1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở việt nam

83 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Ket-noi.com XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LUẬT NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2006 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ HÀ VŨ XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LUẬT NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: Ts. Ngô Đức Mạnh HÀ NỘI - 2006 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 3 2. Tình hình nghiên cứu về đề tài .............................................................. 5 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7 5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 7 6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 8 Chƣơng 1 THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NƢỚC TA ........................ 9 1.1. Một số vấn đề cơ bản về thương mại điện tử ..................................... 9 1.2. Phát triển thương mại điện tử ở nước ta là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan ............................................................................................... 21 Chƣơng 2 NHỮNG YÊU CẦU PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TMĐT VÀ THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT NƢỚC TA VỀ TMĐT.............................. 26 2.1. Những yêu cầu pháp lý cơ bản ......................................................... 26 2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử ................... 32 2.3. Kinh nghiệm của các nước về xây dựng khung pháp luật cho thương mại điện tử ............................................................................................... 47 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT NHẰM PHÁT TRIỂN TMĐT Ở NƢỚC TA.................. 61 3.1. Các nguyên tắc cơ bản ..................................................................... 61 3.2. Các nhóm giải pháp ......................................................................... 62 KẾT LUẬN ................................................................................................ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 76 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATM: Máy rút tiền tự động BCVT: Bưu chính viễn thông BLDS: Bộ luật dân sự CA: Tổ chức chứng thực CKĐT: Chữ ký điện tử CNTT: Công nghệ thông tin EU: Liên minh Châu Âu GDĐT: Giao dịch điện tử OECD: Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế RAM: Bộ nhớ máy tính tạm thời SWIFT: Hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu TRIPs: Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ TMĐT: Thương mại điện tử TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UNCITRAL: Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại Quốc tế WTO: Tổ chức thương mại thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin. Máy tính được sử dụng phổ biến trong xã hội, trở thành một công cụ không thể thiếu tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học và cả nhà riêng. Không chỉ là một công cụ văn phòng đắc lực, máy tính còn là một công cụ sáng tạo, phương tiện sản xuất tại các doanh nghiệp, một công cụ ưu việt cho học tập và nâng cao kiến thức, một thiết bị giải trí đa năng. Sự lan truyền và phổ biến của Internet từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước đã có tác động sâu sắc tới đời sống xã hội nước ta. Chúng ta có thể trao đổi thông tin dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, tìm hiểu được nhiều thông tin hơn từ kho tàng tri thức phong phú của nhân loại. Tính đến cuối tháng 7 năm 2006, Việt Nam có trên 3,688 triệu thuê bao internet. Số người sử dụng dịch vụ này là khoảng 13,4 triệu, tương đương 16% dân số. Dự kiến đến năm 2010, tỷ lệ dân số sử dụng internet có thể đạt tới 35%. 1 Internet cũng trở thành một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại, mở rộng phạm vi giao dịch và kinh doanh ngay trên Internet. Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào lĩnh vực thương mại đã mang lại những kết quả, những giá trị to lớn đối với nhiều loại chủ thể khác nhau. Và điều này đã dẫn đến sự hình thành của một phương thức kinh doanh mới - thương mại điện tử. Theo số liệu thống kê, doanh thu từ thương mại điện tử trên toàn thế giới trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD, năm 2001 là gần 480 USD, năm 2002 là gần 825 tỉ USD, năm 2003 là hơn 1.400 tỉ USD, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này cho thấy thương mại điện tử tăng trưởng gần 70% mỗi năm. Cũng theo thống kê, trong năm 2002, chi phí dành cho quảng cáo trên 1 Xem địa chỉ http://www.vnpt.com.vn/index.asp?ID=612&dataID=10497 (truy cập ngày 5/11/06). 3 Internet của toàn thế giới là 23 tỉ USD, trong đó châu Á đã chi 3 tỉ USD cho quảng cáo trên Internet2. Nhiều doanh nghiệp của nước ta đã nắm bắt được những lợi ích mà thương mại điện tử có thể đem lại đối với việc giảm thiểu các chi phí sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường cho hàng hóa dịch vụ của mình, và nhờ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Hiện nay, theo thống kê nước ta có trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế3. Với tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thương mại và những giá trị to lớn mà thương mại điện tử mang lại, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng chiến lược quốc gia, kế hoạch tổng thể cho thương mại điện tử trong đó có việc xây dựng một khung pháp lý hiện đại và phù hợp với tình hình phát triển cụ thể của Việt Nam. Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành một số văn bản pháp luật về xây dựng mạng tin học diện rộng, về sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm các chứng từ kế toán và thanh toán của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Gần đây nhất là ban hành Luật giao dịch điện tử, Luật công nghệ thông tin, Nghị định của Chính phủ về thương mại điện tử v.v. Tuy nhiên, Luật giao dịch điện tử là luật khung và các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành. Các văn bản pháp luật của Chính phủ chỉ là những giải pháp tình thế để giải quyết những yêu cầu trước mắt, hiệu lực pháp lý của các văn bản không cao. Nhìn chung, các quy định pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống, nhiều chồng chéo, bất cập, thiếu tính đồng bộ và tạo ra sự manh mún. 2 Xem chi tiết tại: http://www.vietnamtradefair.com/qc_tmdt_21_3_06.htm 3 Xem chi tiết tại: http://www.hanoisoftware.com/WebPlus-Portal/pgid/24/aid/74/ 4 Thương mại điện tử mang lại cho chúng ta nhiều thuận lợi và thời cơ nhưng đồng thời, việc phát triển của thương mại điện tử cũng có nhiều thách thức4 và đòi hỏi về hạ tầng công nghệ thông tin, về mức độ tham gia của các tổ chức, cá nhân, về đội ngũ nhân lực, về hệ thống thanh toán và đặc biệt là đòi hỏi về mặt pháp lý. Mặt khác, đất nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần tính đến việc thực thi của Việt Nam đối với các cam kết trong Hiệp định khung e – ASEAN, các quy định trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới về thương mại điện tử. Trước bối cảnh đó, việc nghiên cứu chuyên sâu về những đặc điểm riêng và những yêu cầu, đòi hỏi về mặt pháp lý của thương mại điện tử; nghiên cứu thực trạng pháp luật của chúng ta hiện nay liên quan đến thương mại điện tử để từ đó, đề xuất những giải pháp mang tính tổng thể cho việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là một việc làm có ý nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu về đề tài Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề thương mại điện tử. Ở trong nước, năm 2000, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ tư pháp đã biên soạn Số thông tin khoa học pháp lý về thương mại điện tử. Bộ thương mại cũng đã xuất bản tài liệu Tìm hiểu về thương mại điện tử và một số ấn phẩm khác về đề tài này. Một số học viên cao học đã chọn thương mại điện tử làm đề tài luận văn tốt nghiệp như học viên Vũ Hải Anh ở Đại học Luật Hà Nội với tên đề tài là “Một số khía cạnh pháp lý về thương mại điện tử”. Ngoài ra, có một số bài viết trên đăng trên các tạp chí chuyên 4 Theo thống kê của Trung tâm An ninh Mạng, Đại học Bách Khoa Hà Nội (BKIS), trong tháng 9/2006, có hơn nửa triệu máy tính bị lây nhiễm virus từ các virus nội. Nổi bật nhất trong tháng 9 là sự kiện Chợ Điện Tử của Công ty PeaceSoft bị hacker tấn công. Rạng sáng ngày 23/9/, hàng loạt các tên miền trong hệ thống Chợ Điện Tử của PeaceSoft là chodientu.com, chodientu.net, chodientu.com.vn, chodientu.vn, v.v..., lần lượt bị hacker tấn công. Các chuyên gia của BKIS xác định đây là hình thức tấn công chiếm quyền quản lý tên miền và ánh xạ địa chỉ IP. 5 ngành luật, kinh tế như: bài viết của TS Mai Hồng Quỳ về “Một số vấn đề pháp lý về thương mại điện tử và việc áp dụng ở Việt Nam” trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật; bài viết của Ths Nguyễn Minh Hằng về “giao kết hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng truyền thống – những vấn đề khác biệt” trên tạp chí Kinh tế đối ngoại; bài viết của Ths Lê Thị Thu Hương về “Thương mại điện tử trong mối quan hệ với WTO và giải pháp đột phá đối với Việt Nam” … Nhiều bài phát biểu về các khía cạnh của thương mại điện tử đã được các chuyên gia trình bày tại các Hội thảo, hội nghị khoa học trong nước ... Ở nước ngoài, theo tìm hiểu của chúng tôi, rất nhiều quốc gia như Đức, Trung Quốc, Mỹ … đều có các công trình nghiên cứu về thương mại điện tử. Hoa Kỳ có Tạp chí Nghiên cứu về thương mại điện tử của trường đại học California với Hội đồng biên tập là các giáo sư danh tiếng của nhiều nước. Nhưng tiêu biểu nhất là cuốn “Thương mại điện tử và vai trò của WTO” của Marc Bacchetta, Patrick Low, Aa ditya Mattoo, Ludger Schuknecht, Hannu Wager và Madelon Wehrens. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu tập trung vào ba hướng nghiên cứu chính. Một là, tập trung vào bản chất, đặc trưng, ý nghĩa của thương mại điện tử và những vấn đề hạ tầng kỹ thuật – công nghệ. Hai là, có sự kết hợp giữa nghiên cứu bản chất của thương mại điện tử, những đòi hỏi về hạ tầng công nghệ và hạ tầng pháp lý. Ba là, tập trung đi sâu nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý cụ thể của thương mại điện tử. Khác với những nghiên cứu trên, trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu về hệ thống pháp luật của Việt Nam về thương mại điện tử ở giác độ khái quát, tổng thể, mà không nặng về các yếu tố kỹ thuật của thương mại điện tử cũng như không tập trung quá sâu vào một hoặc một số vấn đề pháp lý cụ thể. Hơn nữa, luận văn này được tiến hành trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, đồng nghĩa với việc chúng ta phải thực hiện các cam kết, các “luật chơi” của Tổ chức 6 này, trong đó có vấn đề thương mại điện tử; Quốc hội đã ban hành Luật giao dịch điện tử làm cơ sở cho việc ban hành các văn bản trong các lĩnh vực cụ thể liên quan đến thương mại điện tử; Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổng thể triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất phương hướng và các giải pháp xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở nước ta đáp ứng những yêu cầu của hội nhập và phát triển. Thương mại điện tử là một vấn đề phức tạp trong đó có cả những vấn đề về mặt kỹ thuật và công nghệ. Trong phạm vi một luận văn Thạc sĩ luật học, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thương mại điện tử về khía cạnh pháp lý. Mặt khác, chúng tôi không tham vọng có thể đi sâu khảo sát đầy đủ tất cả những nội dung pháp lý cụ thể của các lĩnh vực pháp luật liên quan đến thương mại điện tử. Do đó, luận văn sẽ nghiên cứu các vấn đề ở mức độ khái quát và tổng thể hơn. Cụ thể là cần ban hành mới hay sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật nào và trong những văn bản đó phải giải quyết được những nhiệm vụ trọng tâm gì để hình thành nên một khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thương mại điện tử. 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ những đặc thù của đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này là: - Phương pháp phân tích - tổng hợp; - Phương pháp so sánh, - Thống kê – phân loại; - Phương pháp lô gic. 5. Nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: 7 1. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thương mại điện tử như khái niệm, đặc điểm, những lợi ích và những đòi hỏi của việc ứng dụng thương mại điện tử trên các mặt khác nhau như cơ sở pháp lý, thanh toán điện tử và thuế quan .vv.. ; 2. Phân tích và chứng minh việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam như là một đòi hỏi tất yếu khách quan; 3. Đi sâu nghiên cứu những yêu cầu, đòi hỏi về khung pháp lý khi chúng ta ứng dụng và phát triển thương mại điện tử; 4. Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành của nước ta trước những yêu cầu pháp lý của việc phát triển thương mại điện tử; 5. Trình bày kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử; 6. Và từ đó, xây dựng phương hướng và các giải pháp xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở nước ta trong thời gian tới. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn có cấu trúc gồm ba chương: Chương 1: Thương mại điện tử và sự cần thiết của việc phát triển thương mại điện tử ở nước ta; Chương 2: Những yêu cầu pháp lý đối với thương mại điện tử và thực trạng của pháp luật nước ta về thương mại điện tử; Chương 3: Giải pháp xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở nước ta. 8 Chƣơng 1 THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NƢỚC TA 1.1. Một số vấn đề cơ bản về thương mại điện tử 1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như “thương mại trực tuyến” (Online - Trade), “kinh doanh điện tử” (Electronic Business), nhưng phổ biến nhất vẫn là “thương mại điện tử” (Electronic Commerce viết tắt là e - commerce). Không chỉ tồn tại nhiều tên gọi khác nhau, mà bản thân khái niệm thương mại điện tử cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra khái niệm thương mại điện tử theo cách hiểu riêng của họ, song tựu trung lại có hai cách tiếp cận cơ bản là hiểu thương mại điện tử theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Hiểu thương mại điện tử theo nghĩa rộng có hai đại diện tiêu biểu là Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL) và Ủy ban Châu Âu. Theo Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL) thì phạm vi điều chỉnh của Luật này là mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Và thông điệp dữ liệu được hiểu là “thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc FAX”5. Uỷ ban Châu Âu lại đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới 5 Điều 1, 2 Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử. 9 dạng text, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hoá (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Như vậy, tuy mỗi tổ chức trên định nghĩa về thương mại điện tử theo những cách khác nhau song điểm chung giữa hai định nghĩa này là thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng. Nó được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng ... Bên cạnh cách hiểu thương mại điện tử theo nghĩa rộng, một số tổ chức lại hiểu thương mại điện tử theo nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hoá được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả 10 các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet 6. Khái niệm về Thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng ở nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại mà chủ yếu là mua bán hàng hóa và dịch vụ được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex ... Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì thương mại điện tử mới chỉ tồn tại hơn 4 năm nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “thương mại điện tử”7. Ở Việt Nam, một số học giả và cán bộ quản lý đã đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử. Tại Hội thảo về thương mại điện tử quốc tế và các chính sách cơ sở hạ tầng thông tin được tổ chức vào tháng 11 năm 2002 tại Hà Nội tác giả Nguyễn Hữu Anh cho rằng: “thương mại điện tử là hình thái sử dụng các phương tiện và phương pháp điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại không cần đến giấy tờ tại bất kỳ công đoạn nào của quá trình giao dịch (còn gọi là thương mại không giấy tờ). 6 Xem “Thương mại điện tử và vai trò của WTO” của Marc Bacchetta, Patrick Low, Aa ditya Mattoo, Ludger Schuknecht, Hannu Wager và Madelon Wehrens, Tr. 1 7 Xem: TS Mai Hồng Quỳ - Một số vấn đề pháp lý của thương mai điện tử và việc áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2 năm 2000. 