1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

24 3,7K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Trang 2

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Trang 3

Nội dung

Trang 4

Không gian: Việt Nam

có những bước tiến mạnh mẽ Khác với thương mại truyền thống, thương mại điện tử được định

nghĩa là quá trình mua, bán, trao đổi sản phẩm, dịch vụ hoặc/và thông tin thong qua mạng

máy tính (Turban, King and Lang, 2011) Laudon và Traver (2011) đã nói rằng thương mại điện

tử như chúng ta được biết ngày nay là không tồn tại năm 1994 Tuy nhiên, với thời gian phát triển 18 năm, thương mại điện tử có những bước tiến đáng kể đóng góp cho tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia

1.2 Mô tả đặc điểm cơ bản của ngành

Ngành thương mại điện tử là ngành ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Về cơ bản, doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử được phân ra làm hai thành phần chức năng trong đó là front-end và back-end Đối với front-end yêu cầu công nghệ thiết kế website, quảng cáo Internet Đối với back-end yêu cầu doanh nghiệp quản lý Cơ sở dữ liệu, nghiệp vụ tiến trình kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý kho, logistics Trong nghiệp vụ ngành thương mại điện tử yêu cầu đa dạng và ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau, đặc biệt là những ứng dụng mới của công nghệ thông tin và truyền thông

1.3 Lịch sử phát triển của ngành và chu kỳ phát triển

Ứng dụng thương mại điện tử được phát triển những năm đầu 1970 với sự cải tiến của lEectronic Funds Transfer (EFT), tiền có thể định tuyến và luân chuyển từ một tổ chức đến tổ chức khác Tuy nhiên, ứng dụng này còn có nhiều hạn chế Sau đó, Electronic Data Interchange (EDI) ra đời cho phép truyền dữ liệu, mở rộng sang các giao dịch tài chính giữa các tổ chức và

cá nhân EDI cho phép nhiều tổ chức cùng tham gia như các tổ chức về tài chính, nhà sản xuất, nhà bán lẻ, dịch vụ và nhiều loại hình tổ chức kinh doanh khác

Trang 5

Internet bắt đầu xuất hiện năm 1969, được ứng dụng ở Chính phủ Mỹ, những người đầu tiên

sử dụng là người làm trong chính quyền, các nhà khoa học và các nhà học thuật Một chặn đường phát triển của thương mại điện tử khi World Wide Web (WWW) xuất hiện vào những năm 1990, cho phép doanh nghiệp có thể trình diễn hình ảnh và văn bản Internet đã trở nên thương mại hoá, thương mại điện tử đã bắt đầu mở rộng Một lý do để thương mại phát triển nhanh đó là nhờ mạng máy tính, các giao thức, phần mềm

Kể từ năm 1995, người dùng Internet chứng kiến sự phát triển và ứng dụng của nhiều công nghệ Các tổ chức lớn và nhỏ đều có website Mỗi tập đoàn lớn của Mỹ đều có cổng giao tiếp riêng cho nhân viên, đối tác kinh doanh, chính phủ để có thể truy cập thông tin Năm 1999, sự dịch chuyển từ B2C sang B2B, năm 2001 từ B2B sang B2E Năm 2005, mạng xã hội lan rộng xuất hiện m-commerce và mạng không dây

Ngành thương mại điện tử là ngành non trẻ so với các ngành khác, tồn tại từ năm 1995 được đánh dấu bởi trang web B2C amazon.com Vì ngành này thuộc nhóm ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, nên ngành thương mại điện tử khá mới mẻ so với các ngành khác Ban đầu ngành phục vụ mua bán thương mại trong nước Mỹ, sau đó phát triển ra ngoài nước

Mỹ Việt Nam mới tiếp cận ngành thương mại điện tử từ năm 2005 Trong vòng 7 năm, ngành thương mại thương mại điện tử ở Việt Nam có những bước tiến đáng kể

Chu kỳ phát triển ngành thương mại điện tử đang trong giai đoạn tăng trưởng, nơi mà có rất nhiều công ty mong muốn gia nhập vào ngành Ở thị trường quốc tế, có sự thống lĩnh của Amazon, E-Bay; tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa có công ty nào nổi trội để thống lĩnh thị trường Việt Nam và khu vực Vì vậy, ngành vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu tăng trưởng

Hình 1: Chu kỳ phát triển của ngành

Trang 6

2 Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường toàn cầu

Trong thực tế, khi phân tích ngành chúng ta không nên bỏ qua phần phân tích môi trường vĩ

mô (kinh tế, văn hoá xã hội, nhân khẩu học, chính trị, công nghệ) và môi trường toàn cầu Bất kỳ một biến động nào trong các môi trường này đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến ngành với những mức độ khác nhau Vì vậy phân tích các môi trường này là cần thiết Để thuận lợi cho việc phân tích, tôi giới hạn không gian và thời gian cho bài phân tích ngành thương mại điện tử,

và chọn lọc những sự kiện nổi bậc để phân tích mức độ ảnh hưởng, từ đó làm cơ sở dự đoán, hoạch định cho tương lai ngành

