Các nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu Xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở việt nam (Trang 64 - 83)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.Các nhóm giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp về ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử, Luật thương mại

Thứ nhất, mở rộng phạm vi điều chỉnh của Nghị định về Thương mại điện tử

Luật giao dịch điện tử đóng vai trò là một luật khung, vì vậy không thể quy định những vấn đề cụ thể, chi tiết hoặc về thủ tục, trình tự tiến hành các hoạt động. Với mục đích cụ thể hóa Luật giao dịch điện tử, Luâ ̣t thương ma ̣i trong hoạt động thương mại điện tử, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử cần sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của văn bản , không chỉ giới hạn trong các vấn đề về sử dụng chứng từ điện tử, quản lý nhà nước về thương mại điện tử hay vi phạm và xử lý vi phạm. Nghị định này cần quy định thêm về giao kết hợp đồng điện tử bao gồm các vấn đề trong đó như trình tự thủ tục thương lượng và ký kết, địa điểm ký kết, thời điểm ký kết hợp đồng, các loại hợp đồng, thỏa thuận về hình thức giao kết hợp đồng, … Ngoài ra, các loại hình hoạt động thương mại

điện tử mà gần đây phát triển rất nhanh chóng như Website bán hàng, sàn giao dịch thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến, đấu thầu, đấu giá trực tuyến cũng là những vấn đề rất quan trọng mà Nghị định cần bổ sung.

Thứ hai, sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính.

Trước hết, Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính cần được đẩy nhanh việc soạn thảo và trình Chính phủ ban hành để giải quyết những vướng mắc hiện nay về tài chính điện tử.

Về phạm vi điều chỉnh, Nghị định này có thể bao gồm các giao dịch điện tử trong nội bộ ngành tài chính, giữa các cơ quan tài chính với các cơ quan, tổ chức và cá nhân bên ngoài, giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân bên ngoài với nhau. Cụ thể là bao gồm các hoạt động chính là:

- Hoạt động trong lĩnh vực hải quan điện tử;

- Hoạt động trong lĩnh vực thuế điện tử;

- Hoạt động thanh toán điện tử qua kho bạc;

- Hoạt động giao dịch chứng khoán điện tử;

- Hoạt động trao đổi thông tin tài chính, kế toán, văn bản hàng chính ..

Về các nô ̣i dung cu ̣ thể , ngoài những vấn đề như thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, quản lý nhà nước về tài chính điê ̣n tử, đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, … Nghị định này cần tập trung quy định rõ về chứng từ kế toán điện tử. Cụ thể là giá trị pháp lý của chứng từ kế toán điện tử, ký chứng từ kế toán điện tử, chuyển đổi chứng từ kế toán điện tử, niêm phong, tạm giữ, tịch thu, lưu trữ chứng từ kế toán điện tử …

Một vấn đề quan trọng là, trong khi chưa đạt được sự thỏa thuận chính thức về hàng hóa số hóa là hàng hóa hay dịch vụ, các nước thành viên WTO đã tuyên bố không thu thuế đối với những nội dung được truyền tải thông qua

các phương tiện điện tử. Mặc dù tuyên bố này là không bắt buộc nhưng cho đến nay, chưa có quốc gia thành viên nào thu thuế đối với những nội dung truyền tải bằng phương tiện điện tử. Hầu hết các nước đã ký vào Tuyên bố tạm thời chưa áp thuế, tuy nhiên, các nước này lại không sẵn sàng phê chuẩn vĩnh viễn việc miễn thuế. Như vậy, việc có tiếp tục duy trì không áp dụng thuế quan đối với các truyền tải điện tử vẫn đang là câu hỏi chưa có lời giải đối với các nước thành viên WTO. Do đó, khi ban hành Nghị định về thương mại điện tử trong lĩnh vực tài chính thì một mặt, cần đảm bảo sự tương thích với quy định của WTO, mặt khác, cũng cần quy định một cách linh hoạt vì vấn đề này trong Tuyên bố chung của các nước thành viên vẫn chỉ mang tính tạm thời.

Thứ ba, ban hành Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử trong lĩnh vực Ngân hàng.

