một số giải pháp luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi

10 2.8K 10
một số giải pháp luyện tập kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN - Mã số: ………………………( do Hội đồng chấm ghi) Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUYỆN TẬP KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU “NGỒI ” 1- Lĩnh vực áp dụng: Môn Thể dục 2- Mô tả bản chất của sáng kiến: 2.1.Tình trạng đã biết: 2.1.1. Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn ủng hộ và động viên, quan tâm nhiều đến bộ môn Giáo dục thể chất trong nhà trường. - Cơ sở vật chất trong nhà trường tương đối khá đầy đủ, tương đối đảm bảo được trong giảng dạy và tập luyện. - Đồng nghiệp đa số trẻ, khoẻ, nhiệt tình trong công tác, luôn luôn ủng hộ và sẳn sàng trao đổi kinh nghiệm với nhau. - Số lượng lớp tương đối nhiều tạo điều kiện tốt cho giáo viên nghiên cứu, quan tâm và có điều kiện nhiều trong việc giảng dạy, tìm ra được nhiều giải pháp tích cực để giảng dạy học sinh. 2.1.2 Khó khăn - Còn một số ít học sinh chưa xác định động cơ học tập, nên thái độ học tập chưa tốt, chưa tích cực. - Một bộ phận ít học sinh còn thiếu quan tâm đến việc học của bản thân nên cũng gây ra những trở ngại trong quá trình giảng dạy. - Sự thiếu quan tâm của một bộ phận ít phụ huynh trong việc kết hợp giáo dục con em cũng đã gây ra nhiều trở ngại rất đáng tiếc. 1 - Nhảy xa kiểu ngồimột kỹ thuật phổ thông nhất, nó rất gần gũi với những hoạt động của học sinh. Nhưng dù có gần gũi, hay được tiếp cận rất sớm (như học các động tác bổ trợ lớp 9) học sinh vẫn chưa hình dung được kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. 2.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2.2.1-Mục đích của giải pháp Kết quả nghiên cứu có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn nhảy xa kiểu “Ngồi” cho học sinh cấp THCS, tạo nền tảng thể lực vững chắc để tham gia học tốt các môn khác. * Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này tôi giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập sức nhanh, sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi” cho nam học sinh lớp 9 trường THCS An Thạnh – Mỏ Cày Nam – Bến Tre. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả các bài tập sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu “ Ngồi” cho nam học sinh lớp 9 Trường THCS An Thạnh – Mỏ Cày Nam– Bến Tre. 2.2.3-Những điểm khác biệt,tính mới của giải pháp Trước đây phần lớn các đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chỉ nghiên cứu hình thái thể lực hay một giai đoạn kỹ thuật, ít chú ý đến việc lựa chọn bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích nhảy xa. Đề tài này có thể xem là điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 2.2.4- Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp Toàn bộ quá trình giảng dạy nhảy xa cần phải được xem xét trong một mối quan hệ chặt chẽ với trình độ tập luyện thể lực chuyên môn. Giảng dạy kỹ thuật phải được tiến hành sau khi đã có một số sự chuẩn bị về nguyên tắc tập luyện cũng như phát triển tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức mạnh giậm nhảy cho người tập. Trong một buổi tập, ngoài nhiệm vụ học kỹ thuật, còn phải kết hợp các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm giúp cho người học nâng cao được khả năng thể lực của mình. 2 Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi thực hiện các phương pháp sau: 1. Phương pháp tham khảo tài liệu: Mục đích của phương pháp này là ghi chép, phân tích, tổng hợp có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến các vấn đề giảng dạy môn Điền