẫn phương pháp giảng dạy các môn kỹthuật cho giáo viên các trường dạy nghề

1.2.6 Tầm quan trọng của học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành”.

Học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” là một học phần quantrọng góp phần trang bị kiến thức cơ bản và hình thành kỹ năng ban đầu vềhoạt động phương pháp dạy học chuyên ngành trong việc đào tạo giáo viêndạy chuyên ngành kỹ thuật Học phần này có thể coi là bước chuyển hóa từphương pháp dạy học chung vào phương pháp dạy học các môn chuyênngành kỹ thuật cụ thể Với những nhiệm vụ căn bản là nhằm giúp chongười học có kỹ năng phân tích chương trình, nội dung các môn học kỹthuật, hiểu được phương pháp khoa học của môn học, từ đó làm cơ sở choviệc tổ chức quá trình dạy học bao gồm các bước lên lớp và cả quá trìnhphát triển của nội dung bên trong Việc lĩnh hội được những đặc điểm cănbản của môn học kỹ thuật cho phép giáo viên lựa chọn phương pháp vàphương tiện dạy học hợp lý, tối ưu hóa hệ dạy học, hướng vào việc tổ chức

và chiếm lĩnh tri thức và các kỹ năng nghề một cách có hiệu quả nhất.Đồng thời, nó đưa ra các hướng dẫn cho việc dạy và học các nội dung cănbản của chương trình, đặc biệt là các nội dung khó

Trang 18

1.2.7 Thực trạng việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học phần:

“Phương pháp dạy học chuyên ngành”.

Kinh tế tri thức cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tronggiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi đất nước ta cần

có một lực lượng lớn lao động với chất lượng và trình độ cao Điều đó đặt

ra cho giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng những trọng trách to lớn.Một trong những vấn đề mấu chốt, có vai trò quyết định chất lượng đào tạonghề là chất lượng đội ngũ giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề Chính vì vậy,nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy nghề là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của các trường sư phạm kỹ thuật hoặc các khoa sư phạm kỹ thuậttrong các trường đại học kỹ thuật Nói đến chất lượng đào tạo trước hếtphải nói tới chương trình đào tạo Muốn đạt tới mục tiêu đào tạo thì chươngtrình đào tạo được cấu trúc phải phản ánh được mục tiêu ấy Đối với đàotạo giáo viên nói chung và đào tạo giáo viên dạy nghề nói riêng thì họcphần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” là một nội dung quan trọnggóp phần hình thành năng lực cụ thể của người giáo viên nói chung vàngười giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề nói riêng Phương pháp dạy họcchuyên ngành cũng là một tiêu chí để đánh giá chất lượng của giáo viêndạy chuyên ngành kỹ thuật Vì vậy, để góp phần nâng cao năng lực sưphạm cho người giáo viên, chúng ta cần biết cách nhìn nhận, phân tích,đánh giá đúng mức thực tế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nóichung và việc thực hiện nhiệm vụ dạy học chuyên ngành nói riêng trongthời gian qua để từ đó tìm ra hướng khắc phục, giải quyết và cải tiến côngtác giảng dạy học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” sao chohiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Trang 19

Trong những năm qua, ngành dạy nghề đã có chủ trương bồi dưỡng, đàotạo nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 và chương trình đào tạo khung chứngchỉ dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ sư phạm của đội ngũgiáo viên dạy nghề Nhờ có quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nên đãgiúp cho đội ngũ giáo viên dạy nghề khắc phục dần những yếu kém vềnăng lực sư phạm.

Trong cả hai bộ chương trình bồi dưỡng và đào tạo đều có môn:

“Phương pháp dạy học chuyên ngành” với thời lượng 30 tiết (chương trìnhbậc 2) và 45 tiết (chương trình đào tạo) “Phương pháp dạy học chuyênngành” là khoa học thuộc hệ thống các môn sư phạm kỹ thuật, được thựchiện sau khi người học đã học xong các môn sư phạm học đại cương mànhất là môn lý luận dạy học “Phương pháp dạy học chuyên ngành” nghiêncứu quá trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp Quá trình dạy học kỹ thuậtnghề nghiệp vừa mang đặc điểm chung của quá trình dạy học nói chungvừa mang những nét đặc trưng riêng đối với từng môn học và ngành học

