Một số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt namMột số biện pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử ở Việt nam
Trang 1LOI NOI DAU
gay nay cing o6é su phat trién của khoa hoe kG thudt, thuong mai dién tid (TMB) va doi la két qua hop thanh cia nin “kinh té số hoá va xã hội thing tin’ Ghuong mai điện tử bao trùm một pham o¿ cộng lớn các hoạt động kinkt tế oà xã lột, nó mang đến lợi
tương tại điện tử đang phát triển nhanh tein binh dién toàn
cau, tuy hitn nay dang dp dung chi yéu ở các nước công mgiưệp
pitát triển nitưng các nước dang phát triển cing bat déu tham gia
Goàn cầu đang kướng tới giao dịek thông qua C/(ĐƠ
Oiét Olam tuy co! sé ha tang cho TMBT chua hinh thanh hoan thiện, song cùng xu hướng hội nhập, chúng ta là thành oiên của
ct)ở@, via ASEAN là quan sát oiên cia WIO, Viet Gam “khéng thể sớm cũng không thể muộn thaưa gia CĐƠ.,
Shucng trại điện từ dua lai loi ich tiềm tàng giúp người than
gia tưc được thông tìn phong phi vé thị tường oà đổi tác, giảm chi
phi, mé rong quy mé doanh nghiép, vit ngdn chu ky kinh doanh va đặc biệt dối nước đang phát triển đâu la co hội tạo bước tiến nảy
vot “út ngắn kitodng cách oới các quớc tiến triển
quée té: “Ché nén nhin nahin TUMBDGD chi don thudn la ding phuong
Trang 2nêm luểu tăng ki chấp nhận va ing dung TMUDGD thì toàn bộ lành thái hoạt động của một nước sẽ thay đối, cả hệ thống giáo dục, cả
tập quán làm oiệc, cả quan hệ quốc tể``
Ahan thite duce vai tré lin cha TADT v6i sự nghiệp cơng nghiép khố, kiện đạt hoá đất nước, Ceong điều biện thực tế 6: Viet
Mam mébi truing cho TMPGT chwa hinh thinh ngay cả oiệc hận thite vE TMBG cing con sơ sai 0a chua phé bitn trong din ching
hinh thinh chitn luge vé TMBG tiếp đó xây dựng va thực kiện
chuong trinh ting thé chap nhdn va dp dung TMDGZ
Ging oới viée nghién aiu kinh nghiéim của các nước đi trước kết hop véi diéu kitn thue té Viet am, em xin manh dan dé xudt
"một số bitn phap thie diy phat tiin TIMPDT & Oiét nam"
Thuong mai ditn ti la vdn dé muối mẻ oối kiến thuức có hạn, đề tài nàu không tránk khỏi những thiếu sót Cư “ong được học khỏi théim cing nhu mong muédn mét ngay gan diy TMDT sé gép phan dua itt nam ted thanh con ving Chau a
Trang 3NHUNG VAN DE CO BAN VE THUONG MAI DIEN TU I-/ TAM QUAN TRONG CUA THUONG MAI DIEN TU:
1-/ Khái niệm thương mại điện tử:
Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng số
hoá” thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hoá” và “xã hội thông tin” mà TMĐT là
một bộ phận hợp thành
TMDT la gi ?
TMDT - “Electrolic Commerce”, mét sé yéu tố hợp thành của nền kinh tế số
hoá, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông tin qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải ¡in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là “thương mại không có giấy tờ”)
“Thông tin” trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng
kỹ thuật điện tử, bao gồm các thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản
tính, bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ hoạ, quảng cáo
“Thương mại” - (commerce) được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối
quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng
Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ứng thác hoa hồng, tư vấn, xây dựng công trình,
Như vậy, phạm vi của TMĐT rất rộng bao quát hầu như mọi hình thái hoạt
động kinh tế, mà không chỉ bao gồm bn bán hàng hố dịch vụ (Trade), nó chỉ là
một trong hàng nghìn lĩnh vực áp dụng của TMĐT
Trang 4Thương mại điện tử mang lại những tiểm năng to lớn cho doanh nghiệp và
toàn xã hội Nhờ các phương tiện của TMĐT các doanh nghiệp có được thông tỉnh phong phú giúp các cơ hội kinh doanh, giao dịch với nhiều đối tác trong cùng thời điểm; các chi phí văn phòng, bán hàng, giao dịch giảm hàng trăm lần; dễ đàng tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng Rút ngắn chu kỳ thời gian sản xuất, và trên
quan điểm chiến lược lâu dài, việc khuếch trương TMĐT sẽ trực tiếp giúp cho sự phát triển của công nghé thong tin
Với các nước đang phát triển TMĐT giúp cho họ dễ dàng tiếp xúc với thị trường
rộng lớn, trong cũng như ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển văn minh của đất nước Chính vì vậy, tuy TMĐT là phương thức mới phát triển tốc độ nhanh:
Năm 1997, tổng doanh số TMĐT toàn thế giới mới đạt 18 tỷ USD, năm 1999
đã lên gần 71 tỷ USD theo dự báo của APEC, doanh số này vào 2002 có thể lên tới
1 nghìn tỷ USD: trong đó trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp chiếm khoảng 50%, dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%, dịch vụ bán lẻ khoảng 5%
Thách thức:
“Tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó” Giao dịch thương mại qua
các phương tiện điện tử trong đó mọi dữ liệu (kể cả chữ ký) đều ở dạng số hoá Chỉ cần một sự xâm nhập thông tin chính xác của “giác máy tính” có thể dẫn đến rủi ro
khôn lường như mất tiền, mất thông tin mật, có thể dẫn đến phá sản ở doanh nghiệp và nguy hại tới an ninh quốc gia
Ngoài ra trên lĩnh vực văn hoá xã hội, cùng với tác dụng bao trim cua Internet
làm công cụ gián tiếp, nó có thể trở thành “hòm thư” mua - bán dâm, ma tuý và
buôn lậu; các lực lượng phản xã hội đưa lên Internet phim con heo, tuyên truyền kích dục trẻ em, hướng dẫn làm bom thư; làm chất nổ phá hoại; tuyên truyền kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, kỳ thị tôn giáo
Đặc biệt trong giao dịch, mua bán Quy cách phẩm chất hàng hoá và các
Trang 5với một nước nghèo như nước ta trình độ tin học còn non yếu thì trong thời ky dau
phòng tránh những “cú lừa có quy mô” là điều cần lưu ý
Còn vấn đề cốt lõi xâu xa với các nước nghèo đó là Mỹ với sự khống chế công nghệ thông tin quốc tế cả phần cứng, phần mềm Mỹ đi đầu trong kinh tế số hoá và
TMĐDT Vì vậy toàn thế giới sẽ chịu sự khống chế công nghệ của Mỹ và các nước
tiên tiến gần với Mỹ
3-/ _ TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu:
Nền tảng TMĐT quốc tế là Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại (vệ tỉnh viễn thông, cáp, vô tuyến, các khí cụ điện tử)
Internet đang phát triển rất nhanh cả về phạm vi bao thư, phạm vi ứng dụng, và chất lượng vận hành Năm 1991 mới có 31 nước nối mạng Internet, tới giữa năm 1997 đã có 171 nước; Số trang Web vào giữa năm 1993 là 130, tới cuối năm 1998
đã lên tới 3,69 triệu trang
Giữa năm 1994, toàn thế giới có 3,2 triệu địa chỉ Internet, tới 1996 đã lên tới 12,9
triệu địa chỉ với khoảng 67,5 triệu người sử dụng ở khắp Châu lục, giữa 1998 đã có 36,7 triệu địa chỉ Internet với 100 triệu người sử dụng Theo dự báo số người sử dụng Internet toàn thế giới năm 2000 sẽ lên đến 365 triệu, và 2005 sẽ lên khoảng 1 tỷ người
Người Mỹ đã liên tục nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại vào Internet Họ đã có chương trình 5 năm 1998-2000 xây dựng mạng liên lạc viễn thơng băng rộng
tồn cầu qua các vệ tỉnh, cho phép với tới hầu hết số dân 2 tỷ người đang sống không có điện thoại trên toàn thế giới
Các phương tiện liên lạc vô tuyến đang hội nhập vào Internet Các tuyến cáp quang đang được rải trên khắp Châu lục để liên kết tất cả các khí cụ điện tử vào Internet, sẽ cho phép truy cập nhanh gấp 10 lần so với mạng lưới cáp điện thoại hiện nay Theo ước tính Internet/Web đang phát triển với tốc độ cứ 100 ngày thì tổng lượng thông tin qua "võng mạc toàn cầu" lại tăng lên gấp đôi Số liệu trung
Trang 6Về luật lệ liên quan TMĐT:
e Tháng 12-1985 Đại hội đồng liên hiệp quốc ra Nghị quyết yêu cầu các
Chính phủ và tổ chức quốc tế áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn pháp lý của các giao dịch điện tử
