Điểm mạnh:
- Độ bao phủ của kênh phân phối trái
cây gián tiếp rộng
- Hệ thống phân phối trái cây gián tiếp là hệ phân phối trái cây chủ lực của sản lượng trái cây Việt Nam. - Hệ thống phân phối gián tiếp linh
hoạt cao.
- Nguồn cung trái cây miền Tây đầy tiềm năng về sản lượng và sự đa dạng.
- Số lượng thành viên trong kênh ngày càng tăng
Điểm yếu:
- Kênh phân phối trực tiếp yếu không
có sự cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Tp Hồ Chí Minh.
- Xung đột không có lợi giữa các thành viên trong kênh xảy ra không được giải quyết.
- Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành viên làm mất lòng tin của người tiêu dùng.
- Hệ thống phân phối gián tiếp chưa tạo đầu ra ổn định cho nhà vườn. - Mối liên kết của các thành viên tron
kênh phân phối với nhà vườn không cao.
- Thiếu sự đầu tư về kho lạnh, kho chứa và cách bảo quản.
- Thiếu đội ngũ kiểm tra chất lượng trái cây.
- Việc quảng bá thương hiệu cho trái cây miền Tây không thành công.
Cơ hội:
- Nhà nước không ngừng đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhằm
khuyến khích nông nghiệp phát triển.
- Kỹ thuật trồng trọt ngày càng được nâng cao, có nhiều giống cây mới.
- Cuộc vận động người Việt dùng
hàng Việt được hưởng ứng mạnh mẻ nhiều năm qua.
- Sức tiêu thụ trái cây tại Tp Hồ Chí Minh lớn.
- Người tiêu dùng tại Tp Hồ Chí Minh
thích ăn trái cây.
Thách thức:
- Địa phương hỗ trợ nhà vườn không
nhiệt tình.
- Địa phương chưa hỗ trợ việc tìm đầu ra cho trái cây.
- Trái cây nhập khẩu ngày càng nhiều
sau khi Việt Nam gia nhập WTO. - Người tiêu dùng ngày càng quan
tâm đến sức khỏe và an toàn thực phẩm.
2.6 Kết luận chƣơng 2:
Nội dung chính của chương là trình bày thực trạng kênh phân phối trái cây miền Tây tại TP.HCM, đồng thời nêu lên được các vấn đề liên quan đến thực trạng này như : chi phí trong kênh, độ bao phủ của kênh cả gián tiếp và trực tiếp. Tiềm năng của trái cây miền Tây rất lớn, với hương vị thơm ngon , đa dạng chủng loại được người dân đánh giá cao, lượng tiêu thụ lớn chúng ta phải nắm lấy cơ hội phát triển kênh khi được các chính sách Nhà nước, địa phương hỗ trợ. Qua phân tích thái độ của người tiêu dùng ta cũng thấy rõ những việc mà những thành viên của kênh bán lẻ ( chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng rong) đã làm được cũng như điểm yếu của mỗi đối tượng để cải thiện tốt hơn, cạnh tranh mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TRÁI CÂY TẠI TP HỒ CHÍ MINH
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp:
3.1.1 Dựa vào thực trạng của kênh phân phối trái cây gián tiếp tại Tp Hồ Chí Minh:
Phân tích thực trạng của kênh phân phối của kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp cho thấy sự phát triển mạnh của kênh gián tiếp còn kênh trực tiếp thì không phát triển tại Tp Hồ Chí Minh. Kênh phân phối gián tiếp với nhiều trung gian cần được phát triển vững mạnh hơn nữa bởi kênh này tạo ra giá trị cao hơn cho trái cây miền Tây nói riêng và trái cây cả nước nói chung. Trên thực tế ngoài những điểm mạnh không nhiều thì kênh này vẫn còn nhiều biểu hiện yếu kém cần khắc phục để hoàn thiện và phát triển mạnh hơn nữa.
Những cơ hội lớn khi Việt Nam gia nhập WTO cùng những thách thức lớn thi kênh phân phối gián tiếp cần phải hoàn thiện để chớp lấy cơ hội và nâng cao doanh thu và chất lượng kênh. Nhận biết được những thách thức để hoàn thiện hơn nâng cao tính cạnh tranh của kênh để có thể trụ vững lâu dài.
