1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập

19 498 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG, GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XĂM KHÒE NÓI RIÊNG HUYỆN MAI CHÂU NÓI CHUNG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập là một chủ trương quan trọng của Đảng và nhà nước ta, với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập. Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông cả hai bộ phận cấu thành: giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập. Do vậy: Từ Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra chủ trương “ Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành xã hội học tập”. Đại hội X của Đảng lại xác định thêm: “ Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập, với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các ngành học, bậc học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người, và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục”. Đến đại hội XI, vấn đề trọng tâm phát triển giáo dục là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, có nghĩa là xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Như vậy trong 10 năm qua vấn đề “ Xây dựng xã hội học tập” đã được Đảng ta đề cập đến, điều này thấy rõ sự cấp bách, tính cơ bản và lâu dài phù hợp với xu thế của thời đại khi Giáo dục - Đào tạo đã trở thành yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc. Đại hội Đảng bộ huyện Mai Châu lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010 – 2015 và Đại hội Đảng bộ xã Xăm Khòe lần thứ XXI nhiệm kì 2010-2015 đã nêu rõ: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; mở rộng và đa dạng hình thức học tập, nâng cao chất lượng của các Trung tâm học tập cộng đồng” Với những chủ trương, định hướng trên đã thể hiện sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc chỉ đạo về xây dựng xã hội học tập, đó chính là phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn, nhằm nâng cao dân trí, chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã nhà nói riêng và cả huyện nói chung. Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là mô hình giáo dục không chính quy, được tổ chức trên địa bàn xã, phường và thị trấn. TTHTCĐ có nhiệm vụ thoả mãn nhu cầu học tập suốt đời của người dân trong cộng đồng, đặc biệt là những người lao động không có điều kiện tới trường chính quy và những người nghèo, ít có cơ hội học tập. Phát triển mô hình TTHTCĐ là một xu thế tất yếu nhằm thực hiện các chương trình xoá mù, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, cập nhật kiến thức chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, đáp ứng mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Ngày 18/5/2005, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt đề án “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010”, nhằm xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Giúp người dân ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học ở mọi lúc, mọi nơi, học liên tục và học suốt đời. Thông qua Trung tâm học tập cộng đồng, với tư cách là “ Nhà trường nhân dân”, giúp cho mọi người dân, có điều kiện tham gia học tập trên tất cả mọi lĩnh vực, nắm bắt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cập nhật kiến thức và kỹ năng lao động kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, những thông tin cần thiết để thay đổi cách nghĩ, cách làm, góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn dân cư; Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; góp phần không nhỏ vào chương trình phổ cập giáo dục trên địa bàn. Từ việc nhận thức được nhu cầu cấp thiết mang tính tất yếu của vấn đề, đó là đẩy mạnh và nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng để góp phần xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên, trên thực tế bản thân tôi nhận thấy bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ nhiều điểm cần phải khắc phục. Đặc biệt là trong khâu quản lý điều hành; công tác phối kết hợp với các ban ngành còn lúng túng, chưa rõ ràng; công tác tuyên truyền để mọi dân hiểu được vai trò, chức năng của TTHCĐ còn hạn chế; hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, khắc phục những hạn chế nêu trên, TTHTCĐ xã Xăm Khòe cũng như các TTHTCĐ của huyện Mai Châu cần phải cố gắng rất nhiều, cần phải có sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, đoàn thể tìm ra những giải pháp cần thiết để triển khai hoạt động các trung tâm một cách đồng bộ và có kết quả tốt. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học trên địa bàn xã Xăm Khòe nói riêng huyện miền núi Mai Châu nói chung” để nghiên cứu. 1. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các văn bản pháp lý và các văn bản có tính pháp quy có liên quan đến hoạt động TTHTCĐ. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, quan sát. 2. Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến 2014. 3. Cấu trúc đề tài: - Phần 1: Đặt vấn đề: Bao gồm lý do, phương pháp, thời gian, cầu trúc của đề tài. - Phần 2: Nội dung: Thực trạng và những giải pháp - Phần 3: Kết luận và những kiến nghị đề xuất. PHẦN II: NỘI DUNG I. Thực trạng 1. Tình hình chung. Xã Xăm Khòe là một xã thuộc huyện miền núi Mai châu, nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cả vùng. Là miền đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, có truyền thống “hiếu học”, “tôn sư trọng đạo” Xã gồm có 10 xóm, có 1/9 xóm thuộc xóm đặc biệt khó khăn. Tổng dân số: 2754 khẩu; 663 hộ; Dân tộc chiếm 81%; Hộ nghèo chiếm 6,5 %; Xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Trung tâm học tập cộng đồng có đầy đủ con dấu, biển hiệu, có phòng làm việc riêng, có tủ sách, hồ sơ sổ sách theo quy định. - Ban giám đốc 3 đồng chí; Giáo viên thường trực: 3. - Có trạm y tế phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. - Môi trường tương đối đảm bảo; Duy trì tốt bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, phù hợp với nếp sống văn hoá; các tệ nạn xã hội giảm dần - Tình hình giao thông tương đối thuận lợi, các xóm đều có đường bê tông liên xóm. - Đời sống nhân dân tương đối ổn định, chú trọng phát triển nông, lâm nghiệp và một số nhóm ngành nghề thủ công như nghề mộc, hàn xì, sửa chữa xe máy, Tình hình đặc điểm trên có tác động không nhỏ đến tổ chức, chất lượng của trung tâm, đến phong trào Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn xã cũng như huyện nhà. 2. Thực trạng cụ thể 2.1. Thuận lợi Được sự quan tâm của các ngành chức năng và của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, phong trào đã từng bước đi vào hoạt động đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân, đã tổ chức mở các lớp học cung cấp thông tin, thời sự, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư vấn, tập huấn cho nhân dân theo các chuyên đề phù hợp với trình độ học vấn và nhận thức của mọi đối tượng. Trung tâm nắm bắt những vấn đề còn thiếu, yếu, để tổ chức mở lớp, chú trọng vào các chuyên đề thuộc các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, phát triển kinh tế VAC, vườn rừng, trang trại, mở các lớp học nghề ngắn hạn, tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi người dân đều được tham gia học tập. Các cơ sở giáo dục như TTGDTX, Trung tâm dạy nghề, phối hợp để mở lớp, tạo điều kiện cho nhân dân được học ở mọi nơi, mọi lúc, dân trí được nâng lên góp phần củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục và giáo dục tiếp tục sau biết chữ. Huy động được các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động, phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, những kinh nghiệm sống, chuyển giao công nghệ đưa kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất đến với nhiều hộ gia đình để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Các tổ chức, ban ngành đoàn thể đã góp phần cùng với Trung tâm làm tích cực hoá