1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn

43 2,6K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 544,4 KB

Nội dung

Luận văn về những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn

Trang 1

Lời Mở Đầu

Hoà nhập với sự phát triển của đất nước, Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là một trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng về đất đai, con người và khả năng phát triển kinh tế - xã hội Bộ mặt của ngành công nghiệp Bắc Ninh đang

có sự phát triển, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 khu công nghiệp (KCN) lớn và 19 cụm công nghiệp làng nghề

KCN Tiên Sơn là một KCN lớn tập trung nhiều ngành công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý thuận lợi, có thể phát huy được mối quan hệ với thủ đô Hà Nội về mọi lĩnh vực, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự ảnh hưởng lan toả về nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội Các phương tiện giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không, đường sắt nối đến mọi miền tổ quốc, tới những vùng phát triển năng động như: Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng bằng Bắc bộ… KCN Tiên Sơn hình thành và phát triển đã tạo vị thế mới cho Bắc Ninh trong giai đoạn công nghiệp, hoá hiện đại hoá

KCN Tiên Sơn là một mô hình KCN hiện đại, loại hình công nghiệp đa dạng

và phong phú từ chế biến nguyên liệu tương đối đơn giản hoặc công nghệ lắp ráp ít gây ô nhiễm môi trường đến các hoạt động chế biến và sản xuất phức tạp có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn như chế biến nguyên liệu thuốc lá, chế biến lương thực thực phẩm, rượu, bia, vật liệu xây dựng cao cấp Các loại hình công nghiệp này

sẽ thải ra những nguồn gây ô nhiễm có khi rất độc hại vào môi trường KCN

KCN Tiên Sơn- Bắc Ninh được thành lập theo quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1998 của chính phủ và bắt đầu xây dựng năm 2000, đến nay

đã có 18 doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động Từ những ngày mới có dự án, KCN Tiên Sơn đã được đánh giá về tác động môi trường do GS-TS Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và KCN Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chủ trì Nay các doanh nghiệp trong KCN đã đi vào hoạt động và một số doanh nghiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng, các vấn đề môi trường đang nảy sinh phù hợp hay không phù hợp với dự báo của báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoặc các cơ sở doanh nghiệp chưa thực hiện được các vấn đề bảo vệ môi trường theo dự án

Trang 2

Tác giả bản luận văn quê ở Bắc Ninh thấy được vấn đề đó có thể

nghiên cứu để làm luận văn tốt nghiệp, cho nên tác giả đã chọn đề tài “Những vấn

đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị về bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp Tiên Sơn” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp

Đề tài đã được thực hiện tại Khoa Môi trường và Phòng Kỹ thuật Môi trường, Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia từ 26/3/2003 đến hết tháng 5/2003 dưới sự hướng dẫn của PGS-TS Nguyễn Thế Thôn và KS Nguyễn Đức Long Đến nay bản luận văn đã được hoàn thành Tác giả chân thành cảm ơn các thầy hướng dẫn, các thầy cô trong Khoa Môi trường cùng toàn thể các bạn sinh viên K44- Môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong thời gian làm khoá luận Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn anh Nguyễn Hoàng Long, các cán bộ trong Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, công nhân viên trong các nhà máy xí nghiệp trong KCN Tiên Sơn và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập, khảo sát địa bàn

Trang 3

Chương1: môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của

Khu công nghiệp Tiên Sơn

1.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên

1.1.1.Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình

* Vị trí địa lý

Khu công nghiệp (KCN) Tiên Sơn thuộc các xã Đồng Nguyên, Tương Giang huyện Từ Sơn và các xã Hoàn Sơn, Nội Duệ huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Khu vực nghiên cứu nằm gần Thị trấn Từ Sơn và Thị trấn Lim, nằm giữa Thị xã Bắc Ninh và Hà Nội cách Hà Nội 17 km và cách Thị xã Bắc Ninh 7 km Phía Bắc giáp quốc lộ 1A và tuyến đường sắt quốc gia Phía Nam giáp xã Hoàn Sơn và tuyến quốc lộ 1B Phía Đông giáp mương thoát nước xã Nội Duệ Phía Tây giáp xã Đồng Nguyên

* Đặc điểm địa hình

Khu vực nghiên cứu là vùng đồng bằng thuộc Châu thổ Sông Hồng, trên đồng bằng có một số đồi núi còn sót lại như Núi Móng, Núi Bất Lự, Đồi Chè Núi cao nhất là Núi Móng có độ cao 61m Địa hình đồng bằng tương đối đồng nhất và

có hướng dốc chủ yếu đổ về phía Sông Đuống và phía Sông Lục Nam, mức độ chênh lệch địa hình không lớn ở đồng bằng thường có độ cao từ 2,1-5,1m Chênh lệch giữa địa hình đông bằng và đồi núi từ 50 - 60m song diện tích đồi núi lại chiếm rất ít so với diện tích tự nhiên trong khu vực (khoảng 0,53%)

1.1.2 Đặc điểm môi trường địa chất

1.1.2.1 Đặc điểm địa chất

KCN Tiên Sơn nằm rìa vùng trũng Hà Nội, được cấu tạo bởi các đá trầm tích Cát kết, Sét kết, tuổi Triat lộ ra trên các đồi núi Trên đồng bằng được phủ bởi các trầm tích Cát, Sét bở rời thuộc tầng Hải Hưng có tuổi Holoxen và một đôi nơi lộ ra các trầm tích Cát, Sét màu loang lổ của tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistoxen, chúng đều thuộc kỷ Đệ tứ