11 Còn theo TS Mai Anh thì “thương mại điện tử bao gồm mọi giao dịch được thực hiện nhờ công nghệ số, nhất là việc dùng Internet, dùng các mạng riêng để trao đổi thông tin (EDI) và thẻ tín dụng”. Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 9/6/2006 về thương mại điện tử không đưa ra định nghĩa cụ thể về thương mại điện tử. Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định về thương mại điện tử (tài liệu kèm theo dự án Luật giao dịch điện tử trình Quốc hội xem xét, thông qua) thì khái niệm thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại sử dụng thông điệp dữ liệu. Như vậy, thương mại điện tử là một khái niệm phức tạp mà mỗi tổ chức và cá nhân hiểu và định nghĩa nó theo những cách khác nhau. Trên thế giới hiện nay cũng chưa có một cách hiểu thống nhất về thuật ngữ này. Theo quan niệm của chúng tôi, khái niệm thương mại điện tử có thể được hiểu bao gồm một số đặc trưng cơ bản sau: Một là, thương mại điện tử là hình thái sử dụng các phương tiện và phương pháp điện tử để thực hiện các hoạt động thương mại. Hai là, thương mại trong khái niệm thương mại điện tử cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát hầu như mọi hoạt động kinh tế, mà không chỉ bao gồm mua bán hàng hóa và dịch vụ. Ba là, các phương tiện truyền thông điện tử bao gồm điện thoại, fax, vô tuyến truyền hình, hệ thống thanh toán điện tử, các mạng nội bộ và internet. 1.1.2. Những đặc điểm của thương mại điện tử So với các hoạt động thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, các bên trong giao dịch thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải có quan hệ quen biết từ trước. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ trực tiếp để tiến hành đàm 12 phán, thỏa thuận và ký kết các hợp đồng. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc hoá đơn, vận đơn, gửi báo cáo ... Việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống thường chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. Từ khi xuất hiện mạng máy tính toàn cầu Internet thì việc trao đổi thông tin trong các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày càng tăng. Những người tham gia là cá nhân hoặc doanh nghiệp, có thể đã biết hoặc hoàn toàn chưa biết nhau bao giờ. Thứ hai, thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới hay nói cách khác thương mại điện tử được thực hiện trên thị trường thống nhất toàn cầu. Trong nền kinh tế số, thông tin được số hoá thành các byte, lưu giữ trong các máy tính và truyền qua mạng với tốc độ cao. Điều này tạo ra những khả năng hoàn toàn mới làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua bán của con người mà trong đó, người bán và người mua hàng có thể giao dịch với đối tác ở bất cứ đâu trên thế giới. Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia, từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu. Nếu như trong thương mại truyền thống, biên giới quốc gia có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thì trong thương mại điện tử khái niệm biên giới quốc gia không còn ý nghĩa quá lớn. Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu và máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Không chỉ các công ty hàng đầu thế giới mới có thể tiếp cận những thị trường mới, mà ngay cả một công ty vừa mới khởi sự cũng có một mạng lưới tiêu thụ và phân phối không biên giới thông qua website của mình. 13 Thứ ba, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch thương mại truyền thống, trong giao dịch thương mại điện tử xuất hiện thêm một bên thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực ... Đây là những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận tính xác thực của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử. Thứ tư, đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Các trang Web nổi tiếng như Yahoo! America Online, Google hay Alta Vista... đóng vai trò như các Website gốc đưa khách hàng truy cập vào nhiều trang Web khác với vô số thông tin. Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng tìm được hàng ngàn các cửa hàng điện tử khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là khá cao. Các chủ cửa hàng, doanh nghiệp ngày nay cũng đang tích cực đưa thông tin về cửa hàng mình lên Web để khai thác mảng thị trường rộng lớn trên internet. Ở nước ta, theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện có hơn 17.500 doanh nghiệp có website riêng. Thứ năm, các loại hình giao dịch trong thương mại điện tử là rất phong phú, bao gồm: (i) Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B; (ii) Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C; (iii) Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước – B2G; (iv) Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau – C2C; (v) Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân – G2C. 14 1.1.3. Những lợi ích do thương mại điện tử mang lại Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung, thể hiện ở một số mặt sau: Một là, giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú và nhanh chóng. Muốn kinh doanh có hiệu quả thì điều hết sức quan trọng không thể thiếu là doanh nghiệp phải nắm được thông tin về thị trường. Có nhiều phương cách khác nhau để có thể có được thông tin, tuy nhiên, sử dụng các phương tiện của thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ nắm được thông tin một cách nhanh chóng và phong phú về thị trường hơn cả. Nếu chúng ta vào trang Google và gõ cụm từ “cần mua ô tô” thì chỉ sau 0,10 giây, sẽ có trong tay 4.400 website đề cập đến vấn đề này8. Bởi thế, thương mại điện tử có thể giúp chúng ta tiến hành ký kết và thực hiện các giao dịch một cách thuận lợi hơn, đồng thời xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh phù hợp với xu hướng pháp triển của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Hai là, thương mại điện tử giúp cho doanh nghiệp giảm được các chi phí sản xuất kinh doanh: - Về chi phí sản xuất: Theo số liệu của hãng General Electricity ở Mỹ, khi sử dụng các phương tiện điện tử vào các hoạt động thương mại, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% chi phí văn phòng bởi các văn phòng không giấy tờ thường chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần9. - Về chi phí bán hàng và tiếp thị: Bằng phương tiện Internet/Web, nhân viên bán hàng có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng thông qua catalo điện tử trên Web mà không cần phải đi lại nhiều, đỡ mất thời gian và chi phí (ví dụ như tiền gọi điện thoại để hẹn gặp – theo số liệu của hãng máy bay Boeing ở Mỹ mỗi ngày giảm được 600 cú điện thoại, tiền đi lại...). Bên 8 Truy cập bằng đường ADSL ngày 10/11/2006. 15 cạnh đó các catalo điện tử trên trang Web luôn luôn có thể thay đổi được vì vậy nó phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalo in ấn - Về chi phí giao dịch: chi phí giao dịch ở đây được hiểu là chi phí từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch thanh toán. Một điều tra khá thuyết phục được Trung tâm Thông tin thương mại – Bộ thương mại dẫn chứng về khả năng tiết kiệm chi phí trong giao dịch TMĐT cho thấy: Trong lĩnh vực ngân hàng, nếu giao dịch thủ công mất 1,75 USD, giao dịch thông qua cuộc gọi điện thoại mất 1,5 USD thì dùng hệ thống giao dịch ATM chi phí chỉ còn 0,25 USD và khi áp dụng TMĐT bằng hình thức hiện đại nhất là Internet Banking, chi phí chỉ là 0,5 cent.10 Ba là, thương mại điện tử thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Thương mại điện tử cho phép các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn, làm giảm độ phức tạp việc hoàn tất các thủ tục giấy tờ, xoá bỏ hoàn toàn các đường biên đối với các sản phẩm ở dạng kỹ thuật số. Với những đặc tính ưu việt nói trên, thương mại điện tử sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế - lĩnh vực vốn gặp trở ngại nhất định về khoảng cách không gian. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, thì thương mại điện tử sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp tiếp cận mà mở rộng thị trường của mình. Thương mại điện tử tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu. Hay nói một cách ngắn gọn: Thương mại điện tử không giới hạn cơ hội tham gia của bất kỳ đối tượng nào. Bốn là, thương mại điện tử mở rộng thị trường hiện có và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Thông qua Thương mại điện tử nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy 9 http://www.vmccgroup.com/software.asp?r=view&CATID=6&MessageID=10 10 http://www2.vietnamnet.vn/kinhte/thuongmaidichvu/2005/08/478793/ 16 tính, hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, trọng tài cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hoá và dịch vụ trên mạng máy tính. Năm là, tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số hoá. Chúng ta đều biết rằng, việc sớm chuyển sang kinh tế số hoá có thể giúp một nước đang phát triển tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước đi trước trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để làm được việc đó đòi hỏi phải có hệ thống thương mại điện tử phát triển. Khi thương mại điện tử phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghệ. Đây là ngành có lợi nhuận cao nhất, đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế và tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá. 1.1.4. Những yêu cầu của việc ứng dụng TMĐT Thứ nhất, là xây dựng một cơ sở hạ tầng về công nghệ đáp ứng các yêu cầu đặt ra của thương mại điện tử. Một hạ tầng cơ sở công nghệ được coi là đủ năng lực phải đáp ứng được hai tính năng cơ bản là tính toán (computing) và truyền thông (communications). Hai tính năng này ngoài công nghệ về thiết bị máy móc còn cần phải có một nền công nghiệp điện lực thực sự vững mạnh làm nền tảng. Hạ tầng cơ sở công nghệ vừa phải tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị lại vừa phải đảm bảo tính phổ cập về kinh tế, có mức chi phí thích hợp để đông đảo mọi người có thể tiếp cận được. Hạ tầng công nghệ bao gồm: công nghệ thông tin; công nghệ viễn thông; công nghệ Internet; công nghệ điện tử; công nghệ điện lực; tiêu chuẩn công nghệ quốc gia. Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin là điều kiện tiên quyết đảm bảo thông tin, bao gồm công cụ (phần cứng và phần mềm) và các dịch vụ thích hợp để áp dụng và phát triển thương mại điện tử nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Cùng với hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng cơ sở công nghệ viễn thông là điều kiện thiết yếu để áp dụng và phát triển thương mại điện tử. Yêu cầu đặt ra là phải có một hạ tầng cơ sở công nghệ viễn thông tốt và được phép hình thành hệ thống các mạng viễn thông quốc gia, kết nối trực 17 tuyến với quốc tế và có thể cung cấp nhiều loại hình dịch vụ viễn thông tiên tiến với giá cước rẻ. Hạ tầng công nghệ Internet cung cấp thông tin phong phú, đa dạng, nhanh chóng là điều kiện thúc đẩy lao động sáng tạo, tạo cơ hội thành công trong cạnh tranh và đưa lại hiệu quả tốt cho các hoạt động hợp tác trao đổi. Tiêu chuẩn công nghệ quốc gia và quốc tế về thương mại, thanh toán, vận chuyển, hải quan, tài chính v.v. sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi trên phạm vi quốc gia và toàn cầu được thuận lợi. Công nghệ thông tin và thương mại điện tử chỉ có thể hoạt động đáng tin cậy trên nền của một hạ tầng cơ sở điện lực vững chắc, đảm bảo cung cấp điện năng đầy đủ, ổn định và giá cả hợp lý. Thứ hai, là về cơ sở hạ tầng nhân lực. Thương mại điện tử là vấn đề liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, từ người tiêu thụ đến nhà sản xuất và phân phối, từ các cơ quan chính phủ đến các doanh nghiệp và khách hàng. Do đó, mọi người trong hệ thống này cần phải có những hiểu biết nhất định cả về khoa học - công nghệ và hoạt động thương mại, phải có lòng tin và tính trách nhiệm cao. Vấn đề nhân tố con người đáp ứng nhu cầu phát triển của thương mại điện tử thể hiện ở các cấp độ khác nhau. Ngoài đội ngũ nhân lực có tri thức về kinh doanh và pháp lý như trong thương mại truyền thống thì yêu cầu đầu tiên là phải có một đội ngũ chuyên gia về công nghệ đủ mạnh cả về chất lượng và số lượng. Đội ngũ này sẽ đảm trách công việc trong các lĩnh vực như quản lý nhà nước về thương mại điện tử; hệ thống thanh toán tự động trong hệ thống ngân hàng; dịch vụ bưu chính và viễn thông cũng như thực hiện công tác đào tạo đội ngũ những người có trình độ cao về công nghệ thông tin. Yêu cầu tiếp theo là đa số những người muốn tham gia vào hoạt động thương mại điện tử phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính. 18 Thứ ba, là các đòi hỏi về hệ thống tài chính và thanh toán điện tử. Đối với việc phát triển thương mại điện tử cần có một hệ thống thuế quan công bằng và hoạt động có hiệu quả khi xử lý các dữ liệu và các giao dịch qua mạng máy tính. Việc tính và thu thuế đối với thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được trên thực tế và có hiệu quả khi đã có một môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hoá ở mức độ cao. Hoạt động thanh toán điện tử được thực hiện dưới các hình thức như: bằng máy tính cá nhân thông qua mạng Internet; Mobile Phone; ATM; Điểm chấp nhận các loại thẻ thanh toán tại các trung tâm thương mại và nhà cung ứng dịch vụ; Telephone Banking; thanh toán qua các mạng “giá trị gia tăng” ví dụ như: hệ thống SWIFT (Society for wold wide Interbank and Finance Telecommunication - Mạng Viễn thông Liên Ngân hàng toàn cầu); Trung tâm thanh toán bù trừ liên ngân hàng. Các hình thức thanh toán nêu trên được thực hiện bằng các phương tiện như: Thẻ tín dụng quốc tế; Thẻ ghi nợ; Ví tiền điện tử; Séc điện tử; các chứng từ điện tử; giấy nghi nợ điện tử .v.v. Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được khi thực tế đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động hay còn gọi là thanh toán điện tử. Nếu chưa có hệ thống này thì thương mại điện tử chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, còn khâu thanh toán vẫn phải thực hiện bằng các phương tiện thanh toán truyền thống. Thứ tư, là vấn đề bảo mật thông tin. Rủi ro tiềm ẩn đối với thông tin trong hệ thống mạng phục vụ hoạt động thương mại điện tử là rất lớn. Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ tiềm tàng nguy hiểm nhất đối với mạng máy tính mở là tin tặc chuyên đột nhập vào các máy chủ để đánh cắp hoặc phá hủy dữ liệu. Đây là những đối tượng có chuyên môn cao và sử dụng kỹ thuật tinh vi; hoạt động của chúng là có chủ đích và trên phạm vi rộng; những tác hại mà chúng gây ra ảnh hưởng không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả đối với lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng. Bởi vậy, vấn đề bảo mật thông tin trong thương mại điện tử có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại của thương mại điện tử. 19 Thứ năm, là vấn đề tiêu chuẩn hoá công nghiệp và thương mại. Trong hoạt động thương mại điện tử thì tiêu chuẩn hoá là tạo ra các chuẩn mực về văn bản pháp lý, hợp đồng thương mại được liên thông trên mạng; thống nhất các khái niệm, thuật ngữ, ký hiệu, mã hoá .v.v. góp phần cho hoạt động thương mại điện tử được thuận tiện; thống nhất hoá, đơn giản hoá đảm bảo tính tương hợp trong các thiết bị, sản phẩm phần cứng, phần mềm. Cùng với các tiêu chuẩn trên, người ta còn sử dụng các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, môi trường, các tiêu chuẩn quy định tính năng, công dụng của hàng hoá vì mục đích cuối cùng của tiêu chuẩn hoá là nhằm bảo vệ người tiêu dùng. Trong thương mại điện tử, người mua thường không trực tiếp tiếp xúc với hàng hoá cho nên các tiêu chuẩn này lại càng cần thiết hơn. Thứ sáu, là đòi hỏi về vấn đề an ninh quốc gia. Đối với nước ta cũng như bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, khi tham gia vào mọi hoạt động nói chung và các hoạt động kinh tế nói riêng cần phải quan tâm hàng đầu tới tác động của việc tham gia đó đối với an ninh quốc gia. Thương mại điện tử là một phương thức giao dịch mới có tác động trực tiếp tới vấn đề an ninh quốc gia đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin. Do đó, để thương mại điện tử hoạt động có hiệu quả và an toàn thì điều quan trọng là phải: - Đảm bảo an ninh kinh tế; - Đảm bảo an ninh văn hoá; - Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Thứ bảy, là yêu cầu quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Như đã đề cập ở trên, thương mại điện tử là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều loại chủ thể và mức độ rủi ro cao. Bởi thế, làm rõ mức độ tham gia và vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong thương mại điện tử là vấn đề rất quan trọng. Trước hết, cần xác định quản lý nhà nước về thương mại điện tử không đơn thuần là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế hay về văn hoá, xã hội hoặc an ninh quốc gia mà nó là một kiểu quản lý nhà nước có tính phức hợp. Đối tượng của quản lý nhà nước về 20 thương mại điện tử là toàn bộ các hoạt động thương mại điện tử của tất cả các chủ thể ở mọi hình thức, mọi cấp độ và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nói đến quản lý nhà nước về thương mại điện tử là nói đến hai nội dung: một là, quản lý bằng chiến lược, chính sách, pháp luật và cơ chế; hai là, vai trò mở đường thúc đẩy, tổ chức, tham gia của nhà nước bằng những hình thức, phương tiện và công cụ cụ thể. Thứ tám, về xây dựng khung pháp luật cho thương mại điện tử (sẽ được trình bày rõ hơn ở Chương II). Đây là một trong những ưu tiên cần phải được quan tâm trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử ở nước ta. Khung pháp luật đầy đủ và thống nhất về thương mại điện tử là điều kiện không thể thiếu. Khung pháp luật thương mại cần có tính thống nhất để có thể điều chỉnh cả các hoạt động thương mại nói chung và các giao dịch thương mại điện tử nói riêng, không phân biệt mục đích tiêu dùng hay kinh doanh, không phụ thuộc vào công nghệ được sử dụng cho giao dịch. Mặt khác, tính thống nhất của khung pháp luật về thương mại điện tử còn phải được thể hiện sự thống nhất cả ở trong nước lẫn phạm vi toàn cầu, tạo thuận lợi và giúp thực hiện các giao dịch điện tử toàn cầu để khuyến khích thương mại điện tử phát triển. Thương mại điện tử là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Vì thế, xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử đồng nghĩa với việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, bảo vệ bí mật cá nhân, pháp luật hình sự, bảo vệ người tiêu dùng … 1.2. Phát triển thương mại điện tử ở nước ta là đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan Việc phát triển thương mại điện tử ở nước ta là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan. Điều này bắt nguồn từ những lý do cơ bản sau: Thứ nhất là nhằm thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam. 21 Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức được kết nạp thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) sau hơn 10 năm tiến hành đàm phán. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, theo lộ trình cụ thể, Việt Nam sẽ phải thực thi tất các các cam kết, các quy định của WTO trong đó có vấn đề thương mại điện tử. Vào tháng 5/1998, tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 2 được tổ chức tại Geneva (Thụy sĩ), các nước thành viên WTO đã ra tuyên bố về TMĐT toàn cầu, trong đó yêu cầu Hội đồng chung của WTO đưa ra một chương trình hành động cụ thể để xem xét các vấn đề liên quan đến thương mại phát sinh từ TMĐT. Thực hiện tuyên bố trên, tháng 9/1998, Hội đồng chung đã đưa ra Chương trình hành động về thương mại điện tử yêu cầu các cơ quan thành viên của Hội đồng chung – đó là Hội đồng thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng thương mại liên quan đến lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Ủy ban thương mại và phát triển, xem xét các mối liên hệ giữa TMĐT với các hiệp định đa biên của WTO. Thực hiện Chương trình này, các Hội đồng thành viên, theo định kỳ báo cáo lên Hội đồng chung các kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục thảo luận tại các Hội nghị Bộ trưởng tiếp theo (gần đây nhất là Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6 diễn ra vào tháng 12/2005 tại Hồng Kông). Những thỏa thuận đạt được chủ yếu của các nước thành viên WTO về thương mại điện tử là: những nguyên tắc cơ bản cũng như các Hiệp định đa biên của WTO đều có thể áp dụng cho thương mại điện tử. Đối với một hàng hóa hay lĩnh vực nhất định, các quy tắc đó cần được quy định cụ thể hơn theo hướng tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử. Tạm thời, sẽ không áp thuế quan đối với hàng hóa được chuyển tải thông qua phương tiện điện tử. Bên cạnh đó, ngày 24/11/2000, Việt Nam đã tham gia vào Hiệp định khung về e-ASEAN (“Hiệp định e-ASEAN”) với các thành viên ASEAN, theo đó các quốc gia thành viên trên cơ sở nhận thức được những lợi ích, cơ 22 hội mà thương mại điện tử mang lại, tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử. Cụ thể là: (a) Nhanh chóng đưa vào luật và các chính sách quốc gia các vấn đề quan đến các giao dịch điện tử dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế; (b) Tạo điều kiện thuận lợi cho sự công nhận lẫn nhau về khuôn khổ chữ ký điện tử (Digital signature frameworks); (c) Tạo thuận lợi đảm bảo an toàn cho các thanh toán và chuyển tiền điện tử thông qua các cơ chế cụ thể như Cổng thanh toán điện tử; (d) Áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ thương mại điện tử. Các nước thành viên cần xem xét việc chấp thuận các Hiệp ước của Tổ chức quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (còn gọi là tổ chức WIPO), chủ yếu là “Hiệp ước bản quyền WIPO 1996”. (e) Thực hiện các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân và bí mật riêng tư của người tiêu dùng; (f) Khuyến khích sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) cho các giao dịch trực tuyến. Thứ hai, là tận dụng những giá trị mà thương mại điện tử mang lại Như đã có dịp phân tích ở trên, thương mại điện tử mang lại cho các chủ thể rất nhiều lợi ích. Điều này không những được thể hiện ở Việt Nam chúng ta mà còn được thể hiện rõ nét ở những quốc gia trên thế giới có thương mại điện tử phát triển. Ở Pháp, doanh thu từ thương mại điện tử của năm 2003 đạt 2,39 tỷ euro (tăng 65% so với năm 2001), năm 2003 đạt 3,5 tỷ euro theo đánh giá của hãng Benchmark Group. Còn doanh thu trực tuyến của Mỹ, theo hãng Forrester Research và Shop.org (Hiệp hội các nhà bán hàng trực tuyến của Mỹ) đạt 48% năm 2002, bằng 76 tỷ USD, chiếm 3,6% 23 thương mại bán lẻ của Mỹ. Năm 2003, doanh thu trực tuyến tăng mạnh đạt 100 tỷ USD, chiếm 4,5 tổng số thương mại bán lẻ11. Với những giá trị, cơ hội mà thương mại điện tử mang lại và sự phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử của các quốc gia trên thế giới cũng góp phần khẳng định thêm sự cần thiết của việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Thứ ba là đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới và nâng cao sức cạnh tranh Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước có trên 150.000 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân; 4.800 doanh nghiệp nhà nước, hơn 3.000 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài12. Cùng với việc khai thác thị trường trong nước, các doanh nghiệp của Việt Nam đã có các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thị trường, nắm bắt cơ hội, tiếp xúc với bạn hàng, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Trên thế giới, đã có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng Internet làm công cụ trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của mình và thu được những kết quả đáng kể. Cũng không nằm ngoài xu thế đó, các doanh nghiệp của nước ta đang mong muốn và cố gắng khai thác những tiện ích của mạng máy tính Internet để hoạt động kinh doanh trên thị trường giao dịch toàn cầu. Bên cạnh những thời cơ mới, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng đặt ra những khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường quốc tế là một đòi hỏi thực tế. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp 11 http://laquang.info/modules.php?name=News&file=article&sid=47 12 http://www.vov.org.vn/?page=109&nid=19271 (truy cập 3/8/2006) 24 Việt Nam tham gia thị trường quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thì một trong những yêu cầu bức xúc đặt ra là phải phát triển thương mại điện tử Thứ tư, là hệ quả tất yếu của sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin Những năm gần đây, các ứng dụng mới của khoa học kỹ thuật tiên tiến đã có mặt và phát triển tại Việt Nam. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này đang dần trở thành công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và cho cả các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý. Sự xuất hiện của máy tính, các phần mềm máy tính cũng như mạng máy tính toàn cầu Internet tất yếu đã và sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức học tập, làm việc và kinh doanh của các chủ thể trong hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Tháng 11/1997, Việt Nam đã chính thức nối mạng Internet. Đến nay, theo thống kê thì đã có hơn 3,6 triệu thuê bao Internet. Đây là tiền đề quan trọng cho việc triển khai thương mại điện tử ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều13 doanh nghiệp Việt Nam đã mở các trang Web trên Internet, đồng thời cũng đã xuất hiện các hình thức mua bán trên siêu thị ảo. 13 Theo thống kê chưa đầy đủ ở tờ Echip.com.vn thì có trên 3.500 doanh nghiệp có website. 25 Chƣơng 2 NHỮNG YÊU CẦU PHÁP LÝ ĐỐI VỚI TMĐT VÀ THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT NƢỚC TA VỀ TMĐT 2.1. Những yêu cầu pháp lý cơ bản 2.1.1. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu là cơ sở cho việc thừa nhận các giao dịch thương mại điện tử, thể hiện dưới các khía cạnh: có thể thay thế văn bản giấy (hoặc văn bản kèm chữ ký), có giá trị như bản gốc, có giá trị lưu trữ, xác định trách nhiệm các bên và thời gian, địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu. Không thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu cũng đồng nghĩa với việc không thừa nhận giá trị của thư điện tử hoặc bản ghi được lưu trữ trên phương tiện điện tử như là minh chứng thể hiện ý định giao kết hợp đồng giữa các bên và cũng sẽ không tồn tại cái gọi là hợp đồng điện tử. Tài liệu giấy thông thường luôn được coi là cơ sở pháp lý đáng tin cậy, sao chụp được và không thể biến đổi trong các giao dịch sử dụng nó. Những cơ sở nêu trên cũng được thừa nhận đối với một tài liệu điện tử khi thỏa mãn những quy định pháp luật yêu cầu thông tin phải dưới dạng chữ viết và có thể truy cập được. Để bảo đảm khả năng truy cập được, phần mềm sử dụng cho việc truy cập phải có khả năng bảo đảm việc lưu giữ tài liệu đó. Để xác định thời điểm và địa điểm gửi, nhận thông tin bằng phương tiện điện tử, pháp luật đưa ra phương pháp giả định. Theo đó, thời gian gửi tài liệu điện tử phụ thuộc việc người nhận có thông báo với người gửi về hệ thống thông tin được chỉ định trước hay không. Nếu có chỉ định trước, tài liệu điện tử sẽ được truyền theo thỏa thuận đó, tài liệu coi là được nhận khi nó vào hệ thống thông tin được chỉ định. Trong các trường hợp khác, tài liệu sẽ được nhận khi nó lọt vào phạm vi kiểm soát của người nhận. Vị trí gửi, nhận 26 được xác định là tại trụ sở kinh doanh (hoặc nơi cư trú trong trường hợp không có trụ sở kinh doanh). Tương tự, việc nhận tài liệu được coi là diễn ra tại trụ sở kinh doanh của người nhận. Nếu một bên có nhiều trụ sở kinh doanh, vị trí gửi hoặc nhận sẽ là trụ sở kinh doanh có quan hệ gần gũi nhất với giao dịch được thực hiện. 2.1.2. Quy định về chữ ký điện tử và vấn đề bản gốc Chữ ký điện tử là một công nghệ cho phép xác nhận người gửi và bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu. Về bản chất, chữ ký điện tử tương đương chữ ký tay, có các thuộc tính như: khả năng nhận dạng một người, tạo tính chắc chắn về mối quan hệ của người đó với hành vi ký và cho thấy người đó chấp nhận nội dung tài liệu ký. Có nhiều loại chữ ký điện tử khác nhau như: chữ ký số, chữ ký sinh trắc học, chữ ký dựa trên số nhận dạng cá nhân (số PIN), chữ ký tạo bằng thẻ thông minh … Hiện nay, chữ ký số là loại chữ ký điện tử được sử dụng phổ biến nhất. Chữ ký điện tử trở thành một thành tố quan trọng trong văn bản điện tử. Yêu cầu đặt ra về mặt công nghệ và pháp lý là chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử. Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thông tin về nhau có thể xác định được chính xác chữ ký điện tử của bên đối tác. Vậy cơ sở nào cho phép xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử? Trong trường hợp này, người ta trù liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cơ quan này được hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt công nghệ. Bản gốc là sự thể hiện tính toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản. Trong môi trường thương mại điện tử thì vấn đề bản gốc được đặt ra gắn liền với việc sử dụng chữ ký điện tử. Như vậy, chữ ký điện tử không những chỉ xác định người ký mà còn nhằm xác minh cho tính toàn vẹn của nội dung 27 thông tin chứa trong văn bản. Việc sử dụng chữ ký điện tử đồng nghĩa với việc mã hóa tài liệu được ký kết. 2.1.3. Đảm bảo sự thống nhất và phù hợp của các quy định pháp luật về kinh tế - thương mại Về bản chất, thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động thương mại qua các hệ thống thông tin. Việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử nói chung ở các văn bản pháp luật khác là cần nhưng chưa đủ. Để thương mại điện tử có thể được ứng dụng với cơ sở pháp lý vững chắc thì sự thừa nhận trong các văn bản pháp luật về kinh tế - thương mại việc sử dụng thông điệp dữ liệu như là một hình thức tiến hành các hoạt động thương mại là hết sức cần thiết. Tính phù hợp của pháp luật thương mại ở đây còn bao gồm cả sự tương thích của pháp luật thương mại nước ta với pháp luật thương mại quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch thương mại trên phạm vi toàn cầu. 2.1.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế và thanh toán Trong trường hợp đối tượng của các giao dịch trên mạng là hàng hóa hữu hình hoặc các dịch vụ do các doanh nghiệp (có đăng ký kinh doanh) thực hiện, thì việc áp dụng các quy phạm pháp luật về thuế được quy định cho thương mại truyền thống vẫn tỏ ra hữu hiệu. Nhưng trong các trường hợp quá trình giao dịch được thực hiện hoàn toàn thông qua các phương tiện điện tử, kể cả việc giao nhận hàng hóa, thì việc thu thuế sẽ trở nên rất khó khăn. Một hình thức mang tính phổ biến hiện nay là việc mua bán các phần mềm trên mạng. Đây được xem là vấn đề khó giải quyết một cách toàn vẹn và triệt để nhằm cân bằng giữa lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia. Việc bỏ ngỏ, không tiến hành việc thu thuế đối với những giao dịch này sẽ làm mất đi những nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia. Do đó, việc phát triển thương mại điện tử đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung các chính sách 28 và pháp luật về thuế để tránh thất thu thuế, đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, khi các giao dịch được tiến hành qua biên giới (nghĩa là giao dịch giữa các chủ thể có quốc tịch khác nhau) xuất hiện thêm nguy cơ là các thể chế về thuế có thể xung đột nhau dẫn đến tình huống một mặt hàng giao dịch qua mạng phải chịu đánh thuế nhiều lần. Còn đối với lĩnh vực thanh toán thì cần phải thiết lập các quy định pháp lý đầy đủ, chặt chẽ về thanh toán điện tử, tạo cơ sở pháp lý cho việc thanh toán diễn ra thông qua thông điệp điện tử thay cho việc thanh toán, chi trả bằng tiền mặt. 2.1.5. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và nguồn cung cấp hàng hóa. Nhưng phương thức giao dịch này có thể làm người tiêu dùng e ngại vì họ không tự mình quan sát và kiểm tra hàng hóa trước khi mua bán theo những cách thức truyền thống. Hơn nữa, họ cũng không thể lường hết được những rắc rối về mặt pháp lý có thể xảy ra khi tiến hành giao dịch qua biên giới điều rất dễ xảy ra trong môi trường mạng Internet. Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đồng nghĩa với việc tạo niềm tin cho họ đối với phương thức giao dịch mới mẻ này. Khung pháp luật điều chỉnh vấn đề này trong môi trường thương mại điện tử phải đáp ứng những vấn đề cơ bản như: (i) Quyền của người tiêu dùng được thông tin đầy đủ và rõ ràng về người bán hàng, những nội dung chính của giao dịch; (ii) Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cung cấp đầy đủ các thông tin theo luật định và theo yêu cầu của người bán, bảo đảm các bí mật cá nhân cho khách hàng, cam kết bảo đảm sự an toàn trong giao dịch và thanh toán. 29 2.1.6. Bảo vệ bí mật cá nhân Cho dù tính bảo mật của các phần mềm, các website ngày càng được quan tâm, song đặc tính của các phương tiện điện tử, nhất là đối với các Website trên Internet dễ cho việc truy cập, thu thập, nhân bản, tái sử dụng và phát tán thông tin. Vì vậy, nếu không được bảo vệ và quản lý cẩn thận, các đối tượng xấu, các hacker sẽ dễ dàng tiến hành các hành vi phá hủy hoặc đánh cắp các bí mật cá nhân. Do đó, bên cạnh những giải pháp về mặt công nghệ thì việc rà soát và ban hành các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ bí mật cá nhân, tạo tâm lý thoải mái và an toàn khi tham gia các giao dịch cũng là hết sức cần thiết để phát triển thương mại điện tử. 2.1.7. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Những phát triển về công nghệ thông tin cho phép người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm của trí tuệ một cách nhanh nhạy và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề chính là việc sao chép một cách bất hợp pháp các phần mềm, tác phẩm, bài viết … được thực hiện dễ dàng hơn. Hay nói cách khác, việc phát triển thương mại điện tử sẽ làm gia tăng nguy cơ của việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Điều này sẽ làm mất đi động lực của hoạt động sáng tạo và những lợi ích kinh tế của các sở hữu chủ. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc thù của thương mại điện tử, việc chỉ sử dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ ở môi trường kinh doanh thông thường áp dụng vào trong môi trường điện tử sẽ là không hoàn toàn phù hợp. Bởi thế, việc bổ sung những quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ có tính đặc thù cho loại hình hoạt động thương mại này cũng là hết sức quan trọng. 2.1.8. Phòng chống tội phạm và các vi phạm hành chính Vấn đề phòng ngừa, xử lý kịp thời những hành vi phạm tội trong lĩnh vực thương mại điện tử có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hình thức thương mại này. Các tội phạm trong lĩnh vực này có thể được phân chia ra thành các nhóm tội: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội xâm phạm an toàn công 30 cộng, trật tự công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; các tội phạm về chức vụ. Trong môi trường mạng Internet, các hình thức phạm tội rất đa dạng và thường dễ xuất hiện các hành vi phạm tội mới với nhiều thủ đoạn tinh vi. Việc xác định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội cũng rất khó khăn do những trở ngại về mặt công nghệ thông tin và địa lý tạo nên. Hơn nữa, việc xác định được một cách chính xác về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, để trên cơ sở đó áp dụng khung hình phạt thích hợp, cũng là một vấn đề nan giải. Do đó, để phát triển thương mại điện tử cần phải dự liệu và xây dựng các quy phạm pháp luật hình sự nhằm bảo đảm an toàn của hệ thống thông tin, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi phạm tội. Ngoài vấn đề tội phạm thì các hành vi vi phạm hành chính trong thương mại điện tử cũng cần phải được quan tâm xử lý. Tuy mức độ nguy hiểm của hành vi không lớn như các hành vi phạm tội, song các hành vi vi phạm nói trên cũng sẽ làm cho thương mại điện tử phát triển thiếu tính an toàn và ổn định. 2.1.9. Đảm bảo giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu Khi xây dựng cơ sở pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử, chúng ta còn cần phải quan tâm tới pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự, thương mại, đặc biệt là vấn đề chứng cứ. Việc công nhận giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Khi giá trị của thông điệp dữ liệu không được đặt ngang hàng với văn bản viết truyền thống trong quan hệ tố tụng, thì các doanh nghiệp và người tiêu dùng có xu hướng thường lựa chọn văn bản viết khi tiến hành giao kết hợp đồng dân sự, thương mại. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần phải quy định một cách cụ thể những quy trình và tiêu chí để xác định một thông điệp dữ liệu có giá trị chứng cứ. Cụ thể là phải kiểm định độ tin cậy của hệ thống bảo mật, mã hóa văn bản điện tử, đảm bảo yêu cầu về tính nguyên vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản... 31 2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thương mại điện tử 2.2.1. Những kết quả cơ bản đã đạt được Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật giao dịch điện tử trong đó quy định những vấn đề chung nhất về các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử (bao gồm cả giao dịch thương mại điện tử) như thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử ... Đây là dự án luật đầu tiên ở nước ta do một Ủy ban của Quốc hội chủ trì soạn thảo. Luật này có hiệu lực ngày 1/3/2006. Sự ra đời của Luật giao dịch điện tử là một bước tiến đáng kể, là cơ sở, nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật ở những lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch điện tử trong đó có các giao dịch thương mại. Đánh giá về ý nghĩa của Luật này, nhiều chuyên gia cho rằng, tuy mới chỉ dừng lại ở bước tạo tiền đề nhưng nhìn chung Luật này cũng là khá thành công 14, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường pháp lý cho thương mại điện tử15. Nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật giao dịch điện tử về hoạt động thương mại điện tử, ngày 9/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 57/NĐ-CP về thương mại điện tử trong đó tập trung quy định về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử và việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại. Ngoài ra, một số văn bản pháp luật khác liên quan đến thương mại điện tử cũng đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như: Luật thương mại (sửa đổi) được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/05 và có hiệu lực từ ngày 1/1//2006; Luật sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006; Luật công nghệ thông tin được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6.2006. 14 Luật giao dịch điện tử chờ văn bản dưới luật – vnexpress.net ngày 28/3/06 15 www.hca.org.vn/su_kien/sk_HCA/toan_canh_CNTT/nam2005/thamluanvio05/ 32 Nhìn chung, các quy định pháp luật về thương mại điện tử đã có được những bước tiến đáng kể, tạo ra những cơ sở pháp lý cơ bản nhất thúc đẩy các giao dịch thương mại điện tử phát triển. Điều này thể hiện ở một số vấn đề cơ bản như sau: 2.2.1.1. Pháp luật đã điều chỉnh những vấn đề cơ bản của giao dịch điện tử như thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và vấn đề bản gốc Thông điệp dữ liệu là một trong những vấn đề cốt lõi của các giao dịch điện tử, vì thế, Luật giao dịch điện tử đã dành một chương (Chương II) để quy định về vấn đề này. Theo Luật này, thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Và thông tin trong thông điệp dữ liệu không thể bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax … và có giá trị như văn bản, có giá trị lưu trữ khi thỏa mãn những điều kiện nhất định. Luật giao dịch điện tử cũng đã quy định cụ thể về người khởi tạo thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu; nhận thông điệp dữ liệu; thời điểm, địa điểm chấp nhận thông điệp dữ liệu và gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu. Như vậy, rõ ràng là thông điệp dữ liệu đã được thừa nhận giá trị pháp lý một cách chính thức ở nước ta. Chữ ký điện tử và chứng thực chữ ký điện tử cũng là vấn đề đã được Luật giao dịch điện tử quy định tại Chương III. Theo đó, chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây: 33 a) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu; b) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử và chữ ký điện tử đó có chứng thực. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận: a) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch; b) Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực; c) Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực. Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngoài ra, Luật giao dịch điện tử cũng quy định thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây: 1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu; 34 2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. 2.2.1.2. Pháp luật đã quy định một số vấn đề cụ thể về thương mại điện tử Trên cơ sở các quy định của Luật giao dịch điện tử, ngày 9/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 57/NĐ-CP về thương mại điện tử. Nghị định này gồm 5 Chương, 19 điều, tập trung quy định về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử và việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại. Theo Nghị định 57, chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như văn bản nếu thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập được để sử dụng khi cần thiết. Chứng từ điện tử có giá trị như bản gốc. Nghị định này cũng quy định về thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử; thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng; giá trị pháp lý của việc sử dụng hệ thống thông tin tự động; lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử. Các hành vi (6 loại hành vi) vi phạm pháp luật về thương mại điện tử và việc xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử cũng đã được ghi nhận trong Nghị định này. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định về nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về thương mại điện tử. 2.2.1.3. Đảm bảo sự thống nhất và phù hợp của pháp luật về dân sự thương mại Luật thương mại (sửa đổi) được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/05 và có hiệu lực từ ngày 1/1//2006. Với 9 chương và 324 điều, Luật thương mại mới đã mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật thương mại năm 1997, không chỉ bao gồm mua bán hàng hóa mà còn điều chỉnh cả cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại. Nhiều loại hình hoạt động thương mại mới cũng được đề cập như dịch vụ logistics, nhượng quyền 35 thương mại, bán hàng đa cấp, mua bán qua sở giao dịch hàng hóa, v.v.. Các quy định trong Luật thương mại vừa phù hợp với các nguyên tắc của Bộ luật dân sự, vừa đảm bảo hài hòa với các chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế16. Là văn bản pháp luật có vai trò nền tảng cho các hoạt động thương mại, Luật thương mại cũng có một số quy định về thương mại điện tử. Điều 15 của Luật quy định: “Trong các hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận giá trị pháp lý tương đương văn bản.” Ngoài ra, khoản 4 của Điều 120 cũng quy định “trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ trên Internet” là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ. Bộ luật Dân sự được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2006 là một văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Điều 124, khoản 1 của Bộ luật này quy định: “Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”. Như vậy, việc ghi nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu và xem nó có giá trị pháp lý như văn bản đều được quy định một cách thống nhất ở cả ba văn bản pháp lý quan trọng là Bộ luật dân sự, Luật thương mại và Luật giao dịch điện tử. Một điều quan trọng khác là chúng ta đã đảm bảo được sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật về dân sự - kinh tế - thương mại. Với việc ban hành Bộ luật dân sự 2005 đã chấm dứt hiệu lực pháp lý của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 198917. Tiếp đó, Luật thương mại sửa đổi đã ghi nhận tại văn bản này nguyên tắc “hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”. 16 Xem: Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2005, Vụ thương mại điện tử, Bộ thương mại. 17 Xem Nghị quyết số 45/2005-QH11 về việc thi hành Bộ luật dân sự 36 Như vậy, rõ ràng là tình trạng mâu thuẫn, bất cập, chồng chéo giữa ba văn bản Bộ luật dân sự, Luật thương mại và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế về các vấn đề pháp lý cụ thể cũng như minh định phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng pháp luật đã được chấm dứt. 2.2.1.4. Đã xây dựng được một số quy định về hải quan và thanh toán điện tử Luật Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tháng 5 năm 2005 đã chú trọng tới các quy định về hình thức tiến hành các thủ tục hải quan điện tử và phương thức tổ chức quản lý họat động hải quan qua các phương tiện điện tử. Cụ thể là Luật quy định khuyến khích các tổ chức và cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện giao dịch điện tử và thủ tục hải quan điện tử. Chính phủ sẽ quy định chi tiết Luật này về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng từ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Về thanh toán điện tử, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số văn bản thừa nhận chứng từ điện tử và chữ ký điện tử áp dụng cho một số nghiệp vụ thanh toán mội bộ hệ thống ngân hàng. Hộp 1. Một số văn bản pháp luật hiện hành về thanh toán điện tử 1. Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 5/8/2003 hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Internet. 2. Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 ban hành Quy chế về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. 3. Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng. 4. Quyết định 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 5. Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về việc ban hành Quy chế 37 thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 1 bằng Quyết định số 456/2003/QĐ-NHNN ngày 12/5/2003). 6. Quyết định số 1571/2005/QĐ-NHNN ngày 31/10/2005 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 2.2.1.5. Pháp luật đã quy định về bảo vệ bí mật đời tư trong giao dịch điện tử Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ bí mật đời tư được quy định tại Mục 2, Chương III, Phần thứ nhất của BLDS 2005 như Điều 24 (quyền nhân thân), Điều 25 (bảo vệ quyền nhân thân), Điều 26 (Quyền đối với họ tên), Điều 31 (quyền của cá nhân đối với hình ảnh), Điều 37 (quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín), Điều 38 (quyền đối với bí mật đời tư)... Theo quy định tại Khoản 3, Điều 38 Bộ luật này thì thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2005, “các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân” lần đầu tiên được bảo vệ. Điều này là hết sức có ý nghĩa đối với việc bảo vệ bí mật cá nhân trong môi trường thương mại điện tử. Bên cạnh các quy định của Bộ luật dân sự, Luật giao dịch điện tử tại Điều 46 quy định: cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ. Luật này cũng trao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử. 2.2.1.6. Đã có những quy định pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có 38 thể áp dụng cho hoạt động thương mại điện tử Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ và sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật này được thiết kế theo hướng quy định chi tiết theo từng lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ trong đó có bao gồm các sản phẩm công nghệ thông tin và thương mại điện tử ví dụ như chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu .v.v.. Luật sở hữu trí tuệ có một số điều khoản tuy không quy định cụ thể về thương mại điện tử nhưng có thể áp dụng đối với môi trường này, ví dụ như hành vi cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình; cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm; dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan … Luật sở hữu trí tuệ sẽ tạo ra cơ sở pháp lý để tăng cường cơ chế quản lý đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ, giúp giảm tỷ lệ vi phạm các quyền về sở hữu trí tuệ như hiện nay. 2.2.1.7. Đã quy định một số tội danh trong Bộ luật hình sự về lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin Tại kỳ họp thứ 5, 6 của Quốc hội khoá X (năm 1999) Quốc hội đã thảo luận và thông qua Bộ luật Hình sự 1999, trong đó, có bốn tội danh liên quan trực tiếp tới các hành vi phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin như: Tội chiếm đoạt thư tín điện tử hoặc xâm phạm bí mật, an toàn thư tín điện tử (Điều 125); Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học (Điều 224); Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225); Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226). 39 2.2.1.8. Công nhận giá trị chứng cứ của các thông điệp dữ liệu Chứng cứ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động tố tụng. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu đã được Luật Giao dịch điện tử quy định tại Điều 14, theo đó “thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu”. Khoản 2 của Điều này quy định “giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”. 