e Tháng 2-1992 Hội nghị các tổ chức (UNCTAD) đề xuất sáng kiến về hiệu
quả thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào sâu hơn buôn bán quốc tế
e Tháng 10-1994 UNCTAD đề xuất chương trình "tâm điểm mậu dich" (Trade
Point Programe)
e Tháng 12-1996 Đại hội đồng liên hiệp quốc yêu cầu các nước phổ biến rộng
rãi nội dung đạo luật mẫu về TMĐT do UNCTAD thảo ra
e Tháng 7-1997 Uỷ ban Châu Âu phát hành tài liệu mang tính chính sách vạch
ra khuôn khổ cho TMĐT ở Châu Âu
e Tháng 11-19Ø7 APEC đã vạch ra chương trình công tác về TMĐT trong khu vực APEC và thành lập một tổ chức mang tên là "APEC Electronic commerce Task Force"
e Tháng 10-1997 ASEAN tổ chức Hội nghị bàn tròn về TMĐT tại Mã Lai e Tháng 7-1998 “Tiểu ban điều phối về TMĐT" của ASEAN họp lần thứ nhất e Tháng 9-1998 UNCTAD tổ chức Hội thảo khu vực các nước Ảrập về TMĐT
e Tháng 11-1998 UNCTAD ra tuyên bố báo chí kêu gọi các nước đang phát
triển tăng cường tham gia vào TMĐT, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ e Tháng 9-1998 Hội nghị lần thứ 2 tại ASEAN về TMĐT
e Tháng 11-1998 APEC công bố "Chương trình hành động của APEC về TMĐT”
e Tháng 1-1990 "Các nguyên tắc chỉ đạo về TMĐT ASEAN" thông qua lần cuối để chuẩn bị đưa ra Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (lần thứ 30) phê chuẩn
Như vậy TMĐT là vấn đề toàn cầu, không một quốc gia nào trên thế giới đến
bây giờ không đưa ra chiến lược cho mình
Trang 7Việt Nam đã hội nhập APEC, là thành viên của ASEAN và là quan sát của WTO Với tốc độ phát triển của TMĐT, đòi hỏi công việc giao dịch - buôn bán đã,
đang và sẽ sử dụng ngày một nhiều hơn bằng các phương tiện điện tử
Hiện nay, môi trường cho TMĐT theo đúng nghĩa chưa hình thành ở Việt Nam, bước vào lĩnh vực TMĐT Việt Nam không thể tránh khỏi những thách thức lớn như đã nêu và nó sẽ là thách thức lớn hơn nữa nếu ngay từ bây giờ chúng ta
không có cái nhìn xác thực về TMĐT và tầm quan trọng của nó
TMĐT mới vào Việt Nam từ năm 1997, vấn đề này còn là mới mẻ, và nhiều bí
ấn đối với chúng ta Việt Nam đã tham gia thảo luận và cam kết quốc tế về TMĐT
cụ thể với APEC và ASEAN
Từ đây cho thấy Việt Nam "không thể sớm, cũng không thể muộn" triển khai
công việc theo hướng TMDT
Việt Nam phải có quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, tạo dựng tốt hạ tầng cơ sở,
đồng thời phải có chương trình thử nghiệm để tiến tới hoà nhập vào TMĐT thế giới
I-/ NHUNG VAN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1-/ Nhận thức về TMĐT
1.1-! Số hoá và "nên kinh tế số hoá"
Cho tới đầu thế ký này, để liên lạc với nhau, người ta sử dụng các hệ số ký
hiệu như âm thanh, hình ảnh, và chữ viết Trong nửa đầu thế kỷ, kỹ thuật số trên cơ
sở hệ nhị phân Kỹ thuật số được áp dụng trước hết vào máy tính điện tử, tiếp đó sang lĩnh vực khác Việc áp dụng kỹ thuật số có thể coi là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại gọi là cuộc cách mạng số hoá
Cách mạng số hoá diễn ra với tốc độ cao, chiếc máy tính điện tử đầu tiên có
chương trình hoá ra đời 1946, kích thước 4 - 5 gian buồng trị giá nhiều triệu đô la, và chỉ thực hiện 5000 lệnh một giây 50 năm sau, máy tính điện tử cá nhân thông
Trang 8Ngoài ra còn có siêu máy tính mà Bộ Quốc phòng Mỹ đặt cho hãng IBM tốc
độ hàng nghìn tỷ lệnh trong một giây; các phương tiện hiện đại cũng song song
phát triển, một sợi cáp quang mỏng như sợi tóc có thể truyền được lượng thông tin
chứa đựng trong 90 nghìn cuốn từ điển bách khoa trong một giây
Trong bối cảnh này khái niệm ”“IMĐT” đang hình thành và ứng dụng rộng rãi
1.2-/ Các phương tiện kỹ thuật điện tử bao gồm:
12.1 Điện thoại
Toàn thế giới có khoảng một tỷ đường dây thuê bao điện thoại và khoảng 340
triệu người dùng điện thoại Điện thoại là phương tiện phổ thông để sử dụng và thường
mở đầu cho các giao dịch thương mại với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tỉnh, ứng dụng điện thoại đang và sẽ trở lên càng rộng rãi hơn
1.2.2 May dién bdo (Telex) va Fax
Máy Fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống; và nay
gần như đã thay thế hắn máy Telex chỉ truyền được lời văn
1.2.3 Truyền hình
Toàn thế giới có khoảng 1 tỷ máy thu truyền hình, truyền hình đóng vai trò
quan trọng trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hoá, song truyền hình
chỉ là một công cụ viễn thông một chiều, qua truyền hình khách hàng không thể
tìm kiếm được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về các điều
khoản mua bán
1.2.4 Thiết bi kỹ thuật thanh toán điên ti
Thanh toán là khâu quan trọng nhất của thương mại, và TMĐT không thể
thiếu được công cụ thanh tốn điện tử thơng qua các hệ thống thanh toán điện tử
thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác
Trang 9Mạng nội bộ là tồn bộ mạng thơng tin của một xí nghiệp hay cơ quan và các liên lạc mọi kiểu giữa các máy tính điện tử trong cơ quan xí nghiệp đó, cộng với liên lạc di động
1.2.6 Internet va Web
Internet là liên mạng Năm 1985 ở Mỹ có 2000 máy chủ thuê bao, năm 1986
các máy tính ngoài biên giới Mỹ cũng nối kết vào
Năm 1994 toàn thế giới có khoảng 3 triệu người sử dụng Internet, năm 1996 con số đã là 67 triệu người Năm 1998 toàn thế giới có khoảng 100 triệu người sử
dụng Internet/Web Dự báo 1999 là 150 triệu người sử dụng
Nhờ có mạng và các máy tính có địa chỉ Internet có thể giao tiếp với nhau,
truyền gửi cho nhau các thông điệp
Internet được gọi là "toàn cầu võng mạc" hay còn gọi là "võng mạng toàn cầu" Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm
giao thức chuẩn quốc tế HTTP (HyperText Transfer Protocol) bằng dịch vụ Web,
người sử dụng đọc các thông tin viết bằng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup
Language) hoặc các ngôn ngữ khác kết hợp với HTML, và truyền từ nơi này tới nơi khác trên cơ sở giao thức quốc tế FTP (File Transfer Protocal), POP (Post office
Protocol), SMTP (Simple Message Transfer Protocol), NNTP (Net News Transfer
protocol) Web con duoc goi 14 "võng thị toàn cầu", Web giống như một thư viện
không lồ có hàng triệu sách, mỗi cuốn có hàng triệu trang và mỗi trang có một gói
tin với nội dung nhất định
Ngày nay do công nghệ Internet được áp dụng rộng rãi vào việc xây dựng và
các mạng nội bộ và mạng ngoại bộ Internet ra đời và phát triển đã tạo đà thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình toàn cầu hoá
Trang 10hướng ấy đều đồi hỏi phải sử dụng triệt để Internet và Web như các phương tiện da được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao
1.3-/ Các hình thức hoạt động thương mại điện tử 1.3.1 Thu tin dién tu
Các đối tác sử dụng hồm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng gọi là thư tín điện tử (e-mail) Đây là thể thông tin ở dạng “phi cấu
trúc” nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận
1.3.2 Thanh toán điện tu:
Là việc thanh tốn tiền thơng qua thơng điệp điện tử thay vì việc giao tay tiền
mặt; việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng là các dạng của thanh toán điện tử Ngày nay thanh toán điện
tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: e Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính:
Phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty
e Tiền mặt Internet:
Là tiên được mua từ một nơi phát hành sau đó được chuyển đổi tự do sang các
đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong phạm vi một nước cũng như các
quốc gia, được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá -> tiền được gọi là “tiền mặt số hoá”
e Túi tiền điện tử:
La nơi để tiên mặt Internet mà chủ yếu là thẻ khôn minh, kỹ thuật của nó là “mã hố khố cơng khal/bí mật”