1.1.2.2 Đặc điểm địa chất công trình

Trang 4

Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình ở KCN Tiên Sơn của Công ty Khảo sát và Xây dựng, Bộ xây dựng (1999) đã cho thấy:

- Lớp 1: Đất trồng trọt có chiều dày thay đổi từ 0,1- 0,5m Thành phần đất trồng trọt chủ yếu là sét pha cát Trạng thái dẻo mềm, cá biệt có dẻo chảy

- Lớp 2: Sét doẻ ít, trạng thái dẻo cứng được phân bố tương đối đồng đều với chiều dày từ 2,0 - 3,2m cá biệt là 4,5 - 5,2 m Thành phần hạt chiếm chủ yếu là sét

và bột trong đó hạt sét chiếm từ 14 -30%, hạt bột chiếm từ 32 - 60%, giới hạn chảy chiếm từ 35,7 - 40,8%, chỉ số dẻo thay đổi từ 14 - 20,6%, trạng thái phổ biến là dẻo cứng, cá biệt là nửa cứng và dẻo mềm

- Lớp 3: Đất hữu cơ trạng thái chảy với chiều dày từ 0,9 - 0,3m Thành phần hạt chủ yếu là hạt bột chiếm từ 18 - 67%, hạt sét chiếm từ 7 - 27%, tàn tích thực vật chiếm khoảng 14%, đôi chỗ có xen kẽ các lớp mỏng cát pha, cát bụi ở trạng thái rời Đất có giới hạn chảy thay đổi từ 3,1 - 49,5%, chỉ số dẻo thay đổi từ 4,2 - 22,4%

- Lớp 4: Sét dẻo ít, trạng thái dẻo cứng phân bố không đều theo diện và theo chiều sâu Lớp này gặp ở độ sâu từ 5,0 - 13,3m, nhưng phổ biến từ 5 - 9m Chiều dày phổ biến từ 5 - 10m Thành phần thạch học chủ yếu là hạt bột chiếm 36,5 - 55m, hạt sét chiếm từ 14 - 31%, giới hạn chảy từ thay đổi 32,2 - 50,7%, chỉ số dẻo thay đổi từ 14,9 - 23,7% Trạng thái phổ biến là dẻo cứng cá biệt có chỗ là dẻo mềm

- Lớp 5: Cát hạt vừa cấp phối kém, lớp này chủ yếu gặp ở đầu phía Bắc KCN độ sâu 9 - 12m Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt trung bình chiếm 20,5 - 66%, hạt cát bụi chiếm 10 - 42%, đôi chỗ có hạt sỏi thạch anh màu trắng đục chiếm từ 5 - 16% Cát có trạng thái bão hoà nước, chặt vừa

- Lớp 6: Sét dẻo ít, trạng thái nửa cứng, lớp này nằm dưới lớp sét dẻo ít, trạng thái dẻo cứng phân bố không đều trong khu vực, thường gặp ở cuối phía Nam KCN, độ sâu từ 11 - 15m, phía dưới là lớp sét bột kết, cát kết phong hoá và thấu kính dẻo mềm, dẻo chảy, độ sâu đáy lớp thay đổi từ 15 - 24,7%, chỉ số dẻo thay đổi từ 17,4 -22,4%

- Lớp 7: Sét bột kết, phong hoá vừa nằm dưới lớp 6 gần khu vực núi Móng ở độ sâu 17 - 18m, sét bột kết có màu nâu vàng, nâu gụ và nâu đỏ, mức độ phong hoá từ mạnh đến vừa và còn gặp các mảnh vụn, dăm, đá, sét, bột kết tương đối mềm

Trang 5

Nhìn chung từ độ sâu 5 - 8m trở xuống, các lớp đất thường được phân bố không đều theo diện rộng cũng như theo chiều sâu KCN có điều kiện địa chất công trình thuộc loại phức tạp trung bình

1.1.2.3 Đặc điểm địa chất thuỷ văn

Tại khu vực nghiên cứu có mực nước ngầm trong tầng chứa nước thay đổi từ 0,8 - 1,7m Theo tài liệu đánh giá nước ngầm và dự báo khả năng khai thác của Bộ công nghiệp, thì nguồn nước tại khu vực nghiên cứu có trữ lượng khoảng 30.000m3/ngày.đêm (10.950.000m3 /năm) và 100% số dân trong khu vực sử dụng nước giếng cho sinh hoạt hàng ngày Theo kết quả khảo sát hiện trạng chất lượng nước ngầm tại khu vực nghiên cứu do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và KCN tiến hành như sau:

- Vị trí lấy mẫu: (Các giếng khoan)

Điểm GW1: Nước giếng nhà Bà Thoa sâu 27m cạnh quốc lộ 1A xã Nội Duệ Điểm GW2: Nước giếng nhà BQL dự án thôn Núi Móng xã Hoàn Sơn

