1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam

117 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam

Trang 1

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT

Gi ảng viên hướng dẫn: TS Thái Văn Nam Sinh viên th ực hiện: Tr ần Nguyễn Đức Hiền MSSV: 1191080034 L ớp: 11HMT02

Trang 2

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

Tài li ệu Việt Nam

1 Báo cáo khảo sát địa chất công trình KCN VSIP II-A tại tỉnh Bình Dương, 2008

2 Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án KCN VSIP II, tỉnh Bình Dương,

2008

3 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND xã Vĩnh Tân, 2010

4 Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn Việt Phương, 2012

5 Công ty TNHH URC Việt Nam, 2012

6 Đinh Thị Thanh Hương, Nghiên cứu Đáng giá tác động môi trường KCN Gia Phú, Bình Dương, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP HCM, 2006

7 Luật BVMT , 2005

8 Trung tâm Khoa Học Kỹ thuật Công nghệ Quân Sự - Bộ Quốc phòng, Nghiên

c ứu tái chế nước thải thành nhiên liệu lỏng , 2010

9 Niêm giám thống kê tỉnh Bình Dương, 2011

10 PGS.TS Nuyễn Văn Phước, 2008 Giáo trình quản lý chất thải rắn, nhà xuất

bản Xây dựng

11.PGS.TS Nguyễn Quang Thắng, 2010 Bài giảng môn học đánh giá tác động môi trường, trường Đại học Thủy Lợi

12 Quy hoạch tổng thể thủy lợi và cấp thoát nước, tỉnh Bình Dương, 2005-2010

13 Viện Khoa học Công Nghệ và Quản lý Môi trường (IESEM), 7/2007

14 Viện khoa học môi trường và phát triển, 2013

Trang 3

Tài li ệu nước ngoài

15 Bolt et al (1971, 1987); Western Highway Institute (1971); WSDOT (1991); LSA Associates (2002)

16 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (US EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),

1993

17 Environment Assessmet, WHO, 1993

18 SCAQMD, CEQA Air Quality Handbook, April, 1993

19 www.aberdeencity.gov.uk/.2008

Trang 4

PH Ụ LỤC

1 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung KCN VSIP II-A

2 Bản đồ vị trí dự án

3 Sơ đồ hệ thống thoát nước mặt của Dự án

4 Sơ đồ hệ thống thoát nước thải của Dự án

5 Sơ đồ vị trí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công

6 Sơ đồ vị trí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động

Trang 5

Tiêu chuẩn nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải tập trung KCN VSIP II-A

Stt Thông số Đơn vị Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của trạm xử lý nước thải tập trung

Trang 7

& CN SINH HỌC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

(Chú ý: sv phải dán tờ nay vào trang thứ nhất của bản thuyết minh)

Họ và tên : Trần Nguyễn Đức Hiền MSSV : 1191080034

Ngành : Kỹ thuật Môi Trường Lớp : 11HMT02

1 Đầu đề đồ án tốt nghiệp: “Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa (creamer) hòa tan công suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công ty TNHH URC Việt Nam”

3 Ngày giao đồ án tốt nghiệp: 03/12/2012

4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/04/2013

5 Họ tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn:

TS Thái Văn Nam ………

Nội dung và yêu cầu đồ án tốt nghiệp đã được thông qua bộ môn

Ngày tháng năm 2013

Chủ nghiệm bộ môn Người hướng dẫn chính

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 8

Ngày bảo vệ:………

Điểm tổng kết:………

Nơi lưu trữ đồ án tốt nghiệp:………

PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 9

Trang 10

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp đề tài: “Đánh giá tác động môi trường và

đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem

sữa (creamer) hòa tan công suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công ty TNHH URC

Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi và giáo viên hướng dẫn TS Thái

Văn Nam Các số liệu, kết quả nêu trong đồ án là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kỳ công trình nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án tốt nghiệp

này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc

Sinh viên thực hiện Đồ án

Trần Nguyễn Đức Hiền

Trang 11

L ỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt được bài đồ án, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý

thầy cô giáo trong trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp Hồ Chí Minh nói chung

và Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho

em nhiều kiến thức

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến TS Thái Văn Nam đã định hướng, giúp

đỡ và trực tiếp chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện bài đồ án tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ Phần Dịch Vụ và Tư Vấn Việt Phương

đã tạo điều kiện cho em có một môi trường tốt để thực hiện đề tài Cuối cùng, xin

gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người đã góp ý kiến và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đồ án tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 12

M ỤC LỤC

M Ở ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nội dung nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 5

1.1.1 Khái niệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường 5

1.1.2 Nội dung của ĐTM 6

1.1.3 Mục đích 6

1.1.4 Vai trò của đánh giá tác động môi trường 7

1.1.5 Lợi ích của đánh giá tác động môi trường 9

1.1.6 Các phương pháp thường áp dụng trong thực hiện ĐTM 10

1.1.7 Quá trình phát triển của ĐTM 11

1.1.8 Cơ sở pháp lý của ĐTM 13

1.2 Giới thiệu về dự án 15

1.2.1 Chủ đầu tư 15

1.2.2 Vị trí địa lý của dự án 16

1.2.3 Nội dung cơ bản của dự án 17

Trang 13

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU V ỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường 28

2.1.1 Điều kiện địa lý, địa chất 28

2.1.2 Điều kiện khí tượng thủy văn 31

2.2 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 34

2.2.1 Hiện trạng môi trường không khí 34

2.2.2 Hiện trạng môi trường nước 36

2.2.3 Hiện trạng môi trường đất 36

2.3 Điều kiện kinh tế xã hội 37

2.3.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN VSIP II-A 37

2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội xã Vĩnh Tân 39

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 Nhận diện và phân loại các tác động 43