3.1.2 Dựa vào giải pháp sản xuất và tiêu thụ trái cây của Hiệp Hội Rau Quả năm 2009: 2009:
3.1.2.1 Giải pháp sản xuất:
Xác định và qui hoạch vùng sản xuất và chủng loại trái cây có lợi thế cạnh tranh.
- Cần khảo sát qui hoạch chính xác và ổn định vùng sản xuất rau quả đặc sản chủ
lực, phù hợp sinh thái vùng. Tổ chức sản xuất rau quả tập trung, tạo nguồn hàng lớn và ổn định, có giá thành thấp và có chất lượng, có điều kiện áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nâng cao chất lượng giống, ứng dụng giải pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, sạch bệnh. - Hoàn thiện, nâng cao các giống tiêu biểu của từng chủng loại đặt sản của từng
vùng.
- Lai tạo, quản lý và ứng dụng các giống mới .Khi hội nhập AFTA đây là cuộc chiến giữa các nhà sản xuất giống.
- Quản lý, nâng cao chất lượng các Trung tâm, cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống. - Ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến và an toàn vệ sinh thực phẩm: chăm bón,
tưới tiêu, xử lý phòng trừ sâu bệnh (ruồi đục quả) chủ động điều khiển thời gian thu hoạch v v v…
Ứng dụng rộng rãi công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
- Phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chu trình sản xuất tươi, bảo quản lâu, vận chuyển xa và tuổi thọ tiêu thụ kéo dài (vải, thanh long đường biển, nhãn…). - Cần thiết phải chi phí để mua các công nghệ và thiết bị liên quan để xử lý. - Tổ chức nhà đóng gói tiên tiến.
- Mạnh dạn mua công nghệ vè thiết bị xử lý ruồi đục quả, thiết bị phân tích dư lượng thuốc trừ sâu.
3.1.2.2 Giải pháp tiêu thụ:
Phát triển thị trường xuất khẩu dựa vào phát triển thị trường nội địa.
Kinh nghiệm các nước cũng như thực tế các năm cho thấy muốn cạnh tranh tốt để xuất khẩu tất yếu phải cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa, thị trường xuất khẩu phải dựa vào thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu là mũi nhọn chủ lực tác động tích cực trở lại đối với thị trường nội địa. Phát triển cả 2 thị trường phải gắn liền nhau. Thực tiễn cho thấy các tỉnh phía Bắc thu hoạch trên trăm nghìn tấn vải thiều mỗi năm, trong khi xuất khẩu chỉ được 7000 - 8000 tấn / năm, sản lượng còn lại phải tiêu thụ trong nước. Về dứa, sản lượng bình quân hiện nay khoảng 800.000 tấn nhưng chỉ tiêu thụ xuất khẩu được 10-12% sản lượng, còn lại cũng tiêu thụ trong nước.
Ưu tiên cơ cấu tiêu thụ tươi trước sau đó là chế biến.
Tiêu thụ rau quả dưới dạng tươi có hiệu quả cao nhất, vấn đề đặt ra là không thể tiêu thụ toàn bộ dưới dạng tươi với sản lượng lớn mà phải có chế biến (đây cũng là một biện pháp bảo quản) nhất là đối với những chủng loại có sản lượng tương đối lớn hoặc thời vụ thu hoạch ngắn (dứa, vải, chôm chôm). Ngoài ra còn tận dụng được những trái cây có phẩm cấp thấp nên không thể xuất tươi được.
Ngoài ra còn tận dụng được những trái cây có phẩm cấp thấp nên không thể xuất tươi được. Công nghiệp chế biến còn góp phần làm phong phú đa dạng hoá nhiều sản phẩm hơn (rau + quả, hải sản + rau + quả, quả + tinh bột).
Phát triển hệ thống lưu thông phân phối.
- Phát triển cơ sở hạ tầng (luồng giao thông, phương tiện vận chuyển, kho mát, kệ mát bảo quản, bảo vệ thực vật, thiết bị kiểm tra độ an toàn, ưu tiên bến bãi…) - Phát huy vai trò của chợ đầu mối và nông sản.
Phổ biến kiến thức về kỹ thuật bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyên truyền phổ biến quảng bá lợi ích khi sử dụng rau quả.
