1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đổi mới công tác chủ nhiệm trong trường học

65 5,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

Từ đó có định hướng, đề xuất các biện pháp thực hiện trong thời gian tới 2 Buổi thứ hai + Tìm hiểu lại vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GV trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp + Hướ

Trang 3

1) Chia nhóm

2) Trao đổi nhanh trong nhóm (5 phút)

- Thực hiện nội quy lớp học như thế nào? + Về phía học viên;

+ Về phía báo cáo viên.

- Những mong muốn của bạn sau lớp học?

Trang 4

HV nhìn nhận khái quát những việc đã và chưa làm được về công tác GVCN, thấy được những thuận lợi, khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm,… Từ đó

có định hướng, đề xuất các biện pháp thực hiện trong thời gian tới

2 Buổi thứ hai

+ Tìm hiểu lại vị trí, vai trò, nhiệm

vụ của GV trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

+ Hướng dẫn việc lập kế hoạch chủ nhiệm năm, tháng, tuần

+ HV nắm chắc vị trí, vai trò

và nhiệm vụ của GV trong việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp

+ Có kỹ năng xây dựng kế hoạch chủ nhiệm theo năm, tháng, tuần phù hợp tình hình lớp học

Trang 5

+ Công tác chủ nhiệm đối với với việc v ận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh

Nắm được khái niệm về PPKLTC, các nguyên tắc và biện pháp KLTC từ đó trang bị cho mình một số kỹ năng vận dụng hiệu quả

Trang 6

A Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GVCN lớp trường tiểu học.

I Thực trạng về hoạt động GVCN lớp

Hoạt động 1: Hoạt động nhóm.

1 Đánh giá thực trạng về hoạt động chủ nhiệm lớp của giáo viên tại các trường tiểu học trong thời gian qua (việc thực hiện nhiệm vụ, những thuận lợi, khó khăn, các giải pháp khắc phục?)

2 Đề xuất, kiến nghị?

3 Tầm quan trọng, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GVCN? ( Thời lượng 60 phút, trình bày giấy Ao và báo cáo trước lớp)

Trang 7

I.Thực trạng về hoạt động GVCN lớp

1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, kỹ năng quản lý lớp học, lòng yêu nghề, mến trẻ của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều.

2 Nhiều GV còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy các môn văn hóa, ít quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ của người GVCN, cụ thể:

+ Chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh sống của từng học sinh (hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, hạnh kiểm, năng lực học tập, các yếu tố cá biệt cần chú ý…)

Trang 8

+ Chưa có sự phối hợp, gắn kết thường xuyên với CMHS (chủ yếu chỉ gặp gỡ, trao đổi với CMHS

ở các kỳ họp định kỳ trong năm do nhà trường tổ chức hoặc khi có trường hợp HS vi phạm nội quy,

…).

+ Chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động, phong trào chung của lớp, của trường (tham gia chủ yếu mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ; tham gia

để có điểm thi đua, thiếu sự tập trung đầu tư).

Trang 9

+ Chưa quan tâm đầu tư tiết SHCN hàng tuần (chỉ tổ chức mang tính hình thức, làm cho có, không đảm bảo yêu cầu về nội dung, thời gian,…)

+ Việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về nề nếp còn mang tính chất chung chung, thiếu kiểm tra đôn đốc, sơ tổng kết,…(nề nếp học tập, chuyên cần, lao động, vệ sinh, hoạt động NGLL,…)

Trang 10

3 Việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm còn nhiều bất cập:

- Chưa sát với tình hình thực tế của trường, của lớp, các biện pháp đưa ra chưa mang tính khả thi cao, không phù hợp một số nội dung thực hiện,…

- Không ít GVCN chỉ coi việc XD kế hoạch chủ nhiệm như một hình thức “đối phó”, làm cho có, thể hiện rõ trong việc:

+ Mượn KHCN của đồng nghiệp sao chép lại.

+ Dùng bản kế hoạch năm trước, điều chỉnh vài số liệu cho hợp pháp để dùng vào năm sau.