e Thẻ khôn minh:
Ở mặt sau của thẻ là một chip máy tính điện tử có bộ nhớ để lưu trữ tiền số hoá, tiền
Trang 111.3.3 Trao đổi dữ liêu điện tử (EDI):
La việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử
khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để
cấu trúc thông tin
EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu EDI được áp dụng từ trước khi có Internet
Nay EDI được thực hiện thông qua Internet EDI xuất hiện khái niệm “mang ảo mật” là mang riêng giữa hai công ty nhưng được thiết lập trên Web
TMDT qua biên giới về bản chất là EDI với các nội dung * Giao dịch kết nối Đặt hàng Giao dich gui hàng Thanh toán 1.3.4 Giao gửi số hoá các dung liêu:
Dung liệu là các hàng hoá mà cái người ta cần đến là nội dung của nó mà không phải là bản thân vật mang nội dung như: tin tức, phim, Trước đây dung liệu được giao dưới dạng hiện vật Nay dung liệu được số hoá và truyền giữ theo mạng gọi là “giao gửi số hoá”
Ở Mỹ hiện nay 90% dân chúng dùng Internet/Web để thu nhận tin tức và thông tin, và khoảng 80,5% sử dụng Internet/Web làm công cụ phục vụ nghiên cứu
1.3.5 Bán lẻ hàng hoá hữu hình:
Cho tới 1994-1995 hình thức bán hàng này còn chưa phát triển, ngay ở Mỹ cũng chỉ có vài cửa hàng có mặt trên Internet Nay danh sách này đã mở rộng về bề
sâu và chiều rộng, từ hoa, quần áo tới ô tô, gọi là “mua hàng trên mạng”
Ở một số nước Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng
Trang 12Dưới đây là biểu tỷ trọng các loại hàng hoá và dịch vụ trong TMĐT thế giới: Ngành công nghiệp 1997 2000 Dịch vụ ngân hàng và tài chính 21,05% 34,04% Giao dịch chứng khoán 7,89% 17,02% Mua hàng bằng giỏ hàng điện tử 31,47% 10,21% Phần mềm máy tính điện tử 10,39% 5,11% Phần cứng máy tính điện tử 2,10% 6,81% Sách báo 2,62% 1,28% Nhạc 2,62% 1,7%
Lữ hành (chọn tuyến đi, mua vé máy bay) 18,35% 10,21% Đặt mua vé (xem hát, phim, ) 1,41% 1,7% Điện thoại 1,05% 5,11% Quảng cáo 1,05% 6,81% Tổng số 100% 100% l1.4-I Giao dịch TM ĐT: e Người với người
Qua điện thoại, máy Fax và thư điện tử
e Người với máy tính điện tử
Trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử
e May tinh điện tử với máy tính điện tử
Qua trao đổi đữ liệu điện tử (EDD thẻ khôn minh, các dữ liệu mã hoá bằng vạch
e Máy tính điện tử với người
Qua thư tín do máy tính tự động sản ra, máy Fax, và thư điện tử 1.5-/ Các bên tham gia TM ĐT:
Trang 13Giao dich qua điện thoại, các biểu mẫu điện tử, thư điện tử, fax Mục đích
giúp người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà
e Giữa các doanh nghiệp với nhau
Giao địch qua EDI, các biểu mẫu điện tử, thẻ khôn minh, mã vạch Trao đổi
dữ liệu mua bán và thanh toán hàng hoá và lao vụ mục đích đạt hiệu quả cao trong kinh doanh
e Giữa doanh nghiệp với các cơ quan Chính phủ
Dùng điện thoại, E-mail, Fax, các biểu mẫu điện tử Nhằm mục đích mua sắm
Chính phủ theo kiểu trực tuyến, các mục đích quản lý thuế quan, thông tin e Giữa người tiêu thụ với các cơ quan Chính phủ
Điện thoại, Fax, biểu mẫu điện tử
Giải quyết các vấn đề thuế, hải quản, thông tin
e Giữa các Chính phủ
Fax, điện thoại, các biểu mẫu điện tử, EDI Nhằm trao đổi thông tin 1.6-/ Hình thái hợp đồng TMĐT:
TMĐT bao quát cả giao dịch có hợp đồng và giao dịch không có hợp đồng Xét riêng về giao dịch có hợp đồng thì hợp đồng TMĐT có một số điểm khác với hợp đồng thông thường:
e Địa chỉ pháp lý của các bên: Ngoài địa chỉ địa lý còn có địa chi E-mail, ma
doanh nghiệp
e Có các quy định về phạm vi thời gian, và phạm vi địa lý của giao dịch
e Có kèm các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao đổi, và
Trang 14e Có quy định về trung gian bảo đảm chất lượng
2-/ Loi ich vé TMDT:
2.1-/ Nắm được thông tin phong phú:
Giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về kinh tế - thương
mại, nhờ đó có thể xây dựng chiến lược về sản xuất, kinh doanh thích hợp với xu
hướng quốc tế
2.2-/ Giảm chỉ phí sản xuất:
Giảm chi phí sản xuất trước hết là chi phí văn phòng Các văn phòng không
giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn tất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu
giảm nhiều lần Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm trên hướng này đạt 30% Điều quan trọng là các nhân viên có năng lực được giải phóng
khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung vào nghiên cứu phát triển sẽ đưa đến
những lợi ích to lớn lâu dài
2.3-/ Giảm chỉ phí bán hàng và tiếp thị:
TMDT giúp giảm chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị bằng phương tiện
Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, ca-ta-lô điện tử trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so
với ca-ta-lô in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời
2.4-' Giảm chỉ phí giao dịch:
TMĐT giúp cho các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện Trong khi đó chỉ phí giao dich qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu
điện chuyển phát nhanh
Như vậy TMĐT giúp cho các doanh nghiệp giảm được chi phí về tiền và chi phí
Trang 15TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành
tố tham gia vào quá trình thương mại Thông qua mạng các thành tố tham gia có
thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau gần như không còn khoảng cách địa lý và
thời gian nữa Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh
chóng, liên tục
2.6-/ Tạo điều kiện sớm tiếp cận “kinh tế số hoá”:
TMĐT sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp thông tin là ngành
có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế, góp phần sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá
Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số hoá, hay còn gọi là nền “kinh tế ảo”
thì sau khoảng một thập ký nữa các nước phát triển sẽ bỏ rơi hoàn toàn
Cũng từ đây chiến lược đối với các nước đang phát triển là sớm tiếp cận với
nền kinh tế số hoá thì có thể sẽ tạo được bước đại nhảy vọt, có thể rút ngắn khoảng
cách với các nước phát triển
3-/ Các đòi hỏi của TMĐT:
Những đồi hỏi của TMĐT là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen nhau trong một mối quan hệ hữu cơ và bao gồm:
3.1-/ Hạ tầng cơ sở công nghệ:
Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả TMĐT khi đã có một hạ
tầng cơ sở thông tin công nghệ đủ năng lực bao gồm 2 nhánh: tính tốn và truyền
thơng ngoài ra cần phải có ngành điện lực đủ mạnh Hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của TMĐT Đồi
hỏi về hạ tầng cơ sở công nghệ bao gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị; hai là tính phổ cập về kinh tế
3.2-/ Hạ tầng cơ sở nhân lực:
Trang 16TMĐT đòi hỏi đa số con người phải có kỹ năng thực tế ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả, có thói quen làm việc trên máy tính, trên mạng máy tính,
và cần phải có một đội ngũ chuyên môn thông tin đủ mạnh
3.3-/ Bao mat an toàn:
Giao dịch TMĐT ở dạng số hoá đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an
toàn, tránh mất tiền, lừa gạt, thay đổi thông tin, xâm nhập đữ liệu, là các rủi ro ngày
một lớn, không chỉ với người buôn bán mà cả với người quản lý, với từng quốc gia Đồi hỏi phải có hệ thống bảo mật, an toàn được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật mã hoá hiện đại, và một cơ chế an ninh hữu hiệu
3.4-/ Môi trường kinh tế pháp lý:
TMĐT chỉ có thể được tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận và có
các cơ quan xác thực chứng nhận chữ ký điện tử, Ngoài ra, còn đòi hỏi mọi doanh
nghiệp hàng hoá và lao vụ đều đã được mã hoá thống nhất, một hệ thống thuế thích
hợp để xử lý các dung liệu và các địch vụ mua bán qua mạng Đồi hỏi phải có một