2.2.2. Một số vấn đề tồn tại Bên cạnh những kết quả mà chúng ta đã đạt được về việc tạo lập khung pháp lý nhằm phát triển thương mại điện tử, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được nghiên cứu, làm rõ và có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Thứ nhất là việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử - một luật khung. Luật giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1/3/2006. Để thi hành luật này, Chính phủ cần phải ban hành 5 Nghị định hướng dẫn thi hành về các lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực, thương mại điện tử và giao dịch điện tử trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay (sau 8 tháng kể từ ngày luật có hiệu lực), mới chỉ có Nghị định về thương mại điện tử được ban hành. Với phạm vi điều chỉnh rộng, Luật giao dịch điện tử được xác định là một luật khung, chỉ quy định những vấn đề lớn, có tính nguyên tắc chung của giao dịch điện tử, bao gồm cả giao dịch dân sự, thương mại và hành chính. Những vấn đề cụ thể về từng lĩnh vực phải được cụ thể hóa trong văn bản hướng dẫn thi hành18. Việc chậm ban hành các Nghị định của Chính phủ đối với Luật giao dịch điện tử đã tạo ra tình trạng Luật chờ văn bản hướng dẫn và chậm đi vào cuộc sống. 18 Xem Tờ trình số 881/UBKHCNMT11 về dự án Luật giao dịch điện tử ngày 22/4/2005 40 Thứ hai là, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử có phạm vi điều chỉnh hẹp và chưa thật cụ thể. Cụ thể là Nghị định này chỉ điều chỉnh về việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến hoạt động thương mại. Các vấn đề khác như địa điểm kinh doanh, quản lý nhà nước, xử lý vi phạm được ghi nhận tại một hoặc hai điều khoản chung chung. Như vậy, có thể thấy rằng, nhiều vấn đề pháp lý quan trọng của thương mại điện tử đã không được quy định ở Nghị định này như: những vấn đề pháp lý của giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử (chào hàng, chấp nhận chào hàng, ký kết hợp đồng, thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng …); các loại hình hoạt động thương mại điện tử (website bán hàng, sàn giao dịch, đấu giá trực tuyến, quảng cáo trực tuyến …); việc áp dụng các quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có điều trong môi trường thương mại điện tử … Ngoài ra, có một vấn đề còn vướng mắc là việc gia nhập thị trường, cụ thể là đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong danh mục lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh chưa ghi nhận về thương mại điện tử vì thế một doanh nghiệp mới thành lập muốn đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ gặp những trở ngại về mặt pháp lý. Đây cũng là vấn đề mà Nghị định 57 chưa giải quyết được. Thứ ba là chưa có quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề tài sản ảo. Việc tham gia vào các hoạt động trên mạng đã tích lũy giá trị thành một loại tài sản có thể mua bán, trao đổi được bằng tiền được gọi là “tài sản ảo”. Trên thực tế thời gian qua, việc mua bán các trò chơi trực tuyến (game online) đang diễn ra rất sôi động. Pháp luật của chúng ta hiện nay chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này. Bộ luật dân sự 2005 tại điều 163 chỉ quy định tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Như vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình tiến hành các giao dịch liên quan đến tài sản ảo là khá khó khăn. 41 Thứ tư, còn thiếu các quy định về thu thuế, quản lý thuế điện tử và thanh toán điện tử. Trong dự thảo Luật quản lý thuế đang được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 xem xét thông qua, tại Điều 18 về hiện đại hóa công tác quản lý thuế có quy định “khuyến khích tổ chức và cá nhân thực hiện giao dịch điện tử và quản lý thuế điện tử” đồng thời giao cho Chính phủ ban hành chính sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Như vậy, là vẫn tiếp tục phải chờ đợi vào hoạt động lập quy của Chính phủ vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua19. Liên quan đến vấn đề thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tháng 5 năm 2005 mới chỉ dừng lại ở các nguyên tắc chung và cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết hơn để thuận lợi cho việc triển khai trên thực tế đối với việc làm thủ tục hải quan điện tử nói chung và khai hải quan điện tử. Về thanh toán điện tử, các văn bản hiện hành chỉ mới quy định việc thanh toán điện tử trong nội bộ các ngân hàng mà chưa mở rộng áp dụng ra ngoài hệ thống các ngân hàng. Một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã tự xây dựng quy chế hoạt động cho cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử trong đó thường có điều khoản giới hạn trách nhiệm của mình khi tranh chấp xảy ra nên chưa thực sự tạo niềm tin cho người sử dụng dịch vụ. Thứ năm, tuy mới được ban hành, Luật sở hữu trí tuệ tồn tại nhiều vấn đề chưa thật phù hợp với việc phát triển thương mại điện tử. Một là quy định phạm vi bảo hộ quá rộng đối với quyền sao chép. Khoản 10 Điều 4 quy định “sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao 19 Theo Báo cáo của Chính phủ về công tác hướng dẫn thi hành Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI thì Chính phủ còn nợ 135 văn bản. 42 của tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử”. Với quy định này, chúng ta đơn phương loại bỏ hoàn toàn khả năng người Việt nam được tự do tiếp cận, sử dụng nguồn thông tin trên Internet, hoặc đặt họ vào tình thế luôn luôn có thể bị quy kết là kẻ xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan. Bởi lẽ, Luật này quy định việc lưu trữ tạm thời dưới hình thức điện tử (điển hình là lưu trữ trong bộ nhớ tạm thời của máy tính - RAM) là sao chép, mà sao chép lại thuộc độc quyền của tác giả theo quy định tại Điều 20. Hai là Luật này không có giới hạn quyền đối với chương trình máy tính. Chương trình máy tính là loại đối tượng mới, rất phức tạp nhưng đồng thời cũng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động khoa học, công nghệ, thông tin, giáo dục, giải trí… Luật sở hữu trí tuệ không quy định các giới hạn cần thiết và phù hợp với thông lệ quốc tế để đảm bảo quyền và lợi ích của công chúng, nhất là công chúng ở một nước nghèo như Việt Nam. Công chúng không được quy định rõ quyền làm một bản sao chương trình để lưu trữ, đề phòng sự cố kỹ thuật khi sử dụng bản gốc. Công chúng không được quy định rõ quyền giải mã, phân tích chương trình để tìm hiểu nguyên lý hoạt động, cấu trúc…, phục vụ cho việc sáng tạo chương trình mới hoặc sửa đổi chương trình cho tương thích với giao diện, đảm bảo hoạt động đồng bộ với các hệ thống chương trình ứng dụng khác. Ba là Luật này đã bỏ qua, không áp dụng giới hạn quan trọng đối với quyền cho thuê chương trình máy tính, theo quy định tại Điều 11 Hiệp định TRIPS. Thứ sáu, các quy định của Bộ luật hình sự đã trở trên bất cập và thiếu tính khả thi đối với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và internet. Minh chứng là sau hơn 6 năm thi hành, có rất ít hành vi vi phạm thuộc nhóm tội phạm này bị truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù số lượng các hành vi ứng dụng công nghệ thông tin 43 xâm hại lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân ngày một tăng, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Thực trạng đánh cắp các thông số thẻ tín dụng, truyền bá, sử dụng trái phép thẻ tín dụng của người khác để mua hàng , mua dịch vụ trên mạng internet ngày càng lan rô ̣ng . Hê ̣ lu ̣y là ngày càng có nhiều website quốc tế từ chối tiếp nhận những giao dịch qua internet với IP có nguồn gốc từ Việt Nam20. Thứ bảy, chế tài hành chính đối với những hành vi vi phạm trong ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử chưa mang tính hệ thống. Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet; Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin; Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA của Bộ Công an đã đưa ra những mức phạt hành chính (chủ yếu là phạt tiền), tuy nhiên, vẫn cần một văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn, xác định rõ các hành vi vi phạm, các hình thức và mức phạt, cơ chế xử phạt, .v..v. Thứ tám, trong các văn bản pháp luật về tố tụng của nước ta đều chưa có quy định một cách rõ ràng về chứng cứ điện tử. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (Chương V - Chứng cứ) quy định chứng cứ được xác định bằng: - Vật chứng; - Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, nguời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị cáo; - Kết luận giám định; - Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (Chương VII - Chứng minh và chứng cứ), Nghị quyết số 04/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh và chứng cứ” đều xác định chứng cứ được thu thập từ những nguồn 20 http://www.vinacomm.com.vn/vi-vn/Tin-tuc/Tin-thuong-mai-dien-tu/2005/7/927.vip 44 như: “tài liệu nghe được, đọc được hoặc nhìn được; vật chứng …”. Các tài liệu đó có thể là bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc có xác nhận bằng văn bản về việc ghi hình, ghi âm chứng cứ đó. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật nói trên đều chưa xác định cụ thể các hình thức chứng cứ ở dạng điện tử cũng như việc thu thập, bảo quản và đánh giá chứng cứ từ các nguồn điện tử. Hơn nữa, quy định tại Điều 14 của Luật giao dịch điện tử về giá trị làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu vẫn chỉ dừng lại ở nguyên tắc chung nhất. Nó sẽ khó đi vào cuộc sống và sẽ tạo ra không ít khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tố tụng. Do đó, vấn đề này cần phải được cụ thể hóa hơn nữa, nhất là những thuộc tính để một thông điệp dữ liệu được coi là chứng cứ. 2.2.3. Những nguyên nhân cơ bản Những vấn đề tồn tại về mặt thể chế trên đây có thể do nhiều nguyên nhân cụ thể khác nhau về khách quan cũng như chủ quan. Dưới đây xin nêu lên một số nguyên nhân cơ bản như sau: Một là, thương mại điện tử là vấn đề khá phức tạp, có sự kết hợp cả ba yếu tố kinh tế, pháp lý và công nghệ. Hơn thế, đây lại là vấn đề khá mới mẻ mà chúng ta chưa có kinh nghiệm thực tiễn cũng như kinh nghiệm lập pháp. Do đó, hoạt động xây dựng pháp luật cho lĩnh vực này cũng gặp không ít khó khăn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm của các nước. Hai là, thương mại điện tử là vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Ngoài các quy định điều chỉnh trực tiếp về giao dịch điện tử, thương mại điện tử, lĩnh vực này còn đòi hỏi phải có sự đồng bộ của các lĩnh vực pháp luật khác như dân sự, thương mại, sở hữu trí tuệ, hình sự, hành chính, tài chính, ngân hàng, quyền lợi người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp … Vì thế, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng các yêu cầu phát triển thương mại điện tử là một nhiệm vụ khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành khác nhau. 45 Ba là, về cơ bản vẫn chưa làm rõ những nội dung pháp lý của ủy quyền lập pháp. Khi giao trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật, pháp lệnh cho Chính phủ, Quốc hội vẫn thường quy định chung chung là “Chính phủ chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành vấn đề này” mà chưa làm rõ các vấn đề như: nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, đối tượng được ủy quyền, mục đích của ủy quyền … Điều này dẫn đến tình trạng văn bản hướng dẫn thi hành không phù hợp với các yêu cầu của Luật về nội dung và phạm vi điều chỉnh mà Nghị định 57 hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử là một ví dụ. Bốn là, việc xây dựng, trình các dự án luật và ban hành các Nghị định hướng dẫn dường như chưa bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của Chính phủ, chưa phải là ưu tiên của Chính phủ. Tổ chức bộ máy của chúng ta vẫn chưa tách bạch được giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ. Vì thế, các cơ quan của Chính phủ vẫn dành ưu tiên của họ cho công việc quản lý hành chính nhiều hơn và nghiên cứu và đề xuất chính sách lập pháp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính làm cho tốc độ triển khai soạn thảo các dự án luật và ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật còn chậm. Năm là, thương mại điện tử chưa thực sự được quan tâm và chưa trở thành một tiêu chí quan trọng trong việc soạn thảo, thẩm tra và xem xét các dự án luật có liên quan trong thời gian gần đây. Minh chứng là các văn bản mặc dù mới được ban hành như Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật sở hữu trí tuệ nhưng các quy định của các văn bản này về thương mại điện tử còn chung chung, chưa phù hợp và cần phải được sửa đổi, bổ sung như đã phân tích ở phần thực trạng. Sáu là, chưa áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong hoạt động lập pháp để có thể cùng lúc sửa đổi, bổ sung nhiều quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện pháp luật ở một lĩnh vực nhất định. Do đó, việc sửa đổi một số quy định trong một văn bản 46 luật ở nước ta cũng mất rất nhiều thời gian, từ việc đưa vào Chương trình lập pháp, thành lập Ban soạn thảo, soạn thảo, trình, thẩm tra, xem xét thông qua … Và nhiều trường hợp khó có thể sửa đổi, bổ sung những luật, pháp lệnh mới được ban hành mà có những vấn đề bất cập, ảnh hưởng không nhỏ tới tính đồng bộ và phù hợp của pháp luật. Bảy là, thói quen “giấy trắng mực đen”, tâm lý e ngại đối với thương mại điện tử và trình độ phát triển của công nghệ thông tin nói chung cũng tác động không nhỏ tới việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về thương mại điện tử. Một cuộc điều tra mới đây của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam với 2.233 doanh nghiệp thuộc 5 thành phố lớn là TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ cho kết quả: chỉ có 2,7% số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, mặc dù tỷ lệ kết nối Internet lên đến 91%. Giải thích cho con số 97,3% nói “không” với TMĐT, ông Trần Đình Toản, Trưởng phòng thương mại điện tử và thông tin thuộc Viện Tin học doanh nghiệp cho rằng ngoài lý do năng lực trong lĩnh vực CNTT còn thấp, sử dụng CNTT chưa nhiều, hai nguyên nhân chính để doanh nghiệp không tham gia TMĐT đó là nhận thức về lĩnh vực này còn thấp và tâm lý e ngại với yếu tố rủi ro21. 2.3. Kinh nghiệm của các nước về xây dựng khung pháp luật cho thương mại điện tử 2.3.1. Tình hình ban hành văn bản pháp luật liên quan đến TMĐT Tuy tên gọi của văn bản có thể khác nhau, nhưng nhìn chung các quốc gia đều ban hành Luật điều chỉnh về thương mại điện tử. Chúng ta có thể nghiên cứu tình hình ban hành văn bản pháp luật của các nước điều chỉnh trực tiếp về thương mại điện tử qua Bảng thống kê sau: Stt Tên nƣớc 21 Tên văn bản pháp luật Loại Năm http://www.vnn.vn/kinhte/chinhsach/2006/03/555366/ 47 văn ban bản hành A. CHÂU MỸ 1 Argentina Luật Chữ ký số Luật 2002 2 Canada22 - Luật giao dịch điện tử Luật 2001 - Luật thương mại điện tử thống nhất Luật 1999 (UECA) - Luật chứng cứ điện tử thống nhất Luật 1999 3 Columbia Luật thương mại điện tử Luật 1999 4 Hoa Kỳ23 Luật giao dịch điện tử thống nhất Luật 1999 Luật giao dịch thông tin máy tính thống Luật 1999 Luật 2000 Luật 2000 nhất (UCITA) Luật chữ ký điện tử trong thương mại toàn cầu và quốc gia 5 Peru Luật chữ ký số B. CHÂU ÂU 6 Anh Luật truyền thông điện tử Luật 2000 7 Áo Luật chữ ký điện tử Luật 2000 8 Bỉ Luật về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng Luật 2001 Luật 2000 thực 9 Đan Mạch Luật về chữ ký số 22 Mỗi bang tự ban hành những đạo luật riêng. Nhiều tỉnh dựa vào luật mẫu UETA của Mỹ 23 Mỗi bang tự ban hành một luật riêng 48 10 Đức Pháp lệnh chữ ký số Pháp 1997 lệnh Luật thương mại điện tử Luật 2001 11 Hà Lan Luật chữ ký điện tử Luật 2000 12 Pháp Luật về chữ ký điện tử Luật 2000 13 Thụy Điển Luật chữ ký điện tử Luật 2001 Luật công nghệ thông tin Luật 2000 Luật thương mại điện tử Luật 1998 Luật chữ ký điện tử Luật 1999 Luật cơ bản về thương mại điện tử Luật 1999 16 Malaysia Luật chữ ký số Luật 1997 17 Nhật Bản Luật chữ ký điện tử và dịch vụ chứng Luật 2001 C. CHÂU Á 14 Ấn Độ 15 Hàn Quốc thực 18 Singapo Luật giao dịch điện tử Luật 1998 19 Myanmar Luật giao dịch điện tử Luật 2004 20 Brunei Pháp lệnh giao dịch điện tử Pháp 2000 lệnh 21 Hong Kong Pháp lệnh giao dịch điện tử Pháp 2000 lệnh 22 Thái Lan Luật giao dịch điện tử Luật 2001 23 Trung Quốc Luật hợp đồng thống nhất Luật 1999 49 Luật về chữ ký điện tử24 Luật D. CHÂU ÚC 24 Australia Luật giao dịch điện tử Luật 1999 25 New Zealand Luật giao dịch điện tử Luật 2002 Nguồn: Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Về phạm vi điều chỉnh, đa số các nước đều ban hành một luật điều chỉnh bao trùm cả giao dịch điện tử, thương mại điện tử, chữ ký điện tử. Luật đó thường được gọi tên là Luật giao dịch điện tử hoặc Luật thương mại điện tử. Tuy nhiên, có một số nước ban hành Luật về chữ ký điện tử hoặc chữ ký số bên cạnh luật về giao dịch điện tử hoặc luật về thương mại điện tử. Cũng có nước như Thái Lan lúc đầu ban hành Luật giao dịch điện tử và chữ ký điện tử riêng rẽ, nhưng đến tháng 4 năm 2002 đã hợp nhất thành một luật thống nhất là Luật giao dịch điện tử. 2.3.2. Nội dung cơ bản trong pháp luật về thương mại điện tử của các nước 2.3.2.1. Về thông điệp dữ liệu Đây là vấn đề cơ bản nhất của luật tất cả các nước. Nội dung chủ yếu của vấn đề này là công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Thông tin trong thông điệp dữ liệu không thể bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó tồn tại dưới dạng một thông điệp dữ liệu. Hình thức tồn tại của thông điệp dữ liệu có thể là dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax … Pháp luật của các nước cũng quy định thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản, có giá trị làm chứng cứ; có giá trị làm bản