Điểm GW3: Nước giếng nhà Ông Mão thôn Bất Lự xã Hoàn Sơn

Điểm GW4: Nước Công ty Quế Lâm thôn Núi Móng xã Hoàn Sơn

- Kết quả phân tích được thực hiện trong bảng 1-1

Bảng 1-1: Bảng phân tích chất lượng nước ngầm

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị GW1 GW2 GW3 GW4

TCVN 5944- 1995

Trang 6

có tính ăn mòm xâm thực đối với bê tông và bê tông cốt thép

1.1.3 Đặc điểm môi trường đất

Khu vực nghiên cứu là vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 2220 ha (thống kê 1997) trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 69% Diện tích đất sử dụng cho KCN là 134,67 ha chiếm 6,07% diện tích đất tự nhiên, địa hình không hoàn toàn bằng phẳng, cao thấp xen kẽ dẫn đến sản xuất gặp khó khăn vì bị hạn úng cục bộ, diện tích vùng trũng thấp chiếm khoảng 50 - 60% diện tích canh tác, đất có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến khá, chủ yếu là sét pha cát, có lẫn rễ cây, hàm lượng hữu cơ cao Đất có màu xám nâu, nâu gụ, ở các chân ruộng có hiện tượng bạc màu do quá trình canh tác độc canh cây lúa, ở những nơi sát đồi núi đất có màu nâu

đỏ, thành phần chủ yếu là cát có hàm lượng dinh dưỡng thấp, sườn đồi chủ yếu là đất sỏi ong và một số nơi có dấu hiệu của sự sói mòn

1.1.4 Đặc điểm môi trường sinh vật

* Thực vật: khu vực nghiên cứu thuộc vùng đồng bằng nên thực vật ở đây mang

tính chất của một Hệ sinh thái đồng bằng Cây trồng chủ yếu là lúa với năng suất từ

5 - 5,5 tấn/ha/năm Ngoài lúa phải kể đến một số loại cây khác như: Đỗ Tương, Khoai Tây, Lạc với diện tích canh tác ít Đu Đủ, Táo, Hồng Xiêm là những loại cây

Trang 7

trồng trong các vườn gia đình Bạch Đàn, Xà Cừ được trồng dọc trên các đường quốc lộ, nhưng diện tích không đáng kể Trong các Ao hồ kênh mương thì thực vật sống trôi nổi chủ yếu là Tảo Lục và Tảo Silic, mật độ thực vật phù du ở các sông nghèo hơn so với các ao hồ nước đứng

* Động vật: Thành phần các loại động vật trong khu vực tương đối nghèo nàn, chủ

yếu các hộ gia đình chăn nuôi Gà, Lợn, Ngan, Vịt, Trâu bò Lượng Trâu bò giảm nhiều so với những năm trước đây Một số hộ gia đình có đầu tư vào nuôi cá: Cá Trôi, Cá Chép, Trắm Cỏ, Cá Mè… Các loại động vật hoang dã nghèo nàn chủ yếu

là các loại Chim và thú nhỏ: Chuột, Chim Sẻ… Trong Hệ sinh thái đồng bằng còn

có các loại như: ếch, Nhái, các loại bò sát như: Rắn, Thằn Lằn và các loại côn trùng, nhưng hiện nay đã bị nhân dân tiêu diệt nhiều

1.1.5 Đặc điểm môi trường nước

Xung quanh khu vực nghiên cứu có nguồn nước mặt tương đối dồi dào có sông Ngũ Huyện Khê chảy, qua đồng thời tiếp giáp với hai hệ thống sông chính là sông Đuống, sông Cầu và sông Lục Nam thuộc hệ thống sông Thái Bình Theo nghiên cứu của viện Kinh tế Địa chất cho thấy tổng lưu lượng nước chứa trong các sông này là 176.106m3 (đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh)

Theo sự khảo sát hiện trạng chất lượng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu do Trung tâm Kỹ thuật môi trường Đô thị và KCN tiến hành có kết quả như sau:

- Vị trí lấy mẫu:

Điểm W1: Cuối mương thuỷ lợi cạnh quốc lộ 1A

Điểm W2: Nước mương thuỷ lợi cạnh trạm bơm khu vực dự án

Điểm W3: Nước mương tưới tiêu chảy qua quốc lộ 1B

- Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 1-2

Bảng 1-2: Bảng phân tích chất lượng nước mặt

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn

vị Điểm W1 Điểm W2 Điểm W3

TCVN 5942-1995

Trang 8

1.1.6 Đặc điểm môi trường không khí

Theo tài liệu của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn (1998) thì khí hậu khu vực mang tính khí hậu nhiệt đới gió mùa Mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh, mưa ít Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ dệt: Mùa mưa và mùa khô

* Nhiệt độ không khí Tại khu vực có:

Nhiệt độ không khí trung bình năm: 22,7 - 23,8oC

Nhiệt độ trung bình lớn nhất : 28,6 - 30,0oC (tháng VII)

Trang 9

Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 15,2 - 17,2oC (tháng I)

* Độ ẩm không khí trong khu vực tương đối cao:

Độ ẩm trung bình năm: 80%

Độ ẩm trung bình lớn nhất: 86% (tháng I - IV, tháng VII - IX)

Độ ẩm trung bình thấp nhất: 73% (tháng XI - I năm sau)

* Tốc độ gió và hướng gió:

Tại khu vực nghiên cứu trong năm có 2 mùa gió chính, mùa Đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc từ tháng XI đến tháng IV năm sau, mùa Hè gió có hướng Nam và Đông Nam từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm

Tốc độ gió trung bình hàng năm: 2,5m/s

Tốc độ gió cực đại trong năm: 3,2m/s

* Nắng và Bức xạ: Tổng số giờ nắng trong năm từ 1327 - 1429 giờ, tháng có

nhiều giờ nắng nhất trong năm là tháng VII và tháng VIII, tháng có ít giờ nắng nhất trong năm là tháng II Số giờ nắng trung bình tháng từ 1997 - 2001 được thể hiện như sau:

Bảng 1 - 3: Số giờ nắng các tháng trong một số năm gần đây

Trang 10

11 Tháng 11 145 89 147 173.2 189

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê 2002

Nhìn chung khí hậu khu vực nghiên cứu có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp, số giờ nắng trong năm cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt bằng phương pháp sinh học Đặc biệt khu này không

có điều kiện bất thường sảy ra

1.2 Đặc điểm môi trường kinh tế xã hội

1.2.1 Đặc điểm môi trường kinh tế

1.2.1.1 Đặc điểm hiện trạng sử dụng đất

Hiện nay đã có 18 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất đã sử dụng là 89,61 ha trong đó đất sử dụng cho các mục đích khác nhau của KCN được thể hiện trong bảng 1 - 5, còn lại là đất nông nghiệp của KCN và các xã bao quanh KCN

Bảng 1 - 4: Bảng hiện trạng sử dụng đất KCN Tiên Sơn

TT Danh mục Lô Diện tích (ha) Phần trăm

Trang 11

Tổng diện tích đất nông nghiệp là 1.531,83ha, trong đó diện tích của từng xã được thống kê như sau:

Bảng 1- 5: Tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu

TT Danh mục Diện tích đất Nông nghiệp (ha)

1.2.1.3 Đặc điểm môi trường Lâm nghiệp

Các xã đều có chủ chương phát động nhân dân bỏ cây tạp trong các vườn thay bằng các loại cây ăn qủa có giá trị kinh tế cao, tận dụng đất bờ mương, đất giao thông trồng cây bóng mát cải thiện môi trường Những cây được trồng chủ yếu trong khu vực này là:

+ Vườn nhà: Cây ăn quả như Nhãn, Vải thiều, Sấu, Táo, Bưởi, Đu Đủ

+ Trường học, bờ mương: Cây bạch đàn

+ Đường giao thông: Xà cừ, Phi lao

ở các xã có đồi núi như: xã Nội Duệ, xã Hoàn Sơn thì ngoài những loại cây trên còn

có các loại cây như: Keo, Thông và một số ít cây khác

1.2.1.4 Đặc điểm môi trường Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp

Đối với mỗi xã trong khu vực có một mô hình phát triển khác nhau:

- Xã Đồng Nguyên: Chủ yếu sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hiện nay xã có khoảng 58 doanh nghiệp HTX và 1520 hộ sản xuất

- Xã Tương Giang: Ngành nghề sản xuất kinh doanh của xã Tương Giang phong phú và đa dạng các mặt hàng sản phẩm như Dệt nhuộm, Khăn mặt, Vải, Vật liệu xây dựng…

Trang 12

- Xã Nội Duệ và Hoàn Sơn: Ngành nghề của 2 xã này tương đối giống nhau và cũng đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ (quy mô hộ gia đình), ngành nghề chủ yếu là sản xuất Bếp lò, May mặc, Cơ khí, Gò hàn, Xay xát, thương nghiệp thu hút hơn 60% lực lượng lao động phục vụ cho khu vực sản xuất

- Ngoài ra trong KCN còn có các nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động, đó là môi trường công nghiệp chính của KCN sẽ được đề cập rõ ở chương 3

1.2.1.5 Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: Khu vực nghiên cứu có vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu với các cơ sở bên ngoài thông qua quốc lộ 1A, 1B mới Hà Nội - Lạng Sơn và tuyến đường sắt xuyên việt, cảng Hàng không Nội Bài cách KCN khoảng 20 km theo quốc lộ 18, giao lưu đường thuỷ gồm có sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cầu

- Hệ thống cấp thoát nước: Nguồn nước cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất cho KCN hiện nay là nước ngầm từ trạm bơm của KCN với công xuất là 6.500m3/ng.đ

và được cấp bằng đường ống áp lực ngang, khép kín có đường kính từ D100 - D300mm tới hàng rào nhà máy Trong KCN đã có bể xử lý nước thải tập trung, có

hệ thống thu gom nước thải từ các nhà máy bằng bê tông có đường kính 400 - 500mm đặt ngầm dưới đất trước hàng rào nhà máy, đồng thời theo thiết kế các nhà máy đều phải có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, nước sau khi thải ra khỏi nhà máy

đổ vào cống thải chung của KCN phải đạt cấp độ B theo TCVN 5945 - 1995

- Hệ thống thu gom chất thải rắn: ở KCN hiện nay chưa có bãi thải tập chung mà chất thải từ các nhà máy sẽ được thu gom và phân loại, một phần họ bán cho cơ sở tái chế còn phần không sử dụng được họ ký hợp đồng với Công ty môi trường Đô thị Bắc Ninh thu gom 1ngày/lần vào cuối giờ làm việc của ngày và đổ vào bãi thải của Thị xã