môi trường kinh tế đã tiêu chuẩn hoá ở mức cao, với các khía cạnh của TMĐT được
phản ánh đây đủ trong hệ thống nội luật Trên bình điện quốc tế, vấn đề môi trường pháp lý còn phức tạp hơn nữa, vì các trao đổi là xuyên quốc gia, đồi hỏi phải có sự hài
hoà giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau
3.5-/ Tác động văn hoá xã hội:
Internet là công cụ giao tiếp hữu hiệu, nó góp phần chuyển tải thông tin nhanh
nhất, nhưng đồng thời bọn phản xã hội có thể lợi đụng Internet để làm “hòm thư” giao dịch buôn bán đâm, mua bán ma tuý, buôn lậu, có thể thông tin những thông tin
không xác thực ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, tổ chức, thậm chí là Chính phủ của một nước nào đó Đòi hỏi phải có phương pháp giữ gìn bí mật riêng
3.6-/ Hệ thống thanh toán tự động:
Đồi hỏi phải có một hệ thống thanh toán tài chính ở mức độ phát triển đủ cao,
cho phép tiến hành thanh tốn tự động (thẻ khơn minh) Khi chưa có hệ thống
Trang 17bán hàng hoá và dịch vụ vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc qua các
phương tiện thanh toán truyền thống, hiệu quả sẽ thấp và rất có thể không đủ bù đắp chi phí TMĐT
3.7-/ Bảo vệ sở hữu trí tuệ:
Tài sản của con người, của quốc gia đang quy đần về “tài sản chất xám”, thông tin trở thành tài sản và bảo vệ tài sản cuối cùng sé trở thành bảo vệ sở hữu trí
tuệ Vì thế trong việc truyền gửi các dung liệu qua mạng nổi lên vấn đề bảo vệ sở hữu chất xám và bản quyền của các thông tin ở khía cạnh phức tạp hơn nhiều so với bảo vệ sở hữu trí tuệ trong kinh tế vật thể
3.8-/ Bdo vệ người tiêu dùng:
Đây là mục tiêu ngày càng đề cao trong thương mại Quy cách, phẩm chất hàng hố, các thơng tin có liên quan trong TMĐT đều ở dạng số hoá, nên người mua chịu rủi ro lớn hơn so với giao dịch thương mại vật thể Vì người mua không thể nếm thử
hay dùng thử hàng hoá trước khi mua, và còn khả năng nhầm lẫn các cơ sở dữ liệu, bị
lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng
Đồi hỏi phải có một trung gian đảm bảo chất lượng mà hoạt động hữu hiệu và
ít tốn kém
Cơ chế bảo đảm chất lượng đặc biệt có ý nghĩa với các nước đang phát triển, nơi mà dân chúng cho tới nay vẫn còn tập quán tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá và điều quan trọng họ chưa thực hiểu sâu sắc về TMĐT
3.9-/ Lệ thuộc công nghệ:
Mỹ đang khống chế tồn bộ cơng nghệ thông tin quốc tế cả phần cứng và
phần mềm, chuẩn công nghệ Internet là chuẩn của Mỹ, các phần mềm tâm cứu và
“võng thị” chủ yếu là của Mỹ, nước Mỹ đi đầu trong kinh tế số hoá và TMĐT
Một khi thương mại được số hố thì tồn thế giới trên thực tế sẽ nằm trong tầm
Trang 18Hơn nữa Mỹ và các nước tiên tiến gần Mỹ còn “biết hết” thông tin (kinh tế,
chính trị) của các nước thuộc đẳng cấp thấp hơn
Đồi hỏi, ngay từ bây giờ các nước phải có chiến lược cụ thể với tình hình nước
mình, sự du nhập nó là không thể tránh được bởi nó còn là cơ hội, nhưng nếu chỉ vì bị bức bách mà tham gia hay chỉ tham gia vì các lợi ích kinh tế vật thể cụ thể thì không đủ, mà phải có một chiến lược thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp
Trang 19CHƯƠNG II
THUC TRANG PHAT TRIEN TMĐT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
A-/ THUC TRANG PHAT TRIEN TMDT TREN THE GIGI:
I-/ THUC TRANG:
1-/ Khai quat chung:
Cùng với đà phát triển nhanh chóng của kỹ thuật truyền thông hiện đại hoạt động thương mại trên Internet hiện nay đang giành được sự quan tâm của một bộ phận ngày càng đông người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới TMĐT là xu
hướng mới của thé ky 21
Theo số liệu thống kê của hãng nghiên cứu thị trường quốc tế IDC (International Date Corporation) thì giá trị giao dịch TMĐT toàn cầu trên Web đã tăng từ 0,3 tỷ USD trong năm 1995 lên hơn 12 tỷ USD trong năm 1997, năm 1998
là 39,9 tỷ USD và dự báo năm 2000 gần 200 tỷ USD
Trang 20Hiện nay Mỹ là nước đang khống chế gần như tồn bộ cơng nghệ thông tin thế giới cả phần cứng cũng như phần mềm Mỹ đã đi đầu và có nhiều thực tiễn về nền
kinh tế số hoá và TMĐT
BANG : SO HO GIA DINH KET NOI INTERNET TRUC TUYEN CUA KHU VUC BAC MY VA TOAN THE GIGI
(Don vi: triéu USD) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 My va Ca na da 09,6 15,4 22,3 28,7 34,6 38,2 Toan thé gidi 15,0 23,4 34,0 45,2 56,7 66,6
Hiện nay, 19% giao dịch trên WWW được dùng vào việc mua bán và con số này đang tăng nhanh chóng
Bộ Thương mại Mỹ ước tính tỷ phần TMĐT trong tổng giá trị giao địch
thương mại sẽ tăng từ 4% trong năm 1997 lên 16% năm 2000 và 20% vào 2005
Ở Mỹ có 75% lượng hàng hoá kinh doanh bằng con đường TMĐT trực tuyến
là sản phẩm máy tính du lịch, giải trí
BANG : PHAT TRIEN TMĐT Ở MỸ
Trang 21Tổng cộng S18 1.138 2.371 3.991 6.579
Nguồn: Forrester Research, INC (1998)
Hoạt động thương mại trên Internet không chỉ nhằm tới giới tiêu thụ mà còn
diễn ra giữa các doanh nghiệp
Theo số liệu khảo sát của nhóm công tác thuộc OECD trong 1997 Phần Lan
có mưc sử dụng TMĐT giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao nhất với 42% Công ty sử dụng mạng Internet tiếp theo là Italia 41% và Anh là 37% Theo dự báo doanh số TMĐT đến năm 2000 giữa các công ty là 171 tỷ USD, còn giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp là 10 tỷ USD
Đây là dấu hiệu đáng mừng cho phát triển TMĐT 2-/_ Sơ lược TMĐT ở một số nước:
Công nghệ thông tin ở Mỹ đã phát triển cao trong các năm 1995-1997 đã đóng
góp 28-41% tổng số gia tăng của GDP Về máy tính điện tử hiện nay cứ 100 gia đình có 38 gia đình có máy (38%) Mỹ đang chiếm tỷ trọng trên 70% chi phí giao
dịch trong nền kinh tế chiếm 45% GDP TMĐT có ý nghĩa sống còn đối với Mỹ
nhờ đó chi phí giao dịch có thể giảm hàng trăm lần
Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn còn một số vấn đề lo ngại sau:
- Thiếu một môi trường pháp lý có thể tiên liệu được
- Lo ngại Chính phủ sẽ đánh thuế quá mức, kiểm soát quá mức hoặc kiểm
duyệt Internet
- Các lo ngại về năng lực hoạt động, độ tin cậy và tính an toàn của Internet
e Nhat Bản:
Nền công nghệ thông tin của Nhật chỉ mạnh về phần cứng, sự xâm nhập của
Trang 22Đầu năm 1995 Chính phủ Nhật lập ra hội đồng xúc tiến TMĐT với nhiệm vụ vạch ra phương hướng và hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng công nghệ và xã hội
cần thiết cho TMĐT Hội đồng đang hỗ trợ cho các dự án xây dựng các cửa hàng
ảo, các tiêu chuẩn cho thông tin sản phẩm, vấn đề bảo mật, an toàn, e Liên minh Châu Âu (EU):
Công nghệ thông tin ở Châu Âu đã phát triển cao cả phần cứng và phần mềm, đó là nền tảng vững chắc cho TMĐT
Năm 1994 Uỷ ban Châu Âu đã phát triển báo cáo nhan đề: “Châu Âu với xã
hội thơng tin tồn cầu”
Tiếp đó 1997 phát hành “Sáng kiến Âu Châu trong TMĐT” nhằm thúc đẩy sự
phát triển TMĐT ở Châu Âu Tài liệu đưa ra bốn lĩnh vực sau:
- Tạo ra khả năng tiếp cận rộng rãi và rẻ tiền với các phương tiện công nghệ thông tin nói chung và TMĐT nói riêng
- Tạo ra khuôn khổ luật pháp thống nhất toàn liên minh cho TMĐT trên cơ sở
các nguyên tắc thị trường thống nhất
- Tao ra và duy trì môi trường kinh doanh thuận lợi cho TMĐT
- Bảo đảm cho các khuôn khổ pháp lý của TMĐT ở Châu Âu
B-/ THỰC TRẠNG VỀ TMĐT Ở VIỆT NAM:
Ở Việt Nam mối quan tâm đến TMĐT đang ngày một tăng trong bối cảnh
TMĐT đã bắt đầu triển khai trên toàn thế giới Riêng 2 tổ chức APEC và ASEAN
mà nước ta là thành viên, đã đạt được thoả thuận và các nguyên tắc chỉ đạo chung (trong ASEAN) va chuong trình hành động (APEC) về TMĐT
Song, thực tế môi trường cho TMĐT của Việt Nam còn quá nhỏ bé và non yếu
I-/ HẠ TẦNG CƠ SỞ CHO TMĐT:
Trang 23Công nghệ thông tin gồm hai nhánh: Tính toán và truyền thông trên cơ sở của một nền công nghiệp điện lực vững mạnh, là nền tảng của “kinh tế số hoá” nói