Xây dựng quan hệ sản xuất – tiêu thụ phù hợp.
- Xây dựng quan hệ sản xuất – tiêu thụ phù hợp trên cơ sở tạo thế mạnh cạnh tranh và cùng chia sẽ lợi ích cũng như rủi ro giữa doanh nghiệp và nhà vướn (chủ trang trại, HTX).
- Nhà vướn biết làm thế nào để có trái cây tốt và nhiều nhưng không biết tiêu thụ ở đâu, nhà doanh nghiệp thì ngược lại – nhà vườn chịu trách nhiệm về chất lượng từ lúc bắt đầu trồng cho tới khi tiêu thụ xong sản phẩm – nhà doanh nghiệp chịu trách nhiệm tiêu thụ từ lúc bắt đầu trồng cho tới khi tiêu thụ xong.
- Mô hình khép kín (nông công nghiệp như CTy Đồng giao, Ninh bình) hoặc cùng
góp vốn sản xuất và tiêu thụ (công ty cổ phần).
- Nâng cao tính khả thi về các chính sách thực hiện hợp đồng thu mua nông sản với nông dân, nhà vườn theo quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.1.3 Dựa vào đánh giá của ngƣời tiêu dùng :
Giải pháp nào đưa ra thì cũng phải đảm bảo rằng giúp cho hệ thống phân phối đó phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Nhóm đã điều tra sự đánh giá của người tiêu dùng về nơi mà họ mua trái cây phải đáp ứng nhu cầu nào của họ . Nhóm đã thống kê và có những phân tích sau:
Dựa trên ý kiến của người tiêu dùng tại Tp Hồ Chí Minh thì hơn hai phần ba số người tham gia trả lời bảng câu hỏi cho biết vấn đề họ quan tâm khi mua trái cây đó là là an toàn sức khỏe. Gần 40% số người tham gia cho biết rằng họ quan tâm đến vấn đề sức khỏe. Vấn đề về địa diểm mua và chất lượng trái cây đạt tiêu chuẩn quốc tế được ít người quan tâm hơn và chỉ chiếm khoản 12 %. Mẫu điều tra là 201 người tiêu dùng tại Tp Hồ Chí Minh. (xem thêm phụ lục 7)
Khi lựa chọn trái cây thì khoảng gần một nửa số người (47,3%) chọn ưu tiên mua trái cây ở những nơi uy tín về chất lượng, những nơi bán đạt những yêu cầu như giá bán hợp lý , và chỗ thường hay mua là yếu tố được khoảng 40% người đồng ý chọn, khoảng 1/3 số người trả lời rằng nơi bán sạch sẽ là một trong những yếu tố tác động đến việc lựa chọn địa điểm mua hàng và tương tự với 1/3 số người chọn mua trái cây tại nơi bán tiện lợi gần nhà Yếu tố về sự đa dạng trái cây cũng là những lí do được khá nhiều người quan tâm khi chọn địa điểm mua trái cây.Người mua cho rằng người bán thân thiện cũng là lí do chọn nơi mua nhưng với ít người chọn lí do này (16.4 %). Người mua cho rằng người bán am hiểu về trái cây và trái cây trình bày đẹp tác động không nhiều khi họ lựa chọn mua trái cây ở đâu. (xem thêm phụ lục 8)
3.2 Mục tiêu của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối trái cây miền tây tại Tp Hồ Chí Minh là phải đạt được những điều sau đây:
- Ồn định chất lượng trái cây miền Tây để đảm bảo nguồn cung cho hệ thống phân
phối trái cây tại Tp Hồ Chí Minh
- Khắc phục những điểm yếu có thể khắc phục được của hệ thống phân phối gián tiếp.
- Giải pháp đề ra phải mang tính thực tế có thể áp dụng được tạo đầu ra cho trái cây miền Tây.
- Giải pháp giúp cho hệ thống phân phối trái cây có thể vượt qua những thách thức đồng thời tận dụng được cơ hội để phát triển trong tương lai.