- Hệ thống cấp phát điện: Năng lượng điện được cấp cho KCN chủ yếu từ lưới điện quốc gia 110 KV đi từ Đông Anh - Lạng Sơn Trong KCN sẽ được lắp đặt 4 máy biến áp với công suất mỗi máy là 20 MVA, hiện nay KCN có đường đây 35KV, 10KV là đường đây cấp điện cho khu vực qua Trạm biến áp Đồng Nguyên, Nội Duệ, hệ thống đường dây này chạy dọc theo dải cây xanh và đường nội bộ trong KCN song song với quốc lộ 1A

1.2.2 Đặc điểm môi trường xã hội

Trang 13

1.2.2.1 Đặc điểm Dân số, Dân cư

Theo kết quả thống kê 2002 thì dân số ở khu vực nghiên cứu là:

Bảng 1 - 6: Đặc điểm dân số trong khu vực nghiên cứu

ST

T Danh mục

Tổng số dân (người)

Số hộ dân (hộ)

Mật độ trung bình (người/km2)

Tỷ lệ tăng dân số (%)

1.2.2.2 Đặc điểm văn hoá

Các xã trong khu vực nghiên cứu đều được đánh giá là có trình độ dân trí cao

so với mặt bằng chung của huyện, chính sách tôn giáo, tự do tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục được tôn trọng và phát huy, các di sản văn hoá của làng được giữ gìn

và tôn taọ Tất cả các thôn trong huyện đều xây dựng quy ước, hương ước phù hợp luật pháp và tập quán của địa phương

1.2.2.3 Đặc điểm giáo dục

- Xã Hoàn Sơn: Trường tiểu học Hoàn Sơn đã đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1997 - 2002, cả 3 trường trong xã có 18 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 50 lượt giáo giáo viên giỏi cấp huyện Năm học 2001 - 2002 có 7 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng

- Xã Nội Duệ: trường tiểu học Nội Duệ được nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 và tăng 38% số giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh Năm học 2001-

2002 có 7 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng

- Xã Đồng Nguyên: Trường trung học cơ sở Đồng Nguyên là trường 5 năm liền đạt danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh (1997 - 2002), số giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh tăng

Trang 14

41,6% so với năm 2001 Năm học 2001 - 2002 có 13 học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng

- Xã Tương Giang: So với các xã khác thì Tương Giang có sự phát triển về giáo dục còn thấp, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh tăng 10,6% so với năm 2001 Năm học 2001 - 2002 thì chỉ có 2 học sinh thi đỗ Cao đẳng

1.2.2.4 Đặc diểm Y tế

Mỗi xã đều có 1 trạm Y tế, có các Y sỹ và Y tá trực 24/24h, trong mỗi thôn xóm đều có các hiệu thuốc chữa các bệnh thông thường Công tác chữa trị đã được các được đội ngũ cán bộ y tế xã nhiệt tình chăm sóc Trong những năm gần đây không có sự cố gây rủi ro nào và không có bệnh truyền nhiễm trên diện rộng Hiện nay trong KCN có 1 trạm Y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên

Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

KCN Tiên Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, quy hoạch đồng bộ cả về không gian

và hạ tầng kỹ thuật, KCN đã tiến hành xây dựng các đầu mối hạ tầng kĩ thuật đồng

bộ như trạm xử lý nước cấp công xuất 6500m3/ng.đ, trạm xử lý nước thải tập trung, trạm biến áp 110 KVA, đường giao thông nội bộ KCN, hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt cùng với việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp Cho đến nay KCN đã có 5 loại hình công nghiệp của 18 doanh nghiệp đã và đang hoạt động gồm: Ngành gia công chế tạo cơ khí và kho bãi (3 doanh nghiệp); ngành vật liệu xây dựng (3 doanh nghiệp); ngành chế biến nguyên liệu, chế biến lương thực thực phẩm (7 doanh nghiệp); ngành công nghiệp Dệt - May (2 doanh nghiệp); ngành công nghiệp hàng tiêu dùng (3 doanh nghiệp) Ngoài ra còn có một số doanh nhiệp đang xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật 100% các doanh nghiệp trước khi hoạt động

đã đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường Tốc độ đề ra đã hoàn thành cao, nhưng cũng

đã nảy sinh một số các tác động của các hoạt động trong KCN đến môi trường xung quanh

Trên cơ sở của các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, báo cáo ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “ Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kĩ thuật KCN Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh”, hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tiên Sơn, báo cáo nghiên cứu khả thi của 18 nhà máy và các tài liệu khác bản luận văn này có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đánh giá tất cả

Trang 15

những tài liệu đó để học tập, mặt khác tiến hành công tác khảo sát thực địa, tìm hiểu vấn đề đang được nảy sinh đã nằm ngoài những dự báo của các tài liệu nêu trên Bản luận văn tiếp tục đánh giá hiện trạng tác động môi trường KCN, xây dựng những luận cứ khoa học cho việc đưa ra những kiến nghị bổ xung về bảo vệ môi trường cho KCN như đề xuất một số ý kiến nhằm giảm thiểu và hạn chế những tác động có hại, phát huy những tác động có lợi một cách hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trên cơ sở phát triển bền vững Đó cũng là các đối tượng nghiên cứu của bản luận văn này

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các đối tượng nghiên cứu trên, tác giả bản luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