chung và “thương mại điện tử” nói riêng 1.1-/ Cơng nghệ tính tốn:
Ở Việt Nam máy tính điện tử được sử dụng đầu tiên vào 1968 khi chiếc máy tính đầu tiên do Liên Xô viện trợ được lắp đặt tại Hà Nội 1970 ở phía Nam sử dụng
một số máy tính lớn của Mỹ Cuối 1970 cả nước có 40 dàn máy tính vạn năng
thuộc các dòng Minsk và ES ở Hà Nội, và IBM 360 ở Thành Phố Hồ Chí Minh
1980 máy tính được nhập khẩu vào Việt Nam
Từ 1995 bát đầu triển khai chương trình quốc gia về công nghệ thông tin
Lượng máy tính nhập khẩu tăng vọt với tốc độ +50%/năm
Cho tới nay máy vi tính nhập vào Việt Nam lên tới trên 500 nghìn chiếc, ngoài
ra có l số máy tính thế hệ mới loại lớn, và khoảng 200 máy m1n1
Máy tính cá nhân lắp ráp trong nước đang phát triển nhanh và theo ước tính đã chiếm khoảng 70% thị phần, với khối lượng sản xuất 80-100 nghìn máy một năm,
doanh số năm 1998 là 65 triệu USD, dự báo 1999 là 100 triệu USD
Tại nhiều cơ quan và doanh nghiệp, dữ liệu có cấu trúc đã được quản lý bằng nhiều hệ quản trị cơ sở dỡ liệu khác nhau (chủ yếu là DBase, Fox, Access, Oracle, SQL server), cũng đã sử dụng một số phần mềm nhóm như: MS Office, Teammoric, Lotus Notes Đang xây dựng 6 cơ sở dữ liệu quốc gia cỡ lớn phục vụ mục tiêu tin học hoá quản lý Nhà nước
Một số mạng máy tính (LAN, Intranet) chạy trên các nền khác nhau (Novell Netuare UNIX, Linux, Windows NT, ) đã được triển khai như: mạng của văn phòng Chính phủ, mạng của Bộ quốc phòng mạng của Bộ tài chính, Bộ thương mại
Tới năm 1993, gần 99% máy tính nằm trong các tổ chức Nhà nước, hiện nay bức
tranh này đã thay đổi đáng mừng 75% ở các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, 10% ở
Trang 24Do máy tính nhập vào nhiều loại rất kém chất lượng, hỏng hóc Nên thực tế
hiện nay số máy đang hoạt động khoảng 350 nghìn chiếc, tức là cường độ trang bị máy mới đạt khoảng gần 5 máy/1.000 người, với mác máy bình quân tương đối
thấp (ở Tổng cục bưu điện 90% là máy 486 trở xuống)
Cường độ sử dụng máy còn thấp, hầu như ở nhiều cơ quan xí nghiệp máy vi
tính được sử dụng như một máy đánh chữ là chính
Trang bị công nghệ thông tin mất cân đối lớn, phần cứng chiếm tới 80% tổng chỉ
phí (lẽ ra trong giai đoạn này phần mềm phải chiếm 35%, nếu tính cả xây dung đề án, đào tạo, triển khai, bảo hành, cũng là yếu tố phần mềm thì tỷ trọng phải là 60%)
Công nghiệp phần mềm ở ta ít phát triển chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng
dẫn sử dụng, sản phẩm phần mềm chủ yếu là các chương trình văn bản Tiếng Việt,
giáo dục, văn hoá, kế toán, thống kê, Các công ty trong nước mới đạt 10% phần
mềm và thị phần
Nguyên nhân chính của tình hình phần mềm trên:
e Do khách hàng chưa quan niệm phần mềm là quan trọng nên rất khó bán e Phân mềm của nước ngoài và của các công ty khác trong nước sản xuất ra bị
sao chép bất hợp pháp một cách lan tràn, khiến người làm phần mềm nản lòng sáng tạo, không muốn đầu tư lĩnh vực này
Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam năm 1997 đạt tổng doanh số khoảng
450 triệu USD bằng 1,7% GDP, và bằng 1,5% doanh số thị trường công nghệ tin
học Châu Á, và là 0,2% toàn thế giới
Trong đó phần cứng là 80%, phần mềm 5% truyền đữ liệu 5%, dịch vụ 10% Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, doanh số sụt
còn khoảng 300 triệu USD Năm 1999 ước khoảng trên 500 triệu USD
Trang 25Việt Nam ra nhập mạng toàn cầu tương đối chậm tháng 11-1997 mới chính thức nối mạng Internet Tới đầu năm 1999 mới có khoảng 17 nghìn thuê bao, chủ yếu thông qua 3 nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất là VDC, FPT và Netnam
Internet đang tăng với tốc độ mỗi tháng 600-700 thuê bao, dự báo 2.000 tổng số thuê bao vượt 100 nghìn Có thể lấy ví dụ trong quí I/1999 như sau: Thời điểm 28/2/1999 31/3/1999 30/4/1999 Mạng VDC 12.912 14.599 15.821 Mạng FPT 6.120 6.810 7.340 Mạng Netnam 1.470 1.509 1.528 Mang Saigon Postel 675 750 763 Tổng số thuê bao 21.927 23.668 25.454
Tóm lại: Tuy tốc độ phát triển cao trong vài năm gần đây song nền công nghệ tính toán của Việt Nam còn rất nhỏ bé, đặc biệt là công nghệ phần mềm
1.2-! Công nghệ truyền thông:
Ngành truyền thông Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng tới 70%/năm
Năm 1992 có 45 triệu phút đàm thoại, năm 1996 có 300 triệu phút dự báo 2000 là
1000 triệu phút liên lạc viễn thông qua vệ tính đã được ứng dụng, sử dụng vệ tỉnh
của nước ngoài Các thiết bị và công nghệ điều khiển tự động tiên tiến đã được áp
dụng trong ngành địa chính (công nghệ định vị vệ tính toàn cầu GPS: Global Positioning System), ngành hàng không
Năm 1993, tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền đỡ liệu trên X25, gọi là VietPac, nối 32 tỉnh và thành phố, nhưng mạng này không đủ đáp ứng nên gần đây Tổng cục đã phát triển một mạng khung toàn quốc tên là VNN
nối với Internet và các mạng nội bộ của các cơ quan và tư nhân
VNN là mạng quốc gia đường dào có 2 cổng đi quốc tế, một ở Hà Nội, và một ở
Trang 26Cổng ở TP HCM cũng có đường nối với Mỹ, vận tốc 64 KB/sec bằng cáp quang
Mạng khung Bắc - Nam có hai đường trung tuyến vận tốc 2 Mb/sec (hướng là 8-10 Mb/sec và một đường dự phòng 192 Kb/sec nối với mạng X 25)
VNN có thể cung cấp địch vụ nối mạng khung cho khoảng 30 mạng biệt lập và các dịch vụ nối mạng Internet với vận tốc 64 Kb/sec
Nhờ mạng nội bộ và mạng quốc gia Bộ Tài chính có thể nhận được thông tin
hàng ngày từ các điểm thu thuế trong 61 tỉnh, thành, Tổng cục hải quan thu được
thông tin hàng ngày về hoạt động xuất nhập khẩu từ 131 cơ sở
Hãng hàng không có trên 20 nghìn máy liên kết các phòng vé, sân bay và kho hàng
Tuy vậy, tính tin cậy của dịch vụ truyền thông còn thấp, và chi phí còn rất cao
so với mức sống trung bình của dân chúng nên tính phổ cập cũng rất thấp 1.3-/ Ngành điện lực:
Là nền của cả ngành tính tốn và truyền thơng lại đang gặp khó khăn Những
năm gần đây tiêu thụ điện toàn quốc tăng khoảng 15%/năm, nhưng do hạn hán nên thiếu điện Năm 1998 sản xuất ở mức 60 triệu Kwh/ngày thiếu hụt 200 triệu Kwh Năm 1999 thiếu hụt tới 400 triệu Kwh Tình trạng này sẽ khó khăn hơn trong
những năm sắp tới Hệ thống phân phối còn chap vá, cung cấp không ổn định gây khó khăn cho tính tốn và truyền thơng
2-/ Ha tang co sở nhân lực cho TMĐT:
2.1-/ Chuyên gia công nghệ thông tín:
Cho tới 1980 ở nước ta chưa có khoa tin học tại các trường đại học, cũng chưa có hệ thống đào tạo chuyên gia cho các ngành này
Người làm tin học trước năm 1980 bao gồm: (1) một số nhà toán học chuyển hướng sang tin học, (2) một số du học tin học ở nước ngoài
Trang 27e Các chuyên gia có kiến thức cao, được đào tạo ở nước ngoài hoặc các nhà toán học nhiều năm qua đã chuyền hướng sang tin học Hiện nay số này là khoảng
15 nghìn người, dự báo 2000 là khoảng 20 nghìn người
e Các cán bộ được đào tạo từ khoa tin học tại các trường đại học Theo đánh giá trình độ của các sinh viên ở đây khá cao, và để tiếp thu thực tế, mỗi năm ra trường trên l nghìn người
e Một lực lượng đông đảo thanh niên học thêm các trung tâm tin học, số này
khoảng vài vạn người
e Đội ngũ Việt kiều tin học, có tới khoảng 50 nghìn người Đây là lực lượng
giỏi, nhiều người có trình độ cao và rất cao, một số còn là chuyên gia đầu đàn của các tổ chưc tin học thế giới
Lực lượng người làm tin học ở ta có: - Uu điểm:
+ Thông minh, sắc sảo, sáng tạo
+ Khả năng nhận biết, thích ứng nhanh
+ Cần cù chịu khó, ý chí tự học để nâng cao trình độ
- Nhược điểm:
Cho đến nay các trường đại học trong nước chủ yếu đào tạo phần mềm, do
lĩnh vực phần cứng đồi hỏi hạ tầng cơ sở mà ta chưa có và cũng thiếu thầy để dạy Do đó ta bị thiếu chuyên gia phần cứng