Trang 11

+ Một số ít GVCN mới dừng lại việc cập nhật các nội dung theo sổ chủ nhiệm mà nhà trường phát cho…

+ Chưa cập nhật thông tin từ sổ liên lạc để từ đó có biện pháp giáo dục HS

4 Một số biện pháp giáo dục vận dụng còn mang tính bạo lực, xúc phạm nhân cách HS

5 CBQL một số trường tiểu học chưa quan tâm đến công tác GVCN.

6 Công tác phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài trường còn hạn chế

Trang 12

2.Vị trí, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm

Công tác chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường phổ thông.

Công tác chủ nhiệm Chất lượng dạy học, giáo dục

Trang 13

- Giáo viên chủ nhiệm là người được hiệu trưởng bổ nhiệm trong số những giáo viên có kinh nghiệm và có

uy tín

- Giáo viên chủ nhiệm là người tổ chức các hoạt động giáo dục trong lớp, các hoạt động tập thể và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của lớp mình được quy định tại Quyết định số 16 / QĐ – BGDĐT ngày 5 / 5 / 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.

Trang 14

- GVCN có vai trò quan trọng trong việc GD học sinh, là người đại diện Hiệu trưởng quản lý hoạt động học tập, sinh hoạt của một lớp học trong nhà trường.

- GVCN lớp chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình GD, rèn luyện học sinh, là linh hồn của lớp học, là cố vấn đáng tin cậy dẫn dắt, định hướng, giúp học sinh biết vươn lên, tự hoàn thiện và phát triển nhân cách.

Trang 15

- Chất lượng giáo dục học sinh cao hay thấp do GVCN lớp quyết định.

- Sự phát triển toàn diện, sự đi lên của tập thể lớp đều có vai trò quan trọng của GVCN.

Trang 16

Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp là trong

đó đã xây dựng được một lớp học có nề nếp, có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, tích cực học tập của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS (Nề nếp là

mẹ đẻ của chất lượng )

Trang 17

Đảng ta xác định “Để đảm bảo chất lượng GD phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo” rõ ràng giáo viên nói chung, GVCN lớp nói riêng ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp GD thế hệ trẻ và trong xã hội

Trang 19

3 Nhiệm vụ người giáo viên chủ nhiệm lớp

Điều 4 -TT 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành chế độ làm việc đối với GVPT quy định rõ nhiệm vụ GVCN:

1 Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để

có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.

a) Nghiên cứu, tìm hiểu học sinh:

+ Hiểu HS trong từng giai đoạn phát triển để kịp thời đề ra được những biện pháp thích hợp và có hiệu quả.

+ Hiểu rõ những đặc điểm tâm sinh lí, những biểu hiện về khả năng hoạt động tập thể, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng,…

Trang 20

 b) Nắm các mối quan hệ:

 + Quan hệ với bạn bè (cởi mở, chân thành, hay tỏ thái độ chơi trội).

 + Quan hệ với người lớn (tôn trọng, hay vô lễ…).

 + Quan hệ với bản thân (tự trọng, tự kềm chế, tự chủ).

 + Quan hệ với cộng đồng (cởi mở, hòa đồng hay thờ ơ….) Khi tham gia vào các mối quan hệ này, HS sẽ thể hiện rõ trong hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói…

 C) Hoàn cảnh gia đình (nghề nghiệp cha, mẹ, kinh tế, gia đình có bao nhiêu anh em, là con thứ mấy…)

Trang 21

2 Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

Trang 22

3 Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

4 Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;

5 Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

Trang 23

Các KN người

GV CN cần trang bị

cho mình

KN tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý HS

Trang 24

4 Kế hoạch chủ nhiệm

Kế hoạch chủ nhiệm là chương trình hành động trong tương lai của lớp chủ nhiệm, nhằm xác định một cách chính xác lớp học của chúng ta muốn đi đến đâu và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó

Nguồn thông tin để xây dựng: HD thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Sở, Phòng, kế hoạch năm học của trường và đặc điểm riêng của lớp