“Phương pháp dạy học chuyên ngành” giúp giáo viên xác định những yếu

tố đặc trưng của quá trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp, vận dụng lý luậndạy học nói chung, lý luận dạy học chuyên ngành nói riêng để hình thành,phát triển kỹ năng dạy học các bài học lý thuyết cũng như thực hành nghề,góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo trong các trường dạy nghề

Về cấu trúc nội dung, chương trình môn học được thực hiện gồm haiphần:

- Phần 1: Những vấn đề chung của: “Phương pháp dạy học chuyênngành” đề cập tới những khái niệm cơ bản về đào tạo nghề nghiệp vànhững hướng dẫn chung về cách xây dựng và thực hiện các yếu tố cơ

Trang 20

bản của quá trình dạy học kỹ thuật nghề nghiệp như: Mục tiêu dạy học,nội dung dạy học, phương pháp dạy học…

- Phần 2: Phương pháp dạy học một số nội dung kỹ thuật nghề nghiệp đãchỉ ra phương pháp cho việc dạy học lý thuyết nghề (dạy học khái niệm

kỹ thuật, dạy học cấu tạo kỹ thuật, dạy học nguyên lý kỹ thuật…) vàphương pháp dạy học thực hành nghề (dạy học kỹ năng nghề, quá trìnhhướng dẫn thực hành nghề tại xưởng, trường, tại cơ sở sản xuất…) Thực tế cho thấy rằng: Sau khi được học tập, bồi dưỡng môn học:

“Phương pháp dạy học chuyên ngành” cùng với các môn học khác trongchương trình, phần lớn học viên đã định hướng được những công việc cơbản của người giáo viên dạy nghề Họ đã biết soạn được những giáo án lýthuyết nghề cũng như thực hành nghề theo đúng quy định, đồng thời đã tiếnhành thực hiện lên lớp với những bài đã soạn có hiệu quả

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện nhiệm

vụ giảng dạy môn: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” cũng còn cónhiều tồn tại:

- Nội dung môn học mới chỉ đề cập được đến những vấn đề lý luận chungcho tất cả các bộ môn, các ngành và các đối tượng khác nhau Chưa cụthể đối với từng môn, từng ngành, từng đối tượng học nghề Trong khi

đó các lớp bồi dưỡng và đào tạo thường là những học viên thuộc nhiềumôn học, ngành học và ở những trình độ khác nhau Vì vậy, chươngtrình môn học như trên chưa phù hợp với đối tượng cụ thể và thiếu tínhkhả thi Nội dung bồi dưỡng và đào tạo vẫn chủ yếu là lý thuyết, rất ítchú trọng tới thực hành giảng dạy

Trang 21

- Điều đó đã dẫn đến kết quả là nhiều giáo viên mặc dù đã cố gắng nhưngcòn rất nhiều lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiệnnhiệm vụ dạy nghề của mình như thiết kế và tiến hành thực hiện các bàidạy chuyên ngành Cụ thể là chưa biết cách xác định mục tiêu học tậpcủa bài dạy, chưa biết lựa chọn và chế biến tài liệu học tập cho phù hợpvới đối tượng để hướng tới đạt mục tiêu đề ra, việc lựa chọn và sử dụngphương pháp dạy học nhìn chung chưa phù hợp với từng nội dung vàtừng đối tượng dạy nghề, đa số vẫn sử dụng phương pháp giảng dạyđơn điệu, thụ động nhồi nhét chưa phát huy được tính chủ động sángtạo của học sinh, kỹ năng thiết kế và sử dụng các phương tiện dạy họccòn hạn chế, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại Bài giảng cònđơn điệu thông tin một chiều, rất thiếu vắng những tình huống thực tếnghề nghiệp, số đông giáo viên còn yếu về mặt sử dụng ngôn ngữ, diễnđạt không rõ ràng làm cho học sinh khó hiểu bài.

Sự yếu kém trên của đội ngũ giáo viên dạy nghề có thể xuất phát từnhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là chưa xây dựngđược nội dung học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” dànhriêng cho từng môn học, ngành học cụ thể, do vậy việc thực hành dạyhọc lý thuyết nghề và dạy học thực hành nghề của giáo viên dạy kỹthuật, dạy nghề đã gặp nhiều khó khăn và đã ảnh hưởng không nhỏ tớihiệu quả đào tạo nghề hiện nay

=> Với vị trí và tầm quan trọng của mục tiêu, nội dung, phương pháp dạyhọc cùng những đặc điểm lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật và đặcbiệt là tầm quan trọng của học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành”như trên thì để đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên dạy chuyên ngành kỹ

Trang 22

thuật theo định hướng đổi mới đào tạo theo năng lực thực hiện, trong quátrình đào tạo giáo viên dạy chuyên ngành kỹ thuật cần phải trang bị chonhững người giáo viên tương lai nội dung học phần: “Phương pháp dạy họcchuyên ngành” một cách khoa học và hợp lý.