gốc và lưu giữ thông điệp dữ liệu. 24 Dự luật này đang trong quá trình soạn thảo 50 Ngoài ra, những nội dung khác của thông điệp dữ liệu còn có trách nhiệm pháp lý của người gửi và người nhận thông điệp dữ liệu, thời gian và địa điểm gửi, nhận thông điệp dữ liệu; gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu v.v. 2.3.2.2. Chữ ký điện tử và chứng thực điện tử Về vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều cách tiếp cận khác nhau, song phổ biến là các cách tiếp cận sau: a) Phụ thuộc công nghệ: chỉ chấp nhận cơ chế chứng thực dựa trên chữ ký số là công nghệ đã trưởng thành, được khẳng định và phổ biến nhất hiện nay. Các nước đi theo cách tiếp cận này: Argentina, Germany, Italy và Malaysia. b) Trung lập công nghệ: chủ yếu tập trung vào các chức năng liên quan mà chữ ký phải đảm nhiệm trong giao dịch và cách thức mà các chức năng này có thể chuyển sang các ứng dụng kỹ thuật. Phần lớn các dự án luật gần đây đều theo cách tiếp cận này, điển hình là Luật mẫu về TMĐT của UNCITRAL, các luật của Mỹ, Canada. c) Hai lớp (two-tier) hoặc hai nhánh (two-prong): tại lớp thứ nhất, chấp nhận tất cả các cơ chế chứng thực điện tử trên cơ sở trung lập về công nghệ. Tại lớp thứ 2, công nhận các công nghệ đã được khẳng định. Các nước theo cách tiếp cận này gồm có: Singapore, EU, UNCITRAL (Luật mẫu về chữ ký điện tử). Ngoài ra, cũng tương tự như trong cuộc sống thực tồn tại nhiều loại chữ ký với các mức độ tin cậy khác nhau (chữ ký thuần túy, chữ ký có đóng dấu, chữ ký có công chứng v.v.), trong thế giới ảo (trong thương mại điện tử) cũng tồn tại nhiều loại chữ ký với các mức độ tin cậy khác nhau (chữ ký điện tử thông thường, chữ ký điện tử an toàn v.v..) và việc sử dụng loại chữ ký điện tử nào trong giao dịch là hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia giao dịch. 51 Trong các nước ASEAN, một số nước áp dụng cách tiếp cận phụ thuộc công nghệ (Ví dụ: Malaysia), một số khác áp dụng cách tiếp cận 2 lớp (Ví dụ: Singapore). Phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử của các nước được xây dựng dựa một phần vào Luật mẫu về TMĐT và Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRAL. Tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt trong các vấn đề sau: Loại chữ ký điện tử được công nhận: chữ ký điện tử đơn giản (simple e-signature), chữ ký số và chữ ký điện tử an toàn (secure e-signature). Loại giao dịch thương mại điện tử được thực hiện, chính xác hơn là loại giao dịch không được dùng điện tử. Cách thức quản lý các tổ chức chứng thực (CA) bao gồm: tự do, phải đăng ký hoặc xin phép v.v. Các nước đưa chữ ký số vào trong luật liên quan đến GDĐT hoặc TMĐT gồm: Đức, Italy, Malaysia, Hàn Quốc, Đan mạch, Ấn Độ, một số bang của Mỹ, Nhật Bản. Các nước chỉ đề cập đến chữ ký điện tử: Anh, Canada, một số bang của Mỹ, Singapore (coi chữ ký số là chữ ký điện tử an toàn). Có nước chỉ dùng cách đề cập của luật mẫu: không đề cập chữ ký cụ thể, kể cả chữ ký điện tử: Australia Các vấn đề còn gây nhiều tranh luận đối với chữ ký điện tử và chứng thực điện tử: a) Có sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động chứng thực hay áp dụng cơ chế tự điều chỉnh? Sự cân bằng hợp lý giữa 2 xu thế này là: tự quản (self-regulation) cộng với sự quản lý của nhà nước (goverment regulation) hay còn gọi là cùng quản (co-regulation). 52 b) Sự mâu thuẫn giữa mục tiêu trung lập về mặt công nghệ và mục tiêu quy định rõ ràng các hệ quả pháp lý đối với hệ thống chứng thực. c) Sự khác biệt về hệ thống pháp luật và truyền thống văn hóa giữa các nước. Tính toàn cầu của Internet đòi hỏi các quy định pháp lý phải có tính quốc tế. Chữ ký số là một loại chữ ký điện tử và là công nghệ bảo mật hoàn thiện nhất hiện nay về mặt công nghệ, cho phép chứng thực đối tượng, đảm bảo tính toàn vẹn và bí mật của dữ liệu, đảm bảo tính không chối bỏ được của các giao dịch điện tử trong môi trường mạng rộng mở như hiện nay. Vì vậy, khi xây dựng các văn bản pháp luật về chữ ký điện tử, các vấn đề sau cần được quan tâm xem xét: - Sự trung lập về mặt công nghệ đối với chữ ký điện tử. - Đối tượng điều chỉnh là chữ ký điện tử hay chữ ký số. - Phân biệt các loại chữ ký điện tử khác nhau. Ví dụ như: chữ ký điện tử an toàn và chữ ký điện tử không an toàn. Tổ chức chứng thực và quản lý các tổ chức chứng thực: tự do, có đăng ký hay bắt buộc phải có giấy phép. Ví dụ: Vai trò CA công cộng của Hồng Công được giao cho cơ quan BCVT, nhưng vẫn có thể có các CA khác, thậm chí không cần đăng ký hoặc giấy phép của chính phủ, nhưng sự đảm bảo của các CA này không được đánh giá cao. 2.3.2.3. Về trách nhiệm của Cơ quan chứng thực đã được cấp phép hoạt động Trong giao dịch thương mại điện tử, bên cạnh các chủ thể tham gia giống như giao dịch thương mại truyền thống còn có thêm một bên thứ ba là các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực … các cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của một giao dịch thương 53 mại điện tử vì họ chính là người chuyển, lưu giữ các dữ liệu đồng thời xác nhận độ tin cậy và chính xác của chính những dữ liệu được gửi đi. Pháp luật của một số nước cũng đã đề cập đến vấn đề này và dần hình thành nên nguyên tắc chung cho việc phân bổ trách nhiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ loại này. Điều 45 Luật giao dịch điện tử của Singapore (1998), Lệnh giao dịch điện tử của Brunei (2000) và Luật thương mại điện tử của Malaysia cùng quy định: Trừ phi từ bỏ việc áp dụng Điều này, Cơ quan chứng nhận cấp phép: (a) sẽ không phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại vì tin vào chữ ký số hoá giả, nếu nó tuân theo các quy định của Luật này; (b) sẽ không phải chịu trách nhiệm vượt quá phần được cụ thể trong Chứng nhận đối với: - thiệt hại do tin vào miêu tả sai trong Chứng nhận về một sự việc mà cơ quan chứng nhận được cấp phép bị đòi hỏi phải xác định; hoặc - việc không tuân theo các Điều 29 và 30 khi cấp chứng nhận. Tuy nhiên, pháp luật của một số nước như Thái Lan, Philipine lại không đề cập đến vấn đề này trong Luật về CKĐT của họ. 2.3.2.4. Hợp đồng điện tử Trong lĩnh vực hợp đồng điện tử, có ba vấn đề thường được đề cập đến trong các văn bản pháp lý: (i) Giá trị pháp lý của bản ghi điện tử (thông điệp dữ liệu, hồ sơ điện tử) chữ ký điện tử và truyền thông điện tử; (ii) Quá trình hình thành hợp đồng điện tử; (iii) Tránh sự giả mạo. Căn cứ trên tiêu chí về sự tồn tại và quy mô của văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng điện tử, có thể chia các nước trên thế giới thành 3 nhóm sau: 54 - Nhóm 1, bao gồm các nước có hệ thống pháp luật điều chỉnh mọi vấn đề nêu ở trên. Luật pháp của các nước thuộc nhóm này bao quát toàn bộ các vấn đề liên quan đến hợp đồng điện tử. Điển hình cho nhóm này là Mỹ và Canada với các bộ luật thống nhất về GDĐT (UETA) ở Mỹ và TMĐT (UECA) ở Canada. - Nhóm 2, bao gồm các nước có hệ thống pháp luật đề cập đến một phần các vấn đề nêu ở trên, chủ yếu đề cập đến chữ ký điện tử. Nhóm này chủ yếu bao gồm các nước châu Âu như: Đức, Italy, Áo, Nga v.v... - Nhóm 3, bao gồm các nước mới chỉ có các dự thảo pháp luật đề cập đến các vấn đề trên. Nhóm này có đại diện từ nhiều châu lục như: Malaysia, Đan mạch, Mehico v.v. Ngoài ra, trong luật về thương mại điện tử của các nước, hợp đồng điện tử có thể được đề cập đến một cách trực tiếp (có các điều hoặc chương riêng về hợp đồng điện tử) hoặc gián tiếp (không có các điều hoặc chương riêng). Nếu theo cách thứ 2, thì trong phần quy định về thông điệp dữ liệu, sẽ có các điều quy định chi tiết về thời gian, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu. Cùng liên quan đến hợp đồng điện tử còn có các vấn đề sau: - Vấn đề bản gốc: văn bản (hợp đồng) không bị thay đổi kể từ khi tạo ra và gửi đi. - Vấn đề bản sao: chỉ cần gửi cho người nhận 01 bản, còn người nhận muốn tạo bao nhiêu bản sao là tùy. Trong trường hợp giao kết hợp đồng bằng phương pháp truyền thống, thường các bên bao giờ cũng có một điều khoản hoặc một câu quy định số lượng văn bản hợp đồng mà các bên được quyền nhận, lưu giữ. - Các vấn đề liên quan trực tiếp đến cách thức chuyển giao, nội dung của hợp đồng. 55 - Vấn đề “Liệu việc gửi đi vài tín hiệu điện tử có thể coi là thể hiện rõ ý định chấp nhận hợp đồng?” - Vấn đề về địa điểm gửi và nhận: ý tưởng chung là dùng địa chỉ kinh doanh của người gửi và người nhận. - Vấn đề về địa điểm kinh doanh cố định để thu hoặc nộp thuế. - Vấn đề về thời gian gửi: thời điểm thông điệp dữ liệu được coi là đã gửi là thời điểm khi thông điệp dữ liệu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người gửi. - Vấn đề về thời gian nhận: thời điểm thông điệp dữ liệu đi vào hệ thống thông tin thuộc tầm kiểm soát của người nhận được coi là thời gian nhận. Thời gian của Hợp đồng phải được quy định không ngược lại với các quy định của các luật như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật hợp đồng tín dụng… - Vấn đề hệ thống máy tính tự động (Automated computer system): khi giao dịch hoặc hợp đồng được hình thành hoặc xử lý tự động bởi hệ thống máy tính. - Vấn đề lưu trữ và in hợp đồng được ký thông qua giao dịch điện tử. 2.3.2.5. Các trường hợp loại trừ Luật GDĐT thống nhất của Mỹ quan niệm rằng luật này không áp dụng cho mọi loại văn bản và chữ ký mà chỉ áp dụng cho các bản ghi và chữ ký điện tử liên quan đến các giao dịch giữa con người với nhau, liên quan đến các hoạt động kinh doanh, thương mại. Luật này không áp dụng cho mọi giao dịch liên quan đến bất động sản. Trong luật này cũng có một điều (Điều 5) quy định rõ ràng rằng Luật này chỉ áp dụng đối với các bên đồng ý giao dịch với nhau bằng các phương tiện điện tử. 56 Luật giao dịch điện tử của Singapore (1998) tại Điều 4 quy định Phần II và IV (bản ghi điện tử, chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử) không áp dụng cho các trường hợp sau: - Liên quan tới chúc thư; - Liên quan tới chứng khoán; - Liên quan tới giao kèo, tuyên bố uỷ quyền hoặc quyền uỷ nhiệm của Luật sư ngoại trừ các uỷ quyền hình thành và tạo kết quả khác; - Hợp đồng mua bán hoặc định đoạt tài sàn cố định và các lợi ích liên quan; - Sang tên bất động sản hoặc chuyển giao các lợi ích liên quan; - Tài liệu về quyền sở hữu tài sản. Lệnh giao dịch điện tử của Brunei (2000) tại Điều 4 quy định không áp dụng Phần II và IV của Lệnh này cho các trường hợp sau: - Liên quan tới chúc thư; - Liên quan tới chứng khoán; - Liên quan tới giao kèo, tuyên bố uỷ quyền hoặc quyền uỷ nhiệm của Luật sư ngoại trừ các uỷ quyền hình thành và tạo kết quả khác; - Hợp đồng mua bán hoặc định đoạt tài sàn cố định và các lợi ích liên quan; - Sang tên bất động sản hoặc chuyển giao các lợi ích liên quan; - Tài liệu về quyền sở hữu tài sản. 2.3.2.6. Vấn đề sử dụng thương mại điện tử trong các cơ quan nhà nước Ở đây có 2 vấn đề cần làm rõ : (i) Các cơ quan nhà nước được hiểu là bao gồm cả các hệ thống lập pháp, tư pháp và hành pháp chứ không chỉ riêng 57 có hệ thống hành pháp (các cơ quan quản lý nhà nước); (ii) trong giao dịch thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức, các nhân bên ngoài, không thể áp dụng nguyên tắc cùng thỏa thuận mà thường có một bên (cơ quan nhà nước trực tiếp quan hệ với doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao hơn) có quyền áp đặt việc dùng hay không dùng thương mại điện tử. Vì vậy trong luật về thương mại điện tử bao giờ cơ quan nhà nước cũng được dành quyền chủ động trong giao dịch với các tổ chức, các nhân bên ngoài. Sở dĩ có qui định như vậy là vì cơ quan nhà nước thường phải tiếp nhận một khối lượng rất lớn thông tin từ rất nhiều tổ chức, cá nhân bên ngoài mà nếu không có quy định chặt chẽ thị phần nhiều trong số đó sẽ không tuân theo một quy trình thống nhất cả về hình thức cũng như nội dung, do đó sẽ gây khó khăn rất lớn cho các cơ quan nhà nước trong việc xử lý các giao dịch này. Vì vậy, quy định như ở trên chính là để tránh cho các cơ quan nhà nước bị quá tải trong việc xử lý giao dịch với các tổ chức, cá nhân bên ngoài. 2.3.2.7. Vấn đề an toàn, bảo mật thông tin Theo luật về thương mại điện tử của các nước, các yêu cầu cơ bản sau về an toàn, bảo mật thông tin phải được đảm bảo: - Tính bí mật (Confidentiality): tất cả các giao dịch giữa các bên tham gia giao dịch chỉ giới hạn trong các bên đó. Thậm chí nếu thông tin giao dịch bị nghe trộm thì cũng không thể hiểu được. - Khả năng chứng thực (Authentication): cả 2 bên trong giao dịch phải được đảm bảo rằng họ đang giao dịch với đối tác mà họ mong muốn. Nói cách khác, nhân thân (ID) của người gửi và người nhận phải không bị đánh tráo. - Sự toàn vẹn của dữ liệu (Data Integrity): Dữ liệu phải không bị thay đổi trong quá trình truyền. Nếu có thay đổi, sự thay đổi đó phải bị phát hiện và loại bỏ. Điều này cũng áp dụng cho cả dữ liệu được lưu giữ. 58 - Tính không chối bỏ được (Non-repudiation): Không bên nào có thể chối bỏ sự tham gia của mình trong giao dịch. 2.3.2.8. Vấn đề vi phạm và xử lý vi phạm Các vi phạm được đề cập đến thường liên quan đến những lĩnh vực sau: gian lận, giả mạo trong giao dịch; truy cập thông tin trái phép; cản trở hoặc phá hoại hệ thống thông tin của người khác v.v. Một số nước còn quy định rất cụ thể và chi tiết mức phạt cho các vi phạm và thiết lập cả hệ thống tòa án đễ xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, ví dụ như ấn Độ. Cũng tương tự như trong thế giới thực, việc hạn chế, ngăn chặn và xử lý các tội phạm máy tính cũng gặp phải rất nhiều thách thức, mà điển hình là: các thách thức về công nghệ, các thách thức về pháp lý và các thách thức về nguồn lực. 2.3.2.9. Vấn đề chứng cứ điện tử Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng trong khung pháp luật về thương mại điện tử của các nước là chứng cứ điện tử trong các hoạt động tố tụng. Đại đa số các quy định về chứng cứ đều coi các tài liệu in trên giấy là hình thức mang tin đương nhiên. Khi các tài liệu điện tử bắt đầu được phép sử dụng làm chứng cứ trong tố tụng, các toà án rất lúng túng trong việc áp dụng các quy định hiện hành về chứng cứ. Điều này dẫn tới việc áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các toà án. Canada đã sửa đổi Luật về Chứng cứ trên 3 khía cạnh chính để có thể áp dụng đối với các tài liệu điện tử như sau: - Làm rõ cách thức các toà án có thể đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu điện tử được sử dụng như chứng cứ; - Hỗ trợ các toà án nhận biết chữ ký điện tử và cách thức sử dụng chúng trong các tài liệu điện tử; 59 - Công nhận các văn bản pháp luật được công bố dưới dạng điện tử có giá trị tương đương với văn bản được công bố dưới dạng in trên giấy; Hầu hết, các hệ thống pháp luật đều có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn và điều kiện để toà án chấp nhận giá trị chứng cứ của một bằng chứng nào đó được trình ra trước toà. Mỗi nước lại cũng có các quy định về giao kết và hiệu lực pháp lý của giao kết hợp đồng. Điều quan trọng là các nước cần rà soát lại các quy định về chứng cứ để khẳng định rằng mỗi bên tham gia hệ thống xác nhận điện tử khép kín đều có cơ hội chứng minh trước toà rằng hệ thống của họ đã thiết lập thoả thuận có giá trị pháp lý. Nếu không, thậm chí ngay cả trong trường hợp hệ thống này là hợp pháp theo quy định của pháp luật hợp đồng nói chung, thì việc chấp nhận sử dụng các hệ thống đó làm bằng chứng đã bị chặn đứng ngay từ bên ngoài toà án. 60 Chƣơng 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT NHẰM PHÁT TRIỂN TMĐT Ở NƢỚC TA 3.1. Các nguyên tắc cơ bản Việc xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở nước ta phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản như sau: a) Tiến hành song song giữa việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại với việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề cụ thể liên quan đến thương mại điện tử. Kết hợp cụ thể hóa và đồng bộ hóa để đảm bảo sự thống nhất, tương thích giữa các quy định pháp luật về thương mại điện tử. b) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thương mại điện tử theo chuẩn mực chung của thế giới. Việt Nam chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới. Hơn thế, Việt Nam chúng ta đã ký kết và tham gia nhiều Điều ước quốc tế song phương và đa phương về thương mại điện tử. Chính vì thế, việc xây dựng khung pháp luật về thương mại điện tử không chỉ phục vụ cho hoạt động thương mại trong nước mà lập pháp còn đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Để làm được điều đó thì tính tương thích của các quy định pháp luật Việt Nam và các quy định, các chuẩn mực của WTO và các văn bản pháp lý quốc tế khác phải được đảm bảo xuyên suốt trong hoạt động lập pháp nhằm phát triển thương mại điện tử ở nước ta. c) Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để ngăn ngừa, hạn chế các rủi ro nhưng tránh sự bó