Hệ thống đèn hành trình.(chỉ sử dụng khi tàu chạy)

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn điện tàu thủy (Trang 32 - 33)

- Đấu nối tiếp được nhiều AQ có cùng dung lượng.

1. Hệ thống đèn hành trình.(chỉ sử dụng khi tàu chạy)

Đèn hành trình là một loại đèn tín hiệu được sử dụng khi tàu hành trình trong đêm hoặc khi có sương mù. Nhìn vào bố trí hệ thống các đèn hành trình tàu bạn mà sĩ quan hàng hải nhận biết tàu đó đang đi theo hướng nào so với tàu ta để quyết định phương án tránh va tốt nhất.

Số lượng, vị trí, và công suất của đèn hành trình trên tàu được qui định bởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế (International Maritime Organisation) - IMO và Cục hàng hải các nước. Tuy nhiên bố trí chung của đèn hành trình như sau:

- Năm vị trí là mũi tàu, cột chính, mạn trái, phải, và đuôi tàu.

- Các đèn mạn có màu đỏ bên trái và xanh bên phải. Các đèn khác có màu trắng. Đây là loại đèn sợi đốt đặc biệt (chịu được rung lắc cơ học, chịu được ảnh hưởng của môi trường, …) có công suất 65W (có thể sử dụng 40W, 60W).

Nguồn cho đèn hàng hải được cấp từ một bàng điện phụ riêng, bảng điện này được cấp từ hai nguồn, một nguồn từ bảng điện chính và một nguồn từ bảng điện sự cố.

NGUYỄN VĂN HÙNG – VT07B – KHOA ĐĨNG TÀU ĐT: 01683 328 078 Bố trí hệ thống đèn hành trình và góc chiếu sáng. Bố trí hệ thống đèn hành trình và góc chiếu sáng.

Do yêu cầu về an toàn đối với đèn hành trình mà tại mỗi vị trí thường được lắp 2 đèn: một đèn chính (220V) và một đèn sự cố ( có thể dùng điện 220 V giống đèn chính hoặc dùng 24V). Khi đèn chính bị hỏng thì đèn sự cố tự động sáng lên.

Trạng thái của đèn (hoạt động bình thường, hỏng) phải được chỉ thị trên panel điều khiển trong buồng lái. Khi đèn hỏng phải có báo động bằng đèn chỉ thị và chuông để người sử dụng biết để thay thế.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn điện tàu thủy (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)