Trang 23

Kết luận chương 1: Chương này tác giả đã đề cập tới các vấn đề:

- Định hướng đổi mới đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật theo năng lực thựchiện

- Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật: Vị trí, tầm quan trọng của mụctiêu, nội dung, phương pháp dạy học; tầm quan trọng và thực trạng việc

tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy học phần: “Phương pháp dạy họcchuyên ngành”

Trang 24

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH VÀ NỘI DUNG

DẠY HỌC CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN.

2.1 Lịch sử ra đời và đặc điểm nội dung của các môn học chuyên ngành điện.

2.1.1 Lịch sử ra đời của các môn học chuyên ngành điện.

- Cùng với lịch sử ra đời và phát triển của ngành điện:

+ Năm 1785 – Coulomb phát minh ra định luật tĩnh điện

+ Năm 1800 – Volta phát minh ra pin

+ Năm 1820 – A.M.Ampere phát minh ra định luật điện động lực học + Năm 1831 – Faraday phát minh ra định luật cảm ứng điện từ

+ Năm 1833 – Lentz phát minh ra chiều dòng điện cảm ứng

+ Năm 1847 – Kirchhoff phát minh ra định luật về dòng điện và điện

áp trong mạch điện phân nhánh

+ Năm 1869 – Grant phát minh ra máy phát điện một chiều

+ Năm 1873 – Maxwell phát minh ra lý thuyết về trường điện từ

+ Năm 1879 – Edison phát minh ra đèn sợi đốt với dây tóc là thancacbon

+ Năm 1880 – Edison, năm 1890 Maxim – phát minh ra máy phát điệnxoay chiều một pha

+ Năm 1890 – Dorraronxki phát minh ra động cơ ba pha, máy biến áp

ba pha

+ Năm 1907 – Mỹ xây dựng đường dây cao áp 110 KV

+ Năm 1922 – Mỹ xây dựng đường dây cao áp 220 KV

Trang 25

Trong ngành giáo dục và đào tạo cũng dần dần xuật hiện các môn họcchuyên ngành điện Các môn học này ra đời gắn liền với quá trình tìm tòi,phát minh, nghiên cứu của các nhà khoa học trong lĩnh vực điện học.

2.1.2 Đặc điểm nội dung của các môn học chuyên ngành điện.

2.1.2.1 Tính cụ thể và tính trừu tượng.

- Tính cụ thể: Được biểu hiện ở chỗ nội dung các môn học chuyênngành điện phản ánh những đối tượng cụ thể, bao gồm kiến thức vềcác công cụ lao động, các loại máy móc, các quá trình kỹ thuật, cácthao tác công nghệ cụ thể… Những tri thức này phần nào được họcsinh tri giác ngay trên đối tượng nghiên cứu thông qua các phươngtiện trực quan hoặc thao tác mẫu của giáo viên

- Tính trừu tượng: Được biểu hiện qua hệ thống các khái niệm kỹthuật, nguyên lý kỹ thuật… mà học sinh không thể trực tiếp tri giácđược Ví dụ: Nguyên lý hoạt động của các loại máy điện, đặc tính cơcủa động cơ điện một chiều, đặc tính cơ của động cơ không đồng bộ,các quá trình hãm ngược, hãm tái sinh, hãm động năng của động cơđiện một chiều và động cơ không đồng bộ… Để tiếp thu loại tri thứcnày, đòi hỏi phải hình dung, tưởng tượng (tức tư duy) Song để có dữliệu cho tư duy thì phải có nhận thức cảm tính (trực quan) Vì thế,trong các tài liệu kỹ thuật người ta thường mô phỏng những nộidung trừu tượng bằng các kí hiệu, hình vẽ, sơ đồ…

Hai đặc điểm nói trên đòi hỏi trong dạy học các môn chuyên ngànhđiện cần phải thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng; giữa nhậnthức cảm tính với nhận thức lý tính; giữa cấu trúc, hình thức bên ngoài

Trang 26

với nội dung, nguyên lý, diễn biến bên trong của mỗi đối tượng Ví dụ:Khi nghiên cứu về máy biến áp thì dây quấn (mạch điện) và lõi thép(mạch từ) là những cái cụ thể (về cấu tạo) Còn việc chỉ ra sự liên hệ giữasức điện động (E1) ở cuộn dây sơ cấp với sức điện động (E2) ở cuộn dâythứ cấp là cái trừu tượng (nguyên lý) Nguyên lý này (cái trừu tượng) đểnghiên cứu các loại máy biến áp khác nhau (cái cụ thể).