3.1.1 Các tác động tích cực 43

3.1.2 Các tác động tiêu cực 43

3.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn tiền thi công 45

3.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng 45

3.3.1 Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 45

3.3.2 Nguồn gây tác hại không liên quan đến chất thải 53

3.4 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động 56

3.4.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 56

3.4.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 65

Trang 14

3.4.3 Những rủi ro, sự cố môi trường 66

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 4.1 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn xây dựng 69

4.1.1 Giảm thiểu các tác động liên quan đến chất thải 69

4.1.2 Giảm thiểu các chất thải không liên quan đến chất thải 71

4.2 Các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn hoạt động 72

4.2.1 Giảm thiểu các tác động có liên quan đến chất thải 72

4.2.2 Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải 81

4.3 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 83

4.3.1 Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng 83

4.3.2 Phòng ngừa, ứng phó sự cố trong giai đoạn hoạt động 84

4.4 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 89

4.4.1 Chương trình quản lý môi trường 89

4.4.2 Chương trình giám sát môi trường 94

K ẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 97

2 Kiến nghị 98

Trang 15

DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT

BGTVT : Bộ Giao thông Vận tải

BVMT : Bảo vệ môi trường

CEP A (Canadian Energy Pipeline Association): Hiệp hội năng lượng đường

ống Canada ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

KCN : Khu công nghiệp

KHCN : Khoa học công nghệ

NĐ : Nghị định

QCVN : Quy chuẩn Việt nam

QLMT : Quản lý môi trường

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TT : Thông tư

UBND : Ủy Ban Nhân Dân

USEP A (United States Evironmental Protection Agency): Cơ quan Bảo vệ Môi

trường Mỹ SCAQMD (South Coast Air Quality Management District ): Quản lý chất lượng

không khí phía Nam của Mỹ VSIP : Việt Nam – Singapore

WHO (World Health Organization) : Tổ chức Y tế Thế giới

XLNT : Xử lý nước thải

Trang 16

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nhu cầu các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất của dự án 22

Bảng 1.2: Nhu cầu các trang thiết bị hỗ trợ sản xuất của dự án 23

Bảng 1.3: Các thiết bị môi trường của dự án 24

Bảng 1.4: Nhu cầu nguyên vật liệu chính đầu vào của nhà máy 25

Bảng 1.5: Tiến độ thực hiện dự án 26

Bảng 1.6: Nhu cầu nhân sự của dự án 27

Bảng 2.1: Diện tích lưu vực các nhánh suối thuộc lưu vực suối Cái 33

Bảng 2.2: Lưu lượng dòng chảy suối Cái qua các tháng trong năm 34

Bảng 2.3: Vị trí khảo sát và thu mẫu không khí 35

Bảng 2.4: Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh 35

Bảng 2.5: Vị trí khảo sát và thu mẫu 37

Bảng 2.6: Kết quả phân tích chất lượng đất 37

Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất của KCN VSIP II-A 38

Bảng 3.1: Tổng hợp các tác động môi trường của dự án 43

Bảng 3.2: Hệ số phát thải bụi từ các hoạt động xây dựng 45

Bảng 3.3: Tải lượng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng 46

Bảng 3.4: Hệ số phát thải do các phương tiện vận chuyển 48

Bảng 3.5: Tải lượng ô nhiễm do khí thải 48

Bảng 3.6: Hệ số phát thải ô nhiễm ứng với đường kính que hàn 49

Bảng 3.7: Hệ số phát sinh chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt hằng ngày 50

Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt hằng ngày 51

Trang 17

Bảng 3.9: Độ ồn tại khoảng cách 1 m đối với các phương tiện thi công và vận

chuyển 54

Bảng 3.10: Độ ồn phát sinh từ các công việc thi công 54

Bảng 3.11: Hệ số tải lượng ô nhiễm các loại nguyên liệu 57

Bảng 3.12: Tải lượng ô nhiễm các loại khí thải 57

Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm từ các nguồn khí thải 58

Bảng 3.14: Hệ số ô nhiễm trung bình của động cơ đốt trong dùng xăng 60

Bảng 3.15: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ hoạt động xe ra vào nhà máy 60

Bảng 3.16: Cân bằng sử dụng nước của dự án 61

Bảng 3.17: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm 62

Bảng 3.18: Tham khảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải 63

Bảng 4.1: Các thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho dự án 77

Bảng 4.2: Chương trình quản lý môi trường 90

Bảng 4.3: Tiến độ thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường 94

Bảng 4.4: Chương trình giám sát chất lượng môi trường 95

Bảng 4.5: Dự toán kinh phí giám sát môi trường 96

Trang 18

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cà phê hòa tan 20

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột kem (creamer) 21

Hình 4.1 : Quy trình xử lý khí thải lò hơi vận hành bằng Biomass 73

Hình 4.2: Quy trình xử lý bụi lò rang cà phê .74

Hình 4.3: Sơ đồ quản lý các dòng nước thải của dự án 75

Hình 4.4: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của dự án 78

Hình 4.5: Sơ đồ tổng quát quản lý chất thải rắn 80

Hình 4.6: Mô tả cách bố trí thông gió cho nhà xưởng 82

Trang 19

M Ở ĐẦU

1 S ự cần thiết của đề tài

Hiện nay môi trường là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm Việc phát triển kinh tế, xã hội gắn kết với bảo vệ môi trường bền vững rất quan trọng trong thời đại hiện nay Đó cũng là mối quan tâm sâu sắc không những của cơ quan quản lý nhà

nước mà còn là của từng người dân, từng nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam

Trong những năm gần đây tốc độ phát triển công nghiệp nước ta ngày càng cao,

có rất nhiều xí nghiệp và cụm công nghiệp, khu công nghiệp được hình thành cùng

với nhịp độ phát triển của nền kinh tế quốc dân Hoạt động của các nhà máy trên đã đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước, bên cạch đó nó cũng tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người

Theo Luật Bảo vệ Môi trường 2005, để đảm bảo an toàn môi trường, một dự án trước khi hoạt động cần phải được đánh giá tác động môi trường nhằm có biện pháp

kiểm soát tránh gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh thái và môi trường mà mục đích chính là nhằm phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường, đề xuất các dự báo, các biện pháp tổng hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án đến môi trường xung quanh

Tọa lạc tại Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) có diện tích 500 ha được thành lập vào năm 1996 Ngày 26 tháng

9 năm 2006 VSIP chính thức công bố dự án Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

II (VSIP II), có diện tích 345 ha nằm trong khu Liên hợp Công nghiệp, Dịch vụ và

Đô thị tỉnh Bình Dương (4.200 ha), thu hút 121 dự án đầu tư từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa (creamer) hòa tan công

suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công ty URC Việt Nam là dự án nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cộng đồng

Trang 20

được đặt trong Hệ thống KCN Việt Nam – Singapore II Hoạt động của dự án sẽ

phần nào tác động đến môi trường Thế nên, việc thiết lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường, được hội đồng thẩm định thông qua để dự án chính thức hoạt động là việc làm bắt buộc và mang tính pháp lý cao

Theo đó, cùng với báo cáo đầu tư dự án, báo cáo đánh giá tác động môi trường

là thủ tục bắt buộc Đó là lý do để lựa chọn đề tài “ Đánh giá tác động môi trường

và đề xuất các giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem s ữa (creamer) hòa tan công suất 36000 tấn sản phẩm/năm của Công

ty TNHH URC Vi ệt Nam” tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá, dự báo những tác động có lợi, có hại do các hoạt động của

dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị xây dựng cơ

sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án

Đề xuất các phương án tổng hợp về mặt quản lý và công nghệ nhằm hạn chế đến

mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của Dự án đến môi trường và cộng đồng,

giải quyết một cách hợp lý giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững

Góp phần hoàn chỉnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, giúp Dự án sớm được thông qua trước hội đồng xét duyệt và triển khai xây dựng trên thực tế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá những tác động do sự hình thành nhà máy sản xuất bột và phê và kem sữa hòa tan của Công ty TNHH URC Việt Nam đến môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các tác động tới môi trường gây ra trong phạm

vi nhà máy xản xuất và môi trường xung quanh

Nghiên cứu được tiến hành từ 23/12/2012 đến 01/04/2013

Trang 21

4 N ội dung nghiên cứu

Đồ án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

Mô tả sơ lược về Dự án nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa hòa tan của Công ty TNHH URC Việt Nam

Điều tra, thu thập số liệu, nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực nhà máy

sản xuất bột cà phê và kem sữa hòa tan của công ty TNHH URC Việt Nam

Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường do sự hình thành và hoạt động

của nhà máy

Đề xuất các giải pháp khả thi về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và

giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nhà máy

Đề xuất các giải pháp quản lý giám sát, phòng chống các sự cố môi trường cho nhà máy

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thực nghiệm: khảo sát, lấy mẫu nhằm xác định các thông số và

hiện trạng chất lượng môi trường như: không khí, nước, tiếng ồn tại khu vực thực

hiện dự án

Phương pháp thống kê: nhằm mục đích thu thập số liệu thủy văn, kinh tế, xã hội,

chất lượng môi trường khu vực thực hiện đánh giá tác động để phục vụ cho đề tài

Phương pháp phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động: liệt kê những hoạt

động trong giai đoạn trước xây dựng, xây dựng, sản xuất và tác động của nó đến môi trường

Phương pháp đánh giá nhanh: đây là phương pháp cơ bản để đánh giá ĐTM,

bảng kiểm tra thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động của dự án Bảng kiểm tra tốt sẽ bao quát được toàn bộ các vấn đề môi trường của dự án, từ đó cho phép đánh giá sơ bộ mức

độ tác động và định hướng các tác động cơ bản

Trang 22

Phương pháp so sánh: dựa vào bảng tiêu chuẩn cho phép về chất lượng môi

trường để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường hiện tại như: chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, độ ồn…

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: sử dụng các kết quả phân tích các tác

động môi trường của dự án, từ đó đi sâu vào mặt kinh tế môi trường, phân tích

những biến đổi về tài nguyên và môi trường do dự án tạo nên

Phương pháp ma trận: qua việc lập bảng ma trận để đối chiếu từng hoạt động

các dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường

Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực

môi trường, công nghệ thực phẩm và xây dựng, an toàn lao động…

Trang 23

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI

TRƯỜNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 T ổng quan về đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan

trọng để xác định, phân tích, dự báo tác động môi trường của các dự án, các kế hoạch, quy hoạch phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quan

quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình ra quyết định đầu

tư Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật Bảo vệ Môi trường

của Việt Nam từ năm 1993 Sau nhiều năm thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính phủ Việt Nam từng bước cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và phát triển năng lực đội ngũ thực hiện ĐTM, và đã quyết định chấm dứt hoặc buộc điều chỉnh nhiều dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối với môi trường

1.1.1 Khái ni ệm cơ bản về đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) là một khái niệm rất rộng và hầu như không có định nghĩa thống nhất

Theo Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP): ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả môi trường của một dự án phát triển quan trọng ĐTM xem xét việc thực hiện dự án sẽ gây ra những vấn đề gì đối với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới hiệu quả của chính dự án, và của các

hoạt động phát triển tại vùng đó Sau đó, dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các hoạt động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp hơn với môi trường của nó