Hình 2: Phân tích các môi trường vĩ mô và toàn cầu

2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1 Phân tích môi trường kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: Việt Nam được xem như là một quốc gia có sự chuyển mình mạnh mẽ

về kinh tế Từ sau công cuộc Đổi Mới toàn diện năm 1986, nền kinh tế có nhiều khởi sắc, sự dịch chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường được rút ra từ các kinh nghiệm tư bản hoá của các quốc khác làm cho nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến mạnh GDP thực tế của Việt Nam tăng nhanh hơn các quốc gia khác, với mức tăng trưởng trung bình 7.32% từ 1990 đến

2009 Việt Nam được xếp vào một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhất vào năm 2007 với 8.5%, tuy nhiên từ năm 2008 trở lại

Trang 7

đây, nền kinh tế có sự chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2010 Từ đây nền kinh tế có dấu hiệu có lạm phát cao, tốc độ tang trưởng GDP tụt xuống còn 5.3% năm

2009, 6.78% năm 2010 và 5.89% năm 2011 Nền kinh tế suy giảm ảnh hưởng đời sống của người dân và tiêu thụ hàng hoá

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến 2011

Lạm phát: Tình hình lạm phát của nền kinh tế Việt Nam tăng trong vòng 5 năm trở lại đây,

chỉ số lạm phát luôn ở hai con số và vượt ngưỡng lạm phát tối đa cho phép 9% Lạm phát sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của người dân và chính phủ Đối với chính phủ làm suy vong nền kinh tế quốc dân, đối với người dân, tác động mạnh đến chi tiêu và vật giá càng ngày càng tăng Thị trường chứng khoán trong thời gian 5 năm 2007-2012 cũng suy giảm mạnh Thâm hụt cán cân thương mại, nhập siêu ở mức cao và trở thành căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Việt Nam luôn gặp phải 3 vấn đề đó là thâm hụt ngân sách nặng nề, nhập siêu dẫn đến thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại tệ thấp Chính vì vậy, lạm phát luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chính phủ Chính phủ không thể ổn định được tỷ giá, một nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều phải nổ lực trong điều hành kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô Lạm phát sẽ khiến người mua chi trả nhiều hơn vì đồng tiền mất giá, nên theo xu thế chung, người mua sẽ tập trung mua người đồ dùng thiết yếu mà ít mua thứ khác do đó sức mua giảm

Trang 8

Mức lãi suất: Đồng điệu với sự tăng giảm của lạm phát, mức lãi suất cũng tăng giảm theo

tương ứng Trong những năm qua, lạm phát tăng cao khiến mức lãi suất tăng cao, doanh nghiệp hạn chế trong việc vay mượn để phát triển kinh doanh nên ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành

Nợ xấu: Các tổ chức đánh giá tín nhiệm liên tục hạ thấp mức độ an toàn xuống rủi ro cao đối

với các doanh nghiệp Việt Nam tính từ thời điểm Vinashin bị vỡ nợ Các ngân hàng cho vay với lượng tiền lớn hơn nhiều lượng thế chấp, sau đó người đi vay lại vay thêm khoảng tiền khác để kinh doanh mà thực chất họ không có khả năng chi trả, nợ xấu càng ngày càng tăng Tính đến tháng 3 năm 2011, Việt Nam là một trong 20 nước có khả năng vỡ nợ lớn nhất thế giới Tình trạng nợ xấu dẫn đến người dân mất lòng tin trong nền kinh tế, tính sẵn mua hàng của người dân càng ngày càng giảm

2.1.2 Phân tích môi trường văn hoá xã hội

Lòng tin trong thương mại điện tử: Một trong những trở ngại lớn nhất trong ngành thương

mại điện tử ở Việt Nam là lòng tin (trust) Theo thống kê, 42% người sử dụng Internet không tin vào thong tin mà họ tìm kiếm được trên mạng Internet 60% trong số đó không tin vào hệ thống thanh toán trực tuyến và chỉ có một số ít cảm thấy an toàn khi mua sản phẩm online (Cimigo, 2011) Người mua hàng do dự khi mua vì họ không tin tưởng Xã hội ảnh hưởng đến thói quen người tiêu dùng vì rằng mua bán ở Việt Nam không có lòng tin cao Tương tự như vậy trong thương mại điện tử, người bán có thể bày bán sản phẩm tốt, nhưng khi giao hàng thì sản phẩm kém hoặc khác hẳn sản phẩm quảng cáo Hoặc người tiêu dùng sợ lừa đảo để lấy tiền ở trên mạng