3.3.1 Giải pháp về phía nhà nƣớc:
Nhà nước ngoài đẩy mạnh xuất khẩu thì cần phải tập trung hơn cho thị trường trong nước. Không phải đẩy mạnh xuất khẩu thì thị trường trái cây trong nước sẽ mạnh mà ngược lại một thi trường trong nước vững mạnh thì xuất khẩu sẽ thuận lợi hơn. Vậy nên phải học tập kinh nghiệp từ các nước đã thành công trong nông nghiệp như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc….., những kinh nghiệm của họ mà chúng ta cần phải học hỏi đó là:
Nền kinh tế cần phải tập trung vào một lĩnh vực, phát triển theo chiều sâu. Sau đó mới có thể phát triển vững mạnh và phát triển thêm lĩnh vực khác. Điển hình như nông nghiệp Trung Quốc, với 60% dân số sống ở nông thôn, “Trung Quốc không thể giàu mạnh nếu nông dân không giàu” và với tham vọng trở nên một cường quốc nông nghiệp. Trung Quốc đã đề ra 5 giải pháp lớn trong nông nghiệp để đối mặt với những thách thức do gia nhập WTO. Trong đó, Trung Quốc tập trung vào giải pháp: “tái cơ cấu nông nghiệp cũng
như việc xuất nhập khẩu nông sản”. Ngoài ra, chất lượng nông sản cũng được nhấn mạnh.
Tiêu chuẩn chất lượng sản xuất và hệ thống kiểm tra được thiết lập để đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Những bài học từ Trung Quốc mà nhà nước chúng ta nên làm:
- Chính sách phát triển nông nghiệp nên hướng vào sản xuất những nông sản có lợi thế so sánh. Khi không còn bảo hộ sản xuất cho một nông sản nào, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy những ngành có lợi thế so sánh hoặc ngay từ bây giờ chúng ta phải tạo ra lợi thế so sánh để tồn tại và phát triển.
- Coi trọng hơn nữa tới hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp chế biến.
Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao, và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. Hơn nữa việc chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi của thế giới sẽ giúp ta giành được thị phần cho hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế.
- Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nông nghiệp cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xuất khẩu ….
- Tăng cường năng lực của các Hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng là việc cấp thiết. Tuy nhiên hiện nay việc triển khi vẫn chưa đồng đều và nhanh chóng gây ra nhiều hạn chế trong việc phân phối trái cây trong cả nước.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành để việc triển khai được đúng tiến độ tránh tình trạng trễ hạn hay việc làm không có quy hoạch kỹ và cụ thể dẫn đến việc chỉnh sửa để khắc phục hậu quả của việc trước đó đã làm.
- Đặc biệt là phân trách nhệm rõ ràng để hoàn thành việc cải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng tốt hơn. Hiện nay việc trốn tránh trách nhiệm quá nhiều, khi hậu quả xảy ra thì đùn đẩy trách nhiệm và cuối cùng là hậu quả không được khắc phục một cách nhanh chóng.
Nhà nước và các cấp phải có những chỉ đạo rõ ràng đến các địa phương. Kết hơp với chính quyền địa phương để dễ dàng hơn trong việc quy hoạch vùng trái cây và tập trung vào những loại trái cây có thế mạnh.
- Quản lý địa phương chặt chẽ hơn trong việc triển khai các kế hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp.
- Kiểm tra quá trình triển khai các kế hoạch và chính sách của địa phương để nhanh chóng khắc phục được những sai sót.
- Đưa ra những mục tiêu cụ thể trong các kế hoạch kèm theo sự hướng dẫn để các
- Đầu tư về tài chính, công nghệ và thiết bị cho các địa phương hơn. Việc này nhắm khuyến khích các địa phương làm việc tích cực hơn.
Nhà nước cần xây dựng hệ thống phân phối trong nước vững mạnh, hệ thống phân phối vững mạnh thì mới ổn định được đầu ra và ổn định được giá cả. Đầu tư về cơ sở hạ tầng để việc vận chuyển trái cây diễn ra thuận lợi. Đầu tư về kho bãi, kho bảo quản hay xây dựng các chợ tập trung, hỗ trợ cho các chợ đầu mối hoạt động trôi chảy.
3.3.2 Giải pháp về phía địa phƣơng:
Trên thực tế việc quy hoạch trồng cây ăn quả tập trung cũng gặp khó nhiều khó khăn