2.2.1 Phương pháp phân tích, xử lý hệ thông tin địa lý (GIS)

Phương pháp phân tích, xử lý hệ thông tin địa lý là phương pháp dựa vào kĩ

thuật ứng dụng những phần mềm trên máy vi tính để tiếp nhận, lưu trữ, xử lý, phân tích, quản lý, trình bày, mô hình hoá các thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế

xã hội khu vực nghiên cứu

Các thông tin về đặc điểm địa lý tự nhiên, các hoạt động tự nhiên và kinh tế

xã hội trong khu vực nghiên cứu được dựa vào các ảnh Viễn thám như ảnh máy bay, ảnh vệ tinh trên cơ sở đó sẽ được phản ánh nhanh, kịp thời và khách quan những thông tin về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội bằng một phần mềm trên máy vi tính

Các tài liệu Viến thám và ảnh Viễn thám chứa đựng các hệ thông tin địa lý phải được xác định phân tích, xử lý trong GIS nhằm đảm bảo khả năng truy xuất và

xử lý số liệu chính xác về khu vực nghiên cứu Tóm lại, là tổng thể số liệu định vị các thông tin về không gian địa lý được tổ chức quản lý, lưu trữ và xử lý thông tin bởi một hệ thống các phần cứng và phần mềm trên máy vi tính, do vậy GIS ngày nay đã được ứng dụng mạnh mẽ trong ĐGTĐMT, Đặc biệt đối với ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn thì GIS là một thành phần quan trọng để mô tả các điều kiện môi trường cơ bản xây dựng vùng đệm để xác định diện tích chịu ảnh hưởng từ đó có thể dự báo các tác động hoặc thể hiện các kết quả ĐGTĐM dưới dạng bản đồ, biểu bảng

2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Trang 16

Phương pháp khảo sát thực địa là phương pháp thu nhận thông tin giữa các chủ thể và đối tượng nghiên cứu nhằm hiểu rõ hoàn cảnh thực tế của đối tượng cần nghiên cứu Đây là một công việc cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một lĩnh vực nghiên cứu nào, để hiểu rõ về đối tượng nghiên cứu thì người điều tra ngoài việc thu thập tài liệu, họ phải trực tiếp đi khảo sát thực tế Phương pháp này đòi hỏi người điều tra phải có mức độ nhiệt tình cao, nghiêm túc để tìm hiểu đúng mục đích, yêu cầu của đề tài, qua đó so sánh kiểm tra lại mức độ chính xác của tài liệu,

số liệu đã thu thập được, bổ sung những vấn đề còn thiếu sót

Trong thời gian nghiên cứu, tác giả bản luận văn đã tiến hành khảo sát ngoài thực địa một cách nghiêm túc, nhằm tìm hiểu các tác động có lợi, có hại trong quá trình hoạt động của KCN đến môi trường xung quanh, nhằm so sánh với các tác động đã được xác định trong báo cáo ĐGTĐMT KCN Tiên Sơn Từ đó có thể bổ sung, định lượng hoá các tác động của các hoạt động trong KCN đến môi trường

Trong quá trình khảo sát thực địa, tác giả bản luận văn đã tiến hành các công việc sau:

- Tiếp cận địa bàn: Tức là người điều tra phải tìm cách tiếp cận được đối tượng nghiên cứu Đối với các nhà máy, xí nghiệp trong KCN cần phải có đủ cơ sở pháp

lý để có thể tiếp cận

- Tìm hiểu sơ bộ công nghệ sản xuất và sử dụng các hoá chất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, từ đó có thể xác định được tải lượng và khả năng tác động của các chất ô nhiễm thải ra môi trường

- Tìm hiểu nguồn phát sinh các chất ô nhiễm bao gồm: Nguồn phát sinh khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn và các sự cố

- Tìm hiểu sơ bộ các tác động của việc hoạt động trong KCN tới môi trường tự nhiên, môi trường lao động của các công nhân viên trong KCN và khu vực xung quanh KCN

2.2.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT)

Theo điều 2 mục 11 trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố 10/1/1994 đã nêu rõ:"Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án, quy trình phát triển kinh tế xã hội của các cơ sơ sản xuất kinh doanh, công trình kinh tế,

Trang 17

khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác,

đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường’’

Có rất nhiều phương pháp ĐGTĐMT nhưng trong phạm vi nghiên cứu KCN Tiên Sơn tác giả đẫ sử dụng một số các phương pháp sau:

2.2.3.1 Phương pháp danh mục câu hỏi

Phương pháp danh mục câu hỏi là phương pháp sử dụng nhiều câu hỏi liên quan tới khía cạnh môi trường cần được đánh giá và là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong ĐGTĐMT Để đánh giá tác động của các hoạt động trong KCN đến môi trường xung quanh, tác giả đã soạn thảo một loạt các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu,

sử dụng ngôn ngữ thông thường, đối với mỗi câu hỏi đều có câu trả lời sẵn và ghi ngay sau câu hỏi Để đảm bảo tính khách quan thì người được hỏi có thể không cần ghi họ tên hoặc những mục liên quan tới cá nhân họ, nhưng họ sẽ trả lời mọi hạng mục Thường có ba phương án trả lời: Có không không rõ, tuỳ thuộc vào trình

độ hiểu biết về các tác động cũng như vấn đề môi trường của người được hỏi Nếu người được hỏi hiểu rõ về tác động và các vấn đề về môi trường thì họ có thể chọn phương án "có" hoặc "không", còn nếu chưa rõ về tác động và các vấn đề môi trường thì họ chọn phương án "không rõ" Tóm lại, phương pháp này rất thuận lợi đối với đánh giá khi thời gian nghiên cứu ngắn