Như vậy, sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng ở đây đòihỏi phải:

- Tìm ra điểm xuất phát tương đối của mỗi khâu nhận thức: Từ cái cụthể (trực quan) hay từ cái trừu tượng (lý thuyết) Đó là cơ sở của việcvận dụng con đường quy nạp hay diễn dịch trong dạy học

- Xác định đúng đắn vị trí, vai trò trực quan, coi nó như một điều kiện

và phương tiện của sự chuyển biến biện chứng từ cụ thể sang trừutượng và ngược lại

2.1.2.2 Tính thực tiễn.

- Tính thực tiễn là bản chất vốn có của các đối tượng kỹ thuật trongchuyên ngành điện vì đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứucủa ngành điện hướng trực tiếp vào hoạt động thực tiễn của con người

Sự ra đời của mỗi loại máy móc, thiết bị kỹ thuật hay một công nghệmới bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu của con người và nó cũng chỉtồn tại, phát triển khi đáp ứng được nhu cầu ngày một cao Quá trìnhphát minh, sáng chế hay cải tiến kỹ thuật – công nghệ trong khoa học

kỹ thuật công nghệ nói chung và trong lĩnh vực ngành điện nói riêngthường diễn ra theo con đường như sơ đồ sau:

Trang 27

Tính thực tiễn đòi hỏi trong quá trình dạy học các môn chuyên ngành

điện cần phải phân tích được:

- Vấn đề nghiên cứu giải quyết những yêu cầu nào, ở đâu trong thựctiễn?

- Vấn đề nghiên cứu có thể được giải quyết bằng những con đường nào? Thực tế giảng dạy cho thấy, có thể làm cho một bài dạy về lĩnh vực điệnmang tính thực tiễn bằng hai cách:

- Từ những kinh nghiệm đã có của học sinh mà khái quát hóa thành hiểubiết chung (quy nạp)

- Từ những nguyên lý, lý thuyết chung, chỉ ra những ứng dụng của nótrong thực tế

Cơ sở, quy luật

Lược

đồ cấutạo

Môhìnhhoạtđộng

Triểnkhaiứngdụng

Trang 28

2.1.2.3 Tính tổng hợp và tính tích hợp.

- Tính tổng hợp: Được thể hiện ở chỗ nội dung các môn học chuyênngành điện được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp Vídụ: Các nguyên lý chung về cấu tạo và hoạt động của các loại máyđiện, cách đọc sơ đồ bản vẽ mạch động lực, mạch điều khiển của một

hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ, các đặc tính cơ của động cơ…vv

- Tính tích hợp ở đây được hiểu với ý nghĩa là một mặt của quá trìnhphát triển, là sự thống nhất các phần tử khác nhau trong một chỉnh thểthống nhất; kết quả của quá trình đó là một hệ thống mới mà trong đócác phần tử liên hệ với nhau chặt chẽ hơn và bản thân thuộc tính củacác phần tử cũng có sự thay đổi

- Nội dung các môn học chuyên ngành điện mang tính tích hợp vì nó lànhững môn học hàm chứa những phần tử kiến thức thuộc nhiều mônkhoa học khác nhau: Toán học, tin học, vật lý, hóa học, kinh tế học, xãhội học,… nhưng lại liên quan, thống nhất với nhau để phản ánhnhứng đối tượng cụ thể Ví dụ: Toán học là công cụ để mô tả, thựchiện việc tính toán, thiết kế các thông số và kết cấu của một hệ điềukhiển động cơ Những phần mềm trong tin học là công cụ để môphỏng hệ thống điều khiển cần thiết kế Những kiến thức về mặt vật lý

là công cụ để giải thích nguyên lý hoạt động của hệ điều khiển…vv Tính tổng hợp và tính tích hợp đòi hỏi trong quá trình dạy học các mônhọc chuyên ngành điện cần phải chỉ rõ cơ sở khoa học của những hiệntượng kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật… trong vấn đề nghiên cứu, đồng thờiphân tích được những khả năng áp dụng chúng trong những trường hợptương tự

