Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhà trường cần phải đáp ứng yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực quản lý nhà trường và phài là người g
Trang 1I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1 / Lý do chọn đề tài
Quán triệt kết luận Đại hội TW6 khóa IX, Đảng ta đã đề ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 là “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục
là quốc sách hàng đầu và tạo được sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo” Định hướng này đã được cụ thể hóa trong mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 với những nội dung chủ yếu là: tạo chuyển biến
cơ bản về chất lượng giáo dục, ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đẩy nhanh tiến độ phổ cập trung học cơ sở, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo
Nghị quyết 40 của Quốc hội về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/4/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Trong đó yêu cầu “Ban cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng cụ thể hóa các nội dung nêu trong Chỉ thị này thành cơ chế, chính sách, xây dụng kế hoạch, triển khai và chỉ đạo tốt nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí từ nay đến năm 2010
Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 17/4/2007 của Tỉnh ủy về phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015, nhằm lập lại trật tự
kỷ cương, tạo bước chuyển biến cơ bản về quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước
Trong GD-ĐT, giáo viên chủ nhiệm là lực lượng rất quan trọng trong các trường học Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhà trường cần phải đáp ứng yêu cầu cao về phẩm chất và năng lực quản lý nhà trường và phài là người gần gũi thân thiết với các em học sinh Chính vì vậy cần phải có sự nghiên cứu một cách nghiêm túc để xây dựng được một
hệ thống lý luận, tập hợp được các kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.Tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học nền tảng đặc cơ sở ban đầu
Trang 2cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân Đội ngũ giáo viên Tiểu học là một bộ phận rất quan trọng Khác với các bậc học, công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được của mỗi người giáo viên Tiểu học Bởi vì mỗi người giáo viên đảm nhiệm một lớp vừa làm công tác giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm ở lớp đó Vì vậy vai trò phụ trách lớp ở Tiểu học rất to lớn, nó quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh Là người thay mặt hiệu trưởng làm công tác quản lý v gio dục học sinh của một lớp, là người chịu trách nhiệm trước hội đồng giáo dục về chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình và là một thành phần rất quan trọng trong mạng lưới thông tin của nhà trường Những thông tin này giúp cho người quản lý nắm được tình hình thực hiện kế hoạch cũng như những thông tin cơ sở để người quản lý
ra được những quyết định đúng đắn và chính xác
Nhà trường hiện nay đang tự phấn đấu vươn lên để giảm những tác động tích cực từ bên ngoài vào nhà trường trong đó có tệ nạn ma tuý Mỗi nhà trường cần phải xây dựng để thực sự là trung tâm văn hoá, là nơi giáo dục và đạo tạo thế hệ trẻ Muốn vậy việc xây dựng và quản lý một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có năng lực tổ chức, có nghiệp vụ sư phạm và say mê với công việc là việc làm cần thiết cho các nhà quản lý trường học bởi họ chính là thành phần chủ đạo của nhà trường Thực tế cho thấy rằng ở nơi nào, lớp nào, giáo viên phụ trách lớp có năng lực, có trình độ, có tinh thần trách nhiệm rất cao thì ở đó sẽ có chất lượng giáo dục tốt
Trên thực tế, về công tác chủ nhiệm ở các trường Tiểu học, bên cạnh những đóng góp tích cực, cũng còn một số hạn chế Đó là nhận thức của GV, cán bộ QLGD về vai trò công tác chủ nhiệm có nơi, có lúc chưa toàn diện; Công tác quản
lý, chỉ đạo về công tác chủ nhiệm của các cấp quản lý còn hạn chế; Một số bộ phận
GV được phân công nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế về năng lực tổ chức, điều hành lớp chủ nhiệm; Chế độ chính sách đối với GV làm công tác chủ nhiệm chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ được giao; giáo viên chủ nhiệm giỏi chưa được quan tâm đúng mức, chưa có danh hiệu thi đua cho giáo viên chủ
Trang 3nhiệm giỏi; Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo viên trong và ngoài nhà trường còn lỏng lẻo, chưa thực sự hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm lớp…
Xuất phát từ những yêu cầu mới, từ hòan cảnh cụ thể của xã hội, của gia đình trong thời đại hiện nay, vị trí của GV chủ nhiệm ở trường Tiểu học có một ý nghĩa đặc biệt Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em
Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình Giáo viên có chỉ đạo, quản
lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề
nếp thì việc học tập của các em chắc chắn sẽ tốt hơn Vì vậy đã chọn đề tài: “Một
số biện pháp của Hiệu trưởng góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
ở Trường tiểu học Đông Yên 3”.
2 Sơ lượt lịch sử vấn đề
Biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở Trường tiểu học đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập tới như:
Alma Harris- Nigel Bennett- đã đề cập đến phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường hiệu quả Trong đó có nói đến vai trò của người giáo viên làm công tác quản lý lớp học
Daniel R.Beerens chủ trương tạo ra một “ nền văn hóa” của sự thúc đẩy, có động lực và luôn học tập ( Creating a Culture of Motivation and Learning) trong đội ngũ; coi đó là giá trị mới, yếu tố chính tạo nên nhà giáo
Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về quản lý và phát triển nguồn lực con người
Giáo dục, Hà Nội, 1996, đã nêu vấn đề giáo dục toàn diện thế hệ trẻ
PGS.Ts Đặng Quốc Bảo có bài viết nghiên cứu rất sâu về vai trò ý nghĩa của công tác chủ nhiệm lớp Theo ông thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở phổ thông là nhà quản lý không có dấu đỏ
Mỗi công trình đề cập đến những khía cạnh khác nhau nhưng điểm chung nhất là khẳng định vai trò của công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường
Trang 4Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về một số biện pháp của Hiệu trưởng để làm tốt công tác chủ nhiệm ở Trường Tiểu Học Đông Yên 3
II/ THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1 Thực trạng tình hình:
Hiện có những thay đổi và tác động của môi trường kinh tế xã hội cũng như môi trường giáo dục đối với nhà trường phổ thông và các hoạt động GD trong nhà trường, trong đó có các hoạt động thuộc công tác GV chủ nhiệm lớp Theo đó, cần thiết phải chú trọng hơn nữa đến công tác GV chủ nhiệm lớp và đề cao vai trò của
GV chủ nhiệm lớp
Theo PGS.TS Nguyễn Dục Quang – Viện khoa học GD Việt Nam, ngoài việc trực tiếp giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, GV chủ nhiệm trước hết phải là nhà GD, là người tổ chức hoạt động GD, quan tâm tới từng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của các
em Đồng thời, người GV chủ nhiệm lớp bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương tác động tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức, nhân cách của
HS Mặt khác, họ còn là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức – xã hội trong và ngòai trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng GD Họ còn là người dẫn dắt,
tổ chức cho HS tham gia các hoạt động xả hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước Người GV chủ nhiệm lớp là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của HS, bảo vệ HS về mọi mặt một cách hợp lý Họ phản ánh trung thành mọi nhu cầu, tâm
tư, nguyện vọng của HS với Ban giám hiệu nhà trường, với các GV bộ môn, với gia đình HS, với cộng đồng và với các đoàn thể xã hội khác
Trên cơ sở xác định phẩm chất và năng lực của GV chủ nhiệm lớp, cần chú ý đến các điều kiện để người GV có thể làm công tác chủ nhiệm hiệu quả Các điều kiện này rất đa dạng Đó là ngay trong quá trình đào tạo, SV sư phạm phải được trang bị sâu, kỹ lưỡng về nghiệp vụ sư phạm, trong đó cần cập nhật những thành tựu nghiên cứu mới về tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn, đặc biệt là các phương thức thực hành nghề nghiệp theo hướng gắn với thực tế phổ thông Bên cạnh đó, trong quá trình lao động nghề nghiệp, GV phải được bồi dưỡng
về công tác chủ nhiệm lớp với nội dung như: phương pháp xây dựng hồ sơ công tác
Trang 5chủ nhiệm, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội…
Từ những tổng hợp của PGS.TS Bùi Văn Quân, Phó Cục Trưởng Cục Nhà Giáo, có thể thấy một trong những vấn đề được chính các GV chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông quan tâm là làm thế nào để có thể trao đổi được kinh nghiệm về công tác GV chủ nhiệm và phát huy vai trị của công tác chủ nhiệm đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Kinh nghiệm của các GV chủ nhiệm lớp cũng chỉ rõ: Thành công của phong tro “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào người GV chủ nhiệm lớp Điều này khẳng định, hơn những GV khác, người GV chủ nhiệm lớp không chỉ nắm vững mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” mà còn thuần thục trong phương pháp triển khai phong trào thi đua này, có kỹ năng tích hợp nội dung của phong trào thi đua với nội dung của công tác chủ nhiệm lớp
Bên cạnh đó, những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến
sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học
Việc nghiên cứu những căn cứ trên cho ta hình dung về một em học sinh là thiếu niên, nhi đồng đang ngồi trên ghế trường tiểu học, đó là những học sinh đang phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp Để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp Song với lứa tuổi học sinh Tiểu học, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp
Trường Tiểu học Đông Yên 3, là trường vùng sâu của huyện An Biên, toàn trường có 6 điểm trường.Năm học 2011-2012, trường có 28 lớp Tiểu học với 455
Trang 6học sinh Có 48 học sinh là người dân tộc Khơmer tỷ lệ 11,52% Nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiên cho giáo viên đầu tư nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy
Trong quá trình giáo dục luôn được các cấp, các ngành, chi bộ và các lực lượng xã hội quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ
Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của ban giám hiệu nhà trường
Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường
Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ
2.2 Những hạn chế khó khăn khi giải quyết vấn đề trong thực tế:
Trường tiểu học Đông Yên 3 là một trường có đông học sinh là người Khơmer, người dân chủ yếu làm nghề nông, chỉ có một số ít là cán bộ công nhân viên và tiểu thương nên điều kiện kinh tế của nhân dân còn hạn chế Do điều kiện gia đình nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình
Có nhiều em học sinh nhà ở cách xa trường, ở xã khác tới học (xã Thạnh Yên) nên việc đi lại cũng khó khăn
Từ những khó khăn trên, nên việc xây dựng cho học sinh những thói quen về
nề nếp, đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết Vì thế mà việc đưa ra những giải pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong học tập là điều rất cần thiết
Trường có nhiều điểm trường nên khó cho việc quản lý giờ dạy của giáo viên Những năm trước đây khi sinh hoạt chuyên môn thường tập trung các môn chính chứ không chú ý đến sinh hoạt công tác chủ nhiệm Học sinh đến trường chưa
có ý thức bảo vệ cơ sỡ vật chất và còn vứt rát bừa bãi Một bộ bộ phận giáo viên chưa nhận thức được vai trò và ý nghĩa của công tác chủ nhiệm nên thường khoáng trắng cho tổng phụ trách đội, có giáo viên thường bỏ qua tiết sinh hoạt cuối tuần
Trang 7III/ CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ
3.1 Các giải pháp:
3.1.1 Ban hành các quy định và chỉ đạo giáo viên ổn định nề nếp
Trong những năm học gần đây, vào đầu năm học nề nếp lớp chưa được ổn định và còn lộn xộn Hơn nữa các em chưa tự ý thức được các việc trong lớp cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra Nên để ổn định và đi vào nề nếp quỹ đạo của mình là rất khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được
Do vậy ngay từ đầu năm học nhà trường ban hành quy định về công tác chủ nhiệm lớp, sau đó chỉ đạo cho giáo viên trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp cũ để điều tra sơ khảo về tình hình mọi mặt để nắm mặt manh, mặt yếu của lớp cũ, xem xét tình hình đạo đức và lực học của từng học sinh
Về mặt đạo đức - Hạnh kiểm: Chỉ đạo giáo viên điều tra học sinh trong lớp xem em nào đã thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của người học sinh, em nào chưa thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của người học sinh Để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em
Chỉ đạo giáo viên sơ khảo về tình hình học tập: Chỉ đạo giáo viên nắm tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài thi, sổ điểm để biết trong lớp
có mấy loại học lực theo danh hiệu khen thưởng; có bao nhiêu học sinh giỏi, có bao nhiêu học sinh tiên tiến và học sinh còn lại Sau khi đã biết được lực học của từng học sinh trong lớp để có kế hoạch giáo dục và giảng dạy Ngoài ra giáo viên còn điều tra thêm đội ngũ cán bộ lớp của lớp cũ có làm tốt không, hướng dẫn lãnh đạo các bạn trong lớp như thế nào về tất cả mọi mặt: nề nếp của lớp dưới tốt hay chưa tốt, chưa tốt do nguyên nhân nào? Do sự chỉ đạo của cán sự lớp hay giáo viên chủ nhiệm
Từ việc điều tra sơ khảo đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu ra ban cán sự mới, ban cán sự phải là người có học lực khá gioi, đối xử hoà đồng với bạn bè, nhiệt tình trong công việc được giao
Trang 8Ngay từ đầu năm học, phân công giáo viên xong Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tiến hành việc điều tra sơ yếu lí lịch của từng học sinh trong lớp xem có bao nhiêu học sinh con gia đình nghèo, gia đình khó khăn, con công nhân, con nông dân Từ đó có cơ sở để phân loại các biện pháp giáo dục Đối với những học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn thì phải kết hợp với nhà trường, hội cha
mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể khác tạo mọi điều kiên giúp đỡ các em về mọi mặt như: tinh thần cũng như vật chất
Ngoài ra, Hiệu trưởng còn chỉ đạo giáo viên còn có kế hoạch phân loại học sinh ngay từ đầu năm học Các em yếu về mặt nào, môn nào để còn kịp bồi dưỡng nâng cao trình độ đồng đều của lớp Đối với học sinh yếu kém thì phân ra từng nhóm:
Nhóm 1: Những học sinh yếu kém nhưng có thái độ học tập tích cực
Nhóm 2: Những học sinh có tư duy bình thường nhưng có thái độ học tập chưa tốt
Những em yếu kém chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi trên bàn đầu đồng thời xếp một em khá giỏi ngồi bên cạnh, giao nhiệm vụ cho em khá giỏi kèm bạn yếu qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ học Đồng thời cũng tiện cho giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em qua từng bài học Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có năng lực đặc biệt
Trong giảng dạy, giáo viên phải dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra
và cách ứng xử với học sinh Thực hiện công tác giáo dục toàn diện thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh hoặc đến nhà để trao đổi tình hình học tập của học sinh Lớp đã xây dựng được các nhóm học tập để giúp đỡ nhau như: Đôi bạn cùng tiến, Nhóm học tập tự quản Qua đó thường xuyên kiểm tra động viên khuyến khích
các em bằng phong trào hoa điểm 10.