Theo Uỷ Ban Kinh tế Xã hội Châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP), ĐTM bao gồm ba phần: xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến môi trường

Theo Luật BVMT Việt Nam do quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 định nghĩa rằng: ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất,

Trang 24

kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh,

quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường

1.1.2 N ội dung của ĐTM

Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể tùy thuộc vào nội dung, tính chất của hoạt động phát triển và thành phần môi trường chịu tác động, yêu cầu và khả năng thực hiện việc đánh giá Không có một khuôn mẫu chung, cố định về ĐTM cho mọi nước trên thế gới cũng như chung cho mọi hoạt động phát triển của một nước Thông thường nội dung của một báo cáo ĐTM bao gồm:

- Mô tả địa bàn tiến hành hoạt động phát triển, đặc trưng kinh tế, kỹ thuật của

hoạt động phát triển

- Xác định điều kiện, phạm vi đánh giá

- Mô tả hiện trạng môi trường trên địa bàn đánh giá

- Dự báo về những thay đổi môi trường có thể sảy ra trong hoặc sau khi thực

hiện hoạt động phát triển

- Dự báo những tác động có thể sảy ra đối với tài nguyên và môi trường, các

khả năng hoàn nguyên và tình trạng không hoàn nguyên

- Các biện pháp phòng tránh điều chỉnh cần được tiến hành

- Phân tích lợi ích, chi phí mở rộng

Nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện giảm một cách tối đa các tác động

xấu và bền vững về mặt môi trường: ĐTM nhằm xác định và đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng của dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội và sức khoẻ của con người Điều đó giúp cho mọi sự đề xuất, mọi hoạt động trong các dự án và chương trình phát triển dự kiến, ngoài đảm bảo tốt về mặt kinh tế, kỹ thuật còn phải không

Trang 25

có những tác động xấu có ảnh hưởng đáng kể xảy ra làm suy giảm chất lượng tới môi trường Nói cách khác, đảm bảo cho các dự án khi thực hiện điều bền vững về

mặt môi trường;

Cung cấp nhưng thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định về thực hiện dự án mang tính hợp lý với môi trường Đánh giá tác động môi trường được sử dụng để phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng môi trường đáng kể của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội dự kiến sẽ tiến hành Vì thế, ĐTM sẽ cung cấp những thông tin cần thiết trợ giúp cho các cấp lãnh đạo khi xem xét để ra quyết định có nên tiến hành dự án hay không, và nếu thực hiện thì phải tiến hành như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường mà cộng đồng dân cư

những người bị ảnh hưởng có thể chấp nhận được Nó giúp cho việc xét duyệt dự án được nhanh chóng, thuận lợi và đúng hướng

Nói chung, có thể xem đánh giá tác động môi trường như là một quá trình khuyến khích, một sự xem xét có hệ thống ảnh hưởng qua lại giữa các hoạt động phát triển và những hậu quả của nó đối với môi trường, nhằm làm cho con người có thể sử dụng các tài nguyên thiên nhiên một cách tốt nhất mà tránh được sự xuống

cấp của môi trường Đánh giá tác động môi trường luôn hướng trọng tâm vào những

vấn đề, những mâu thuẫn hoặc những áp lực tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng đến tính tồn tại của một dự án Nó tập trung xem xét những thay đổi về chất lượng môi trường có thể nảy sinh do việc thực hiện dự án mang lại Từ đó, đánh giá xem

dự án có thể gây ra những tác động nào được coi là đáng kể tới con người, tới cuộc

sống của họ cũng như tới những phát triển khác trong các khu vực xung quanh để quyết định có nên thực hiện dự án hay không

1.1.4 Vai trò c ủa đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường là công cụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Ngày nay, ĐTM đã trở thành một lĩnh vực của khoa học môi trường và là một phần không thể thiếu khi xây dựng, xét duyệt và thẩm định các dự án phát triển

Hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng ĐTM và có quy định trong luật

Trang 26

pháp quốc gia về việc thực hiện ĐTM Có thể nói ĐTM đã trở thành công cụ rất quan trọng để thực hiện phát triển bền vững như là: bắt buộc các dự án, hoạt động phát triển phải lập báo cáo ĐTM và trình cho cơ quan quản lý môi trường Nhà nước

có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo, Nhà nước sẽ xác định được những

dự án nào là tốt, không có tác động tiêu cực đáng kể tới môi trường và những dự án nào có nhiều tác động tiêu cực được coi là đáng kể tới môi trường Trên cơ sở đó ra quyết định loại bỏ không cho thực hiện đối với các dự án có nhiều tác động tiêu cực rất khó giảm thiểu Đối với các dự án được phép thực hiện thì thông qua thực hiện đánh giá tác động môi trường sẽ đảm bảo cho dự án khi thực hiện sẽ giảm một cách

tối đa các tác động xấu và bền vững về mặt môi trường Điều đó cho thấy ĐTM là công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Đánh giá tác động môi trường là công cụ để quy họach và quản lý các hoạt động phát tri ển kinh tế xã hội

Ngoài vai trò là công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường và phát triển bền

vững, việc thực hiện đánh giá tác động môi trường còn là công cụ để quy hoạch và

quản lý các hoạt động phát triển như là:

- Về quy hoạch phát triển

Giữa môi trường và phát triển luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ và giữa chúng cũng tồn tại một mâu thuẫn, đó là phát triển càng nhanh thì càng có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và càng có xu thế làm suy giảm chất lượng môi trường sống Việc tăng trưởng kinh tế nếu không tính tới yêu cầu bảo vệ môi trường cũng như việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì đến một thời điểm nào đó chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và sẽ cản trở phát triển, tác động xấu tới kinh tế xã hội của vùng