Trang 25

Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm

Một cấu trúc kế hoạch cần phải đạt được các yêu cầu sau:

Đơn giản, rõ ràng, có liên hệ bên trong một cách logic, cụ thể, không bỏ sót việc, giúp cho việc quản lý và thực thi dễ dàng Cấu trúc nội dung bản

kế hoạch chủ nhiệm thông thường bao gồm 9 phần sau:

Trang 26

1.1 Đặc điểm tình hình, môi trường lớp học

TSHS lớp, nữ, HSKT, mồ côi, hộ nghèo, kết quả KSCL đầu năm (Toán, Tiếng Việt)

- Thuận lợi

- Khó khăn

Trang 27

1.2 Nội dung, biện pháp và chỉ tiêu thực hiện các nhiệm vụ giáo dục.

Trang 28

1.3 Kế hoạch tháng

- Ghi tên chủ điểm giáo dục trong tháng

- Tuần, nội dung công việc, thời gian thực hiện, biện pháp, kết quả, rút kinh nghiệm

1.4 Phần theo dõi học sinh hàng tháng

1.5 Nhật ký chủ nhiệm

Trang 29

5 Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp :

5.1 Phần học sinh :

- Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,…)Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp

- Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy…

- Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công

- Cả lớp tham gia ý kiến

Trang 30

5 Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp :

5.1 Phần học sinh :

Lớp trưởng đánh giá chung :

Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn

Tổ chức bình chọn HS xuất sắc, tổ xuất sắc

Triển khai công tác tuần đến, tháng đến (nếu là tuần cuối tháng), phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua

Trang 32

B Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh

I Phương pháp kỷ luật tích cực – Bối cảnh

và quan điểm

Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp.

1 Trong giáo dục con cái, đã bao giờ bạn sử dụng biện pháp “mạnh” như mắng chửi, thậm chí đánh con chưa?

2 Với HS của bạn, những biện pháp “mạnh”

đó có được bạn sử dụng không?

Tác dụng của các biện pháp này thế nào? Hiệu quả ra sao?

Trang 33

Hoạt động 2: thảo luận nhóm

1 Hãy liệt kê những hành vi mà bạn cho rằng đó là hành vi xâm phạm đến nhân phẩm, thân thể của trẻ em trong một số gia đình và trường học hiện nay?

2 Theo bạn, những hành vi trên có phổ biến ở Việt Nam không? Vì sao?

Trang 34

Nên thực hiện quyền và nghĩa vụ của trẻ

Trang 35

Nhiều GV hiện nay trên cả nước, trong đó có Cần Thơ chưa được nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng thực hiện các biện pháp giáo dục hiệu quả, các nội quy, biện pháp giáo dục trong nhà trường ít có sự tham gia của HS

 Hậu quả: nhiều HS đã phải gánh chịu các biện pháp giáo dục vi phạm quyền trẻ em của cha mẹ (khi ở nhà) và của GV (khi ở trường) và đặc biệt một số em bị gọi là “HS cá biệt” đã bị mất cơ hội phát triển.

Trang 36

Việc nâng cao nhận thức, áp dụng các phương pháp giáo dục tích cực, phi bạo lực đối với HS, đặc biệt đối với HS

có vấn đề về mặt hành vi chính là PPKLTC trong quá trình hoạt động sư phạm của giáo viên.

Trang 37

Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực

Trang 38

1) Phương pháp kỷ luật tích cực là gì?

Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách môt cách tốt đẹp, bền vững.

Trang 39

Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận

PPKLTC được thực hiện dựa trên 4 nguyên tắc:

- Vì lợi ích tốt nhất của học sinh

- Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS

Trang 40

2 PPKLTC được thực hiện dựa trên những

nguyên tắc nào?

Nguyên tắc 1: Vì lợi ích tốt nhất của học sinh.

Mọi hành động, biện pháp kỷ luật mà GV áp dụng là nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho HS để các em có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của

Trang 41

Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau

Mọi cách thức kỷ luật khi áp dụng cho dù HS có muốn hay không mà buộc phải làm theo cũng nên trao đổi trước, vận động HS hiểu để tạo sự đồng thuận, đồng ý trước khi áp dụng sẽ mang lại

hiệu quả cao khi thực hiện.