e Trong lĩnh vực phần mềm, các chuyên gia Việt Nam chưa có đủ năng lực xử lý các hệ thống và các phần mềm ứng dụng toàn cục quy mô lớn
e Lực lượng cán bộ tin học đào tạo từ các trường khá phong phú nhưng chưa tận dụng được Vì thế lực lượng qua đào tạo không thể tập hợp nhau lại trong các đề án lớn
để phát triển mà ngược lại, kiến thức kém dần đi, tới một lúc không phát huy được nữa
Trang 28Ớng dụng Internet/Web, tỷ lệ người sử dụng Internet trên 1.000 dân mới đạt 0,02 (bằng 1/10 ở Brunây) cả nước chỉ có công ty VDC là nhà cung cấp duy nhất đầu vào mạng (IAP) và 4 nhà cung cấp dịch vụ ISP (so với 16 ở Thái Lan và 120 ở
Philippine) Hiệu quả sử dụng Internet ở các cơ quan rất thấp, không khai thác được nhiều thông tin trên Internet
Có thể nói việc sử dụng máy vi tính ngày càng phổ biến nhưng ít nhiều vẫn
mang tính tự phát Thực tế Việt Nam chưa có ngành công nghệ tin học Nguyên nhân:
e Thiếu một chiến lược Nhà nước để phát triển ngành tin học Tuy Nhà nước đã có nhiều nỗ lực: Năm 1975 ban hành hàng loạt Nghị định liên quan đến phát triển và ứng dụng tin học, thành lập tổng cục điện tử tin học, viện tin học, xây dựng
các chương trình quốc gia về nghiên cứu ứng dụng tin học
Tháng 8/93, ra quyết định số 49/CP về việc phát triển công nghệ thông tin đến
năm 2000 và thành lập Ban chỉ đạo quốc gia Song tới nay vẫn chưa có một chiến lược được công bố về phát triển ngành điện tử tin học
e Thiếu đầu tư đầy đủ và cân đối, nhánh truyền thông được đầu tư nhiều hơn tính toán e Bắt cập về chính sách: các chính sách cụ thể không thể hiện được ý đồ phát triển công nghệ thông tin trái lại nhiều chính sách bắt cập về thuế (quá cao), về lập nghiệp (thủ tục), về bảo hộ, chính sách Việt kiều
3-/ Ha tang cơ sở kinh tế, pháp lý cho TMĐT:
Nước ta là nước “nông nghiệp lạc hậu”, 80% dân số làm nông nghiệp, công nghiệp mới chiếm 32%, chi phí dịch vụ cao
Xét riêng về buôn bán hàng hoá và dịch vụ thì thương mại ở mức phát triển
thấp Tổng doanh số hàng hoá bán lẻ hàng năm chỉ đạt 180-190 nghìn tỷ đồng
Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD, hàng xuất khẩu chủ yếu là
nguyên liệu thô và hàng công nghiệp mức độ chế biến thấp Chỉ riêng bốn mặt
Trang 29may và giày dép chiếm trên 20% hàng chế biến sâu và hàng chế tạo chưa tới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu
Hoạt động bn bán hàng hố và dịch vụ của ta, mức độ giao dịch thấp, cả ở trong
và ngoài nước Về buôn bán đối ngoại, tuy có trao đổi buôn bán với trên 100 nước và địa
khu, nhưng vẫn tập trung chủ yếu vào các bạn hàng truyền thống trong vùng (ASEAN)
Mạng lưới bạn hàng trong và ngoài nước của các công ty rất hẹp; đa số công ty thiếu thông tin về thị trường hàng hoá, bạn hàng nên cơ hội kinh doanh bị hạn chế
Đị tìm nguyên nhận: 3.1-/ Nang luc kinh tế:
Năng lực yếu kém, hệ thống tiêu chuẩn theo đúng nghĩa chưa hình thành, hệ thống thông tin kinh tế quốc gia cũng không tương thích với hệ thống tiêu chuẩn
quốc tế, bản thân hệ thống này cũng có mâu thuẫn và không thống nhất, hệ thống mã quốc gia chưa có, là điều sẽ gây trở ngại lớn cho việc chuyển sang một nền
“kinh tế số hoá”
3.2-/ Năng suất lao động thấp, tổ chức lao động:
Lạc hậu, ty lệ thất nghiệp thực còn ở mức cao 6,85% ở cả nước (năm 1998)
Trong đó ở Hà Nội 9,09%, Hải Phòng 8,43%, TP HCM 6,76%, Đà Nắng 6,35%;
chưa tạo được động lực thực tế thúc đầy tiết kiệm cao độ chi phí vật chất và thời
gian (là mục tiêu cơ bản nhất của TMĐT)
3.3-/ Mức sống liên quan đến sử dụng TMĐT:
Mức sống thấp GDP đầu người không cho phép dân chúng và đông đảo doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các phương tiện của “kinh tế số hoá” Phương tiện điện
tử lại quá cao so với mức sống (giá máy tính điện tử và các trang bị phụ trợ gần
1.000 USD, phí hoà mạng Internet 250 nghìn đồng, phí thuê bao hàng tháng 50
nghìn đồng, phí truy cập 290 đ/phút đều rất cao so với thu nhập đầu người, và còn
rất cao so với phí dịch vụ Internet trong khu vực Ở Việt Nam theo VDC một người dùng Internet 30 giờ trong 1 tháng phải trả 54 USD, còn ở Thái Lan là 25,5 USD)
Trang 30Chưa có hệ thống thanh toán tài chính tự động tức là thiếu một trong những
nhân tố quan trọng nhất của TMĐT, là nhân tố không chỉ đảm bảo cho tính kinh tế
mà cả tính khả thi của TMĐT Xây dựng hệ thống này đồng thời phải khắc phục thói quen dùng tiền mặt trong dân chúng
3.5-/ Chưa hình thành và thực thi được việc tiêu chuẩn hố tồn bộ nền
kinh tế:
Đa số hàng hoá vẫn còn trao đổi theo mẫu và theo quan sát trực tiếp, hàng giả còn phổ biến, chưa nói tới thống nhất mã thương mại với các nước trong khu vực và
trên thế giới (liên quan tới TMĐT qua biên giới) Riêng mã vạch tới nay mới thể hiện trên thị trường và theo dự kiến sau 5 năm nữa mới đạt tỷ lệ 80%
Thiếu chiến lược mã quốc gia làm cơ sở phát triển cơng nghệ mã hố phục vụ
mục đích bảo đảm an tồn đữ liệu thơng tin
* Luật pháp:
Hệ thống luật pháp hiện đại đang mới ở giai đoạn hình thành đầu trên và còn chưa hoàn thiện; đặc biệt là hàng loạt vấn đề pháp lý của các giao dịch TMĐT chưa được phản ánh trong “Bộ luật thương mại”, “Bộ luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”, “Bộ luật hình sự” và các bộ luật khác có liên quan Trong đó các vấn đề như: luật
pháp về giá trị pháp lý của các giao dịch điện, về xác thực và chứng nhận chữ ký
điện tử, về chống xâm nhập trái phép vào các đữ liệu, vẫn chưa hoàn thiện
Hiệu lực thi hành và do đó hiệu lực điều chỉnh của các luật đã ban hành còn thấp, ngay cả trong hoàn cảnh kinh tế và thươg mại còn đang được vận hành trên cơ SỞ giấy tờ
4-/ Ha tang cơ sở chính trị, xã hội cho TMĐT:
Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa - một hệ thống đối lập với tư bản chủ nghĩa Các nước thù địch tìm mọi cách chống phá chế độ ta Về mặt chính trị, Internet/Web đã là một phương tiện tuyệt vời cho bạn phản chế hoạt động, và thâm nhập, đòi hỏi Nhà nước phải có biện pháp bảo vệ thích hợp Ngay từ 1996, đã có
Trang 31các thế lực thù địch dùng phương tiện thông tin điện tử để chống phá ta, trong đó
đã đề cập đến phương tiện điện thoại, fax, kênh truyền hình TURO, kết nối mạng
thông tin Internet và các hoạt động mua bán, trao đổi thông tin giữa một số cơ quan trong và ngoài nước
Ngoài ra, còn phải đề phòng phim ảnh không lành mạnh, các lối sống thực dụng, bạo lực thâm nhập qua Internet/Web
Về cách sống và làm việc dân ta còn quan giao dịch trên văn bản giấy tờ, muc hang phải qua các giác quan thử nghiệm, trả bằng tiền mặt, không phù hợp với TMĐT
Về mặt xã hội, người Việt Nam chưa xây dựng được tác phong “làm việc đồng
đội” ở tầm toàn xã hội và tầm quốc tế, chưa có lối sống theo pháp luật chặt chẽ,
chưa có thói quen “công nghiệp” và tiêu chuẩn hoá Đều là những yếu tố cản đường
tiến tới “kinh tế số hoá” và TMĐT
Tóm lại, từ 4 hạ tầng cơ sở trên cho thấy, môi trường điển hình cho “kinh tế số
hoá” nói chung và TMĐT nói riêng chưa hình thành đầy đủ ở Việt Nam, đồi hỏi ngay bây giờ phải có kế hoạch chuẩn bị kỹ càng, không được chậm nhưng không được nóng VỘI
I-/ VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ HƯỚNG TỚI TMĐT:
Việt Nam đã hội nhập APEC, là thành viên ASEAN và quan sát viên WTO, cho dù chúng ta còn kém về mọi mặt môi trường TMĐT Song cùng với yêu cầu
của xu thế thế giới, kết hợp với sự thông minh sáng tạo vốn có của người Việt Nam
chúng ta có được mức độ nhất định
Việc sử dụng điện thoại, Fax, thư điện tử và sử dụng máy tính điện tử như một công cụ làm việc ở tầm dùng hạn chế đều đã được thực thi từ lâu (tuy mức độ còn
hạn chế) Nhưng nếu xét theo nghĩa chặt chế của TMĐT là tiến hành trao đổi dữ