ĐTM là một quá trình phân tích một cách hệ thống, nó cho phép đánh giá và

dự báo các tác động tiêu cực của một dự án hoặc một chính sách đến môi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực, đưa ra chương trình

Trang 27

giám sát, quản lý môi trường Vì thế, ĐTM là công cụ để xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng phát triển bền vững

- Về quản lý các hoạt động phát triển

Ngoài xác định, dự báo các tác động tiềm tàng của dự án, báo cáo ĐTM còn đưa ra chương trình, kế hoạch giám sát môi trường để thực hiện trong quá trình vận hành dự án nhằm quan trắc số liệu các thông số môi trường và theo dõi giám sát các tác động môi trường thực của dự án xảy ra như thế nào để khi cần thiết có những biện pháp quản lý điều chỉnh Chính vì vậy, hoạt động phát triển được quản lý chặt

chẽ ngay từ khi đề xuất và trong suốt cả quá trình thực hiện dự án

1.1.5 L ợi ích của đánh giá tác động môi trường

Tiến hành ĐTM các dự án phát triển sẽ mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội

và môi trường cho nhà nước cũng như cộng đồng dân cư, như là:

đã xảy ra trong thực tế vì chưa có biện pháp ngăn chặn

L ợi ích về xã hội

Đánh giá tác động môi trường xem xét đầy đủ các tác động của dự án tới môi trường xã hội nên sẽ giảm đến thấp nhất tác động xấu của dự án tới xã hội Kết quả đánh giá được công bố rộng rãi và lấy ý kiến của cộng đồng dân cư những người hưởng lợi cũng như những người bị ảnh hưởng làm thiệt hại Vì thế, nhờ thực hiện ĐTM mà dự án đáp ứng được tối đa yêu cầu của xã hội và dễ được sự chấp nhận và ủng hộ rộng rãi của công chúng

Trang 28

L ợi ích về môi trường

Đánh giá tác động môi trường sẽ trợ giúp cho các nhà kỹ thuật lựa chọn được phương án hợp lý và bền vững về mặt môi trường

Đánh giá tác động môi trường sẽ giúp cho các dự án tuân thủ tốt các tiêu chuẩn môi trường quốc gia, không gây phá vỡ và làm tổn hại tới môi trường Mặt khác, nó đẩy nhanh quá trình xét duyệt dự án, làm giảm thời gian và chi phí để dự án được

chấp thuận

1.1.6 Các phương pháp thường áp dụng trong thực hiện ĐTM

Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu

Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó đã kế

thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời phát triển tiếp những mặt còn hạn

chế và tránh những sai lầm

Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến dự án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của dự án

Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp này được ứng dụng qua các bước cụ thể như sau:

- Mô tả hệ thống môi trường

- Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường

- Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết

Phương pháp khảo sát hiện trường

Khảo sát hiện trường là điều bắt buột khi thực hiện công tác ĐTM để xác định

hiện trạng khu đất thực hiện dự án, các đối tượng lân cận có liên quan, khảo sát để

chọn lựa vị trí lấy mẫu, khảo sát hiện trạng cấp nước, thoát nước, cấp điện

Trang 29

Quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình

nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động càng chính xác, thực tế và khả thi

Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu

Việc lấy mẫu và phân tích mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu

vực triển khai dự án

Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được

lập ra với các nội dung chính như: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân

lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế

hoạch phân tích…

Phương pháp đánh giá nhanh

Dựa trên phương pháp đánh giá tác động môi trường của Tổ chức Y tế Thế giới

Có hiệu quả cao trong tính toán tải lượng ô nhiễm và đánh giá tác động của các nguồn ô nhiễm

Rất hữu ích cho công tác đánh giá tác động môi trường nhất là trong trường hợp không xác địch được các thông số cụ thể để tính toán

1.1.7 Quá trình phát tri ển của ĐTM

Trên thế giới

Sự ra đời của ĐTM đã góp phần kiểm soát và từng bước ngăn chặn tình trạng suy thoái môi trường Mặc dù mới ra đời không lâu, nhưng ĐTM đã được sự quan tâm và đồng tình của hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển trên toàn thế giới, coi đó là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế theo mục tiêu của phát triển bền vững

Trên thế giới đến những thập kỷ 60, 70 một số nước công nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc bảo vệ môi trường Năm 1970, Mỹ đã ban hành luật và chính sách quốc gia về môi trường, trong đó quy định tất cả các kiến nghị quan trọng ở

Trang 30

cấp Liên bang về luật pháp, các hoạt động kinh tế kỹ thuật lúc đưa ra xét duyệt để được Nhà nước chấp nhận đều phải kèm theo một báo cáo chi tiết về tác động đến môi trường của hoạt động được kiến nghị

Tại Châu Á hầu hết các nước trong khu vực đã quan tâm đến môi trường từ

những thập kỷ 70 như là:

- Philipin : Từ 1977-1978 Tổng thống Philipin đã ban hành các Nghị định trong đó yêu cầu thực hiện ĐTM và hệ thống thông báo tác động môi trường cho các dự án phát triển

- Malaysia: Từ 1979 chính phủ đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường và từ năm

1981 vấn đề đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện đối với các dự

án năng lượng, thủy lợi, công nghiệp, giao thông, khai hoang

- Thái Lan : Nội dung và các bước thực hiện ĐTM cho các dự án phát triển được thiết lập từ 1978, đến năm 1981 thì công bố danh mục dự án phải tiến hành ĐTM