Thói quen mua trực tiếp: Việt Nam vốn là quốc gia nông nghiệp lúa nước Mỗi lần sản xuất

ra một sản phẩm nào đó, người dân có xu hướng tụ tập tại chợ để trao đổi mua bán, hình thành nên một thói quen lâu dài Khi mua trực tiếp sản phẩm, người mua có thể trực tiếp cảm nhận sản phẩm như cầm, sờ, thấy, ngửi, nếm, nghe trực tiếp Nếu mua bán qua mạng thì người mua không

có khả năng này nhưng thay vào đó là lời khuyến nghị từ người khác Tuy nhiên, với tập quán người Việt, họ thích mua bán trực tiếp hơn là mua bán qua mạng

Trang 9

2.1.3 Phân tích môi trường nhân khẩu học

Dân số trẻ: Việt Nam là quốc gia có khoảng 87 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới và xếp

thứ 3 ở Đông Nam Châu Á Trong đó số người trong độ tuổi 10 – 24 chiếm 30% dân số của cả

nước nên theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đánh giá Việt Nam bước vào thời kỳ “dân

số vàng” 1 với nhóm dân số trẻ nhất trong lịch sử đất nước Điều này tạo cơ hội rất lớn trong việc

phát triển ngành bởi vì những người tham gia vào quá trình buôn bán, giao dịch thông qua Internet là những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn, am thích công nghệ

Hình 4: Phân bố độ tuổi sử dụng Internet

Giáo dục: Hiện tại, Việt Nam có 407 trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước đào tạo các

bậc học Tiến sỹ, thạc sỹ, đại học và cử nhân cao đẳng Không có thời kỳ nào mà người dân có thể tham gia một chương trình đại học nhiều như giai đoạn hiện nay Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cả nước có 1,5 triệu sinh viên đang học Đại học và Cao đẳng Hàng năm có khoảng 300,000 sinh viên tốt nghiệp ra trường Dân số có trình độ cao có nghĩa rằng nhận thức

về công nghệ và chấp nhận công nghệ cao, góp phần sử dụng nhiều Internet và sử dụng các công

cụ thương mại điện tử để buôn bán, trao đổi 2

Thành thị/ Nông thôn: Việt Nam là một đất nước nông nghiệp nên tỷ lệ số dân sống ở Nông

thôn chiếm đa số (80%), thành thị (20%) chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội,

Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng Dân ở nông thôn thiếu các điều kiện như máy vi tính, mạng

1

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/viet-nam-dan-so-vang-nhung-chat-luong-thap-532060.htm

2

Nguồn: http://www.moet.gov.vn/?page=11.10&view=4446

Trang 10

Internet nên họ rất bị hạn chế khi tiếp cận ngành thương mại điện tử Dân ở nông thôn không có

xu hướng sử dụng thương mại điện tử trong việc mua bán mà họ chủ yếu thương mại truyền thống Điều này hạn chế cơ hội phát triển ngành vì phần lớn phát triển ở thành phố mà ở thành phố số lượng dân bằng ¼ dân số ở nông thôn

Địa lý (Khu vực phía Bắc/ Khu vực phía Nam): Theo thống kê của Cimingo năm 2011, cư

dân khu vực phía Bắc có xu hướng sử dụng Internet để kinh doanh thương mại nhiều hơn vùng

cư dân khu vực phía Nam Trong khi đó cư dân khu vực phía Nam sử dụng Internet phục vụ trong việc giải trí như chơi game, chat, mạng xã hội, nghe nhạc

Người dùng Internet: Năm 1997, Việt Nam bắt đầu tham gia vào mạng toàn cầu Lúc này

số nhà cung cấp dịch vụ Internet và số lượng người sử dụng Internet rất ít, tuy nhiên sau 15 năm con số này chiếm hơn 1/3 dân số nước Việt Nam, hiện nay năm 2012, tỷ lệ này là 35.42% chiếm

31 triệu dân, theo VNNIC Trong các nước châu Á, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển số lượng người dùng cao nhất 3

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet ở Việt Nam

Trang 11

Hình 7: Tốc độ phát triển người dùng Internet

Từ biểu đồ chúng ta có thể thấy rằng, Việt Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất trong khu vực với tốc độ 12039% Số lượng người sử dụng Internet càng lớn, càng tạo cơ hội cho ngành Thương mại điện tử phát triển