Trang 42

Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi HS

Mỗi HS đều trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau Bằng cách tìm hiểu về các đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS đang đối mặt,cân nhắc kỹ đến các vấn đề như tính khí, cảm xúc,các kỹ năng xã hội,… khi đó, hành

vi của HS sẽ trở nên dễ hiểu đối với bạn.

Nếu GV hiểu thế giới của HS, GV có nhiểu khả năng chọn lựa cách phản ứng phù hợp hơn cho hành vi của HS.

Mọi hành vi của HS đều mang tính mục đích, bạn sẽ tăng hiệu quả thay đổi hành vi ứng xử của HS khi bạn hiểu động cơ của hành vi đó.

Trang 43

xử sự thân thiện, phù hợp đối với mọi HS để họ cảm thấy thoải mái, tích cực phát huy những

điểm mạnh, những hành vi tốt

Trang 44

3 Biện pháp thực hiện PPKLTC

Biện pháp 1: Dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic.

- Hệ quả tự nhiên: là những gì xảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn

Ví dụ: không ăn sẽ bị đói, không ngủ sẽ bị mệt.

- Hệ quả logic: là những gì xảy ra đòi hỏi phải có sự can thiệp của người lớn hoặc của trẻ khác trong gia đình hoặc lớp học.

Trang 45

Biện pháp 1: Dùng hệ quả tự nhiên và

hệ quả logic

Hoạt động 6: Thảo luận nhóm đôi

- Cho một vài ví dụ của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic trong thực hiện PPKLTC.

- Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic trong thực hiện PPKLTC.

Trang 46

Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic

+Thứ nhất:

Để dạy cho trẻ có ý thức trách nhiệm

về các hành vi của bản thân, đồng thời khích lệ trẻ đưa ra những quyết định có trách nhiệm như phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đi học đúng giờ,…

Trang 47

Mục đích của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic

+Thứ hai:

Với cách dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic có thể thay thế cho hình thức trừng phạt, nghĩa là trẻ được tự mình trải nghiệm hậu quả của những hành vi chưa đúng, từ đó trẻ sẽ tự rút kinh nghiệm về hành vi của mình hoặc nếu đó là những hành vi tích cực thì trẻ có xu hướng lặp lại hành vi đó nhiều lần Qua đó trẻ học được cách ứng xử tốt nhất mà không cần người lớn phải đánh mắng trẻ

Trang 48

Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hệ quả tự nhiên

Hoạt động 7: Thảo luận cả lớp

Bạn có suy nghĩ gì khi để trẻ trực tiếp trải nghiệm thực tế và tự nhận ra kết quả hành vi của mình bằng những việc làm sau đây:

- Kết quả của hành vi sờ tay vào nước sôi; điện, nghịch đồ vật dễ vỡ, sắc nhọn,, vật có có thể phát ra lửa, thuốc men,…

- Hành vi lấy que chọc vào bánh xe đạp của những người đang đi đường; không đánh răng, lười tắm rửa,…

Trang 49

Một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng hệ quả tự nhiên

- Hệ quả tự nhiên là cách để trẻ được trực tiếp trải nghiệm bằng thực tế và tự nhận ra kết quả hành vi của mình một cách tự nhiên từ đó có ý thức tự chấn chỉnh, nhưng người lớn phải đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Chúng ta có thể giáo dục trẻ bằng chính kết quả hành vi mà trẻ gây ra, nhưng có thể hành vi đó gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến người khác, do đó, người lớn cần phải hướng dẫn cho trẻ hiểu rõ những hành vi như thế nào của trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến người khác và có thể gây nguy hiểm cho người khác.

Ngày đăng: 24/04/2014, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  thức  kỷ  luật  tích  cực,  phù  hợp  để  giúp  HS  giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố - Đổi mới công tác chủ nhiệm trong trường học
nh thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w