- Trung Quốc: Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành từ 1979, trong đó điều 6 và 7 đưa ra các cơ sở cho các yêu cầu đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1984 do chương trình Tài nguyên và Môi trường giới thiệu qua tài liệu "Giới thiệu các phương pháp đánh giá tác động môi trường" của chương trình

Năm 1993 Việt Nam ban hành luật Bảo vệ môi trường đầu tiên, trong đó có quy định tất cả các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, thì ĐTM đã bắt đầu được thực hiện trong thực tế

Kể từ đó đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật dưới

dạng các Nghị định của Chính Phủ, các quyết định, thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, tổ

chức, cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế Nhờ đó ĐTM cho đến nay đã trở thành

Trang 31

một công việc phổ biến, nằm trong khung pháp luật của Nhà nước mà tất cả các dự

tồn tại cần tiếp tục giải quyết, tuy nhiên có thể nói sau hơn một thập kỷ, cho đến nay

hệ thống văn bản pháp lý cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy đủ và tiếp cận được yêu cầu của thực tế Việc thực hiện ĐTM dần đi vào nề nếp đã có đóng góp rất đáng

kể cho thực hiện phát triển bền vững của đất nước

1.1.8 Cơ sở pháp lý của ĐTM

Trong những năm vừa qua Nhà nước ta đã rất cố gắng xây dựng một khung pháp lý cho việc cho việc tổ chức và quản lý việc thực hiện ĐTM trong thưc tế

Luật Bảo vệ môi trường

Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được Nhà nước ban hành lần đầu tiên năm 1993 là quy định pháp luật cao nhất của nhà nước về môi trường Luật

có 7 chương, 55 điều

Sau 15 năm thực hiện, năm 2005 Luật Bảo vệ môi trường đã được bổ sung, sửa đổi và ban hành (Luật số 52/2005/QH11, công bố ngày 12/12/2005) Luật Bảo

vệ môi trường Việt Nam năm 2005 gồm 15 chương, 136 điều Hiện tại, tất cả các

nội dung về bảo vệ môi trường của Việt Nam thực hiện theo luật này Trong luât

Bảo vệ môi trường 2005 có dành hẳn chương 3 với tiêu đề “ Đánh giá môi trường chiến lược, đáng giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường” quy định cụ

thể về thực hiện ĐTM ở Việt Nam

Các Ngh ị định, Thông tư của Nhà nước liên quan đến ĐTM

Trang 32

Để cụ thể hóa việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Quyết định, Thông tư quy định cụ thể và hướng dẫn việc thực hiện ĐTM

- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội nước

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu

lực từ 01/07/2006

- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về “phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải”

- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc

“Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước

thải vào nguồn nước”

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính Phủ về việc “Quy định cấp phép thăm dò, khai thác,

sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”

- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003

của Chính phủ về “phí bảo vệ môi trường đối với nước thải”

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về “Quản lý

chất thải rắn”

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây Dựng hướng

dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ về “Quản lý chất thải rắn”

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính Phủ về “Thoát nước đô thị và khu công nghiệp”

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính Phủ về phí bảo

vệ môi trường đối với chất thải rắn

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình

Trang 33

- Nghị định số 171/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính Phủ về “xử lý vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường”

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy định về

“Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường”

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “quy định chi tiết một số điều của nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy định về “Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết môi trường”

- Thông tư số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc “Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước”

- Thông tư số 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Quy định quy chuẩn quốc gia về môi trường”

- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc “ban hành danh mục chất thải nguy hại”

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường về việc “Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường”

1.2 Gi ới thiệu về dự án

1.2.1 Ch ủ đầu tư

- Tên dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất bột Cà phê và Kem sữa hòa tan của Công ty TNHH URC Việt Nam (công suất 36000 tấn sản phẩm/ năm.)

- Chủ dự án: Công ty TNHH URC Việt Nam

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

+ Lần đầu số 100/GP-KCN-VS ngày 03/10/2006 của Ban Quản lý KCN Việt Nam – Singapore

Trang 34

+ Bổ sung lần cuối số 463043000106 ngày 14/11/2012 của Ban Quản lý KCN Việt Nam – Singapore về việc thay đổi địa chỉ liên lạc, bổ sung công xuất và dự án mới

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất bánh kẹo các loại và nước giải khát các

loại

- Đại diện doanh nghiệp: Ông Canta Edwin Robles

- Địa chỉ nhà máy số 1: Số 26, Đường số 6, KCN VSIP, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

- Địa chỉ nhà máy số 2: Lô số 379, 380, 381 và 392, 393, 394, số 42 VSIP, KCN Việt Nam Singapore, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

- Địa chỉ liên lạc: Số 42 VSIP, KCN Việt Nam Singapore, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

- Điện thoại: 0650 767 010 Fax: 0650767025

1.2.2 V ị trí địa lý của dự án

Vị trí dự án

Khu đất dự kiến xây dựng nhà máy tọa lạc tại đường số 29, khu công nghiệp

Việt Nam – Singapore II-A, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Vị trí tiếp giáp của khu đất dự án được mô tả như sau:

- Phía Bắc giáp đường số 30

- Phía Nam giáp đường số 29, trong KCN VSIP II-A

- Phía Đông giáp Đại lộ Dân chủ, KCN VSIP II-A

- Phía Tây giáp khu đất trống

Khu đất xây dựng nhà máy có tổng diện tích là 200.000 m2 thuộc khu công nghiệp VSIP II mở rộng đã được giải phóng mặt bằng và bàn giao cho Công ty TNHH URC Việt Nam

Cơ cấu sử dụng đất

Nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa hòa tan thiết kế xây dựng với cơ

cấu sử dụng diện tích đất từng hạng mục công trình trong nhà máy phù hợp với quy định của Ban Quản lý KCN Việt Nam Singapore

