PHÂN TÍCH NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM Giảng viên: TS. Nguyễn Thanh Liêm Học viên: Nguyễn Nhã Vy Đà Nẵng, ngày 20 tháng 12 năm 201 Trang 1 Không gian: Việt Nam Thời gian: 2000-2012 Lĩnh vực nghiên cứu: Vận tải hàng không 1. Giới thiệu 1.1 Định nghĩa ngành nghiên cứu Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay. Vận tải hàng không là một ngành còn rất trẻ so với ngành vận tải khác. Nếu như vận tải đường biển ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì vận tải hàng không mới chỉ phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20. Vận tải hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, nhưng cho đến nay, sự phát triển của vận tải hàng không đã gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá và nó đã trở thành một ngành quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với buôn bán quốc tế nói riêng. 1.2 Mô tả các đặc điểm cơ bản của ngành Ngành hàng không dân dụng là ngành vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với hoạt động không chỉ trong nước mà còn mang tính quốc tế. Vì gắn liền với tuyệt đối an toàn và an ninh, mức độ phục vụ mang tính cạch tranh cao. Nên trong ngành hàng không có rất nhiều việc và cần nhiều nghề nghiệp đa dạng để hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Trang 2 2. Phân tích môi trường ngành 2.1 Môi trường kinh tế Việt Nam được xem là nước có trình độ phát triển kinh tế kém hơn một bậc so với các nền kinh tế khác trong khu vực. Vì thế, Việt Nam được kỳ vọng có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn. Nhưng kể từ năm 2010, tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm liên tục suy giảm, với mức 6.8% năm 2010 xuống còn 5.9% năm 2011 và năm nay chỉ còn 5.2% - theo dự báo của Ngân hàng Thế giới. Tốc độ tăng GDP theo WB 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (E) Malaysia 6.5 4.8 -1.6 7.2 5.1 4.8 Indonesia 6.3 6.0 4.6 6.2 6.5 6.1 Philippines 6.6 4.2 1.1 7.6 3.7 5.0 Thailand 5.0 2.5 -2.3 7.8 0.1 4.5 Vietnam 8.5 6.3 5.3 6.8 5.9 5.2 Trang 3 So sánh GDP-PPP giữa Việt Nam và các nước công nghiệp mới qua các năm 1980-2014 Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước tiến vượt bậc, với tốc độ phát triển hàng năm từ 7% đến 8,6%, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể. Nền kinh tế Việt Nam đang thay đổi diện mạo của mình, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, đầu tư gia tăng. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của con người cũng gia tăng, trong đó kể đến nhu cầu đi lại. Những người có thu nhập cao có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không ngày càng gia tăng. Chi phí cho việc di chuyển bằng đường hàng không không phải nhỏ, ngoài việc tuỳ thuộc vào nhu cầu, việc đi lại với hình thức này còn phụ thuộc vào thu nhập. Số lượng người đi lại bằng đường hàng không tăng đều qua các năm, cùng với tốc độ tăng Trang 4 trường kinh tế qua các năm. Tốc độ phát triển của ngành hàng không hiện nay thuộc vào top 10 của thế giới với khoảng 20%/năm. Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thu nhập quốc gia (tỷ đồng) 435319 474855 527056 603688 701906 822432 953232 1112892 Hành khách (tr.người) 2.8 3.9 4.4 4.5 5.5 6.5 7.4 8.7 Hàng hoá (nghìn tấn) 45.2 66.8 72.0 89.7 98.2 111.0 120.8 130.4 Nhưng kèm theo đó, nền kinh tế hiện nay tồn tại những khó khăn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành vận tải hàng không: Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), để đảm bảo khai thác vận tải hàng không nội địa có lãi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh hàng không nội