kinh nói chung và môn Nhảy xa nói riêng, nhằm hình thành cơ sở lí luận, xây dựng phương pháp đánh giá. 2. Phương pháp phỏng vấn: Sau khi tổng hợp từ các tài liệu, tôi lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn để nâng cao thành tích môn Nhảy xa. Trên cơ sở tổng hợp tài liệu và thực tiển giảng dạy, tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của các giáo viên có thâm niên trong công tác giáo dục thể chất, từ đó chọn lọc các bài tập để ứng dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy. 3. Phương pháp kiểm tra sư phạm: Dùng phương pháp này nhằm kiểm tra thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi” của khách thể nghiên cứu trước và sau thực nghiêm. + Kiểm tra giai đoạn chạy đà. + Kiểm tra giai đoạn giậm nhảy. + Kiểm tra giai đoạn trên không. + Kiểm tra giai đoạn tiếp đất. 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để nghiên cứu tác dụng của các bài tập thể lực nhằm nâng cao thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi” cho nam học sinh lớp 9, tôi tiến hành thực nghiệm trên 2 nhóm đối tượng theo qui ước sau: + Nhóm thực nghiệm (A) gồm 30 em học sinh nam lớp 9 do tôi chọn ngẫu nhiên, thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi. Nội dung tập luyện do tôi biên soạn dựa theo các bài tập đã được chọn qua kết quả phỏng vấn, và được thực hiện vào 15 phút cuối của buổi tập. 3 + Nhóm đối chứng (B) gồm 30 em học sinh nam lớp 9 do tôi chọn ngẫu nhiên, thời gian tập luyện giống nhóm thực nghiệm. Mỗi tuần tập 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết. Nội dung tập luyện theo thời khóa biểu của nhà trường. Sau thời gian thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát thành tích nhảy xa kiểu “Ngồi” nhằm xác định tác dụng của các bài tập phát triển thể lực nâng cao thành tích nhảy xa cho nam học sinh lớp 9. 1. Nghiên cứu những bài tập phát triển sức bật ở nội dung Nhảy xa cho nam học sinh lớp 9 Trường THCS An Thạnh – Mỏ Cày Nam – Bến Tre. Để đánh giá sức bật trong môn Nhảy xa cho nam học sinh lớp 9 của trường vấn đề đặt ra cho chúng tôi là phải có các chỉ tiêu đánh giá. Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi tiến hành các bước sau : Bước 1 : Thu thập tài liệu liên quan và các chỉ tiêu đã được sử dụng đánh giá sức bật trong môn Nhảy xa . Bước 2 : Dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các giáo viên trong trường và GV thể dục của các trường lân cận. Qua đó tuyển chọn những bài tập có tác dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn . Bước 3 : Kiểm định độ tin cậy và tính thông báo các chỉ tiêu, để tìm ra các chỉ tiêu đủ độ tin cậy và tính thông báo đánh giá sức bật trong môn Nhảy xa của nam học sinh lớp 9 của trường. 2. Thực trạng các chỉ tiêu đã được sử dụng để đánh giá sức bật trong nội dung Nhảy xa của nam học sinh lớp 9. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên Thể dục trong trường và các trường lân cận về các chi tiêu để đánh giá (Test ) trong môn Nhảy xa. Bảng 1: Kết quả phỏng vấn các chỉ tiêu đánh giá các test về sức bật của môn Nhảy xa như sau: TT Test số người Đồng ý Không đồng ý 30 Số người Tỷ lệ% Số người Tỷ lệ% 1 Bật xa tại chổ ( m) 30 25 83% 5 17% 2 Bật cao tại chổ (cm) 30 28 93% 2 7% 4 3 Bật xa 3 bước đổi chân (m) 30 15 50% 15 50% 4 Bật cóc 15m ( s) 30 16 53% 14 47% 5 Bật cóc 30m ( s) 30 9 30% 21 70% 6 Lòcò 30m (s) 30 7 23% 23 77% 7 Lò cò 60 m ( s) 30 4 13% 26 87% 8 Chạy đạp sau 30 m ( s) 30 6 20% 24 80% 9 Chạy đạp sau 60m ( s) 30 5 17% 25 83% 10 Nhảy dây trong 30 giây 30 22 73% 8 27% 11 Bật cóc 50m (s) 30 9 30% 21 70% 12 Lo cò 10m (s) 30 7 23% 23 77% 13 