Trang 35

Các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng công trình nhà máy sản xuất cà phê hòa tan của Công ty URC

- Sản phẩm cà phê hòa tan: 6000 tấn/ năm

- Sản phẩm kem sữa: 30000 tấn/ năm

1.2.3.2 Kh ối lượng và qui mô các hạng mục dự án

Khối lượng các hạng mục công trình chính

o Xưởng chính: 6567 m2

o Nhà đặt nồi hơi: 517 m2

o Khu vực làm việc: 367 m2

+ Diện tích tầng lững: 3209 m2

Trang 36

- Bể chứa nước: 410 m với diện tích 20 m

- Trạm biến áp: 14 m2

 Công trình môi trường

- Trạm xử lý nước thải: 400 m2

- Kho chứa chất thải thông thường: 100 m2

- Kho chứa chất thải nguy hại: 20 m2

Nguốn điện được lấy từ mạng lưới điện trung thế 22 KV trong khu VSIP II

mở rộng Từ đây nguồn điện trung thế sẽ được đấu nối vào máy biến áp và được hạ

áp thành nguồn điện thông thường với cấp điện áp 380V/220V, sau đó sẽ được kéo vào tủ điện phân phối chính

 Hệ thống cung cấp nước

Nguồn nước phục vụ sinh hoạt được lấy từ mạng lưới phân phối nước trong khu VSIP II mở rộng

 Hệ thống thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa bên trái được gom vào hệ thống ống đứng và dẫn

ra hệ thống ngầm Sau đó thoát vào hệ thống thoát nước mưa khu công nghiệp

 Hệ thống thoát nước thải

Trang 37

Hệ thống thoát nước thải bao gồm ống thoát phân và ống thoát nước rửa tay được lắp đặt riêng biệt, sau đó được xử lý trong hầm tự hoại hệ thống xử lý nước

thải của nhà máy

Nước thải sản xuất cũng được thu gom riêng biệt và dẫn về hệ thống xử lý nước thải của dự án

1.2.3.3 Bi ện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án

 Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị mặt bằng: các bãi tập kết và trung chuyển vật liệu

- Chuẩn bị nhân lực, thiết bị: huy động nhân lực, trang thiết bị thi công

 Công tác thi công

- Thi công móng: đào đất, đổ bê tông móng

- Thi công nhà xưởng và phòng hành chính

 Hoàn thiện công trình

- Lắp đặt thiết bị điện, nước, máy lạnh…

- Sơn, lát gạch, lắp cửa…

- Dọn dẹp nguyên vật liệu dư thừa

1.2.3.4 Công ngh ệ sản xuất, vận hành

Quy trình công ngh ệ sản xuất cà phê hòa tan

Quy trình công nghệ sản xuất cà phê hòa tan của dự án có thể được tóm tắt như sau:

- Hạt cà phê được làm sạch, rang chín sau đó được băng chuyền vận chuyển

tới bể chứa

- Hơi nước và nước nóng ở áp suất cao được đưa vào để trích xuất nước cà phê

- Nước cà phê sau đó được chuyển tải đến các thiết bị bay hơi để cô đặc

- Nước cà phê cô đặc sau đó bơm và phun ở áp suất cao tại tháp sấy để sản

xuất bột cà phê hòa tan

- Sau đó, cà phê bột được đóng gói bằng nhựa dẻo bên trong có lót lớp nhôm Kích thước và cân lượng theo nhu cầu thị trường

Trang 38

Quy trình công nghệ sản xuất bột kem (creamer)

Quy trình công nghệ sản xuất bột kem (creamer) của dự án có thể được tóm tắt như sau:

- Các nguyên liệu được trộn lẫn với nước trong máy trộn tốc độ cao được thiết

kế đặc biệt

- Hỗn hợp này đi qua một thiết bị đồng hóa để tạo sự đồng nhất

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cà phê hòa tan

Cà phê hạt sạch

Đóng gói Tháp sấy tạo bột cà phê

Lưu kho

Cô đặc nước cà phê bằng

bay hơi Trích xuất nước cà phê

Lò rang

Lò rang có nghiền

Khí thải đốt nhiên liệu

Bụi cà phê Khí thải đốt nhiên liệu, bụi

cà phê

Nước thải rửa thiết bị, khí thải lò hơi, bã cà phê, tro lò hơi

Nước thải rửa thiết bị

Khí thải lò sấy

Chất thải rắn

Trang 39

- Hỗn hợp sau khi đồng nhất được bơm và phun áp lực trên tháp sấy để chuyển đổi từ dạng lỏng thành dạng bột

- Bột kem (creamer) sau đó được đóng gói bằng túi nhựa dẻo có lót lớp nhựa bên trong

- Sản phẩm được đóng gói để bán lẻ hoặc đóng gói túi 25 kg để bán cho các nhà máy sản xuất các loại cà phê hòa tan 3 trong 1

1.2.3.5 Danh m ục máy móc thiết bị

Nguyên liệu các loại

Phối trộn

Phối trộn với nước Đồng hóa hỗn hợp

Hỗn hợp đồng hóa Tháp sấy tạo bột kem Đóng gói Lưu kho

Bụi, nước thải rửa thiết bị Nước thải rửa thiết bị Nước thải rửa thiết bị

Nước thải rửa thiết bị Nước thải rửa thiết bị, khí

thải lò sấy Chất thải rắn

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột kem (creamer)

Trang 40

Bảng 1.1: Nhu cầu các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất của dự án

Các máy móc thiết bị chính Công suất lý thuyết

(kg/đơn vị)

Công suất thiết kế (kg/giờ)