liệu điện tử giữa các doanh nghiệp và mua bán dung liệu, hàng hoá, dịch vụ qua mạng Internet và các phân mạng của nó thì sự tham gia của Việt Nam mới ở bước
Trang 32e Từ cuối 1997 đến nay, khái niệm TMĐT đã được đề cập trên các tài liệu
sách báo (thương mại, diễn đàn doanh nghiệp, thời báo kinh tế, ); hội thảo tin học, và trên truyền hình, đù còn sơ lược
e Đã tham gia thảo luận và cam kết quốc tế về TMĐT:
- Trong ASEAN: Việt Nam tham gia hội nghị ASEAN về TMĐT (10-97 tại Mã
Lai), tham gia hoạt động trong tiểu bản điều phối về TMĐT (CCEC) của ASEAN
- Trong APEC: Khi gia nhập APEC (14/11/98) Việt Nam thoả thuận tham gia
vào “chương trình hành động về thương mại điện tử APEC” e Một số tổ chức chuyên trách về TMĐT ra đời:
- Tháng 6/1998 Bản chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin được thành lập Tổ công tác TMĐT nằm trong ban này và đã cử một đoàn đi Ôxtrâylia khảo sát về
TMĐT Đã tổ chức hội thảo về TMĐT
- Tháng 12/1998 Bộ Thương mại thành lập ban TMĐT trực thuộc Bộ trưởng để xúc tiến các công việc có liên quan trong phạm vi Bộ Thương mại
- Tháng 3/1999 Bộ Thương mại đã tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về TMĐT
e« Một số đơn vị ở TP HCM đã sử dụng phương tiện Internet để quảng cáo
hàng ra nước ngoài nhờ đó đã tìm được khách hàng
e Các công ty triển khai hoạt động bán hàng qua mạng: Công ty FPT chuẩn bị
mở một siêu thị trên Internet/Web với 15 nghìn mặt hàng làm việc theo kiểu đặt
hàng qua Internet thanh toán bằng tiền khi giao hàng
e Ngày 22/11/1999 tại Hà Nội Hội nghị Bưu chính viễn thông giữa Việt Nam -
Lào - Campuchia diễn ra Thảo luận bốn vấn đề liên quan tới viễn thông trong đó có vấn đề thể lệ với TMĐT
Trang 33II-/ NHỮNG KET QUA BAN DAU DAT DUOC VA NHUNG BAT CAP CON TON TAI
TMDT O VIET NAM:
Phần này giới thiệu 2 siêu thị điện tử đang hoạt động tại Việt Nam
1-/ Siêu thị bách hoá Việt Nam Cybermail:
- Giới thiệu:
Ngày 19/12/1998 Siêu thị điện tử đầu tiên ở Việt Nam trên Internet tên gọi “VietNam Cybermall” chính thức khai trương Siêu thị ảo VietNam Cybermail là một bước phát triển mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào TMĐT
Trên siêu thị điện tử khách hàng có thể thấy chiếc xe hơi Debus cho tới lọ tương ớt Hiện nay siêu thị có trên 500 mặt hàng với nhiều nhà cung cấp thuộc các lĩnh vực khác nhau từ hàng cao cấp đến hàng tiêu dùng
- Giải pháp tổ chức:
Với tư cách là một khách hàng, ta có thể sử dụng máy tính (có nối mạng
Internet) truy cập vào địa chỉ HTIP:/WWW.VNN.VN của Internet ngay trang Web chủ đầu tiên (của VDC), chỉ cần nháy chuột vào Cybermaill một thị trường
phong phú đầy màu sắc hiện ra trước mắt để ta chọn lựa Các mặt hàng được phân
loại và người mua tìm kiếm dễ dàng công cụ tìm kiếm “Search” có sắn trên đó
Dưới mỗi sản phẩm đều có giá cụ thể Đối với các mặt hàng có giá là ngoại tệ thì tỷ
giá được cập nhật thường xuyên Siêu thị bán hàng 24/24 khi đăng ký mua hàng, ta
điền thông tin vào mẫu đơn đặt hàng, sau đó siêu thị sẽ có người giao hàng đến tận
nơi Siêu thị ký hợp đồng phân phối tới các nhà phân phối địa phương nên khi nhận được yêu cầu của khách hàng tại địa phương nào thì sẽ nối mạng Internet liên lạc
với nhà phân phối hay sản xuất ở địa phương đó để họ giao hàng - Kết quả hoạt động và một số tôn tại:
Trong 6 tháng đầu năm 1999 siêu thị đã nhận được trên 15.000 đơn đặt hàng từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Mỹ, Pháp, Canađa, Australia, Siêu thị đã giải quyết gần 12.000 trường hợp chủ yếu là TP HCM và các vùng lân cận
Trang 34Vào dự triển lãm Việt Nam Computer World Expo ’99 (21/4/1999) UASC két hợp với một số nhà cung cấp đưa ra một số dịch vụ mới trên siêu thị như: bán sách
báo tạp chí Tin học và đời sống, Bưu chính viễn thông, bán vé máy bay và đặt chỗ
cho Pacific Airlines với mục tiêu ban đầu là tạo ra một cái “chợ” trên mạng giúp cho các doanh nghiệp tổ chức các dịch vụ và giới thiệu sản phẩm hàng hoá tạo ra kênh phân phối trên thị trường
Cybermall đã thực sự mang lại những hiệu quả thiết thực cả về thương mại và
công nghệ
Do số lượng nhà cung cấp còn ít, số mặt hàng chưa nhiều nên với các đơn đặt
hàng xa chưa đáp ứng được Các nhà tổ chức siêu thị hy vọng rằng trong tương lai, khi các nhà cung cấp trên siêu thị tăng lên, hệ thống đại lý của các nhà cung cấp mở rộng hơn thì việc khai thác thị trường tiềm năng này sẽ thuận lợi hơn nhiều
Theo đánh giá của các chuyên gia tin học cũng như các nhà phân tích thị trường
kết quả ban đầu của Việt Nam Cybermall như vậy là khả quan, mặc dù tốc độ tăng
trưởng doanh thu của các nhà cung cấp trên mạng quy mô còn nhỏ, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các tháng thì lớn hơn bất kỳ phân đoạn thị trường nào khác
(khoảng 50%/tháng) Điều này chứng tỏ khả năng phát triển TMĐT ở Việt Nam rất
lớn, nếu như có hình thức khai thác và có chính sách hợp lý
- Khó khăn tôn tại:
Số lượng người Việt Nam sử dụng máy tính và kết nối Internet còn quá ít Trong khi phương thức thanh toán trực tiếp hiện nay bất tiện cho cả người mua và
người bán, dất rễ xảy ra đặt hàng khống
Trang 35nước có chính sách ưu đãi với cước phí truy nhập Mặt khác, Nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ, ưu đãi về thuế để khuyến khích các nhà cung cấp lựa chọn kênh
phân phối mới này
2-/ Siêu thị Blue sky - siêu thị điện tử chuyên về máy tính và thiết bị văn phòng: - Giới thiệu:
Ngày 9/5/99 tại Hà Nội siêu thị máy tính Blue sky đã chính thức mở dịch vụ bán hàng trực tuyến qua mạng Internet Các khách hàng sử dụng Internet có thể
truy nhập trang chủ của Blue sky theo địa chỉ HTIP:/WWW Bluesky.COM.VN
để nghiên cứu thông tin và đặt hàng các chủng loại máy tính cũng như thiết bị tin học, văn phòng mà Blue sky đang cung cấp trên thị trường
Khai trương 4/98 sau hơn một năm hoạt động siêu thị Blue sky đã trở thành một trong những công ty kinh doanh tin học lớn tại Hà Nội với doanh số 1998 đạt hơn 25
tỷ đồng Khách hàng trọng điểm của siêu thị là các Bộ, các ban ngành của Nhà nước,
các doanh nghiệp, các công ty liên doanh các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế Thế mạnh của siêu thị là khả năng nhập hàng chính gốc với số lượng lớn nên giá cả không cao so với cửa hàng có quy mô nhỏ Siêu thị đảm bảo hệ thống bảo hành và hậu mãi tốt Và việc chuyên nghiệp hoá đội ngũ bán hàng là một yếu tố thành công của siêu thị
- Giải pháp tổ chức:
Hiện nay trang Web của siêu thị Blue sky được xây dựng bằng hai giao diện tiếng Việt và tiếng Anh Cơ sở dữ liệu trên máy tính quản lý được cập nhật các
thông tin về sản phẩm, về khách hàng, và về đơn đặt hàng Từ đây siêu thị phân tích
để thu đươc các thông tin hữu ích từ sản phẩm nào bán chạy nhất khách hàng nào mua nhiều nhất,
Trên trang chủ có hàng ngàn mặt hàng mà khách hàng có thể chọn lựa từ máy
in, máy tính, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị văn phòng Đối với từng sản phẩm
khách hàng có thể chọn lựa theo hãng sản xuất hoặc chọn lựa theo mức giá mà
Trang 3610-15 phút đơn hàng đó được chuyển tới một trung tâm xử lý các yêu cầu của khách hàng Từ đây nhân viên sẽ liên lạc với khách hàng qua điện thoại để khẳng định về giá cả, hình thức thanh toán cũng như vận chuyển mặt hàng đó đến tận nhà
Phương thức thanhtoán là thẻ tín dụng, chuyển khoản, tiền mặt, séc, Nhưng khách
hàng chưa thực hiện thanh toán trực tiếp qua mạng bằng thẻ tín dụng Đây là trở ngại chính cho việc phát triển loại dịch vụ mua sắm trên mạng ở Việt Nam
MO HINH MUA HANG TRUC TIEP 6 SIEU THI BLUE SKY Trang chu Sản phẩm Tìm kiếm Đặt hàng Danh sách Các mặt hàng sản phẩm đã chọn Gửi đơn đặt hàng
