Phân tích các nhân tố tác động đến kênh phân phối

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối và tạo đầu ra ổn định cho trái cây miền Tây tại tp HCM (Trang 26 - 66)

2.3.1Việt Nam gia nhập WTO tao ra những thuận lợi và thách thức cho thị trƣờng trái cây trong nƣớc:

Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006. WTO là tổ chức thương mại lớn nhất thế giới. Những cơ hội mà việc gia nhập WTO mang lại trong những năm qua đã góp phần to lớn trong tăng trưởng, thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước,phát triển nền kinh tế Việt Nam một cách mạnh mẽ, đưa Việt Nam vào sân chơi của thế giới. Và việc gia nhập WTO mang đến những cơ hội cho việc phát triển kênh phân phối trái cây Miền Tây:

Khi nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao , dẫn đến nhu cầu tiêu dùng trái cây tươi tăng.

Hệ thống pháp lý, hành chính được cải thiện nhiều hơn theo hướng tiến gần những tiêu chuẩn của thế giới ngày càng minh bạch rõ ràng , từ đó giúp việc thành lập những doanh nghiệp phân phối kinh doanh trái cây được thuận tiện hơn.

Việc thu hút nguổn vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng kĩ thuật được cải thiện làm cho việc thông thương giữa các vùng miền, vận chuyển , phân phối trái cây dễ dàng hơn.

Việc chuyển giao kỹ thuật, hợp tác, đầu tư từ các nước phát triển thúc đẩy nâng cao trình độ kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao chất lượng trái cây trong nước.

Gia nhập vào WTO thì việc dễ nhìn thấy nhất đó là thị trường xuất khẩu mở rộng, thuế xuất khẩu giảm thúc đẩy sản lượng trồng cây ăn trái trong nước.

Mặt khác, việc gia nhập WTO đã mang tới không ít những thách thức:

Khi gia nhập WTO, nghĩa là cơ hội được chia sẻ công bằng cho tất cả những đối tượng, thị trường kênh phân phối sẽ cạnh tranh hơn khi có những đối thủ nước ngoài mạnh với nguồn tài chính mạnh, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức phân phối.

Khi những rào cản thương mại được bãi bỏ hoặc giảm thiểu, trái cây nhập khẩu từ các nước phát triển với sẽ gây sức ép lớn cho trái cây trong nước sản xuất với phương thức canh tác lạc hậu, chưa có vùng trồng cây ăn trái chuyên canh thiếu chiến lược trong phát triển bền vững.

Trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường dịch vụ, trước sức ép của các nước, Việt Nam khó có thể có cách nào khác hơn là chấp nhận cam kết với WTO. Các giống cây ăn quả mới nhập vào nước ta bán rất đắt, bà con lại không thể tùy tiện nhân giống vì vấn đề bản quyền là những trở ngại lớn của ngành cây ăn quả.

2.3.2 Tiềm năng của trái cây miền Tây và hƣớng phát triển trong tƣơng lai

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, sản lượng trái cây cả nước đạt hơn 7 triệu tấn/năm, Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2011 đạt 515 triệu USD, ngành rau, quả . Việt Nam đã lọt vào top 5 nước sản xuất mặt hàng này lớn nhất trên thế giới - theo một công bố mới nhất của Hiệp hội Rau Quả Việt Nam. (Agroviet- 16/12/2011). Trong đó 10% cho xuất khẩu, 90% tiêu thụ nội địa.

Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp

và tiêu dùng. Trái cây Việt nam đạt tiêu chuẩn đẹp, đồng đều, ngon, an toàn (mức dư lượng hóa chất cho phép) có chế độ thu hái, bảo quản ,vận chuyển thích hợp.

Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, 350 ngàn ha, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh ĐBSCL sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng. Bên cạnh sự đa dạng về chủng loại trái cây nhiệt đới, chất lượng ngon, được ưa chuộng trên thị trường quốc tế với lợi thế cạnh tranh cao, nước ta còn có ưu thế về con người, về cán bộ kỹ thuật chuyên sâu lĩnh vực trồng cây ăn quả nói riêng và rau hoa quả nói chung. Nhà vườn nước ta có trình độ thâm canh cao, nhạy bén tiếp thu và nắm vững khoa học kỹ thuật, mạnh dạn ứng dụng những kỹ thuật công nghệ mới được chuyển giao...Rất tiếc, với tiềm năng trên, mặc dù nước ta đã có nhiều nỗ lực khai thác ,nhưng nhìn chung chưa nhiều, chưa tương xứng. Nhiều cây trồng đặc sản chưa được chú ý khai thác xuất khẩu. http://www.tiengiang.gov.vn

Hiện nay trái cây xuất khẩu chỉ chiếm khoản 10% trong tổng sản lượng vì vậy hướng phát triển trong tương lai đó chính là tăng cường xuất khẩu. Mà trước tiên đó là phải có một hệ thống phân phối trái cây trong nước thật vững mạnh, ổn định đầu ra trong nước. Phải học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn như Trung Quốc và Thái Lan, họ đã từng tập trung đầu tư rất nhiều vào phát triển nền nông nghiệp vững mạnh. Họ đầu tư vào công nghệ, khoa học kỹ thuật, quy hoạch các khu vực tập trung trồng cây ăn quả, đầu tư vào hệ thống phân phối, cơ sở hạ tầng, quảng bá thương hiệu … và sau đó họ tập trung đẩy mạnh nhập khẩu.

Ngoài những tiềm năng trên, nhóm đã nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng tại Tp Hồ Chí Minh qua đó đánh giá tiềm năng tiêu thụ của trái cây miền tây tại thị trường Tp Hồ Chí Minh như sau:

Những người trong mẫu điều tra đồng ý rằng trái cây miền tây đa dang chủng loại và được bày bán ở nhiều nơi. Yếu tố được đồng ý tiếp theo đó là trái cây miền tây rất ngon. Các

yếu tố còn lại như trái to và đều nhau , màu sắc đẹp thì người tiêu dùng trong mẫu trả lời ở gần mức 4 là đồng ý. Hai yếu tố còn lại là trái cây miền tây đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm và trái cây miền tây giá cao hơn vùng khác thì người trong mẫu điều tra trả lời ở mức trung dung tức là không phản đối cũng không đồng ý( xem thêm phụ lục 4)

Theo mẫu điều tra 200 người tại tp Hồ Chí Minh thì khoảng gần 60% người tiêu dùng tại tp Hồ Chí Minh mua trái cây có nguồn gốc từ miền Tây. Theo khảo sát thì có đến 30% người mua trái cây không quan tâm trái cây có nguồn gốc từ đâu mà lí do chủ yếu họ mua vì trái cây ngon thỏa mãn những nhu cầu của họ, tiếp đến với số lượng ít hơn là khoảng 7% người chọn mua trái cây nhập khẩu. Tỉ lệ số người chọn mua trái cây miền Đông và miền Bắc chiểm tỉ lệ nhỏ dưới 7% ( xem thêm phụ lục 5)

Hình 2.3: Biểu đồ tỉ lệ người tiêu dùng chọn các loại trái cây dựa theo nguồn gốc Điều tra về lý do người tiêu dùng Tp Hồ Chí Minh thích mua trái cây miền tây cho thấy:

Gần 60% số người tham gia điều tra mua trái cây miền tây vì trái cây miền tây ngon, đậm đà và có hương vị riêng. Hơn một phần ba số người tham gia cuộc điều tra mua trái cây miền tây vì trái cây miền tây đa dạng chủng loại. người tiêu dùng khá quan tâm đến sức khỏe nên khoản một phần tư số người tham gia chọn trái cây miền Tây vì lý do ít chất bảo

quản, tự nhiên. Lý do giá rẻ chiếm hơn một phần năm số người tham gia chọn. lý do tiếp theo là tươi dễ bảo quản và rất ít người có lý do khác.( xem thêm phụ lục 6)

Tóm lại trái cây miền tây được ưu chuộng nhờ sự đa dạng, hương vị thơm ngon nên được phân phối nhiều nơi và mang lai lại sự hài lòng cho người tiêu dùng. Chính vì vậy trái cây miền tây được người tiêu dùng lựa chọn.

Nhu cầu trái cây miền tây cao hơn trái cây vùng khác cho thấy trái cây miền tây thật sự có tiềm năng lớn.

2.3.3 Chính sách của nhà nƣớc về phát triển nghề trồng cây ăn quả:

Nghị quyết 09 của Chính phủ đã đề ra phương hướng phát triển lâu dài và tích cực đối với kinh tế đất nước, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp; tạo bước chuyển dịch lớn lao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, sản xuất từng bước được điều chỉnh định hướng thị trường, tăng nhanh nguồn hàng chất lượng cao cho xuất khẩu. Nhiều địa phương đã chuyển đổi diện tích những loại cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất rau, quả, hình thành được những vùng chuyên canh lớn với những loại rau quả đặc sản như: vùng rau Vân Nội (Hà Nội), vùng rau, hoa Đà Lạt (Lâm Đồng), buởi Phúc Trạch, bưởi Năm Roi, xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò Rèn (Vĩnh Kim)...

Chính phủ chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg, đã mở ra hướng đi đúng đắn, từng bước làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; thực sự gắn kết được 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp), tạo thêm nguồn lực để phát triển sản xuất hàng hoá nông sản theo hướng thị trường, đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Quyết định số 124/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có những nội dung cần chú ý như sau:

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, điều chỉnh dân cư, cùng với nguồn nhân lực được đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm, thủy sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính sách đảm bảo huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

Sản xuất các loại cây ăn quả phải hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chế biến quả: Nâng cao công suất và hiệu quả của các nhà máy chế biến hiện có (hiện mới đạt khoảng 30% thiết kế toàn ngành). Sản phẩm chế biến chính gồm các loại quả đông lạnh, đóng hộp, chiên sấy, nước quả tự nhiên, nước quả cô đặc, đông lạnh; chú trọng các loại sản phẩm đông lạnh, nước quả cô đặc (dứa, vải, lạc tiên, xoài cô đặc). Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng từ 25% hiện nay xuống dưới 15% trong vòng 10 năm tới. Áp dụng khoa học công nghệ kéo dài thời vụ của các loại trái cây, các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng

bằng nước nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực (thanh long, vải, xoài, nhãn, bưởi, chôm chôm …).

2.4 Phân tích tình hình cạnh tranh của kênh phân phối trái cây gián tiếp tại Tp Hồ Chí Minh Chí Minh

Tại Tp Hồ Chí Minh thì bắt đầu có sự cạnh tranh của các chợ đầu mối với nhau, giữa chợ đầu mối với các thành viên bán lẻ và cạnh tranh giữa các thành viên bán lẻ trong kênh gián tiếp đó là chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng phân phối trái cây cạnh.

Các chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền….. là các chợ đầu mối lớn cung cấp trái cây cho Tp Hồ Chí Minh. Dưới đây là tình hình cạnh tranh của 2 chợ đầu mối tiêu biểu này:

Chợ Bình Điền đã đón nhận hơn 1.300 thương nhân vào kinh doanh. Mỗi ngày đêm, chợ Bình Điền đón hơn 20 ngàn lượt người mua bán với sản lượng hàng hóa thông qua chợ khoảng 1.600 tấn, tổng giá trị hàng hóa lưu chuyển qua chợ mỗi ngày khoảng 40 – 42 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với thời điểm mới đi vào hoạt động. Các sản phẩm từ chợ Bình Điền chỉ phân phối vào các chợ bán lẻ trong thành phố và các vùng lân cận, chứ chưa đưa được vào hệ thống siêu thị. Lý do chưa có giấy chứng nhận VSATTP, chưa có thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa riêng.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (ĐMNSTP TĐ) là mô hình chợ đầu mối tập trung, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước là một mô hình đúng, cần nhân rộng.

Chợ bao gồm các khu nhà lồng chợ A, Nhà lồng chợ B, Nhà lồng chợ C và nhiều công trình phụ trợ như: nhà kho, khu quản lý, khu điều hành, khu sơ chế, nhà máy xử lý rác, trạm nước ngầm, trạm xử lý nước thải Công ty Cổ Phần phát triển nhà Thủ Đức đã bắt đầu đưa khu nhà lồng chợ A vào hoạt động từ ngày 23/10/2003, khu nhà lồng chợ B vào hoạt động từ tháng 7/2008, khu nhà lồng chợ C vào hoạt động từ tháng 4/2010. Đến nay toàn bộ ô vựa đã được thuê kín, hoạt động của chợ đã đi vào ổn định và hiệu quả, lượng hàng hóa nhập chợ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày lượng hàng hóa nhập vào chợ lên đến hơn 2.800 tấn. Những thương nhân kinh doanh tại Chợ ĐMNSTP TĐ đều có doanh số hàng trăm

triệu đồng/đêm. Họ là những đầu mối lớn nhất TP HCM, là những người nắm giữ tuyệt đối thị phần rau, củ, quả, trái cây cho TP HCM và vùng phụ cận.

Các chợ đầu mối cạnh tranh nhau về quy mô, số lượng thương nhân, cạnh tranh nhau về giá cả và chất lượng để có doanh thu cao. Hiện nay các chợ đầu mối lơn như Bình Điền và chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đều là các chợ được quy hoạch và quản lý bởi nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân… do đó có tính chất ổn định và phát triển lâu dài.

Tuy nhiên chợ đầu mối nông sản Thủ Đức là chợ đầu mối lớn nhất Tp Hồ Chí Minh, có quy mô lớn và sự quản lý của nhà nước chặt chẽ cộng với sự tập trung phân phối trái cây nên hiện nay các chợ đầu mối khác vẫn chưa cạnh tranh mạnh được.

Cạnh tranh giữa chợ đầu mối và cho bán lẻ không mang ý nghĩa lớn bởi khác hàng của các tiểu thương tại chợ đầu mối chủ yếu là những người bán lẻ tại các chợ nhỏ lẻ nên người bán lẻ tại các chợ cũng không cần thiết phải cạnh tranh với các tiểu thương tại chợ đầu mối.

Thay vào đó là sự cạnh tranh gay gắt với các các nhà bán lẻ tại chợ nhỏ hay các siêu thị và các cửa hàng trái cây đang ngày càng lớn mạnh, còn những xây đẩy thì mọc lên han nhản ngoài đường. Dưới đây là phân tích cạch tranh của các đối tượng này, thống kê mô tả dữ liệu bằng phần mềm SPSS cho kết quả như sau:

Với mẫu là 201 người tiêu dùng thì hơn 60 % người thường xuyên mua trái cây ở chợ, khoảng ¼ số người được hỏi chọn siêu thị là nơi mua trái cây thường xuyên nhất, chỉ khoảng 1/10 số người được hỏi trả lời rằng họ thường mua trái cây ở những cửa hàng tiện lợi, và ít hơn 5% số người trả lời rằng mua thường xuyên nhất ở xe đẩy, hàng rong.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối và tạo đầu ra ổn định cho trái cây miền Tây tại tp HCM (Trang 26 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)