buộc, không phát huy những ưu thế vốn có của các giao dịch điện tử. Những yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước phải có những quy định phù hợp và không cản trở sự đổi mới, nhưng cũng không tạo nên sự khác biệt lớn với thương mại truyền thống. Mục đích là tránh sự cứng nhắc trong khung pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử, cũng như tránh việc người sử dụng phải tuân thủ quá nhiều thủ tục 61 phiền hà. Sự đòi hỏi quá cao trong quản lý sẽ làm cho các doanh nghiệp mất lợi thế trong các giao dịch quốc tế, cũng như ngăn cản việc tiếp cận các cơ hội của thương mại điện tử25. Yêu cầu được đặt ra ở đây là Nhà nước cần xây dựng được một môi trường pháp lý linh hoạt và rõ ràng, vừa đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nhà nước, đồng thời đảm bảo tính thông thoáng để khai thác tối đa các ưu điểm mà thương mại điện tử có thể mang lại cho chúng ta. d) Hoàn thiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử cần tính đến những đặc điểm về văn hóa, tâm lý, thói quen, sự sẵn sàng về thương mại điện tử và trình độ phát triển của công nghệ ở nước ta. 3.2. Các nhóm giải pháp 3.2.1. Nhóm giải pháp về ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định về Thương mại điện tử Luật giao dịch điện tử đóng vai trò là một luật khung, vì vậy không thể quy định những vấn đề cụ thể, chi tiết hoặc về thủ tục, trình tự tiế n hành các hoạt động. Với mục đích cụ thể hóa Luật giao dịch điện tử, Luâ ̣t thương ma ̣i trong hoạt động thương mại điện tử, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử cần sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của văn bản , không chỉ giới hạn trong các vấn đề về sử dụng chứng từ điện tử, quản lý nhà nước về thương mại điện tử hay vi phạm và xử lý vi phạm. Nghị định này cần quy định thêm về giao kết hợp đồng điện tử bao gồm các vấn đề trong đó như trình tự thủ tục thương lượng và ký kết, địa điểm ký kết, thời điểm ký kết hợp đồng, các loại hợp đồng, thỏa thuận về hình thức giao kết hợp đồng, … Ngoài ra, các loại hình hoạt động thương mại 25 Xem phần Các thách thức - Khuyến nghị của BSA (Liên minh phần mềm kinh doanh) 62 điện tử mà gần đây phát triển rất nhanh chóng như Website bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, đấu thầu, đấu giá trực tuyến cũng là những vấn đề rất quan trọng mà Nghị định cần bổ sung. Thứ hai, sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính. Trước hế t , Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính cần đươ ̣c đẩy nhanh việc soạn thảo và trình Chính phủ ban hành để giải quyết những vướng mắc hiện nay về tài chính điện tử. Về p hạm vi điều chỉnh, Nghị định này có thể bao gồm các giao dịch điện tử trong nội bộ ngành tài chính, giữa các cơ quan tài chính với các cơ quan, tổ chức và cá nhân bên ngoài, giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân bên ngoài với nhau. Cụ thể là bao gồm các hoạt động chính là: - Hoạt động trong lĩnh vực hải quan điện tử; - Hoạt động trong lĩnh vực thuế điện tử; - Hoạt động thanh toán điện tử qua kho bạc; - Hoạt động giao dịch chứng khoán điện tử; - Hoạt động trao đổi thông tin tài chính, kế toán, văn bản hàng chính .. Về các nô ̣i dung cu ̣ thể , ngoài những vấn đề như thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, quản lý nhà nước về tài chiń h điê ̣n tử , đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, … Nghị định này cần tập trung quy định rõ về chứng từ kế toán điện tử. Cụ thể là giá trị pháp lý của chứng từ kế toán điện tử, ký chứng từ kế toán điện tử, chuyển đổi chứng từ kế toán điện tử, niêm phong, tạm giữ, tịch thu, lưu trữ chứng từ kế toán điện tử … Một vấn đề quan trọng là, trong khi chưa đạt được sự thỏa thuận chính thức về hàng hóa số hóa là hàng hóa hay dịch vụ, các nước thành viên WTO đã tuyên bố không thu thuế đối với những nội dung được truyền tải thông qua 63 các phương tiện điện tử. Mặc dù tuyên bố này là không bắt buộc nhưng cho đến nay, chưa có quốc gia thành viên nào thu thuế đối với những nội dung truyền tải bằng phương tiện điện tử. Hầu hết các nước đã ký vào Tuyên bố tạm thời chưa áp thuế, tuy nhiên, các nước này lại không sẵn sàng phê chuẩn vĩnh viễn việc miễn thuế. Như vậy, việc có tiếp tục duy trì không áp dụng thuế quan đối với các truyền tải điện tử vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải đối với các nước thành viên WTO. Do đó, khi ban hành Nghị định về thương mại điện tử trong lĩnh vực tài chính thì một mặt, cần đảm bảo sự tương thích với quy định của WTO, mặt khác, cũng cần quy định một cách linh hoạt vì vấn đề này trong Tuyên bố chung của các nước thành viên vẫn chỉ mang tính tạm thời. Thứ ba, ban hành Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng. Nghị định hướng dẫn Luật giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần sớm được ban hành để không chỉ phục vụ việc thanh toán điện tử giữa các ngân hàng với nhau như quy định hiện hành mà còn phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể khác có tham gia hoạt động thương mại điện tử. Các giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng luôn luôn tiề m ẩ n độ rủi ro cao, chính vì thế, giao dich ̣ điê ̣n tử trong liñ h vực ngân hàng la ̣i cầ n quy đinh ̣ mô ̣t cách chặt chẽ . Các nội dung quan trọng cần tập trung quy định trong Nghị định này bao gồm: - Chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng; - Chứng thực và quản lý chứng thực điện tử trong hoạt động ngân hàng; - Nguyên tắc và các loại hình giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; - Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng; - Hợp đồng điện tử trong hoạt động ngân hàng; 64 - An ninh, an toàn và bảo mật; - Trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch điện tử trong ngân hàng. Khi quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần tính đến cam kết của chúng ta trong Hiệp định khung E – ASEAN về tạo thuận lợi cho các giao dịch, thanh toán bằng phương tiện điện tử an toàn trong khu vực thông qua các cơ chế cụ thể như Cổng thanh toán điện tử. Thứ tư, ban hành Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực điện tử Trên thực tế, dự thảo Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được soạn thảo từ khá lâu. Ban đầu, Nghị định này được xây dựng như một Nghị định độc lập để đáp ứng nhu cấu cấp thiết trong viê ̣c sử dụng chữ ký số. Sau khi Quốc hội ban hành Luật giao dịch điện tử, Nghị định này được xác định lại vai trò là văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử. Do đó , theo chúng tôi, Nghị định này cần bám sát các quy định của Luật giao dịch điện tử để xác định phạm vi điều chỉnh của mình. Trong Luật giao dịch điện tử (Chương III về chữ ký điện tử và chứng thực điện tử) có rất nhiều quy định ủy quyền lập pháp. Chúng tôi có thể liệt kê ra đây một số quy định: - Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức (Khoản 3, Điều 24); - Chính phủ quy định cụ thể về việc thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài (Khoản 2, Điều 27); - Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, tổ chức, đăng ký kinh doanh, hoạt động và việc công nhận lẫn nhau của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Khoản 4, Điều 30); - Chính phủ quy định chi tiết các quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Khoản 2, Điều 31); 65 - Chính phủ quy định cụ thể về các nội dung sau đây (Khoản 2, Điều 32): a) Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; b) Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử; c) Nội dung và hình thức của chứng thư điện tử; d) Thủ tục cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi và thu hồi chứng thư điện tử; đ) Chế độ lưu trữ và công khai các thông tin liên quan đến chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cấp; e) Điều kiện, thủ tục để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài có thể được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tại Việt Nam; g) Các nội dung cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Rõ ràng là tất cả các quy định ủy quyền của Luật giao dịch điện tử đều khẳng định việc quy định chi tiết về “chữ ký điện tử” và “chứng thực điện tử” chứ không phải là chữ ký số và chứng thực chữ ký số. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử26. Do đó, một mặt, dự thảo Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cần xác định lại và mở rộng phạm vi điều chỉnh của văn bản. Mặt khác, bám sát các nội dung đã được ủy quyền trong Luật giao dịch điện tử như đã được liệt kê ở trên để cụ thể hóa. Tuy nhiên, chữ ký số là một trong những loại chữ ký điện tử quan trọng nhất nên trong Nghị định cũng cần tập trung quy định rõ về vấn đề này. 26 Xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_k%C3%BD_s%E1%BB%91 66 3.2.2. Nhóm giải pháp về ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản điều chỉnh những vấn đề cụ thể có liên quan đến TMĐT Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung chế định tài sản của Bộ luật dân sự Để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ về tài sản của các tổ chức và cá nhân có các “tài sản ảo” cũng như những loại tài sản khác có thể hình thành trong môi trường điện tử, cần nghiên cứu để sửa đổi khái niệm về tài sản và những quy định cụ thể trong chế định về tài sản của Bộ luật dân sự 2005 theo hướng mở, trong đó có tính đến các loại tài sản đã và có thể hình thành trong tương lai. Có như vậy, pháp luật dân sự mới phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử vì suy cho cùng, tài sản và quyền sở hữu là gốc của các hoạt động kinh tế thương mại. Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung quy định về tài sản là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng giải quyết các tranh chấp về dân sự, thương mại có thể xảy ra trong quá trình tiến hành các giao dịch thương mại điện tử. Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ Tuy mới được ban hành nhưng Luật sở hữu trí tuệ cần có một số sửa đổi, bổ sung để khắc phục những hạn chế mà chúng tôi đã có dịp phân tích ở phần thực trạng. Cụ thể là sửa đổi Khoản 10, Điều 4 về khái niệm quyền sao chép theo hướng hẹp hơn cách hiểu hiện hành; đưa ra giới hạn về quyền đối với chương trình máy tính và quy định rõ về giới hạn quyền cho thuê chương trình máy tính cho phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs. Hiện tại, chỉ có một số ít quy định của Luật sở hữu trí tuệ có thể áp dụng vào lĩnh vực thương mại điện tử. Song, với tốc độ phát triển nhanh của lĩnh vực này, cần phải bổ sung các quy định cụ thể điều chỉnh về sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử hoặc trước mắt ban hành Nghị định của Chính phủ để giải quyết những bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng và thực thi pháp luật. Theo đó, cần chỉ rõ được những thuộc tính cơ bản của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gắn với thương mại điện tử như phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu nguồn… Đối với những vấn đề cụ thể như tên miền, 67 giao diện website, từ khóa sử dụng để tìm kiếm thông tin và các ứng dụng công nghệ thông tin khác thì cần phải được xác định cụ thể chúng thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nào để có cơ chế bảo hộ thích hợp. Thứ ba, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999 Bộ luật hình sự hiện hành cần được bổ sung các điều khoản để điều chỉnh nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau trong môi trường thương mại điện tử. Có thể nói, tội phạm trực tuyến là loại tội phạm có tốc độ phát triển nhanh và các hành vi, thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi, phức tạp. Tội phạm trực tuyến có thể bao gồm nhiều loại hành vi, từ việc không chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ, xâm phạm hệ thống máy tính để đánh cắp hoặc phá hủy dữ liệu, cho tới vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp bí quyết thương mại, bóp méo thông tin trực tuyến, rửa tiền quy mô quốc tế, đánh cắp nhân thân … Do đó, cần nghiên cứu để tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự hiện hành và dự liệu hết các hành vi phạm tội trong môi trường thương mại điện tử. Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về tố tụng Các văn bản pháp luật về tố tụng của nước ta mà quan trọng nhất là Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự cần sửa đổi chế định chứng cứ để phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ thương mại điện tử. Để có cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc phòng chống tội phạm cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, các văn bản nói trên cần phải ghi nhận thông điệp dữ liệu như là một loại nguồn quan trọng của chứng cứ. Từ đó, quy định rõ về các điều kiện để thông điệp dữ liệu được coi là chứng cứ, cách thức thu thập và bảo quản và đánh giá chứng cứ điện tử. Thứ năm, ban hành Bộ luật xử lý vi phạm hành chính Dự án Bộ luật xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội đưa vào Chương trình lập pháp năm 2006 (phần chương trình chuẩn bị). Song, trên 68 thực tế thì dự án này chưa được trình Quốc hội để xem xét, thông qua. Như vậy, dự án này sẽ có thể được xem xét, thông qua trong thời gian tới đây. Theo chúng tôi, để có cơ sở pháp lý xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, đảm bảo các giao dịch được diễn ra thuận lợi, lành mạnh thì trong Bộ luật này cũng cần nghiên cứu để thiết kế những quy định riêng cho xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử, bao gồm các loại hành vi vi phạm, các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các mức phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm này. 3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện Thứ nhất, tiến hành đánh giá việc thực hiện pháp luật về thương mại điện tử Để xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử thì việc đánh giá thực hiện những quy định hiện hành là rất có ý nghĩa. Tuy các quy định pháp luật về thương mại điện tử còn thiếu và bất cập, thương mại điện tử ở nước ta chưa có sự định hình, ổn định, song thông qua việc đánh giá thực hiện các quy định hiện hành, chúng ta sẽ nhận thức được những ưu điểm và những tồn tại của pháp luật, nhận thức được thực tế phát triển của thương mại điện tử của Việt Nam, nhận thức được mức độ điều chỉnh hợp lý của pháp luật đối với lĩnh vực này. Từ đó, sẽ có cơ sở thực tế hơn trong việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về thương mại điện tử. 69 Thứ hai, nghiên cứu và rà soát một cách tổng thể tất cả những văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử cần phải được ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung và nghiên cứu áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật27 Một trong những năng lực quan trọng của các Bộ là năng lực nghiên cứu và đề xuất chính sách. Do đó, để xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thương mại điện tử thì trước hết, Bộ thương mại với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử28 cần tham mưu và đề xuất với Chính phủ cho phép Bộ thương mại chủ trì và có sự phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan tiến hành nghiên cứu và rà soát lại hiện trạng điều chỉnh pháp luật về thương mại điện tử. Để tiến hành hoạt động rà soát và nghiên cứu tổng thể này, việc thành lập Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia pháp lý về tất cả các lĩnh vực có liên quan đến thương mại điện tử là hết sức quan trọng. Nhóm nghiên cứu này sẽ căn cứ vào những yêu cầu đòi hỏi về mặt pháp luật của việc phát triển thương mại điện tử, rà soát và đánh giá thực trạng của pháp luật nước ta trước những đòi hỏi pháp lý này, từ đó đề xuất việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành. Song, bên cạnh việc rà soát để chỉ ra những văn bản pháp luật mới cần được ban hành, những quy phạm pháp luật hiện hành đã bất cập, những văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung thì điều quan trọng hơn là Nhóm nghiên cứu liên ngành này phải đề xuất được các chính sách và giải pháp lập pháp cụ 27 Phần này có sử dụng các thông tin trong tài liệu Đổi mới quy trình lập pháp: đề xuất kỹ thuật một luật sửa nhiều luật của TS Ngô Đức Mạnh – Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội. 28 Xem Điều 6, Nghị định về thương mại điện tử số 57/2006/NĐ-CP 70 thể đối với từng văn bản và vấn đề pháp lý cụ thể. Những chính sách và giải pháp này sẽ là cơ sở quan trọng cho việc soạn thảo văn bản về sau. Cùng với việc nghiên cứu, rà soát tổng thể nói trên, cần nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật. Về mặt khái niệm, một luật sửa nhiều luật (omnibus law making) là cách thức mà cơ quan lập pháp vận dụng để tiến hành sửa đổi đồng thời, cả gói nhiều đạo luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ của các quy phạm ở các đạo luật đó về một loại chủ đề/lĩnh vực nào đó. Để áp dụng kỹ thuật này, cần có hai bước. Một là, tiến hành rà soát tổng thể các văn bản có liên quan về một chủ đề hoặc lĩnh vực nhất định và xây dựng thành kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hai là, Chính phủ hoặc cơ quan lập pháp sử dụng kết quả rà soát đó để xây dựng thành dự án luật cụ thể sửa đổi đồng loạt các đạo luật về những vấn đề có liên quan. Cũng cần nói thêm rằng, kỹ thuật một luật sửa nhiều luật không phải là biện pháp thay thế cho cách thức sửa đổi từng luật, mà là biện pháp linh hoạt, bổ sung làm phong phú thêm khả năng của cơ quan lập pháp trong việc phản ứng với những yêu cầu cụ thể. Việc áp dụng phương pháp một luật sửa nhiều luật là cách làm nhằm khắc phục được những mặt hạn chế của cách làm sửa tuần tự từng luật cụ thể để có thể đẩy nhanh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta một cách đồng bộ và kịp thời. Kỹ thuật này thường được sử dụng để sửa đổi, bổ sung quy phạm pháp luật đối với những vấn đề/nội dung có tính liên ngành. Kỹ thuật này theo chúng tôi không chỉ áp dụng đối với việc sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội mà có thể nghiên cứu vận dụng để Chính phủ sửa đồng thời nhiều văn bản pháp quy khác nhau. 71 Thứ ba, kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ để các văn bản liên quan đến thương mại điện tử cần ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung trở thành một trong những ưu tiên của Chương trình lập pháp và lập quy. Việc rà soát, nghiên cứu vẫn chỉ là sản phẩm của nghiên cứu nếu việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử không thuộc các ưu tiên lập pháp của Quốc hội và Chính phủ. Do đó, để đẩy nhanh việc hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử, Bộ thương mại cần có báo cáo và đề xuất với Chính phủ xác lập ưu tiên trong lập quy và báo cáo Chỉnh phủ để trình Quốc hội xác lập ưu tiên trong Chương trình lập pháp 29. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc pháp luật được ban hành chậm không phải xuất phát từ Chính phủ hay Quốc hội mà chính ở khâu soạn thảo của các Bộ, ngành. Do đó, cùng với việc xác lập được ưu tiên, cần phải có cách thức đẩy nhanh tiến độ và chất lượng soạn thảo văn bản pháp luật mà quan trọng nhất là phải làm rõ được chính sách trước khi soạn thảo. Thứ tư, phát huy vai trò của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội trong việc đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử Do liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử cho dù áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật hay sửa từng luật một thì vai trò của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong việc đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật là hết sức quan trọng. Từ đó, một trong những nội dung mà công đoạn thẩm tra và công đoạn xem xét, thông qua cần được quan tâm đối với các dự án luật ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung là nội dung liên quan đến thương mại điện tử đã được điều chỉnh chưa? Các nội dung chính sách có hợp lý không? Và các điều chỉnh đó đã đảm bảo sự thống nhất với các văn bản khác như thế nào? 72 Trường hợp áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật thì việc rà soát để đảm bảo tính thống nhất giữa các quy phạm liên quan đến thương mại điện tử sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn. Thứ năm, tích cực tham gia vào các cuộc đàm phán về TMĐT trong khuôn khổ WTO và cố gắng loại bỏ xung đột pháp luật Để thực hiện Chương trình hành động thương mại điện tử, các Hội đồng của WTO vẫn thường xuyên nhóm họp để thảo luận về các vấn đề, các khía cạnh của thương mại điện tử. Việt Nam chúng ta cần tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận này để nắm bắt kịp thời các vấn đề mới phát sinh hay các đề xuất của các quốc gia thành viên làm cơ sở cho việc phát triển thương mại điện tử nói chung và hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử nói riêng. Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn còn là vấn đề mới, các quy định của WTO vẫn đang được đem ra xem xét, thảo luận và dễ thay đổi. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu để có hình thức quy định trong các văn bản pháp luật sao cho khi các nguyên tắc của WTO được bổ sung hay thay đổi thì vẫn không xảy ra sự xung đột giữa pháp luật Việt Nam với các quy định của WTO về thương mại điện tử. 29 Tuy tầm quan trọng của vấn đề có thể khác nhau nhưng việc xác lập ưu tiên lập pháp để đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới là một ví dụ điển hình. 73 KẾT LUẬN Những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại là điều mà chúng ta đều nhận thấy. Việc phát triển thương mại điện tử ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng dường như là một xu thế tất yếu. Song, để thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển một cách thuận lợi, tránh được các rủi ro có thể xảy ra thì cần phải có sự phát triển đồng đều ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông và hạ tầng pháp lý. Thời gian qua, với những cố gắng của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành, chúng ta đã tạo dựng được những quy định pháp lý bước đầu điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của thương mại điện tử. Song, để đáp ứng các yêu cầu pháp lý của việc phát triển thương mại điện tử đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập thì hệ thống các quy định pháp luật của chúng ta còn thiếu tính đồng bộ và còn nhiều hạn chế, bất cập. Chúng ta đã hội nhập vào một sân chơi rộng lớn với nhiều thời cơ mới nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức. Để có thể phát huy được những giá trị mà thương mại điện tử có thể mang lại trong môi trường không biên giới này và tranh thủ được những thuận lợi từ việc gia nhập WTO, thì việc hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo đó, các cơ quan nhà nước hữu quan cần có sự đánh giá việc thực thi những quy định pháp luật về thương mại điện tử hiện có, tiến hành rà soát tổng thể thực trạng điều chỉnh pháp luật về các lĩnh vực khác nhau của thương mại điện tử và đề xuất việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến thương mại điện tử. Phương hướng cơ bản là kết hợp giữa việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử và việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực cụ thể có liên quan. Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử ở nước ta cần tiếp cận và hài hòa hóa với các quy định pháp luật của các nước 74 và đồng thời tiếp cận với các chuẩn mực của WTO. Tuy nhiên, quá trình hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử cũng cần phải tính đến đặc điểm của văn hóa, thói quen của người Việt Nam và trình độ phát triển khoa học, công nghệ của nước ta. Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành phải có sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ, có lộ trình hợp lý, có sự quyết liệt cần thiết và thiết lập được ưu tiên cho hoạt động lập pháp và lập quy. 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo trong nƣớc a) Văn bản pháp luật 1) Bộ luật hình sự 1999; 2) Bộ luật tố tụng hình sự 2003; 3) Bộ luật tố tụng dân sự 2005; 4) Bộ luật dân sự 2005; 5) Các Luật về thuế và dự thảo Luật quản lý thuế; 6) Hiến pháp 1992; 7) Luật giao dịch điện tử 2005; 8) Luật thương mại (sửa đổi); 9) Luật doanh nghiệp 2005; 10) Luật các tổ chức tín dụng; 11) Luật sở hữu trí tuệ 2005; 12) Luật công nghệ thông tin 2006; 13) Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005); 14) Nghị quyết số 45/2005-QH11 về việc thi hành Bộ luật dân sự; 15) Nghị định 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử; 16) Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1999; 17) Quyết định số 222/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010; 76 18) Quyết định số 543/2002/QĐ-NHNN ngày 29/5/2002 ban hành Quy chế về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; 19) Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 9/4/2002 về việc ban hành Quy chế thanh toán điện tử liên ngân hàng; 20) Quyết định 44/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; 21) Quyết định số 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 1 bằng Quyết định số 456/2003/QĐNHNN ngày 12/5/2003); 22) Quyết định số 1571/2005/QĐ-NHNN ngày 31/10/2005 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Thanh toán điện tử liên ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 309/2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 23) Thông tư số 08/2003/TT-NHNN ngày 5/8/2003 hướng dẫn thực hiện một số quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về Internet; b) Tài liệu tham khảo 1) Báo cáo của Chính phủ về công tác hướng dẫn thi hành Luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI; 2) Bộ tư pháp - Thông tin khoa học pháp lý, Số chuyên đề về thương mại điện tử 8/2000; 3) Bộ thương mại - Thương mại điện tử đại cương (tài liệu phục vụ Hội nghị về thương mại điện tử 5/7/2000 tại Hà Nội); 4) Bộ thương mại – Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2004; 77 5) Bộ thương mại – Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2005; 6) Dự thảo lần thứ 4 về Pháp lệnh thương mại điện tử ngày 2/10/2002; 7) Ths. Lê Thị Thu Hương – Thương mại điện tử trong mối quan hệ với WTO và giải pháp đột phá đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 18, tháng 7/2000; 8) TS. Mai Hồng Quỳ - Một số vấn đề pháp lý của thương mại điện tử và việc áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 2/2000; 9) TS. Ngô Đức Mạnh - Đổi mới quy trình lập pháp: đề xuất kỹ thuật một luật sửa nhiều luật, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6/2005; 10) Ths. Nguyễn Minh Hằng – Giao kết hợp đồng điện tử và giao kết hợp đồng truyền thống: những sự khác biệt, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 18, tháng 7/2000; 11) Tài liệu Hội thảo: Thương mại điện tử quốc tế và các Chính sách cơ sở hạ tầng thông tin, do Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức ngày 12 – 13 tháng 11 năm 2002; 12) Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế - Tìm hiểu về thương mại điện tử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H. 2005; 13) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Tờ trình Quốc hội về dự án Luật giao dịch điện tử ngày 22/4/2005; 14) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Tài liệu tham khảo phục vụ việc soạn thảo dự án Luật giao dịch điện tử; 15) Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội - Dự thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử (tài liệu trình Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 8); 16) Văn phòng Quốc hội - Báo cáo nghiên cứu công tác lập pháp thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ. Hà nội 2003; 78 17) Các Website: http://www.wto.org/english/tratop_e/ecom_e/ecom_e.html http://e-vietnamlife.com http://www.vietnamtradefair.com http://www.vcci.com.vn http://vi.wikipedia.org http://www.vietrade.gov.vn http://www.mot.gov.vn http://www.megabuy.com.vn http://www.chodientu.com http://www.thuonghieuviet.com http://www2.vietnamnet.vn http://vneconomy.com.vn II. Tài liệu tham khảo nƣớc ngoài 1) e-ASEAN Framework Agreement (2000) (Hiệp định khung về e asean); 2) Marc Bacchetta, Patrick Low, Aa ditya Mattoo, Ludger Schuknecht, Hannu Wager vµ Madelon Wehrens – Thương mại điện tử và vai trò của WTO; 3) The United Nations Commission on International Trade Laws (UNCITRAL) Model Electronic Commerce Law (Ủy ban luật thương mại quốc tế UNCITRAL – Luật mẫu về thương mại điện tử); 4) Luật giao dịch điện tử Singapo 1998; 5) Luật giao dịch điện tử Canada 2001; 6) Luật chữ ký số Malaixia 1997; 79 7) Lệnh giao dịch điện tử Brunei 2000; 8) Luật giao dịch điện tử Thái Lan 2001; 9) Luật thương mại điện tử Ấn độ 1998; 10) Luật thương mại điện tử thống nhất Canada 1999. 80 Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program! Go to Purchase Now>> AnyBizSoft PDF Merger  Merge multiple PDF files into one  Select page range of PDF to merge  Select specific page(s) to merge  Extract page(s) from different PDF files and merge into one [...]... Thứ tám, về xây dựng khung pháp luật cho thương mại điện tử (sẽ được trình bày rõ hơn ở Chương II) Đây là một trong những ưu tiên cần phải được quan tâm trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử ở nước ta Khung pháp luật đầy đủ và thống nhất về thương mại điện tử là điều kiện không thể thiếu Khung pháp luật thương mại cần có tính thống nhất để có thể điều chỉnh cả các hoạt động thương mại nói chung...Chƣơng 1 THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NƢỚC TA 1.1 Một số vấn đề cơ bản về thương mại điện tử 1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử Thương mại điện tử được sử dụng với nhiều tên gọi khác nhau như thương mại trực tuyến” (Online - Trade), “kinh doanh điện tử (Electronic Business), nhưng phổ biến nhất vẫn là thương mại điện tử (Electronic Commerce... đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc FAX”5 Uỷ ban Châu Âu lại đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới 5 Điều 1, 2 Luật mẫu của UNCITRAL về Thương mại điện tử 9 dạng text, âm thanh và hình ảnh Thương mại điện tử gồm nhiều... trực tuyến Thứ hai, là tận dụng những giá trị mà thương mại điện tử mang lại Như đã có dịp phân tích ở trên, thương mại điện tử mang lại cho các chủ thể rất nhiều lợi ích Điều này không những được thể hiện ở Việt Nam chúng ta mà còn được thể hiện rõ nét ở những quốc gia trên thế giới có thương mại điện tử phát triển Ở Pháp, doanh thu từ thương mại điện tử của năm 2003 đạt 2,39 tỷ euro (tăng 65% so với... điện tử1 5 Nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật giao dịch điện tử về hoạt động thương mại điện tử, ngày 9/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 57/NĐ-CP về thương mại điện tử trong đó tập trung quy định về giá trị pháp lý của chứng từ điện tử và việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại Ngoài ra, một số văn bản pháp luật khác liên quan đến thương mại điện tử cũng đã... Internet đã làm phát sinh thuật ngữ thương mại điện tử 7 Ở Việt Nam, một số học giả và cán bộ quản lý đã đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử Tại Hội thảo về thương mại điện tử quốc tế và các chính sách cơ sở hạ tầng thông tin được tổ chức vào tháng 11 năm 2002 tại Hà Nội tác giả Nguyễn Hữu Anh cho rằng: thương mại điện tử là hình thái sử dụng các phương tiện và phương pháp điện tử để thực hiện... điện tử là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau Vì thế, xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử đồng nghĩa với việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về nhiều lĩnh vực khác nhau như: thương mại, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, bảo vệ bí mật cá nhân, pháp luật hình sự, bảo vệ người tiêu dùng … 1.2 Phát. .. bằng 76 tỷ USD, chiếm 3,6% 23 thương mại bán lẻ của Mỹ Năm 2003, doanh thu trực tuyến tăng mạnh đạt 100 tỷ USD, chiếm 4,5 tổng số thương mại bán lẻ11 Với những giá trị, cơ hội mà thương mại điện tử mang lại và sự phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử của các quốc gia trên thế giới cũng góp phần khẳng định thêm sự cần thiết của việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Thứ ba là đáp ứng nhu cầu... liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng Bên cạnh cách hiểu thương mại điện tử theo nghĩa rộng, một số tổ chức lại hiểu thương mại điện tử theo nghĩa hẹp, bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet Các tổ chức như: Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử. .. - thương mại Về bản chất, thương mại điện tử là việc tiến hành hoạt động thương mại qua các hệ thống thông tin Việc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử nói chung ở các văn bản pháp luật khác là cần nhưng chưa đủ Để thương mại điện tử có thể được ứng dụng với cơ sở pháp lý vững chắc thì sự thừa nhận trong các văn bản pháp luật về kinh tế - thương mại việc sử dụng thông điệp ... ký điện tử Luật 2000 13 Thụy Điển Luật chữ ký điện tử Luật 2001 Luật công nghệ thông tin Luật 2000 Luật thương mại điện tử Luật 1998 Luật chữ ký điện tử Luật 1999 Luật thương mại điện tử Luật. .. cầu pháp lý việc phát triển thương mại điện tử; Trình bày kinh nghiệm số nước việc xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử; Và từ đó, xây dựng phương hướng giải pháp xây dựng. .. pháp xây dựng hoàn thiện khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử nước ta Chƣơng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NƢỚC TA 1.1 Một số vấn đề thương

Ngày đăng: 19/10/2015, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w