Thời gian vận hành Giờ/ngày Ngày/năm

1 Cà phê hòa tan

1.1 01 lò rang cà phê 5000 3000 24 312 1.2 02 lò rang cà phê và nghiền 5000 2200 24 312

1.3 Thiết bị trích xuất cà phê

(áp lực và nhiệt độ) 3000 2214 24 312 1.4 Thiết bị bay hơi cà phê 40000 6000 24 312

1.5 Thiết bị bay hơi cà phê áp

2.3 Tháp sấy khô dạng phun 30000 3000 24 312

Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư của Công ty URC Việt Nam

Ngày đăng: 25/04/2014, 22:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1:  Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cà phê hòa tan - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất cà phê hòa tan (Trang 38)
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột kem (creamer) - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bột kem (creamer) (Trang 39)
Bảng 1.1: Nhu cầu các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất của dự án Các máy móc thiết bị chính  Công suất - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 1.1 Nhu cầu các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất của dự án Các máy móc thiết bị chính Công suất (Trang 40)
Bảng 1.2: Nhu cầu các trang thiết bị hỗ trợ sản xuất của dự án Mô tả  Công suất thiết - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 1.2 Nhu cầu các trang thiết bị hỗ trợ sản xuất của dự án Mô tả Công suất thiết (Trang 41)
Bảng 1.3: Các thiết bị môi trường của dự án - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 1.3 Các thiết bị môi trường của dự án (Trang 42)
Bảng 1.6: Nhu cầu nhân sự của dự án - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 1.6 Nhu cầu nhân sự của dự án (Trang 45)
Bảng 2.1: Diện tích lưu vực các nhánh suối thuộc lưu vực suối Cái - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 2.1 Diện tích lưu vực các nhánh suối thuộc lưu vực suối Cái (Trang 51)
Bảng 2.2: Lưu lượng dòng chảy suối Cái qua các tháng trong năm - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 2.2 Lưu lượng dòng chảy suối Cái qua các tháng trong năm (Trang 52)
Bảng 2.3: Vị trí khảo sát và thu mẫu không khí - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 2.3 Vị trí khảo sát và thu mẫu không khí (Trang 53)
Bảng 2.5: Vị trí khảo sát và thu mẫu - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 2.5 Vị trí khảo sát và thu mẫu (Trang 55)
Bảng 2.7: Cơ cấu sử dụng đất của KCN VSIP II-A - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 2.7 Cơ cấu sử dụng đất của KCN VSIP II-A (Trang 56)
Bảng 3.1:  Tổng hợp các tác động môi trường của dự án - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.1 Tổng hợp các tác động môi trường của dự án (Trang 61)
Bảng 3.2: Hệ số phát thải bụi từ các hoạt động xây dựng - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.2 Hệ số phát thải bụi từ các hoạt động xây dựng (Trang 63)
Bảng 3.3: Tải lượng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.3 Tải lượng bụi phát sinh từ các hoạt động xây dựng (Trang 64)
Bảng 3.4: Hệ số phát thải do các phương tiện vận chuyển - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.4 Hệ số phát thải do các phương tiện vận chuyển (Trang 66)
Bảng 3.5: Tải lượng ô nhiễm do khí thải - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.5 Tải lượng ô nhiễm do khí thải (Trang 66)
Bảng 3.8: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt hằng ngày Chất ô nhiễm  Tải lượng (kg/ngày)  Nồng độ (mg/l) - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.8 Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt hằng ngày Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) (Trang 69)
Bảng 3.10: Độ ồn phát sinh từ các công việc thi công - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.10 Độ ồn phát sinh từ các công việc thi công (Trang 72)
Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm từ các nguồn khí thải Chất ô - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.13 Nồng độ các chất ô nhiễm từ các nguồn khí thải Chất ô (Trang 76)
Bảng 3.16: Cân bằng sử dụng nước của dự án - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.16 Cân bằng sử dụng nước của dự án (Trang 79)
Bảng 3.18: Tham khảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 3.18 Tham khảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải (Trang 81)
Hình 4.1 : Quy trình xử lý khí thải lò hơi vận hành bằng Biomass - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Hình 4.1 Quy trình xử lý khí thải lò hơi vận hành bằng Biomass (Trang 91)
Hình 4.3: Sơ đồ quản lý các dòng nước thải của dự án - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Hình 4.3 Sơ đồ quản lý các dòng nước thải của dự án (Trang 93)
Bảng 4.1: Các thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho dự án Thông số  Đơn vị - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 4.1 Các thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho dự án Thông số Đơn vị (Trang 95)
Hình 4.4 : Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của dự án - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Hình 4.4 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải của dự án (Trang 96)
Hình 4.5 : Sơ đồ tổng quát quản lý chất thải rắn - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Hình 4.5 Sơ đồ tổng quát quản lý chất thải rắn (Trang 98)
Hình 4.6: Mô tả cách bố trí thông gió cho nhà xưởng - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Hình 4.6 Mô tả cách bố trí thông gió cho nhà xưởng (Trang 100)
Bảng 4.2: Chương trình quản lý môi trường Giai đoạn - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 4.2 Chương trình quản lý môi trường Giai đoạn (Trang 108)
Bảng 4.4: Chương trình giám sát chất lượng môi trường Công việc - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 4.4 Chương trình giám sát chất lượng môi trường Công việc (Trang 113)
Bảng 4.5: Dự toán kinh phí giám sát môi trường  Nội dung giám sát  Tần - Đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phù hợp cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cà phê và kem sữa ( creamer) hòa tan công suất 3600 tấn/sản phẩm năm của Công ty TNHH URC việt nam
Bảng 4.5 Dự toán kinh phí giám sát môi trường Nội dung giám sát Tần (Trang 114)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w