2.3.4 Phân tích môi trường chính trị

Luật thương mại điện tử ở Việt Nam: Việt Nam là nước gia nhập muộn trong lĩnh vực

công nghệ thông tin và truyền thông của thế giới nhưng Việt Nam đã có những đầu tư đúng đắn

và đặc biệt là kịp thời thông qua các Luật, đạo Luật, và các văn bản dưới luật nhằm định hướng, hướng dẫn, thực thi và quản lý giao dịch thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bước phát triển đầu tiên năm 1997 khi Nghị định CP.21/1997 ra đời mở đầu cho việc sử dụng Internet và là nền tảng của thương mại điện tử sau này Trong các năm tiếp theo, Chính phủ luôn đưa ra những

kế hoạch hành động cho 5 năm như năm 2002, Chính phủ ban hành Quyết định TTg về kế hoạch phát triển Internet năm 2001-2005; Quyết định 222/2005/QĐ đồng ý kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010; và năm 2010, ban hành kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015 tập trung vào hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, nâng cao khả năng quản lý nhà nước.Tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử, tháng 6 năm 2006, Chính phủ ban hành nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử Điều này

Trang 12

33/2002/QĐ-cho thấy rằng Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện tối đa 33/2002/QĐ-cho ngành thương mại điện tử phát triển ở Việt Nam

Giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước: Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm

đến phát triển ngành công nghệ thông tin và truyền thông, xem như một trong sáu mũi nhọn hướng đến trong quá trình phát triển nền kinh tế Ngành thương mại điện tử ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thong nên được Chính phủ quan tâm và phát triển và đặc biệt là mũi nhọn để Việt Nam tiến đến một nước công nghiệp hiện đại năm 2020

2.1.5 Phân tích môi trường công nghệ

Công nghệ Web 2.0: Được đưa ra bởi Dale Dougherty năm 2004, tác động mạnh mẽ đến

ngành thương mại điện tử Sự thay đổi từ web 1.0 sang web 2.0 làm thay đổi cách thiết kế, lưu trữ, truy vấn dữ liệu (khách hàng, sản phẩm) trong Website thương mại điện tử Các công cụ tìm kiếm nhanh hơn, trình bày giao diện shop online thân thiện hơn, kèm theo những đánh giá phản hồi trên các sản phẩm trình bày được đánh giá bởi người mua và có thể ứng dụng trên các thiết bị

di động hoặc thiết bị điện tử cầm tay nên ngày càng được ứng dụng trong thương mại điện tử Trong tương lai công nghệ Web phát triển lên 3.0, đó là web ngữ nghĩa càng phục vụ nâng cao hơn nhu cầu con người, web ngữ nghĩa có thể hiểu được con người trong từng văn cảnh ngữ nghĩa cụ thể 4

Công nghệ Nhận dạng bằng sóng radio (Radio Frequency Identification – RFID): thiết

bị có liên quan đến hệ thống không dây cho phép một thiết bị đọc thông tin được chứa trong một chip không tiếp xúc trực tiếp mà ở khoảng cách xa, mà không thực hiện bất kỳ giao tiếp vật lý nào, hoặc yêu cầu một sự nhìn thấy giữa hai vật Công nghệ RFID là một bước tiến mạnh mẽ trong ngành bán lẻ, trong đó có bán lẻ trực tuyến đó là thương mại điện tử, cho phép quản lý sản phẩm được bán ra có hệ thống và chuẩn xác Người quản lý của cửa hàng bán trực tuyến, người phân phát hàng, và khách hàng có thể theo dõi trạng thái của kiện hàng mà mình đã đặt hàng mọi lúc mọi nơi thông qua mạng Internet Vì được quản lý có hệ thống thông qua hệ thống thông tin quản lý nên giúp những người tham gia trong việc buôn bán có thể truy tìm sản phẩm bị thất lạc

Ngày đăng: 18/04/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Chu kỳ phát triển của ngành. - PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG  MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Hình 1 Chu kỳ phát triển của ngành (Trang 5)
Hình 2: Phân tích các môi trường vĩ mô và toàn cầu. - PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG  MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Hình 2 Phân tích các môi trường vĩ mô và toàn cầu (Trang 6)
Hình 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến 2011. - PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG  MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Hình 3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến 2011 (Trang 7)
Hình 4: Phân bố độ tuổi sử dụng Internet - PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG  MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Hình 4 Phân bố độ tuổi sử dụng Internet (Trang 9)
Hình 6: Tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet ở Việt Nam. - PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG  MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Hình 6 Tốc độ tăng trưởng số lượng người dùng Internet ở Việt Nam (Trang 10)
Hình 7: Tốc độ phát triển người dùng Internet - PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG  MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Hình 7 Tốc độ phát triển người dùng Internet (Trang 11)
Hình 8: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal E.Porter. - PHÂN TÍCH NGÀNH THƯƠNG  MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
Hình 8 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal E.Porter (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w