Lò cò 100 m (s) 30 4 13% 26 87% 14 Nhảy xa (m) 30 28 93% 2 7% 15 Chạy đạp sau 100m (s) 30 5 17% 25 83% 16 Bật nhảy bước bộ 15 lần 30 20 67% 10 33% Kết quả phỏng vấn thu được 3 test có số người đồng ý cao nhất + Bật xa tại chổ. + Bật cao tại chổ. + Nhảy xa -Qua kết quả phỏng vấn các test trên chúng tôi tiến hành lấy số liệu lần 1 của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. -Từ kết quả kiểm tra mà chúng tôi tiến hành phỏng vấn các test trên được thể hiện rõ nét ở đồ sau : -Biểu đồ 1: Trình độ sức Bật của 2 nhóm trước thực nghiệm 2.25m 2.20m 29cm 26cm 1.86m 1.84m 5 Bật xa Bật cao Nhảy xa Bật xa Bật cao Nhảy xa Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chiếu Từ kết quả thu được ở biểu đồ 1 có thể nhận xét: Trước khi tiến hành thực nghiệm trình độ của 2 nhóm thông qua 3 chỉ tiêu khảo sát ở hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể. * Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh bật ở nội dung Nhảy xa cho nam học sinh lớp 9 Trường THCS An Thạnh – Mỏ Cày Nam – Bến Tre. Để tiến hành thực nghiệm cũng như làm sáng tỏ vấn đề mà đề tài đã đặt ra chúng tôi tiến hành lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển các tố chất thể lực cho học sinh nhằm nâng cao sức bật trong môn Nhảy xa. Qua nghiên cứu lý luận, các tác giả đi trước và thực tiễn trong giảng dạy huấn luyện, tôi đã tổng hợp được 10 bài tập. 1.Chạy bước nhỏ 15m. 2.Chạy gót chạm mông 30ms 3.Chạy nâng cao đùi 15 s. 4.Chạy đạp sau 30m/ 3l. 5. Lò cò 30 s. 6. Bật cao tại chổ 15 lần. 7.Bật nhảy bước bộ 15 lần. 8.Gập bụng đầu cố định. 9. Nhảy dây nhanh 30s. 10.Bật cóc 30m. 6 3. Ứng dụng và đánh giá trong thực tiễn hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển sức bật về nội dung Nhảy xa của nam học sinh lớp 9. - Để kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được tiến hành thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm. Đối tượng tham gia thực nghiệm được chia thành hai nhóm như đã trình bày ở trên. - Nhóm thực nghiệm được chúng tôi chọn ngẫu nhiên gồm 30 em học sinh nam lớp 9, thời gian tập luyện mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi tập 45 phút, nội dung tập luyện do chúng tôi xây dựng thông qua các bài tập đã được phỏng vấn ở kết quả trên. Từ những cơ sở và đặc điểm sinh lý của góc độ giải phẩu chúng tôi đã xây dựng được hệ thống bài tập thông qua tiến trình huấn luyện và giảng dạy cho các em theo thời khoá biểu của nhà trường cũng như hoạt động ngoại khoá. *Thời gian thực nghiệm là 8 tuần : - Cuối học kỳ II tôi tiến hành kiểm tra và lấy kết quả trên vào tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các em. - Địa điểm thực nghiệm và kiểm tra được tiến hành cùng một lúc giữa 3 lớp như đã nêu ở trên. - Giáo án giảng dạy là 16 tiết trong đó 2 tiết cuối dùng để kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm và đối chứng thông qua các test đã được kiểm tra trước thực nghiệm. - Buổi tập thứ nhất trong tuần thực hiện các bài tập bộc phát . - Buổi tập thứ 2 trong tuần thực hiện các bài tập về sức mạnh bật và thể lực, các bài tập thuộc nhóm phát triển sức bật được bố trí ở phần đầu sau phần khởi động. Sau đó đến sức bật tối đa. - Lượng vận động bậc thang theo chu kỳ tháng. Có nghĩa là lượng vận động ổn định trong 3 tuần đầu sau đó tăng và ổn định trong 3 tuần tiếp theo cho đến giai đoạn kiểm tra. Sau khi kết thúc bài tập kết hợp các trò chơi mang tính tập thể để các em thích thú với các buổi tập tiếp theo. - Qua thực thực tiễn các bài tập được lựa chọn và ứng dụng trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành kiểm tra số liệu lần hai giữa hai nhóm (A) thực nghiệm 7 và nhóm (B) đối chiếu.Tôi đã sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý số liệu. Biểu đồ 2:Trình độ sức Bật của 2 nhóm sau thực nghiệm. 