3.1.2 Chỉ đạo giáo viên lựa chọn cán bộ lớp:
Trang 9Sau khi ổn định năm học Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên bầu chọn cán bộ lớp Nên lưu ý giáo viên luân phiên cho các em làm lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho
cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường.Kế hoạch năm,
kế hoạch tháng và cần phải cụ thể rõ ràng hàng tuần phải đánh giá kết quả đạt được Xây dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được đội ngũ cán sự cốt cán của lớp gồm: Lớp trưởng, 3 lớp phó phụ trách từng mặt, lớp được chia làm 4 tổ, mồi tổ bầu một
em làm tổ trưởng, một em làm tổ phó Sau khi bầu xong, giáo viên họp đội ngũ cán
bộ lớp để phân công quán triệt rõ nhiệm vụ cho từng em, đồng thời cho các em tự đăng kí các danh hiệu thi đua và biện pháp thực hiện từ đó có phương hướng chỉ đạo để học sinh thực hiện tốt
Mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng tổ viên trong tổ Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần rồi đến giáo viên nhận xét chung tình hình học tập của lớp: về ưu điểm và tồn tại Sau đó nhận xét đánh giá tình hình học tập cùng với nề nếp, tác phong, vệ sinh của từng em để các em tự rút kinh nghiệm và khắc phục trong tuần tiếp theo Ngoài ra còn giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng mình” Thường xuyên giáo dục các em có tính
tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường Muốn các em thực hiện tốt, nghiêm túc thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề ra phải thực hiện
và khen chê đúng mực Vì học sinh tiểu học các em đang ở lứa tuổi nhỏ nên giáo dục phải nhẹ nhàng, nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng cởi mở gần gũi độ lượng, luôn
vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, tuyệt đối không trù ém mắng nhiếc học sinh
Trong học tập không những chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn
Trang 10quyết định kết quả học tập của học sinh Chính vì thế ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên
Tiếp đó là chỉ đạo Giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung sự chú ý của học sinh trong khi nghe giảng bài
Ví dụ: Phía trên tay trái góc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là các
kí hiệu ở góc bảng; + , B , V , S , 1,2,3,4
Chỉ vào + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài
Khi viết kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài
Khi viết kí hiệu S là học sinh mở sách, kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặc làm bài tập tại lớp Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xoá các kí hiệu đó đi, học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi
Kí hiệu 1,2,3,4 có tác dụng nhắc nhở mỗi tổ khi chưa nghiêm túc trong giờ học
Ví dụ: Trong khi giảng bài hoặc lớp làm bài tập, một học sinh ở bàn nào đó mất trật tự giáo viên chỉ cần chỉ vào số thứ tự trên bảng là tổ đó biết giáo viên nhắc
tổ mình, khi đó tổ trưởng có trách nhiệm nhắc nhở thành viên trong tổ mình trật tự
và tổ trưởng ghi tên bạn làm việc riêng vào sổ để cuối tuần sinh hoạt nhắc nhở học sinh đó Với phương pháp này giáo viên không mất nhiều thời gian, không tạo áp lực đối với học sinh mà còn giúp cho lớp đi vào nề nếp tốt
Cùng trong một lớp nhưng các tổ luôn thi đua với nhau, nếu tổ nào có một
em đi học muộn hoặc nghỉ học không có giấy xin phép của cha mẹ các em thì xét thi đua tổ đó đứng sau các tổ không có em nào vi phạm Muốn động viên phong trào thi đua thì giáo viên chủ nhiệm phải công minh, tuyệt đối không thiên vị theo cảm tính, từ đó gây lòng tin với các em
Không những giáo dục học sinh có nề nếp tốt trong giờ học, trong lớp mà còn phải thường xuyên giáo dục các em có nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngoài giờ