Nghị định hướng dẫn Luật giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần sớm được ban hành để không chỉ phục vụ việc thanh toán điện tử giữa các ngân hàng với nhau như quy định hiện hành mà còn phục vụ nhu cầu thanh toán của các chủ thể khác có tham gia hoạt động thương mại điện tử. Các giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn độ rủi ro cao, chính vì thế, giao di ̣ch điê ̣n tử trong lĩnh vực ngân hàng la ̣i cần quy đi ̣nh mô ̣t cách chặt chẽ . Các nội dung quan trọng cần tập trung quy định trong Nghị định này bao gồm:

- Chữ ký điện tử trong hoạt động ngân hàng;

- Chứng thực và quản lý chứng thực điện tử trong hoạt động ngân hàng;

- Nguyên tắc và các loại hình giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng;

- Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng;

- An ninh, an toàn và bảo mật;

- Trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch điện tử trong ngân hàng. Khi quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng cũng cần tính đến cam kết của chúng ta trong Hiệp định khung E – ASEAN về tạo thuận lợi cho các giao dịch, thanh toán bằng phương tiện điện tử an toàn trong khu vực thông qua các cơ chế cụ thể như Cổng thanh toán điện tử.

Thứ tư, ban hành Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực điện tử

Trên thực tế, dự thảo Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã được soạn thảo từ khá lâu. Ban đầu, Nghị định này được xây dựng như một Nghị định độc lập để đáp ứng nhu cấu cấp thiết trong viê ̣c sử dụng chữ ký số. Sau khi Quốc hội ban hành Luật giao dịch điện tử, Nghị định này được xác định lại vai trò là văn bản hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử.

Do đó , theo chúng tôi, Nghị định này cần bám sát các quy định của Luật giao dịch điện tử để xác định phạm vi điều chỉnh của mình. Trong Luật giao dịch điện tử (Chương III về chữ ký điện tử và chứng thực điện tử) có rất nhiều quy định ủy quyền lập pháp. Chúng tôi có thể liệt kê ra đây một số quy định:

- Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức (Khoản 3, Điều 24);

- Chính phủ quy định cụ thể về việc thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài (Khoản 2, Điều 27);

- Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, tổ chức, đăng ký kinh doanh, hoạt động và việc công nhận lẫn nhau của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Khoản 4, Điều 30);

- Chính phủ quy định chi tiết các quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử (Khoản 2, Điều 31); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính phủ quy định cụ thể về các nội dung sau đây (Khoản 2, Điều 32):

a) Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

b) Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

c) Nội dung và hình thức của chứng thư điện tử;

d) Thủ tục cấp, gia hạn, tạm đình chỉ, phục hồi và thu hồi chứng thư điện tử;

đ) Chế độ lưu trữ và công khai các thông tin liên quan đến chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử cấp;

e) Điều kiện, thủ tục để tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài có thể được cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tại Việt Nam;

g) Các nội dung cần thiết khác đối với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Rõ ràng là tất cả các quy định ủy quyền của Luật giao dịch điện tử đều khẳng định việc quy định chi tiết về “chữ ký điện tử” và “chứng thực điện tử” chứ không phải là chữ ký số và chứng thực chữ ký số. Chữ ký số chỉ là một tập con của chữ ký điện tử26

. Do đó, một mặt, dự thảo Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số cần xác định lại và mở rộng phạm vi điều chỉnh của văn bản. Mặt khác, bám sát các nội dung đã được ủy quyền trong Luật giao dịch điện tử như đã được liệt kê ở trên để cụ thể hóa. Tuy nhiên, chữ ký số là một trong những loại chữ ký điện tử quan trọng nhất nên trong Nghị định cũng cần tập trung quy định rõ về vấn đề này.

3.2.2. Nhóm giải pháp về ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản điều chỉnh những vấn đề cụ thể có liên quan đến TMĐT

Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung chế định tài sản của Bộ luật dân sự

Để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ về tài sản của các tổ chức và cá nhân có các “tài sản ảo” cũng như những loại tài sản khác có thể hình thành trong môi trường điện tử, cần nghiên cứu để sửa đổi khái niệm về tài sản và những quy định cụ thể trong chế định về tài sản của Bộ luật dân sự 2005 theo hướng mở, trong đó có tính đến các loại tài sản đã và có thể hình thành trong tương lai. Có như vậy, pháp luật dân sự mới phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử vì suy cho cùng, tài sản và quyền sở hữu là gốc của các hoạt động kinh tế thương mại. Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung quy định về tài sản là cơ sở pháp lý để các cơ quan tố tụng giải quyết các tranh chấp về dân sự, thương mại có thể xảy ra trong quá trình tiến hành các giao dịch thương mại điện tử.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ

Tuy mới được ban hành nhưng Luật sở hữu trí tuệ cần có một số sửa đổi, bổ sung để khắc phục những hạn chế mà chúng tôi đã có dịp phân tích ở phần thực trạng. Cụ thể là sửa đổi Khoản 10, Điều 4 về khái niệm quyền sao chép theo hướng hẹp hơn cách hiểu hiện hành; đưa ra giới hạn về quyền đối với chương trình máy tính và quy định rõ về giới hạn quyền cho thuê chương trình máy tính cho phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs.

Hiện tại, chỉ có một số ít quy định của Luật sở hữu trí tuệ có thể áp dụng vào lĩnh vực thương mại điện tử. Song, với tốc độ phát triển nhanh của lĩnh vực này, cần phải bổ sung các quy định cụ thể điều chỉnh về sở hữu trí tuệ trong môi trường thương mại điện tử hoặc trước mắt ban hành Nghị định của Chính phủ để giải quyết những bất cập, vướng mắc trong việc áp dụng và thực thi pháp luật. Theo đó, cần chỉ rõ được những thuộc tính cơ bản của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ gắn với thương mại điện tử như phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu nguồn… Đối với những vấn đề cụ thể như tên miền,

giao diện website, từ khóa sử dụng để tìm kiếm thông tin và các ứng dụng công nghệ thông tin khác thì cần phải được xác định cụ thể chúng thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nào để có cơ chế bảo hộ thích hợp.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999

Bộ luật hình sự hiện hành cần được bổ sung các điều khoản để điều chỉnh nhiều loại hành vi phạm tội khác nhau trong môi trường thương mại điện tử. Có thể nói, tội phạm trực tuyến là loại tội phạm có tốc độ phát triển nhanh và các hành vi, thủ đoạn phạm tội hết sức tinh vi, phức tạp. Tội phạm trực tuyến có thể bao gồm nhiều loại hành vi, từ việc không chuyển hàng hóa hoặc dịch vụ, xâm phạm hệ thống máy tính để đánh cắp hoặc phá hủy dữ liệu, cho tới vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp bí quyết thương mại, bóp méo thông tin trực tuyến, rửa tiền quy mô quốc tế, đánh cắp nhân thân … Do đó, cần nghiên cứu để tiến hành sửa đổi Bộ luật hình sự hiện hành và dự liệu hết các hành vi phạm tội trong môi trường thương mại điện tử.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về tố tụng

Các văn bản pháp luật về tố tụng của nước ta mà quan trọng nhất là Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự cần sửa đổi chế định chứng cứ để phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ thương mại điện tử. Để có cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc phòng chống tội phạm cũng như giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, các văn bản nói trên cần phải ghi nhận thông điệp dữ liệu như là một loại nguồn quan trọng của chứng cứ. Từ đó, quy định rõ về các điều kiện để thông điệp dữ liệu được coi là chứng cứ, cách thức thu thập và bảo quản và đánh giá chứng cứ điện tử.

Thứ năm, ban hành Bộ luật xử lý vi phạm hành chính

Dự án Bộ luật xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội đưa vào Chương trình lập pháp năm 2006 (phần chương trình chuẩn bị). Song, trên

thực tế thì dự án này chưa được trình Quốc hội để xem xét, thông qua. Như vậy, dự án này sẽ có thể được xem xét, thông qua trong thời gian tới đây.

Theo chúng tôi, để có cơ sở pháp lý xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, đảm bảo các giao dịch được diễn ra thuận lợi, lành mạnh thì trong Bộ luật này cũng cần nghiên cứu để thiết kế những quy định riêng cho xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử, bao gồm các loại hành vi vi phạm, các hình thức xử lý vi phạm hành chính và các mức phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm này.

3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện

Thứ nhất, tiến hành đánh giá việc thực hiện pháp luật về thương mại điện tử

Để xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật về thương mại điện tử thì việc đánh giá thực hiện những quy định hiện hành là rất có ý nghĩa. Tuy các quy định pháp luật về thương mại điện tử còn thiếu và bất cập, thương mại điện tử ở nước ta chưa có sự định hình, ổn định, song thông qua việc đánh giá thực hiện các quy định hiện hành, chúng ta sẽ nhận thức được những ưu điểm và những tồn tại của pháp luật, nhận thức được thực tế phát triển của thương mại điện tử của Việt Nam, nhận thức được mức độ điều chỉnh hợp lý của pháp luật đối với lĩnh vực này. Từ đó, sẽ có cơ sở thực tế hơn trong việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về thương mại điện tử.

Thứ hai, nghiên cứu và rà soát một cách tổng thể tất cả những văn bản pháp luật liên quan đến thương mại điện tử cần phải được ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung và nghiên cứu áp dụng kỹ thuật một luật sửa nhiều luật27 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một trong những năng lực quan trọng của các Bộ là năng lực nghiên cứu và đề xuất chính sách. Do đó, để xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thương mại điện tử thì trước hết, Bộ thương mại với tư cách là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Xây dựng khung pháp luật nhằm phát triển thương mại điện tử ở việt nam (Trang 64 - 83)