Trang 29

2.1.2.4 Hàm lượng kiến thức phong phú.

Sự phong phú về hàm lượng kiến thức của các môn học chuyên ngànhđiện được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Trong ngành điện có nhiều chuyên ngành khác nhau: Điện dân dụng,điện xí nghiệp công nghiệp, tự động hóa, thiết bị điện, hệ thống điện,

kỹ thuật đo và tin học công nghiệp…vv Tương ứng với các chuyênngành này có nhiều môn học chuyên ngành khác nhau

- Mỗi chuyên ngành hàm chứa một lượng kiến thức lớn: Mỗi chuyênngành ngoài những môn học chung cơ bản của ngành điện còn hàmchứa những môn học đặc trưng riêng của ngành

- Mỗi đơn vị kiến thức có nhiều cách tiếp cận, ví dụ: Có nhiều kháiniệm, nhiều cách định nghĩa khác nhau cho một đối tượng…

- Có sự đan xen kiến thức giữa các chuyên ngành trong ngành điện vàgiữa ngành điện với các ngành khác

- Có kiến thức ổn định và kiến thức đổi mới, phát triển nhanh

Đặc điểm hàm lượng kiến thức phong phú đòi hỏi trong quá trình dạyhọc các môn chuyên ngành điện, người giáo viên phải không ngừng nângcao khả năng, trình độ tiếp cận và cập nhật kiến thức truyền thống và cáckiến thức mới của ngành

2.2 Thực trạng dạy học các môn chuyên ngành điện tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Hiện nay, việc giảng dạy các môn chuyên ngành điện cho sinh viênkhoa điện và sinh viên chuyên ngành sư phạm kỹ thuật điện của trường ĐạiHọc Bách Khoa Hà Nội do khoa điện đảm nhiệm Với đặc thù là trường kỹ

Trang 30

thuật nên hầu hết cán bộ giảng dạy các môn chuyên ngành kỹ thuật nóichung và các môn chuyên ngành điện nói riêng đều tốt nghiệp từ các khoachuyên ngành Điều này có những mặt tích cực là các giáo viên này về mặtchuyên môn rất vững, luôn tiếp cận được với những kiến thức mới và hiệnđại Tuy nhiên, họ chưa được trang bị đầy đủ lý luận và phương pháp dạyhọc để hành nghề, điều này ảnh hưởng không ít đến hiệu quả dạy học.

Phần lớn phương pháp giảng dạy của các giáo viên có được là do họctập kinh nghiệm của các giáo viên đi trước, ít có sự sáng tạo và đổi mớitrong quá trình dạy học Bước vào lớp các giáo viên chỉ chú tâm làm saotruyền đạt cho hết nội dung bài giảng mà chưa chú ý tới việc thu hút sựquan tâm học tập của học sinh, ít có sự trao đổi, chia sẻ

Về việc sử dụng phương tiện dạy học có khoảng 8% giáo viên sử dụngđèn chiếu qua đầu, 12% giáo viên sử dụng máy tính và 80% giáo viên sửdụng phấn bảng Phương pháp được sử dụng chủ yếu để dạy học là phươngpháp truyền giảng Số học sinh mỗi lớp thường trên 40 người Với số họcsinh như vậy phương pháp giảng này sẽ phát huy hiệu quả nếu giáo viênthực hiện tốt các kỹ năng đứng lớp

Ưu điểm nổi bật:

- Các giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn, làm chủ nội dung bàidạy

- Chủ động, tự tin trong quá trình dạy học

- Chuẩn bị bài đầy đủ

- Bảo đảm các yêu cầu về giọng nói, hành vi, cử chỉ và tâm lý dạy học Tuy nhiên, còn nhiều giờ giảng đạt chất lượng chưa cao Do chưa nắmđược các phương pháp cũng như chưa thành thạo các kỹ năng dạy học

Trang 31

Nhiều giáo viên chưa tạo được bầu không khí học tập tích cực, sinh viênhọc tập còn thụ động, chưa thực sự cảm nhận được đúng “giá trị khoa học”của giờ học Cụ thể:

- Phương pháp dạy học lý thuyết chuyên môn:

+ Trên lớp nặng về độc thoại, giáo viên đưa ra vấn đề và rồi lại tự mìnhgiải quyết vấn đề, khẳng định các kết quả, không tạo điều kiện để sinh viên

tư duy và chưa khơi dậy được khát vọng học tập, sự cố gắng để nắm vữngkiến thức cho chính mình, ít sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để thuhút sinh viên vào quá trình nhận thức chân lý

+ Mở đầu bài giảng chưa thu hút sinh viên nên chưa tạo được tâm thếsẵn sàng học tập, cộng tác với giáo viên trong việc giải quyết các vấn đềkhoa học

+ Có giáo án môn học, song hầu hết chỉ chú ý đến phần nội dung, chưachú ý đến phương pháp truyền đạt nội dung này đến sinh viên làm sao chohiệu quả

+ Chưa thành thạo kỹ năng đặt câu hỏi

+ Chưa tổ chức tốt quá trình hoạt động học tập theo định hướng tích cựchóa người học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo và tự lực học tập củasinh viên làm sao cho hiệu quả

+ Kỹ năng giao tiếp với sinh viên trong lớp chưa thật tốt

+ Việc kết hợp các phương pháp dạy học với việc sử dụng thiết bị dạyhọc chưa thật hiệu quả Ví dụ: Một số nội dung được giáo viên mô phỏngrất sinh động trực quan phản ánh đúng yêu cầu nội dung dạy học, tuy nhiênviệc truyền đạt bằng lời những thông tin cần thiết từ mô hình mô phỏng nàykhi giảng chưa đạt yêu cầu

Trang 32

+ Chưa vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực như giải quyếtvấn đề, ăngorit hóa, mô phỏng, dự án, kỹ thuật công não… vào quá trìnhdạy học.

- Phương pháp dạy học thực hành:

+ Phương pháp dạy học thực hành vẫn giữ nguyên phương pháp truyềnthống, chưa coi trọng việc đánh giá thường xuyên và đánh giá quá trình + Quy trình dạy thực hành chưa được chuẩn hóa

+ Trang thiết bị thực hành chưa được đầu tư đúng mức

+ Còn một số giáo viên ít kinh nghiệm thực tiễn

2.3 Thực trạng về nội dung học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa

Hà Nội.

Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội có nhiệm

vụ đào tạo giáo viên sư phạm kỹ thuật trình độ đại học và sau đại học có đủnăng lực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ chuyênmôn, kỹ năng thực hành sẵn sàng đáp ứng thị trường lao động Song songvới việc trang bị các kiến thức và kỹ năng thực hành các chuyên ngành kỹthuật, các sinh viên còn được trang bị các kiến thức về mặt nghiệp vụ sưphạm thông qua hệ thống các môn học sư phạm kỹ thuật như tâm lý học,giáo dục học, lý luận dạy học, phương pháp luận nghiên cứu khoa học… vàđặc biệt là môn phương pháp dạy học chuyên ngành đối với từng ngànhhọc cụ thể Đối với sinh viên chuyên ngành sư phạm kỹ thuật điện sẽ đượctrang bị học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện”

Trang 33

Trong những năm qua, học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngànhđiện” được trang bị cho sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật điện khoa sưphạm kỹ thuật với tên gọi là môn học: “Sư phạm chuyên ngành điện” với:

- Mục tiêu của môn học là: Sau khi học xong môn học này, sinh viênngành sư phạm kỹ thuật điện có khả năng:

+ Định vị đúng nội dung dạy học

+ Chọn đúng phương tiện, phương pháp và thể hiện được kỹ năng thựchiện bài dạy (lý thuyết, thực hành)

+ Có kỹ năng ứng xử thích hợp với môi trường nghề nghiệp công tác

- Nội dung môn học bao gồm:

+ Chương 1: Giới thiệu chung

1.1 Giới thiệu về ngành điện

1.2 Sơ lược về lịch sử phát triển, hiện trạng và triển vọng của ngành

kỹ thuật điện của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.1.3 Phân tích chương trình đào tạo kỹ thuật điện ở các trường cao

đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

1.3.1 Các thành phần cơ bản của một chương trình đào tạo.1.3.2 Phân tích chương trình đào tạo cụ thể

1.3.3 Đặc điểm chung ngành học

+ Chương 2: Lý luận dạy học chuyên ngành điện

2.1 Những cơ sở phương pháp luận

2.1.1 Ngôn ngữ của ngành điện

2.1.2 Các phương pháp biến đổi tương đương trong kỹ thuật

điện

2.1.3 Các phép biến đổi không tương đương

Trang 34

2.2 Các phương pháp nghiên cứu thường sử dụng.

2.4.1 Hướng dẫn ban đầu

2.4.2 Tổ chức cho sinh viên thực hành giảng dạy

2.4.3 Chuẩn bị giáo án và thực hiện một bài dạy lý thuyết.2.4.4 Chuẩn bị giáo án và thực hiện một bài dạy thực hành Trong quá trình thực hiện giảng dạy nội dung môn học này đã bộc lộmột số hạn chế:

- Nội dung môn học chưa phù hợp với mục tiêu môn học nói riêng vàmục tiêu đào tạo giáo viên theo năng lực thực hiện nói chung

- Nội dung môn học chưa hình thành cho người học những kỹ năng cụthể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp

- Nội dung môn học còn nặng về nghiên cứu chuyên ngành điện, chưa

đề cập cụ thể và sâu sắc tới các phương pháp dạy học chuyên ngànhđiện

- Nội dung môn học thiên về mang tính kỹ thuật, thể hiện tính sư phạmchưa cao

Trang 35

Vì vậy, để đáp ứng được mục tiêu môn học nói riêng và mục tiêu đàotạo đội ngũ giáo viên dạy nghề chất lượng cao nói chung thì đòi hỏi nộidung học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” tại khoa SưPhạm Kỹ Thuật cần được xây dựng hợp lý hơn.

2.4 Đề xuất.

Sau quá trình được học tập và đào tạo về chuyên ngành sư phạm kỹ

thuật điện tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội,tác giả nhận thấy: Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên dạychuyên ngành kỹ thuật thì cần phải đặc biệt chú trọng tới khả năng áp dụng

lý luận của phương pháp dạy học chuyên ngành cho họ Muốn vậy, trongquá trình giảng dạy chương trình bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm dạy nghềhoặc đào tạo cử nhân sư phạm kỹ thuật cần phải chú ý đến nội dung củahọc phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành” Mặt khác, xuất phát từthực tế là nội dung của học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngànhđiện” tại khoa sư phạm kỹ thuật chưa được xây dựng hợp lý nên trongphạm vi đề tài tốt nghiệp của mình tác giả xin đề xuất: “Nghiên cứu, xâydựng nội dung học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” chokhoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội”

Trang 36

Kết luận chương 2: Chương này tác giả đã đề cập tới các vấn đề:

- Lịch sử ra đời và đặc điểm nội dung của các môn học chuyên ngànhđiện

- Thực trạng dạy học các môn chuyên ngành điện tại trường Đại HọcBách Khoa Hà Nội

- Thực trạng về nội dung học phần: “Phương pháp dạy học chuyênngành điện” tại khoa Sư Phạm Kỹ thuật trường Đại Học Bách Khoa

Hà Nội

- Đề xuất: “Nghiên cứu, xây dựng nội dung học phần: “Phương phápdạy học chuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm Kỹ thuật trường ĐạiHọc Bách Khoa Hà Nội ”

Trang 37

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG NỘI DUNG HỌC PHẦN:

“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN” CHO KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ NỘI.

3.1 Quy trình xây dựng nội dung học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

- Bước 1: Xác định sự cần thiết của học phần: “Phương pháp dạy họcchuyên ngành điện” tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại HọcBách Khoa Hà Nội

- Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể của học phần: “Phương pháp dạyhọc chuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường ĐạiHọc Bách Khoa Hà Nội

- Bước 3: Tìm tài liệu

- Bước 4: Xây dựng đề cương chi tiết học phần: “Phương pháp dạy họcchuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm kỹ Thuật trường Đại HọcBách Khoa Hà Nội

- Bước 5: Đề xuất xây dựng nội dung học phần: “Phương pháp dạy họcchuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm kỹ Thuật trường Đại HọcBách Khoa Hà Nội

Trang 38

3.2 Xây dựng đề cương chi tiết học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện” cho khoa Sư Phạm kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

1 Tên học phần: “Phương pháp dạy học chuyên ngành điện”

2 Số đơn vị học trình: 3

3 Trình độ: Sinh viên đại học chuyên ngành sư phạm kỹ thuật điện

4 Phân bổ thời gian:

Sau khi học xong môn học này, những người giáo viên tương lai

được đào tạo tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật trường Đại Học Bách Khoa

Hà Nội sẽ có khả năng:

- Lựa chọn và vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo các phươngpháp và phương tiện dạy học vào dạy học các môn chuyênngành điện

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng dạy học trong quá trình dạyhọc các môn chuyên ngành điện: Chuẩn bị dạy học và thực hiệndạy học

7 Nội dung vắn tắt học phần:

Trang 39

- Chương 1: Giới thiệu chung về học phần: “Phương pháp dạyhọc chuyên ngành điện”.

