Phân tích tình hình cạnh tranh của kênh phân phối trái cây gián tiếp tại Tp Hồ Chí

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối và tạo đầu ra ổn định cho trái cây miền Tây tại tp HCM (Trang 32 - 35)

Chí Minh

Tại Tp Hồ Chí Minh thì bắt đầu có sự cạnh tranh của các chợ đầu mối với nhau, giữa chợ đầu mối với các thành viên bán lẻ và cạnh tranh giữa các thành viên bán lẻ trong kênh gián tiếp đó là chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng phân phối trái cây cạnh.

Các chợ đầu mối Thủ Đức, Bình Điền….. là các chợ đầu mối lớn cung cấp trái cây cho Tp Hồ Chí Minh. Dưới đây là tình hình cạnh tranh của 2 chợ đầu mối tiêu biểu này:

Chợ Bình Điền đã đón nhận hơn 1.300 thương nhân vào kinh doanh. Mỗi ngày đêm, chợ Bình Điền đón hơn 20 ngàn lượt người mua bán với sản lượng hàng hóa thông qua chợ khoảng 1.600 tấn, tổng giá trị hàng hóa lưu chuyển qua chợ mỗi ngày khoảng 40 – 42 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với thời điểm mới đi vào hoạt động. Các sản phẩm từ chợ Bình Điền chỉ phân phối vào các chợ bán lẻ trong thành phố và các vùng lân cận, chứ chưa đưa được vào hệ thống siêu thị. Lý do chưa có giấy chứng nhận VSATTP, chưa có thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa riêng.

Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức (ĐMNSTP TĐ) là mô hình chợ đầu mối tập trung, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước là một mô hình đúng, cần nhân rộng.

Chợ bao gồm các khu nhà lồng chợ A, Nhà lồng chợ B, Nhà lồng chợ C và nhiều công trình phụ trợ như: nhà kho, khu quản lý, khu điều hành, khu sơ chế, nhà máy xử lý rác, trạm nước ngầm, trạm xử lý nước thải Công ty Cổ Phần phát triển nhà Thủ Đức đã bắt đầu đưa khu nhà lồng chợ A vào hoạt động từ ngày 23/10/2003, khu nhà lồng chợ B vào hoạt động từ tháng 7/2008, khu nhà lồng chợ C vào hoạt động từ tháng 4/2010. Đến nay toàn bộ ô vựa đã được thuê kín, hoạt động của chợ đã đi vào ổn định và hiệu quả, lượng hàng hóa nhập chợ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày lượng hàng hóa nhập vào chợ lên đến hơn 2.800 tấn. Những thương nhân kinh doanh tại Chợ ĐMNSTP TĐ đều có doanh số hàng trăm

triệu đồng/đêm. Họ là những đầu mối lớn nhất TP HCM, là những người nắm giữ tuyệt đối thị phần rau, củ, quả, trái cây cho TP HCM và vùng phụ cận.

Các chợ đầu mối cạnh tranh nhau về quy mô, số lượng thương nhân, cạnh tranh nhau về giá cả và chất lượng để có doanh thu cao. Hiện nay các chợ đầu mối lơn như Bình Điền và chợ đầu mối nông sản Thủ Đức đều là các chợ được quy hoạch và quản lý bởi nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân… do đó có tính chất ổn định và phát triển lâu dài.

Tuy nhiên chợ đầu mối nông sản Thủ Đức là chợ đầu mối lớn nhất Tp Hồ Chí Minh, có quy mô lớn và sự quản lý của nhà nước chặt chẽ cộng với sự tập trung phân phối trái cây nên hiện nay các chợ đầu mối khác vẫn chưa cạnh tranh mạnh được.

Cạnh tranh giữa chợ đầu mối và cho bán lẻ không mang ý nghĩa lớn bởi khác hàng của các tiểu thương tại chợ đầu mối chủ yếu là những người bán lẻ tại các chợ nhỏ lẻ nên người bán lẻ tại các chợ cũng không cần thiết phải cạnh tranh với các tiểu thương tại chợ đầu mối.

Thay vào đó là sự cạnh tranh gay gắt với các các nhà bán lẻ tại chợ nhỏ hay các siêu thị và các cửa hàng trái cây đang ngày càng lớn mạnh, còn những xây đẩy thì mọc lên han nhản ngoài đường. Dưới đây là phân tích cạch tranh của các đối tượng này, thống kê mô tả dữ liệu bằng phần mềm SPSS cho kết quả như sau:

Với mẫu là 201 người tiêu dùng thì hơn 60 % người thường xuyên mua trái cây ở chợ, khoảng ¼ số người được hỏi chọn siêu thị là nơi mua trái cây thường xuyên nhất, chỉ khoảng 1/10 số người được hỏi trả lời rằng họ thường mua trái cây ở những cửa hàng tiện lợi, và ít hơn 5% số người trả lời rằng mua thường xuyên nhất ở xe đẩy, hàng rong.

Với kết quả trên thì không thể phủ nhận vị trí hàng của chợ trong việc phân phối trái cây tại Tp Hồ Chí Minh hiện nay bởi vì chợ đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam nói chung và người dân Tp Hồ Chí Minh nói riêng, tuy nhiên khi điều tra mức độ hài lòng của người tiêu dùng về các yếu tố như giá cả, cách trưng bày trái cây,chất lượng ,hình thức và sự tư vấn của người bán thì kết quả điều tra là: mặc dù chợ là nơi người tiêu dùng thường mua trái cây, nhưng khi được hỏi thì người tiêu dùng cho rằng tất cả các yếu tố như

cách trưng bày, chất lượng, hình thức, sự tư vấn của người bán, mức giá cả chỉ ở mức điểm trung bình trong thang điểm 5, và chưa tạo được sự hài lòng . Trong những yếu tố trên thì cách trưng bày ở chợ được hài lòng nhất và giá cả chưa làm người tiêu dùng hài lòng nhất.(xem thêm phụ lục 9)

Chính vì người tiêu dùng quan tâm giá cả , chất lượng,… nên sự ra đời của siêu thị đã ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Có khoan một phần tư số người tham gia điều tra thường mua trái cây tại các siêu thị bởi vì: cách trưng bày ở siêu thị khá tốt đạt gần mức hài lòng (mức 4) và đây cũng là yếu tố được người mua trái cây đánh giá cao nhất. Người tiêu dùng cho rằng hình thức bao bì khá bắt mắt, chất lượng cũng đánh giá là tương đối .Về giá cả, người tiêu dùng đánh giá rằng giá cả ở trái cây chấp nhận được nhưng không rẻ . Nhưng ở siêu thị sự tư vấn của người bán còn thiếu chưa thõa mãn nhu cầu lựa chọn và mua trái cây.(xem thêm phụ lục10)

Một đối thủ khá mới và đầy tiềm năng đó là các cửa hàng trái cây. Tuy số lượng của hàng còn ít, có thể chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người dân nhưng lai mang đến cho người tiêu dùng sự hài lòng nhất. Dựa trên đánh giá của 201 người mua trái cây tại tp Hồ Chí Minh thì trái cây ở những cửa hàng trái cây được trưng bày đẹp mắt, hấp dẫn được người mua khá hài lòng (3.89). Yếu tố được hài lòng tiếp theo là hình thức, bao bì (3.69) . Chất lượng trái cây ở cửa hàng cũng đạt ở mức gần hài lòng. Sự tư vấn của người bán tại các cửa hàng tiện lợi có tốt hơn sự tư vấn ở chợ và ở siêu thị. Người mua cho rằng mức giá trái cây hiện nay tại các cửa hàng trái cây cũng chấp nhận được, mức độ hài lòng ở mức bình thường. (xem thêm phụ lục 11)

Ngoài chợ, siêu thị, cửa hàng trái cây thì người tiêu dùng cũng có thể mua trái cây tại các xe đẩy trên đường, tính tiện lợi thì có nhưng xe đẩy hàng rong không mang đến sự hài lòng của người tiêu dùng và kết quả điều tra cũng cho thấy : theo đánh giá của 201 người mua trái cây sống tại tp Hồ Chí Minh thì tất cả những yếu tố như giá cả, sự tư vấn của người bán , cách trưng bày, chất lượng, hình thức bao bì của trái cây bán ở xe đẩy, hàng rong đều ở mức trung bình, không làm thỏa mãn người mua và các yếu tố này được đánh giá với mức độ ít hài lòng nhất so với trái cây bán tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Những yếu tố được

đánh giá thì mặc dù không hài lòng nhưng cũng không có sự bất mãn về trái cây xe đẩy, hàng rong. (xem thêm phụ lục 12)

Các nhà bán lẻ không chỉ cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng trái cây, hình thức và cách phục vụ thì nhóm cho rằng sự đa dạng của trái cây cũng giúp các nhà bán lẻ cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng. Nhóm điều tra ý kiến của mẫu điều tra trên 201 người mua trái cây sống tại tp Hồ Chí Minh thì mức độ đa dạng trái cây khá cao ở chợ và siêu thị tiếp đến và sự đa dạng trái cây ở các cửa hàng tiện lợi, trái cây bán ở xe đẩy, hàng rong được đánh giá là thiếu sự đa dạng.(xem thêm phụ lục 14)

Tóm lại trong kênh phân phối trái cây gián tiếp tại Tp Hồ Chí Minh đang có sự cạnh tranh gay gắt giữ chợ, siêu thị và cửa hàng trái cây. Trên thực tế thì chợ truyền thống vẫn còn lợi thế cạnh tranh mạnh, tuy nhiên nếu không có sự thay đổi theo xu hướng người tiêu dùng thì vị trí đứng đầu của chợ sẽ bị thay thế bằng siêu thị và cửa hàng trái cây.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối và tạo đầu ra ổn định cho trái cây miền Tây tại tp HCM (Trang 32 - 35)