e Trang chủ: khách hàng có thể xem các thông tin mới nhất về khuyến mại, hàng hoá ưu chủng nhất, các tin tức về lĩnh vực máy tính
e Sản phẩm: khách hàng có thể tra cứu những thông tin đầy đủ nhất về các mặt
hàng hiện đang có tại Blue sky
e Tìm kiếm: tìm kiếm thông tin về hàng hoá
e Đặt hàng: đặt hàng trực tiếp và siêu thị xác nhận đơn đặt hàng
e Danh sách sản phẩm: tra cứu thông tin cụ thể về giá cả cũng như chất lượng
cụ thể của hàng hoá
e Các mặt hàng đã chọn: tại mỗi trang Web giới thiệu sản phẩm, nếu thấy muốn mua khách hàng kích chuột vào biểu tượng giỏ mua hàng Khách hàng hoàn toàn có
Trang 37thể thay đổi số lượng hàng hoá đã chọn hoặc huỷ bỏ các mặt hàng không cần thiết Tại mỗi trang Web siêu thị sẽ chia ra kết quả tính toán tạm thời số tiền mà khách
hàng đã chọn, tỷ giá được cập nhật theo tỷ giá của ngân hàng ngoại thương
e Gửi đơn đặt hàng: sau khi đã lựa chọn các mặt hàng cần mua, khách hàng có
thể đặt hàng trực tiếp qua mạng Internet Nếu là lần đầu đến với Blue sky, khách hàng có thể ghi lại tên truy cập và mật khẩu để tiện cho khách hàng vào lần mua
hàng tiếp sau,
Một đặc didểm đáng chú ý nữa ở siêu thị ảo này là để truy cập vào trang chủ
Blue sky máy tính của khách hàng (ở Hà Nội) không nhất thiết phải kết nối với
Internet mà chỉ cần truy nhập vào máy chủ của Blue sky theo số điện thoại
7.563838 ưu điểm này sẽ tiết kiệm được phí Internet cho khách hàng khi họ đi “dạo” trong siêu thị
Như vậy ở Việt Nam hiện đã có 2 siêu thị ảo kinh doanh trên mạng Internet, có thể coi đây là những bước đi chập chững đầu tiên của các doanh nghiệp trong việc làm quen với thương mại điện tử Hai siêu thị sẽ giúp cho người dân Việt Nam làm quen và hình thành một tập quán mới mua hàng qua mạng Đồng thời chúng
cũng chứng tỏ khả năng của các kỹ sư tin học Việt Nam trong việc làm chủ công
nghệ thông tin và hai siêu thị này thật sự là những viên gạch đầu tiên hình thành TMĐT tại Việt Nam
IV-/ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TMĐT Ở VIỆT NAM:
1-/ Triển vọng tương lai:
- Việt Nam tuy mới có khái niệm TMĐT từ năm 1997 song lại được đánh giá
là nước có triển vọng gia nhập tốc độ cao trong khu vực
- Việt Nam đã đạt thoả thuận về các nguyên tắc chỉ đạo chung (trong ASEAN)
và chương trình hành động của APEC về TMĐT Ta đã tham gia ban điều phối về
Trang 38- Tốc độ phát triển về công nghệ thông tin ngày càng cao Phần lớn các doanh
nghiệp Nhà nước đã có trang bị vi tính đầy đủ và một số đã truy cập, nối mạng Internet Đây là điều kiện tiền đề quan trọng cho TMĐT phát triển
- Các công ty đầu ngành công nghệ thông tin liên tục tham gia thử nghiệm và
tìm cách giảm giá cước phí, đồng thời liên doanh liên kết với nước ngoài để đổi
mới công nghệ như VDC, FPT, Netnam
- Hệ thống truyền thông đã tăng trưởng rất nhanh 70%/năm và Nhà nước đang đầu tư để có thể cung cấp dịch vụ tốt hơn nữa (bằng các hội thảo của ngành bưu chính)
Nhờ hệ thống truyền thông phát triển nhanh mà các bộ hoạt động hiệu quả
hơn, nối mạng với hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, giảm hao phí trong công
việc, và tăng tính đồng bộ, thống nhất trong các ngành
- Hệ thống luật pháp về TMĐT' dù chưa nhiều song hầu như đã được đề cập đến
- Về nguồn nhân lực cho TMĐT chúng ta phải tự hào vì người Việt Nam vốn thông minh, cần cù, chịu khó, ham học hỏi Với con số 15 nghìn chuyên gia kiến thức cao, 50 nghìn Việt kiều tin học và hàng nghìn sinh viên của các trường đại học khoa tin, đây là lực lượng vốn quý là tài sản vô hình của nước ta
Cần tận dụng và khai thác hiệu quả đồng thời bồi dưỡng đào tạo không ngừng
thì con số trên sẽ ngày một lớn lên về chất và lượng
- Ứng dụng TMĐT đã bước đầu khởi sắc thành công trên thương trường Việt Nam Cùng với sự nỗ lực của mình TMĐT Việt Nam đang trên đà phát triển đầy triển vọng 2-/ Thách thức tồn tại:
Không thể phủ nhập rằng TMĐT là một thách thức lớn với các doanh nghiệp Việt Nam:
- Cơ sở hạ tầng cho TMĐT của ta quá nhỏ bé Cơng nghệ tính tốn cịn rất đơn giản cụ thể như đoanh số về công nghệ tin học Việt Nam 1997 bằng 1,7% GDP, ta
nhập mạng chậm nên TMĐT còn là quá mới mẻ trong nhận thức Công nghệ phần
Trang 39- Các thiết bị điện tử hầu như ở thế hệ cũ, lỗi thời Thiết bị nhập ngoại ở các doanh nghiệp bị lừa nhiều dẫn đến chất lượng phương tiện rất kém
- Hệ thống luật pháp giản đơn, chưa đầy đủ và đồng bộ là một rào cản lớn cho phát triển TMĐT
- Điệc lực yếu kém, liên tục bị thiếu hụt trong vài năm gần đây gây khó khăn
cho công nghệ tính tốn và truyền thơng
- Mức sống quá thấp là nguyên nhân lớn ngăn cản tiếp xúc và thử nghiệm TMĐT - Nhân lực của ta đồi dào song ta không tận dụng được do chưa có chính sách
thu hút hợp lý, dẫn đến chảy máu chất xám Hơn nữa hệ thống đào tạo tin học của ta rất sơ sài chủ yếu là đào tạo văn bản đơn giản
- Các thế lực thù địch và các thế lực phản xã hội vẫn thường xuyên tấn công chúng ta dưới nhiều hình thức, phổ biến là thông qua Internet sử dụng những văn
hoá phẩm thiếu lành mạnh đầu độc giới trẻ - những tương lai đất nước
- Trong thời đại tồn cầu hố, thơng tin là công cụ chiến lược Các chuyên gia thế giới cho rằng sự bất bình đẳng nổi bật nhất giữa các doanh nghiệp của các nước
đang phát triển và các nước phát triển là sự truy cập thông tin Hàng trăm doanh
nghiệp Việt Nam không thể thực hiện được lợi thế cạnh tranh của mình vì họ không thâm nhập được tới những thông tin liên quan đến thương mại các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quen với hoạt động kinh doanh trên mạng
- Việt Nam đang trong quá trình cắt giảm thuế quan Xu thế thương mại
không giấy tờ dựa trên cơ sở trao đổi TMĐT đang mạnh dân Nó cho phép xác định ngay lập tức các cơ hội xuất khẩu, mà doanh nghiệp lại thiếu thông tin Trước thực
Trang 40MOT SO BIEN PHAP THUC DAY PHAT TRIEN TMDT O VIET NAM
I-/ PHUONG HƯỚNG PHÁT TRIEN LINH VUC CONG NGHE THONG TIN CUA
VIET NAM DE DAP UNG DOI HOI CUA TMBT:
1-/ Những kiến nghị đối với co quan quản lý vĩ mô của Nhà nước:
1.1 Những kiến nghị đối với chương trình quốc gia về công nghệ thông tin: Thực chất chương trình quốc gia về công nghệ thông tin bắt đầu được đầu tư và thực hiện từ năm 1990 Nghị quyết 49/CP của Chính phủ về phát triển công nghệ
thông tin: “Mục tiêu xây dựng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đến năm
2000 là: xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về
thông tin trong xã hội có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản thông tin trong quản lý Nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội, ” ban hành 8/1993 Chương trình
thực sự có vai trò xúc tác cho sự phát triển công nghệ thông tin nước nhà
Cho đến nay, tất cả các văn phòng của các bộ ngành, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã sử dụng máy tính trong công tác nghiệp vụ Ở những nơi này cũng đã bước đầu tổ chức công việc qua mạng cục bộ và trao đổi thông tin quản lý với văn phòng Chính phủ
Một số mạng nghiệp vụ diện rộng đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn như các mạng Ngân hàng, Tài chính, Bưu điện, Hải quan, Hàng không, Du lịch thông qua chương trình 7 khoa công nghệ thông tin trọng điểm của 7 trường đại học lớn của đất nước đã được nâng cấp về cơ sở vật chất cho giảng dạy và nghiên cứu góp phần cho việc thực hiện mục tiêu đến năm 2000 đào tạo cho 2 vạn sinh
viên tốt nghiệp cho lĩnh vực công nghệ thông tin
Chương trình đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển mạng Internet Việt Nam Một số cơ sở chủ lực quốc gia bước đầu được nghiên cứu và thiết lập như cơ sở dỡ liệu quốc gia về luật tài chính, đất đai, thống kê, dân cư, cán