các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng. Nội dung chương trình học tập xuất phát theo nhu cầu của người học, tránh được áp lực cho người học. - Trung tâm đã thành lập được 10 câu lạc bộ PTCĐ thôn và có 42 nhóm câu lạc bộ với 1540 thành viên. Nhóm CLB hoạt động đạt hiệu quả như nhóm CLB văn hóa văn nghệ xóm Bước, xóm Te; nhóm CLB trồng mướp đắng ở xóm Pu, xóm Te; Nhóm nghề mộc ở xóm Pu, Khòe, Muối ; nhóm CLB nuôi ong xóm Te ; nhóm dệt thổ cẩm ở xóm Bước ; nhóm CLB thơ xóm Xuân Tiến. Nhóm CLB đoàn kết chia sẻ ở xóm Tân Tiến. - Hiện nay ở tất cả các xóm đều có nhóm thêu thổ cẩm trung bình mỗi tháng thu nhập thêm từ 600.000 đ – 1.000.000 đ/người Hiện nay Trung tâm đã có 12 giáo viên dạy chuyên đề là trưởng hoặc phó các ban nghành, đoàn thể, giáo viên trường TH, THCS trên địa bàn xã. 2.2. Khó khăn - Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và một số cấp uỷ, chính quyền về xây dựng XHHT chưa sâu sắc, chưa thấy rõ học tập là một nhu cầu thiết thực của cuộc sống. - Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh của cả một hệ thống chính trị xã hội về xây dựng xã hội học tập. - Hệ thống văn bản mang tính pháp quy còn thiếu, lúng túng, vướng mắc trong quá trình vận hành bộ máy trung tâm. - Lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể vào cuộc nhưng hoạt động chưa rõ nét, chưa xem Trung tâm học tập cộng đồng là công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Công tác phối hợp với Trung tâm thiếu chặt chẽ, chưa huy động được khối đoàn kết, thống nhất trong quá trình hoạt động để thúc đẩy sự học, nâng cao chất lượng hiệu quả các lớp học. - Ban giám đốc là các đồng chí hoạt động kiêm nhiệm, việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Trung tâm còn hạn chế, dẫn đến một số cán bộ Trung tâm còn lúng túng trong công tác điều hành hoạt động, hiệu quả chưa cao. - Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được so với nhu cầu xã hội, hiệu quả làm việc còn hạn chế, hoạt động rời rạc. - Công tác phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể chưa đồng bộ dẫn đến nội dung, chất lượng lớp học hạn chế. - Cơ sở vật chất Trung tâm còn thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp, chưa mở được tài khoản riêng. - Đời sống nhân dân còn thấp cho nên việc huy động kinh phí từ các nguồn khác chưa có, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; các chương trình dự án, dẫn đến khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là xây dựng các mô hình lớp học để thu hút nhân nhân tham gia. - Trình độ dân trí không đồng đều, thu nhập của người dân chủ yếu vào nông nghiệp, chăn nuôi, khó khăn trong việc huy động học viên đến lớp. - Một thực trạng khó khăn cho trung tâm trong quá trình mở lớp đó là, các học viên học các lớp của các chương trình, dự án được nhận tiền từ 30.000 đồng đến 40.000 đồng/ lớp, những khi Trung tâm mở lớp thì không có tiền chi trả cho học viên, do vậy việc vận động nhân dân tham gia đến lớp gặp nhiều khó khăn, hiện nay nó đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân miền núi là đi học sẽ có tiền. - Địa bàn hoạt động của Trung tâm rộng, đi lại khó khăn, việc tổ chức lớp học gặp nhiều khó khăn. Từ những tồn tại nêu trên, việc tìm ra giải pháp để quản lý trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, là đòi hỏi mang tính cấp thiết, là nỗi trăn trở của bản thân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, là một cán bộ chuyên trách của Trung tâm tôi đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp sau: II. Các giải pháp Trung tâm học tập cộng đồng là một cơ sở giáo dục không chính quy được đặt tại xã, thị trấn. Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các cấp chưa vào cuộc để cùng với trung tâm tạo điều kiện cho nhân dân được học tập, từng bước nâng cao chất lượng của nhân dân, góp phần xoá đói giảm nghèo. Thực tế cho thấy việc tổ chức dạy học ở một trường học chính quy, để có một chất lượng tốt đã khó, đằng này đây lại là một trường học không chính quy có thể nói khó khăn gấp bội lần. Để tháo gỡ khó khăn này, điều trước tiên tôi đã tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng quy chế hoạt động và kế hoạch phối hợp với các ban ngành đoàn thể, làm hành lang pháp lý để thực hiện nhiệm vụ Trung tâm được tốt hơn. Giải pháp 1: Đổi mới trong quản lý, chỉ đạo Để vận hành tốt bộ máy trung tâm, giúp Ban giám đốc và các tổ chuyên môn thuận lợi trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của trung tâm, khâu quan trọng nhất, hiện nay trung tâm đang còn lúng túng, chưa có giải pháp tháo gỡ. Hầu hết các tổ chức ban ngành đoàn thể đang đứng ngoài cuộc. Do vậy, Uỷ ban nhân dân huyện, xã, Phòng Giáo dục tập trung chỉ đạo, ban hành văn bản có tính pháp quy để cùng thống nhất thực hiện. - Xây dựng Quy chế hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng xã: Ban giám đốc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền, hội khuyến học cơ sở xây dựng quy chế, tạo sự thống nhất, làm hành lang pháp lý phối hợp hành động. Quy chế hoạt động của TTHTCĐ tại xã được xây dựng trên cơ sở Quy chế của Bộ GD&ĐT ban hành (QĐ 09/2008/QĐ-BGD&ĐT) ngày 23 tháng 8 năm 2008. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, cụ thể hoá một số nội dung sao cho phù hợp, thuận lợi, đúng nguyên tắc trong quá trình hoạt động. Chú trọng một số nội dung hiện nay còn lúng túng, chưa rõ ràng về tổ chức bộ máy điều hành của trung tâm: Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên ban giám đốc, giáo viên trung tâm cụ thể: + Đồng chí giám đốc thay mặt cho cấp uỷ, chính quền cơ sở phụ trách chung; + ng chớ Phú giỏm c 1: Ph trỏch Tiu ban Giỏo dc phỏp lut (chuyờn I); Tiu ban Khoa hc k thut (chuyờn II); Vn hoỏ xó hi (chuyờn III); huy ng hc viờn v c s vt cht. + ng chớ Phú giỏm c (Lónh o trng TH ), ph trỏch tiu ban Vn hoỏ giỏo dc (chuyờn IV), tham mu iu hnh t nhúm chuyờn mụn, cụng tỏc xoỏ mự v b tỳc vn hoỏ (T vn tham gia xõy dng k hoch dy hc TTHTC, cỏc lp xoỏ mự, b tỳc; tham gia d gi, ỏnh giỏ mt s tit dy trung tõm HTC, + ng chớ giỏo viờn trung tõm: Phi hp vi Ban giỏm c xõy dng chng trỡnh, k hoch hot ng; iu tra nhu cu hc tp, huy ng hc viờn; Tham gia ging dy theo cỏc chuyờn ti trung tõm; Tham gia vit ti liu ging dy cho trung tõm; Theo dừi cht lng cỏc lp hc hng dn giỳp ngi hc; Qun lý h s trung tõm. + K toỏn, th qu ca trung tõm do k toỏn, th qu ca U ban nhõn dõn xó kiờm nhim. Sau õy l s tng quỏt v c cu t chc ca trung tõm: C CU T CHC CA TRUNG TM Giỏm c Phó GĐ 1 (Phú CT UBND) Kế toán Phó GĐ (trờng học) Trởng tiểu ban Trởng tiểu ban VH, XH- Pháp luật- Văn hoá, giáo dục Khoa học, kỹ thuật Cỏc thụn, xúm v cỏc cõu lc b - Xõy dng Quy ch phi hp hot ng gia TTHTC vi UBND xó Mun thc hin tt mi hot ng ca trung tõm, cn cú quy ch phi hp hot ng liờn thụng mi lc lng trong v ngoi a bn. Tranh th mi s quan tâm của cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo, định hướng cho Trung tâm hoạt động được thuận lợi. Quy chế phối hợp phải có đại diện Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã và Giám đốc Trung tâm ký ban hành, chuyển đến cho tất cả các ban ngành liên quan thực hiện. Sau khi xây dựng quy chế phối hợp, Ban giám đốc xây dựng kế hoạch phối hợp cụ thể, đại diện các ban ngành cùng ký và phối hợp thực hiện đồng bộ. + Tác động trực tiếp của việc ban hành các loại quy chế. Việc ban hành Chỉ thị của uỷ ban nhân dân xã nhằm yêu cầu các các ban ngành đoàn thể, Chủ nhiệm các câu lạc bộ phát triển cộng đồng trên địa bàn hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm, đưa nhiệm vụ của Trung tâm vào kế hoạch chỉ đạo từng tháng của đơn vị, yêu cầu các bộ phận phối hợp với Trung tâm thực hiện. Việc xây dựng quy chế là hành lang pháp lý, cụ thể hoá cho chương trình, nội dung phối hợp hoạt động, đề nghị các ban ngành thực hiện theo quy chế. Trung tâm HTCĐ chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng dự thảo Quy chế.Việc ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập là tất yếu để các ban ngành, các đơn vị trường học cùng vào cuộc, chung sức cùng cộng đồng thực hiện đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” ban hành ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó đề án tập trung giải quyết 4 mục tiêu cơ bản: Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục; Nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho lao động; Hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. 1.1. Hình thành Hội đồng giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên. Trên cơ sở ban hành các quy chế hoạt động, quy chế phối hợp, qua tìm hiểu nắm bắt thông tin từ trưởng các ban ngành, các đơn vị trường học trên địa bàn, các thôn bản, khối xóm, để lựa chọn đối tượng làm giáo viên, báo cáo viên cho Trung tâm, giúp Trung tâm chuyển tải những nội dung cơ bản, thiết thực theo các chuyên đề đến tận người dân. Qua thực tế thử nghiệm mấy năm qua, chúng tôi đã hình thành hội đồng theo 4 bộ phận sau để tiện lợi trong việc phân công, lựa chọn giáo viên lên lớp theo chuyên đề phù hợp với nhu cầu học tập của nhân dân: + Bộ phận 1: Chuyên đề học tập đường lối, chủ trương chính sách pháp luật (Do đồng chí Phó bí thư Đảng uỷ xã đảm nhiệm, cùng 3 đến 4 thành viên có năng lực, nhiệt tình tham gia) + Bộ phận 2: Chuyên đề về khoa học - kỹ thuật, sản xuất và đời sống, học nghề (Do đồng chí cán bộ khuyến nông xã làm trưởng ban, cùng 4 đến 5 thành viên tham gia) + Bộ phận 3: Chuyên đề văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ (Do đồng chí Trưởng ban văn hoá xã đảm nhiệm cùng 3 đến 4 thành viên có năng khiếu, nhiệt tình tham gia) + Bộ phận 4: Chuyên đề về giáo dục, ngoại ngữ, tin học do đồng chí Hiệu trưởng THCS đảm nhiệm, cùng một số giáo viên trường THCS, TH có năng lực, nhiệt tình đảm nhận. 1.2. Duy trì tốt chế độ sinh hoạt và thông tin hai chiều. - Trung tâm mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, chưa kể đột xuất. - Hai tuần giao ban 1 lần trong Ban giám đốc và giáo viên, tổng hợp những ưu điểm, tồn tại để đồng chí giám đốc có ý kiến tại buổi giao ban đầu tuần của Uỷ ban xã. - Cuối tháng gửi báo cáo kết quả hoạt động và kế hoạch tháng tiếp theo cho UBND xã, và phòng GD&ĐT. Quy định chế độ làm việc, sinh hoạt của giáo viên thường trực. Mấy năm đầu, trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy còn nhiều bất cập trong chế độ sinh hoạt và làm việc của giáo viên biệt phái sang làm cán bộ thường trực tại Trung tâm, theo quy chế hoạt động của trung tâm. Giáo viên làm việc tại (xã), nhưng hưởng lương ở (trường) và chấp hành sự phân công công tác của Giám đốc trung tâm HTCĐ (xã), chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý giáo dục (trường, phòng GD&ĐT). Do vậy trong quá trình thực hiện Ban giám đốc, Hiệu trưởng còn lúng túng trong việc quản lý, điều hành đội ngũ giáo viên. Công tác thi đua khen thưởng, thăm lớp dự giờ, đánh giá giáo viên, sinh hoạt đối với giáo viên…Từ những thắc ban đầu tôi đã nghiên cứu các Thông tư, Quy chế của Bộ Giáo dục: [...]... học tập Có như vậy mới thực hiện được một nền giáo dục hiện đại, với yêu cầu phát triển hết mọi năng lực sẵn có trong mỗi con người Việc nâng cao chất lượng Trung tâm học tập cộng đồng là một trong những yêu cầu quan trọng để phát triển cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập liên tục, học tập suốt đời Trung tâm học tập cộng đồng đã giúp phần. .. mong bạn đọc, Hội đồng khoa học các cấp góp ý để Đề tài từng bước được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng 2 Kiến nghị đề xuất Để Trung tâm học tập cộng đồng vận hành tốt và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, bản thân tôi là người trực tiếp thực hiện phụ trách các hoạt động của một Trung tâm và nhận thấy còn một số khó khăn, vướng mắc Xin được... dục, Trung tâm học tập cộng đồng chưa thực sự được chú trọng, hệ thống văn bản từ cấp trên quá ít so với yêu cầu, ban giám đốc kiêm nhiệm nên rất khó khăn trong công tác hoạt động của TT Nhưng không vì thế, bản thân tôi và đồng nghiệp đã bước đầu tháo gỡ khó khăn, tìm ra giải pháp thiết thực, để góp phần nâng cao chất lượng Trung tâm Trung tâm phát triển là yếu tố cơ bản của quá trình xây dựng xã hội học. .. luận Phát triển, nâng cao chất lượng Trung tâm học tập cộng đồng xã Xăm Khòe nói riêng và ở địa bàn miền núi huyện Mai Châu nói chung, góp phần xây dựng xã hội học tập vẫn còn là bài toán nan giải cho những người làm công tác giáo dục trên địa bàn xã, huyện, tuy nhiên bước đầu bản thân tôi trong quá trình thực hiện đã từng bước bổ sung để hoàn thiện, luôn tìm tòi, để có những giải pháp phù hợp Phải... cũng là một giải pháp quan trọng Những đơn vị có nhiều đóng góp cho việc xây dựng xã hội học tập, cải thiện cuộc sống người dân cần được tuyên dương, ghi danh để tạo khí thế thi đua - Trong hội nghị giao ban của xã, có đánh giá những ưu điểm, tồn tại của trung tâm, có kế hoạch chỉ đạo kịp thời để Trung tâm thực hiện - Kế hoạch mở các lớp học được Trung tâm phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng, ... nhằm khích lệ, động viên các tập thể, các tổ chuyên môn, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của những tập thể cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc còn hạn chế một số mặt Phát hiện những nhân tố điểm hình làm gương sáng, từng bước góp phần nâng cao hiệu quả trung tâm Giải pháp 2: Công tác tuyên truyền, phối hợp thực hiện Mặc dầu Trung tâm học tập cộng đồng xã đã thành lập được... Là hành lang pháp lý minh chứng cho quá trình hoạt động của Trung tâm + Thông qua bộ hồ sơ, PGD&ĐT nắm được diễn biễn cụ thể về các hoạt động của Trung tâm III Kết quả đạt được Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy chất lượng Trung tâm từng bước được nâng lên, tuy hình thức bước đầu chưa thật sự phong phú, còn một số mặt chưa thể đáp ứng được nhu cầu cộng đồng, nhưng phần nào đã... Các trường học Trung tâm y tế Trạm thú y Trường dạy nghề Trung tâm GD TX Ban dân số KHHGĐ Hội phụ nữ Hội luật gia Hội người cao tuổi Hội khuyến học Đoàn thanh niên Hội cựu chiến binh Hội làm vườn Các dự án Các doanh nghiệp Các câu lạc bộ Phòng tư phápHội nông dân Giải pháp 3: Xây dựng bộ hồ sơ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng (Quyết định 09/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/3/2008; Thông... thanh, các lớp tập huấn, cổ động, do vậy hạn chế được các vụ đơn thư tố cáo, khiếu nại, tranh chấp, từng bước nâng cao nhận thức cho người dân Chất lượng giáo dục các cấp học có nhiều chuyển biến, chất lượng đại trà được nâng lên, chất lượng mũi nhọn được khẳng định tại kỳ thi HS giỏi tỉnh lớp 12, lớp 9; và lớp 5 Từng bước góp phần vào phát triển Kinh tế- Xã hội trên địa bàn huyện Trung tâm chủ động... việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động TRUNG của trung tâm kèm theo QĐ 09/2008-BGD&ĐT) và từ thực tế địa phương, bản thân TÂM tôi và Ban giám đốc TT đã xây dựng đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định của Sở GD HỌC cũng như quy định của Phòng GD&ĐT TẬP Châu Là một trong những căn cứ để Mai CỘNG ĐỒNG kiểm tra quá trình hoạt động, diễn biến công việc cụ thể ở Trung tâm Giúp cho Ban giám . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG, GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XĂM KHÒE NÓI RIÊNG HUYỆN MAI CHÂU NÓI CHUNG PHẦN I: ĐẶT VẤN. những giải pháp cần thiết để triển khai hoạt động các trung tâm một cách đồng bộ và có kết quả tốt. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng Trung tâm học tập cộng. khăn, tìm ra giải pháp thiết thực, để góp phần nâng cao chất lượng Trung tâm. Trung tâm phát triển là yếu tố cơ bản của quá trình xây dựng xã hội học tập. Có như vậy mới thực hiện được một nền giáo

Ngày đăng: 22/10/2014, 13:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w