2.2.3.2 Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (ĐNM-TG)

Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng là phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức thực hiện trong cộng đồng nhằm khai thác thông tin về các tác động, các vấn đề môi trường liên quan và phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết hợp với kiểm tra thực địa

Phương pháp này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra năm 1982

về đánh giá nhanh các nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất Sau này phạm vi áp dụng phương pháp này ngày càng rộng và thấy rõ hiệu quả trong việc ĐGTĐMT, đánh giá hiện trạng môi trường, nghiên cứu môi trường và dự án phát triển, quản lý môi trường phương pháp này là phương pháp tiếp cận thông qua những câu hỏi

mở trong cuộc nói chuyện, phỏng vấn với người dân địa phương, công nhân trong nhà máy để thu nhận những thông tin kịp thời từ phía người dân, về hiện trạng chất lượng môi trường, về mức độ tác động của các hoạt động trong KCN, đánh giá tình hình nông thôn, khu vực xung quanh Khi áp dụng phương pháp này tác giả chủ

Trang 18

yếu là khảo sát trực tiếp và thảo luận trên thực địa, kết hợp với các cuộc phỏng vấn bán chính thức với người dân địa phương, kết quả thu được là các thông tin đơn giản, sát với thực tế và mang tính chất định tính về các tác động của các hoạt động trong KCN cũng như về chất lượng môi trường đất, nước và không khí Sau khi thu được các thông tin từ cộng đồng thì người đánh giá cần có sự lựa chọn, phân tích, xử lý tổng hợp vấn đề phù hợp với mục đích nghiên cứu, có thể sử dụng các bảng biểu, biểu đồ, ma trận

2.2.3.3 Phương pháp ma trận môi trường

Phương pháp ma trận môi trường là phương pháp phối kết hợp liệt kê các hành động của các hoạt động phát triển với liệt kê những nhân tố môi trường bị tác động vào một ma trận Trong một ma trận bao gồm các cột hàng ngang và hàng dọc, trong đó các hoạt động của dự án được liệt kê theo cột ngang của trục hoành, còn nhân tố môi trường chịu tác động được liệt kê trên cột dọc của trục tung hoặc ngược lại

Có ba loại ma trận môi trường: Ma trận đơn giản, ma trận theo bước và ma trận định lượng

Trong quá trình nghiên cứu tác giả áp dụng phương pháp ma trận định lượng để đánh giá sự tác động và mức độ tác động thông qua cách cho điểm đối với từng tác động của các hoạt động phát triển đến các nhân tố môi trường xung quanh Trong các ô của ma trận định lượng chỉ ra các mức độ tác động với các cấp điểm khác nhau Mức độ tác động có thể là có lợi hoặc có hại Theo PGS - TS Nguyễn Thế Thôn thì hệ thống định cấp được chia theo thang điểm 5 cấp từ 1 – 5 là ưu việt hơn

cả Điểm có lợi là số dương, điểm có hại là số âm được đặt trong giá trị tuyệt đối và không tác động thì không cho điểm Điểm 1 là mức độ tác động rất ít có lợi , điểm

2 là mức độ tác động ít có lợi, điểm 3 là mức độ tác động có lợi trung bình, điểm 4

là mức độ tác động khá có lợi, còn điểm 5 là mức độ tác động rất có lợi Điểm |-1 |

là mức độ tác động rất ít có hại , điểm |-2 | là mức độ tác động ít có hại, điểm |-3 | là mức độ tác động có hại trung bình, điểm |-4 | là mức độ tác động khá có hại ít, còn điểm |-5 | là mức độ tác động rất có hại Vì đánh giá hiện trạng tác động môi trường của các hoạt động trong KCN khi đi vào hoạt động, các hành động phát triển đều tác động lên KCN đồng thời với nhau, không phân biệt được không gian, thời gian

và hậu quả về kinh tế, nên không xác định được trọng số Do đó bài toán đánh giá

Trang 19

được sử dụng trong luận văn này là bài toán nhân và trung bình nhân không có trọng số

Phương trình của bài toán này là:

Trong đó : x1, x2, x3 xn: các điểm đánh giá

n: số điểm các điểm đánh giá

Cách tính toán là thực hiện bài toán đánh giá riêng cho có lợi và riêng cho

có hại Lấy trung bình nhân riêng cho có lợi và riêng cho có hại, rồi nhân trung bình nhân của có hại với n điểm đánh giá có hại; nhân trung bình nhân của có lợi với n điểm đánh giá có lợi So sánh giá trị có lợi và giá trị có hại với nhau, giá trị nào lớn hơn thì tác động thuộc về giá trị đó

Bài toán nhân và trung bình nhân đảm bảo độ chính xác cao Điều này đã được PGS-TS Nguyễn Thế Thôn chứng minh trong công trình nghiên cứu của mình

về bài toán đánh giá môi trường [5]

chương 3: đánh giá tác động môi trường Khu công nghiệp Tiên Sơn

- Những tác động môi trường đối với khu vực đang xây dựng cơ sở hạ tầng

- Những tác động môi trường đối với các nhà máy, xí nghiệp đã đi vào hoạt động trong KCN

3.1.1 Những tác động môi trường đối với khu vực đang xây dựng cơ sở hạ

tầng

Khi xây dựng cơ sở hạ tầng của các của các nhà máy, xí nhiệp trong KCN thì các nguồn tác động chủ yếu bao gồm như sau: San lấp mặt bằng, xây dựng các nhà

Trang 20

máy, xí nghiệp, khu vui chơi giải trí, đường giao thông nội bộ, khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu…Do đó các tác động chính khi xây dựng cơ sở hạ tầng của các nhà máy, xí nghiệp trong KCN bao gồm: Thay đổi hệ sinh thái khu vực khi khai thác đất đá và san lấp mặt bằng, tác động của bụi, khí thải, đất đá, tiếng ồn trong quá trình thi công đến môi trường không khí, người công nhân và dân cư xung quanh

Nhìn chung trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo ra nhiều tác động

có hại đến môi trường, sức khoẻ của người công nhân và dân cư xung quanh, trong

đó tác hại nhiều nhất là ô nhiễm bụi và tiếng ồn Trong KCN Tiên Sơn các nhà máy,

xí nghiệp được xây dựng ở các thời điểm khác nhau, do vậy các nhà máy xí nghiệp xây dựng sau sẽ gây ảnh hưởng đến những nhà máy xí ghiệp xây dựng trước

3.1.2 Những tác động môi trường của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động

trong KCN

3.1.2.1 Các loại hình công nghiệp đầu tư vào KCN

Trang 21

Bảng 3-1: Bảng các Doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN

STT Các ngành sản xuất Tên các nhà máy xí nghiệp

1 Gia công chế tạo cơ

khí và kho bãi

- Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo

- Công ty Đại Tây Dương-VN (sản xuất que hàn)

- Trung tâm kho và bãi container

2 Vật liệu xây dựng

- Nhà máy gạch Granit Tiên Sơn

- Nhà máy nguyên liệu gốm sứ

- Công ty TNHH thương mại sản xuất và dịch vụ Thuận Thành (trung tâm đại lý kinh doanh, chế tác kính và vật liệu nhôm kính)

- Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc

- Công ty á châu (nhà máy bia ASIA)

- Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp E.H Việt Nam

- Công ty TNHH đường Malt Tiên Sơn

- Công ty TNHH công nghệ thực phẩm Châu á (nhà máy sản xuất mỳ ăn liền)

- Công ty TNHH Tiến Hưng (nhà máy sản xuất bao bì, bột mì, nước giải khát không cồn và 1500 xuất ăn công nghiệp)

- Công ty VN kỹ nghệ súc sản (xưởng chế biến và kho thực phẩm Vissan)

4 Công nghiệp

Dệt-May mặc

- Công ty Transetter Fashion PTE LT

- Công ty Dệt – May Hồng Kông

5 Công nghiệp hàng

tiêu dùng

- Công ty TNHH Tân Đô (xưởng sản xuất cửa nhựa PVC)

- Nhà máy sản xuất bao bì phức hợp Niksin

- Chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu da giày Sài Gòn

Ngày đăng: 22/04/2013, 23:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Đăng- Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN Tiên Sơn 2000 Khác
2. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ - Giáo trình đánh giá tác động môi trường. NXB ĐHQG. 2001 Khác
3. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thị Loan - đánh giá nhanh môi trường và dự án. Tháng 9/ 1998 Khác
4. Nguyễn Thế Thôn - Giáo trình Quy hoạch môi trường. Năm 2000 Khác
5. Nguyễn Thế Thôn - Bài toán đánh giá tác động môi trường. Tạp trí khoa học và công nghệ. Năm 2002 Khác
6. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Tiên Sơn. Tháng 1/1998 Khác
7. Báo cáo nghiên cứu khả thi của 18 doanh nghiệp trong KCN Tiên Sơn Khác
8. Hồ sơ trình duyệt quy hoạch chi tiết KCN Tiên Sơn. Tháng 12/ 2002 Khác
9. Luật môi trường. Nhà xuất bản thế giới. Hà Nội 1995 Khác
11. Quản lý ô nhiễm công nghiệp cách tiếp cận và công cụ. Chương trình đào tạo VCEP- Christian De Serres. Tháng 12/2000 Khác
12. Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển. Tháng 1/2000 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-1: Bảng phân tích chất lượng nước ngầm. - Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn
Bảng 1 1: Bảng phân tích chất lượng nước ngầm (Trang 5)
Bảng 1 - 3: Số giờ nắng các tháng trong một số năm gần đây. - Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn
Bảng 1 3: Số giờ nắng các tháng trong một số năm gần đây (Trang 9)
Bảng 1 - 4: Bảng hiện trạng sử dụng đất KCN Tiên Sơn. - Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn
Bảng 1 4: Bảng hiện trạng sử dụng đất KCN Tiên Sơn (Trang 10)
Bảng 1 - 6: Đặc điểm dân số trong khu vực nghiên cứu. - Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn
Bảng 1 6: Đặc điểm dân số trong khu vực nghiên cứu (Trang 13)
Bảng 3-1: Bảng các Doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN. - Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn
Bảng 3 1: Bảng các Doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN (Trang 21)
Bảng 3-2: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí - Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn
Bảng 3 2: Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí (Trang 22)
Bảng 3- 3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt. - Những vấn đề chủ yếu đánh giá tác động môi trường và một số kiến nghị bảo vệ môi trường KCN Tiên sơn
Bảng 3 3: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w