địa, trước mắt, cần phải ban hành mức giá trần mới phù hợp với mức điều chỉnh về tỷ giá USD/VND và tiến tới tự do hóa giá cước vận tải hàng không nội địa. Trang 5 Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, vấn đề khó khăn nhất mà tất cả các hãng hàng không nội địa đang gặp phải là chính sách giá trần nội địa chưa phù hợp với quá trình điều chỉnh tỷ giá. Thực tế, khoảng 70% chi phí đầu vào của ngành hàng không phải thanh toán bằng ngoại tệ, trong bối cảnh tỷ giá USD/VNĐ ngày càng tăng cao. Trong khi đó, doanh thu nội địa được tính bằng tiền đồng theo mức giá trần bị khống chế. Việc kinh doanh vận tải hàng không nội địa không có lãi sẽ tiếp tục gây quan ngại và không khuyến khích các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, đồng thời gây khó khăn rất nhiều cho các hãng hàng không hiện đang khai thác. Riêng đối với Vietnam Airlines năm 2010 phải bù lỗ khoảng 30 triệu USD cho mạng đường bay nội địa. - Lạm phát. Lạm phát cao, lãi suất cao và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao. Nó ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế, làm cho giá cả leo thang, chi phí nguyên vật liệu gia tăng. Điều này ảnh hưởng đến buộc các hãng phải có những chính sách thích hợp, điều chỉnh mức giá phù hợp để có thể cạnh tranh. Lạm phát còn ảnh hưởng đến khách hàng của ngành hàng không, làm cho khách hàng điều chỉnh chi tiêu, tiến hành tiết kiệm, ảnh hưởng đến sự lựa chọn việc di chuyển bằng đường hàng không. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với sự ra đời của hàng không giá rẻ,đã thu hút khách hàng trở lại trong tình trạng lạm phát như ngày nay. - Giá dầu tăng. Điều này làm cho các doanh nghiệp hàng không gia tăng chi phí trên các chuyến bay. Theo thống kê của nhiều hãng hàng không thì giá dầu chiếm đến 34% tổng chi phí hoạt động của các hãng hàng không châu Á. Như vậy giá dầu tăng sẽ dẫn đến tăng chi phí lớn trong hoạt động kinh doanh của các hãng hàng không. Vietnam Airlines kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài Chính ban hành mức giá trần nội địa mới phù hợp với mức điều chỉnh về tỷ giá USD/VND, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn trong giai đoạn 2013-2014, để đảm bảo kinh doanh hàng không nội địa có lãi và khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh hàng không nội địa. Đồng thời đề xuất, cho phép Vietnam Airlines áp dụng Trang 6 cơ chế phụ thu nhiên liệu trên các đường bay nội địa khi có biến động về giá nhiên liệu. Theo các hãng hàng không đang khai thác trong nước, nếu bỏ giá trần vé máy bay, các hãng sẽ được phép tăng giá vé trong dịp cao điểm và khuyến khích giảm giá vào dịp thấp điểm để khai thác tốt thị trường, khi đó, gói dịch vụ của các hãng sẽ phong phú hơn và mang lại lợi ích cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng hơn. Khung giá trần đang áp dụng hiện nay quy định các chuyến bay có cự ly dưới 300km có giá trần là 682.000 đồng, từ 300 đến dưới 500km là 864.000 đồng, 500 đến dưới 850km là 1,182 triệu đồng và từ 850km trở lên là 1,819 triệu đồng (chưa kể 10% thuế VAT và phí sân bay). 