3.04m 3.0m 36cm 33cm 2.0m 1.92m Bật xa Bật cao Nhảy xa Bật xa Bật cao Nhảy xa Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chiếu *Về nhịp tăng trưởng: - Xét về nhịp tăng trưởng của sức mạnh tốc độ được biểu diễn ở biểu đồ 2 cho thấy sự khác biệt rất rõ rệt giữa hai nhóm. Cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu đều tăng trưởng thành tích sau 8 tuần tập luyện với 16 giáo án. Tuy nhiên,sự tăng trưởng thành tích ở nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chiếu ở cả 3 chỉ tiêu quan sát cũng như ở mức tăng trưởng. 2.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Ứng dụng và kiểm chứng trong thực tiễn chứng tỏ tính ưu việt của hệ thống các bài tập được lựa chọn. Tuy nhiên, lứa tuổi của các em đang còn phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, những bài tập chúng tôi lựa chọn trên có thể được áp dụng trong một số giáo án thực hiện trong tuần, có sự khác nhau làm cho các em khỏi nhàm chán với các bài tập mà các em thường quen. Một số bài tập chúng 8 tôi kết hợp với phương pháp trò chơi, thi đấu, nhằm tạo cho các em có ý thức và hưng phấn hơn trong quá trình tập luyện TDTT. 2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp - Cụ thể vừa qua theo ứng dụng trên đã có 1 học sinh lớp 9 của trường THCS An Thạnh đạt giải I môn Nhảy xa trong HKPĐ cấp Huyện năm 2012 với thành tích là 5m12. - Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng việc áp dụng hệ thống các bài tập phát triển sức bật của cơ thể vào tập luyện ở đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao thành tích ở nội dung Nhảy xa cho HS THCS đã phản ảnh tính hiệu quả rõ rệt. * Kết quả đạt được trong những năm qua Xếp loại Năm học TỐT KHÁ ĐẠT 2010 - 2011 75% 15% 10% 2011 - 2012 100 % 2012 - 2013 100 % 2.5. Tài liệu kèm theo Tôi cam đoan những điều khai trong dơn là đúng sự thật DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Thể Dục thể thao : TTTD. - Giáo viên : GV. - Học sinh : HS. - Trung học cơ : THCS. - Hội khỏe phù đổng: HKPĐ. - Giây: s. - Mét: m. - Centimet: cm. - Thể dục: TD. 9 MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO • SÁCH GIÁO VIÊN THỂ DỤC: 6, 7, 8, 9. • SÁCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TẬP 1, 2. • CHƯƠNG TRÌNH HỌC THAY SÁCH MÔN TỰ CHỌN 9. • SÁCH LUẬT ĐIỀN KINH. • SÁCH LUẬT CẦU LÔNG. • SÁCH LUẬT BÓNG ĐÁ. 10 . – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN - Mã số: ………………………( do Hội đồng chấm ghi) Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUYỆN TẬP KỸ THUẬT NHẢY XA KIỂU “NGỒI ” 1- Lĩnh vực áp dụng: Môn Thể dục 2-. được kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi. 2.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2.2.1-Mục đích của giải pháp Kết quả nghiên cứu có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn nhảy xa kiểu. sau khi đã có một số sự chuẩn bị về nguyên tắc tập luyện cũng như phát triển tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức mạnh giậm nhảy cho người tập. Trong một buổi tập, ngoài nhiệm vụ học kỹ thuật, còn phải

Ngày đăng: 21/04/2014, 09:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Thực trạng các chỉ tiêu đã được sử dụng để đánh giá sức bật trong nội dung Nhảy xa của nam học sinh lớp 9.

  • 3. Ứng dụng và đánh giá trong thực tiễn hiệu quả sử dụng các bài tập phát triển sức bật về nội dung Nhảy xa của nam học sinh lớp 9.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan