Đèn tín hiệu.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn điện tàu thủy (Trang 33 - 35)

- Đấu nối tiếp được nhiều AQ có cùng dung lượng.

2Đèn tín hiệu.

Đèn neo được sử dụng để báo kích thước tàu khi neo đậu và bao gồm hai đèn: đèn neo mũi và đèn neo lái, với tàu có chiều dài trên 150m thì bố trí thêm một đèn neo ở khoảng giữa thân tàu. Đèn neo cũng là loại đèn sợi đốt có cấu tạo đặc biệt chịu được rung lắc và ảnh hưởng của môi trường biển. Đèn neo không bị hạn chế vè góc.

- Đèn neo ánh sáng trắng, chiếu sáng 360 độ, sáng khi tàu thả neo vào ban đêm. - Đèn sự cố ánh sáng đỏ, có 1 hoặc 2 bóng đối xứng nhau qua cột chính.

- Đèn lai dắt sáng khi lai dắt tàu khác, đèn này có màu theo quy định từng nước. - Đèn hoa tiêu, đèn qua kênh đào, đèn mất chủ động…

- Các đèn này đèn được cấp nguồn qua công tắc 2 cực đặt tại bảng đèn tín hiệu trong buồng

lái.

Các đèn phải được kiểm tra trạng thái làm việc

Một cột bao gồm các đèn có các màu trắng, đỏ, xanh (green), xanh (blue) được bố trí như hình vẽ dưới đây . Các đèn này được điều khiển theo các tổ hợp nhất định tạo nên các trạng

NGUYỄN VĂN HÙNG – VT07B – KHOA ĐĨNG TÀU ĐT: 01683 328 078 thái tín hiệu theo các qui định quốc tế và các quốc gia cụ thể. Các trạng thái tín hiệu bao thái tín hiệu theo các qui định quốc tế và các quốc gia cụ thể. Các trạng thái tín hiệu bao gồm các yêu cầu về hoa tiêu, yêu cầu về cấp cứu y tế, yêu cầu về xử lý hàng hóa, …

Đèn mourse màu trắng sáng nhấp nháy báo đang liên lạc bằng mourse.

Đèn NUC (Not Under Command) sử dụng hai đèn đỏ được đặt cách nhau tối thiểu 2m theo chiều thẳng đứng. Đèn này được trang bị 2 hệ thống độc lập: một được cấp nguồn 220VAC từ bảng điện sự cố, một được cấp nguồn 24VDC sự cố.

Bố trí hệ thống đèn tín hiệu.

Câu 29: Trình bày cấu tạo, nguyên lí hoạt động của động cơ dị bộ 3 pha. Các thông số ảnh hưởng đến đặc tính cơ.

1.Cấu tạo của máy điện không đồng bộ

Các máy điện không đồng bộ có cấu tạo gồm có hai phần chính: stator và rotor vàcác phần phụ như quạt làm mát, nắp máy…

NGUYỄN VĂN HÙNG – VT07B – KHOA ĐĨNG TÀU ĐT: 01683 328 078 Stator của động cơ dị bộ3pha rotor kiểu dây quấn và roto kiểu lồng sóc đều có cùng chung Stator của động cơ dị bộ3pha rotor kiểu dây quấn và roto kiểu lồng sóc đều có cùng chung một dạng cấu tạo. Rotor của động cơ dị bộ kiểu rotor dây quấn và kiểu roto lồng sóc có cấu tạo khác nhau.

Các thành phần của động cơ không đồng bộ a. Phần tĩnh (stator) gồm các bộ phận:

- Lõi thép stator : Cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật điện có độ dày 0,3 –0,5mm dạng hình vành khăn phiá bên trong xẻ rãnh để đặt các cuộn dây điện từ, các lá thép được ghép cách điện với nhau để tránh dòng fucô, và được đặt trong vỏ thép hoặc gang đúc xem hình 2

Dây quấn ba pha stator: Dây quấn 3 pha là dây đồng có phủ lớp emay cách điện, chịu được nhiệt độ cao, dây dẫn được quấn thành các bin đặt trong rãnh theo các quy luật nhất định tạo thành mạch 3 pha đối xứng và sử dụng hết chu vi cuả mặt cắt các rãnh. Các bin dây và phần lõi thép stator phải có cách điện bởi các lớp bià phesfan, tơ sợi, mica…Stator 3 pha thông thường có 3 cuộn dây quấn lệch pha 120 độ, cuộn 3 pha có cách nối riêng để tạo thành các cặp cực (p), số cặp cực hình thành tùy thuộc yêu cầu của tốc độ rotor và số rãnh trong của stator. 3 pha stator thường đưa ra 6 đầu của cuộn dây pha để có cách nối dây hình “sao” hay nối dây hình “tam giác”. Ở một số động cơ đặc biệt trên mỗi pha có thể có hơn 1 cuộn dây, vì vậy số đầu dây có thể đưa ra ngoài là 9 hoặc 12 đầu dây để tổ chức đổi nối tạo nhiều cấp tốc độ.

b.Phần quay (rotor) gồm các bộ phận

- Rotor dây quấn: gồm 2 phần là lỗi thép và các cuộn dây.

Lõi thép cũng là các lá thép kĩ thuật điện dập hình vành khăn, ghép cách điện và phiá vành ngoài xẻ rãnh để đặt các bin dây,phiá bên trong của lõi thép là trục xuyên qua, trục rotor động cơ chế tạo bằng thép , 2 đầu có ổ đỡ trượt hoặc ổ bi, phía ngoài của trục gắn các cánh quạt làm mát. Dây quấn rotor tương tự như dây quấn của stator, số cặp cực hình thành của dây quấn rotor bằng với số cặp cực của stator, nhưng ở rotor các cuộn dây luôn nối “hình sao” và đưa 3 đầu dây ra bên ngoài qua ba vành trượt

- Rotor lồng sóc dây rotor là các thanh nhôm, hoặc đồng đặt trong các rãnh và 2 đầu được hàn kín với nhau thông qua 2 vành khuyên, tạo hình dáng như một cái lồng sóc. Giữa stator và rotor có một khe khí hẹp từ 3 –15mm. Khe hở càng lớn thì lực từ hoá càng lớn và hệ số công suất cosþ cuả động cơ sẽ giảm.

Hình 4: Rotor lồng sóc. c.Vỏ máy:

Vỏ máy thường làm bằng nhôm, gang hoặc thép đúc, có chân máy để đặt trên bệ, giữa vỏ và lõi thép stator thường đặt có các khe khí rộng để thông gió hình , 2 đầu có nắp để đỡ trục quay, cánh quạt thông gió có 2 kiểu: thông gió kín (phiátrong máy) và thông gió hở (phiá bên ngoài máy). Vỏ máy có thể hở để thông gió hoặc làm kín (môi trường tầu thuỷ), trên vỏ máy có hộp nối dây điện với nguồn điện bên ngoài(xem hình 4 ở trên).

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn điện tàu thủy (Trang 33 - 35)