2.2 Môi trường công nghệ Sự thay đổi công nghệ đã tác động một cách trực tiếp, mạnh mẽ nhất đến hoạt động kinh doanh của ngành hàng không. Nó không chỉ đảm bảo các chuyến bay an toàn, mà còn liên quan đến nhiều hoạt động khác trong kinh doanh vận tải hàng không. Đầu tiên chính là công nghệ sản xuất máy bay. Đây chính là yếu tố tác động chính yếu nhất trong thành công của các hãng hàng không. Việc sản xuất ra những chiếc máy bay an toàn, có chất lượng tốt, tiết kiệm nhiên liệu, hiệu quả trong kinh doanh với kích cỡ trung bình và lớn, đảm bảo cho các chuyến bay đòi hỏi những công nghệ cao. Những chiếc máy bay này ra đời đã làm lạc hậu các dòng máy bay trước đó, làm giảm tính cạnh tranh của các hãng hàng không ít đổi mới, hiện đại hoá đội bay => tạo ra một áp lực cho các hãng hàng không. Hiện nay, ngành công nghiệp chế tạo máy bay thế giới có hai người khổng lồ là Airbus và Boeing, hai hãng này đua nhau trong hoạt động R&D, nhằm đưa ra những loại máy bay hiện đại, tối tân nhất để cạnh tranh với nhau trong dòng máy bay sang trọng, an toàn. Công nghệ chế tạo thiết bị máy bay cũng đa bắt đầu có mặt ở Việt Nam, các kỹ sư Việt Nam tiếp cận được với các công nghệ chế tạo máy bay trên thế giới. Trang 7 Công nghệ thứ hai ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành vận tải hàng không chính là Internet và mạng máy tính. Việc phát triển công nghệ truyền thông và số liệu giúp cho các hãng hàng không thực hiện những chuyến bay an toàn hơn. Với tốc độ phát triển một cách chóng mặt của công nghệ truyền thông số liệu trong thời gian qua, Việt Nam đã có những bước tiếp cận quan trọng với công nghệ truyền thông thế giới. Với số lượng 21 triệu người dùng Internet hiện nay đã mở rộng cánh cửa cho các hãng thực hiện các hoạt động mua bán của mình qua Internet. Theo đánh giá thì giai đoạn từ năm 2006 – 2010 có tốc độ phát triển nhanh nhất. Ngoài ra, một trong những quy định của Hiệp hội Hàng không thế giới, đó là các hãng thành viên phải kinh doanh dựa vào Internet, cụ thể là việc bán vé trực tuyến. Điều này đòi hỏi các hãng hàng không trong nước phải có chính sách tiếp cận mới, thực hiện việc kinh doanh hiệu quả nhưng đảm bảo an toàn. Việc kinh doanh dựa vào Internet này vấp phải một khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của Việt Nam yếu, chưa được hiện đại hóa, đường truyền chậm. Trở ngại thứ hai là bị hacker tấn công, nhất là các trang web buôn bán trên mạng, và tâm lý người tiêu dùng thích chắc chắn. Với sự phát triển của Internet và máy vi tính đã giúp cho ngành hàng không có cơ hội phát triển mạnh hơn. Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo Vinasat-1, giúp cho việc liên lạc trở nên hiệu quả, giảm chi phí và rủi ro cho các chuyến bay. 2.3 Môi trường chính trị - pháp luật Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. - Về chính trị: Việt Nam được đánh giá là có môi trường chính trị ổn định nhất, hoà bình nhất. Với việc có nền chính trị ổn định, dẫn đến các sân bay không bị chiếm đóng, bầu trời tự do, không bị kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hoạt động kinh doanh. Trang 8 - Về pháp luật: tuy có bộ luật chưa hoàn chỉnh, còn có sự chồng chéo nhưng Việt Nam đã đưa ra được nhiều quy định về vận tải hàng không. Sự ra đời của luật Hàng không dân dụng Việt Nam đã tạo căn cứ cho các hãng hàng không tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Việt Nam bắt đầu mở cửa ngành vận tải hàng không dân dụng cho tư nhân tham gia, nhưng với những điều khoản còn khắt khe, thủ tục thành lập vẫn còn rắc rối. Đồng thời hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, khi mà quy định các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đóng góp 49% cổ phần trong các hãng hàng không liên doanh. Năm 2007 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam với việc thông qua luật cho phép thành lập hãng hàng không tư nhân và nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường hàng không Việt Nam, mở đầu cho sự kiện này là sự có mặt của một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới - Qantas (Úc). Việt Nam cũng bắt đầu đàm phán và ký kết với một số quốc gia về việc mở bầu trời hàng không, như với các nước Mỹ, các nước tiểu vùng sông Mê Kông…, tạo cơ hội cho ngành hàng không phát triển ra nước ngoài. Một quy định khắt khe nữa của pháp luật liên quan đến ngành hàng không là nghị định thư về khí thải. Đây là một quy định khá chặt chẽ về việc giảm lượng khí thải của các loại máy bay. Trên thế giới hiện nay đang có những đấu tranh để giảm lượng khí thải từ vận tải hàng không, đặt các hãng trong những điều kiện bị động, buộc các hãng hàng không phải có những biện pháp để giảm thiểu lượng khí thải vào khí quyển. Việc Chính phủ Việt Nam bỏ đánh thuế 15% đối với nhiên liệu nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai được xem là là bước đi quan trọng. Việt Nam đã triển khai tốt việc chuyển đổi vé giấy sang vé điện tử, tiếp theo cần thúc đẩy vận tải hàng hoá thông qua các giao dịch điện tử để phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy ngành hàng không Việt Nam “là một điểm sáng trong khi vẫn phải trải qua các thách thức chung của ngành hàng không toàn cầu”. Trang 9 2.4 Môi trường nhân khẩu học - Dân số: Với dân số khoảng 87 triệu dân, trong đó có khoảng 70% dân số từ 15 tuổi trở lên, với khoảng 2/3 dân số ở khu vực đồng bằng, Việt Nam đang trở thành một thị trường hàng không đầy tiềm năng. Số người trong độ tuổi lao động cao, nó vừa tạo điều kiện cho các hãng hàng không thu hút thêm khách hàng, đồng thời có thể tạo thêm nguồn nhân lực giá rẻ. “Số người trong độ tuổi lao động cao, của cải làm ra nhiều, nhưng VN phải nắm bắt thời cơ bằng cách đẩy mạnh đào tạo, dạy nghề, tạo công ăn việc làm có chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường lao động. Nếu không lao động dôi dư, nhàn rỗi sẽ nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội. Không đẩy mạnh đào tạo, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động lớn nhưng giá trị thấp cũng không tạo sức bật cho phát triển kinh tế”- Ông Dương Quốc Trọng, quyền tổng cục trưởng Tổng cục Dân số nhận định. Dân số Việt Nam dự báo sẽ đạt đỉnh vào năm 2050 và sẽ giảm dần sau đó. Hiện nay, nước ta có 87.8 triệu người. So với năm 1960 (28.3 triệu), dân số năm 2010 thể hiện một mức độ tăng trưởng hơn 3 lần. Đến năm 2025, dân số Việt Nam sẽ đạt con số 100 triệu, và sẽ đạt số tối đa vào năm 2050 với 104 triệu. Dự báo cho thấy sau 2050, dân số sẽ giảm dần đến năm 2010 là khoảng 83 triệu, tức tương đương với dân số năm 2005 (Biểu đồ 1). Trang 10 [...]... cầu về vận tải hàng không Nếu khách hàng tin vào sự an toàn của vận tải hàng không thì mức độ khách hàng chọn lựa cao An toàn bay gia tăng khác hàng cho ngành vận tải hàng không, nhưng nó cũng là yếu tố mà các hãng hàng không chọn lựa làm vũ khí cạnh tranh của mình Việc xây dựng hình ảnh về một hãng hàng không an toàn, tạo cảm giác an toàn cho khách hàng, gia tăng thị phần cho các hãng hàng không 5.4... 4 1 4 Hàng không 4 1 3 4 3 4 Lực lượng dẫn dắt sự thay đổi trong ngành 4.1 Sự thay đổi trong nhu cầu Đây được xem là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi trong ngành vận tải hàng không Sự thay đổi nhu cầu trong ngành tạo nên mức độ hấp dẫn của ngành Thị trường vận tải hàng không Việt Nam được đánh giá là tiềm năng, là hấp dẫn thu hút nhiều hãng gia nhập ngành Số lượng người chọn hàng không. .. phát triển của ngành hàng không, “miếng bánh” của ngành hàng không còn rất nhiều, nó đủ giúp cho các công ty trong ngành phát triển Các hãng mong muốn cùng nhau phát triển và mở rộng thị trường vận tải hàng không Mặc dù vậy, các hãng hàng không cũng nhận ra một điều là càng có nhiều hãng, thì việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt Các hãng hàng không đều mong muốn thu hút càng nhiều khách hàng càng tốt,... một thương hiệu lớn trong ngành vận tải hàng không Việt Nam Tuy nhiên, thương hiệu này bị ảnh hưởng bởi việc thường xuyên hoãn các chuyến bay, việc hãng này đội mức giá lên cao và chất lượng phục vụ không tương xứng, và bởi tính độc quyền của công ty nhà nước Nhận thấy sự cạnh tranh gay gắt khi có các hãng hàng không tư nhân tham gia vào thị trường vận tải hàng không, và khách hàng bắt đầu chuyển sang... hàng không Ông này muốn thành lập một hãng hàng không dạng Airtaxi để phục vụ trong khu Kinh tế mở Chu Lai Theo một kế hoạch vừa mới được công bố gần đây của Cục hàng không dân dụng Việt Nam, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng không tầm cỡ khu vực Để thực hiện hoá tham vọng này, chính phủ đã thực hiện nhiều dự án đầu tư tầm cỡ như sau năm 2010, Việt Nam sẽ có cảng hàng không. .. thái để xây Trang 24 dựng lại hình ảnh một hãng hàng không lớn nhất Việt Nam với chất lượng phục vụ tốt nhất trong mắt các hành khách Mục tiêu trong những năm tới của hãng này là trở thành hãng hàng không lớn thứ 4 trong ngành vận tải hàng không Đông Nam Á, nhờ đó có thể gia tăng cạnh tranh với các hãng hàng không lớn của nước ngoài Đối với các hãng hàng không giá rẻ, giá rẻ chưa phải là nhân tố then... phủ Việt Nam đã bỏ thuế nhập khẩu xăng dầu phục vụ ngành hàng không, nhưng do mức giá xăng dầu thế giới tăng cao, đội chi phí tăng lên Theo tính toán thì giá xăng dầu chiếm tới 34% tổng chi phí của các hãng hàng không Giá xăng dầu tăng, đẩy chi phí tăng cao Trang 20 làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành vận tải hàng không Nếu như mức tăng trưởng trung bình của 6 tháng đầu năm của hàng không. .. một thị trường đầy tiềm năng Theo đánh giá của Hiệp hội hàng không thế giới tiềm năng của thị trường hàng không Việt Nam đã được nhìn nhận Trước sự tăng trưởng lớn mạnh của thị trường hàng không Việt Nam, diễn biến mới nhất là hàng chục hãng hàng không quốc tế đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần của mình Các hãng hàng không nước ngoài như All Nippon Airway, Thai Airway, Hongkong... chọn của khách hàng Đối với vận tải hàng không, các vụ tai nạn sẽ tạo nên những thiệt hại lớn về cả tính mạng và tài sản Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển và hỗ trợ của công nghệ, an toàn hàng không đã được cải thiện một bước Các hãng hàng không của Việt Nam đã thực hiện những chuyến bay an toàn, tạo được lòng tin ở khác hàng An toàn bay tạo nên một lòng tin ở khác hàng, ảnh hưởng trực tiếp... ngành hàng không Việt nam tăng trưởng mạnh Tuy là một thị trường đầy tiềm năng phát triển, đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhưng thị trường này cũng chứa nhiều rủi ro, với số lượng vốn pháp định lớn, mức độ đầu tư lớn hơn so với các ngành vận tải khác Thị trường vận tải hàng không Việt Nam được dự đoán sẽ có cuộc chiến cạnh tranh gay gắt trong thời gian sắp đến, đó là cuộc chiến giữa các hãng hàng . hàng hoá được vận chuyển. + Thuận lợi: Sự tiện lợi, linh hoạt - Giá rẻ - Quen thuộc với người dân. + Bất lợi: Thời gian - Tai nạn nhiều. - Đường thuỷ: Vận tải đường thuỷ chiếm vị thế quan trọng trong. 1.1 7.6 3.7 5.0 Thailand 5.0 2.5 -2 .3 7.8 0.1 4.5 Vietnam 8.5 6.3 5.3 6.8 5.9 5.2 Trang 3 So sánh GDP-PPP giữa Việt Nam và các nước công nghiệp mới qua các năm 198 0-2 014 Tuy nhiên, nền kinh tế Việt. tế theo quy mô - Khối lượng vận chuyển lớn - Vận chuyển những mặt hàng có tính đặc thù như dầu mỏ, than đá… Tuy nhiên, vận tải đường thuỷ vận có những khuyết điểm: Thời gian - Đặc tính của