- Chương 2: Mục tiêu và nội dung dạy học chuyên ngành điện

- Chương 3: Các phương pháp dạy học đặc trưng vận dụng vàoquá trình dạy học chuyên ngành điện

- Chương 4: Các kỹ năng dạy học, bao gồm: Các kỹ năng chuẩn

bị dạy học và các kỹ năng thực hiện dạy học

8 Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp: Đầy đủ theo quy chế

- Bài tập: Hoàn thành các bài tập của học phần

- Thực hành: Thành thạo các kỹ năng dạy học

9 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Đánh giá quá trình: Trọng số 0,3

- Đánh giá kỹ năng: Trọng số 0,7

10 Tài liệu học tập:

- Tài liệu của giáo viên dạy

- Tài liệu tham khảo

11 Đề cương chi tiết học phần:

A Mục đích, yêu cầu của học phần:

- Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về phương phápdạy học chuyên ngành điện, kỹ năng chuẩn bị dạy học và thựchiện dạy học

B Đề cương chi tiết:

Chương 1: Giới thiệu chung về học phần: “Phương pháp dạy học

chuyên ngành điện”

Trang 40

1.1 Vai trò và vị trí của học phần trong chương trình đào tạo sinh

viên đại học chuyên ngành sư phạm kỹ thuật

1.2 Đối tượng nghiên cứu

1.3 Nhiệm vụ của học phần

1.4 Phương pháp nghiên cứu học phần

1.5 Nguyên tắc dạy học chuyên ngành điện

Chương 2: Mục tiêu và nội dung dạy học chuyên ngành điện

2.1 Mục tiêu dạy học chuyên ngành điện

2.2 phân tích nội dung chương trình

2.3 Đặc điểm nội dung các môn học chuyên ngành điện

2.4 Các kiểu bài dạy: Lý thuyết và thực hành

Chương 3: Phương pháp dạy học chuyên ngành điện3.1 Khái niệm về phương pháp dạy học chuyên ngành điện

3.2 Tổng quan về các phương pháp dạy học chuyên ngành kỹ

thuật 3.2.1 Phương pháp thuyết trình

3.2.2 Phương pháp đàm thoại

3.2.3 Phương pháp trực quan

3.2.4 Phương pháp dạy học thực hành qua làm mẫu

3.2.5 Phương pháp giải quyết vấn đề

3.2.6 Phương pháp chương trình hóa

3.2.7 Phương pháp Ănggorit hóa

3.2.8 Phương pháp dự án

3.2.9 Phương pháp graph

3.2.10 Phương pháp mô phỏng

Ngày đăng: 26/04/2014, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Quang. Lý luận dạy học đại cương. Trường quản lý giáo dục TƯ1. (1989) Khác
2. Nguyễn Văn Bính – Trần Sinh Thành – Nguyễn Văn Khôi. Phương pháp dạy học kỹ thuật công nghiệp. Nhà xuất bản giáo dục. (1999) Khác
3. Thái Duy Tiên. Giáo dục học hiện đại. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội. (2001) Khác
4. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức. Lý luận dạy học đại học. Nhà xuất bản đại học Sư Phạm. (2004) Khác
5. Nguyễn Đức Trí. Phương pháp dạy học bộ môn. Viện chiến lược và chương trình giáo dục. (2004) Khác
6. Lê Đức Ngọc. Giáo dục đại học – Phương pháp dạy và học. Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội. (2005) Khác
7. Lê Thanh Nhu. Bài giảng lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật. ĐH Bách Khoa Hà Nội. (2005) Khác
8. Lê Thanh Nhu. Bài giảng môn lý luận và công nghệ dạy học. ĐH Bách Khoa Hà Nội. (2007) Khác
9. Tổng cục dạy nghề. Kỷ yếu hội thảo phương pháp dạy học chuyên ngành và đào tạo sư phạm dạy nghề. (2007) Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành ý tưởng của dự án - phương pháp dạy học chuyên ngành điện cho khoa sư phạm kỹ thuật trường đại học bách khoa hà nội
Hình th ành ý tưởng của dự án (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w