Mô hình hồi quy:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng 2008 (Trang 57 - 83)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.2.2 Mô hình hồi quy:

Sau khi đã tiến hành kiểm định tính dừng và lấy sai phân, tôi tiến hành hồi quy bằng phương pháp GMM đã được nhắc tới ở trên với Growth là biến phụ thuộc. bảng kết quả được trình bày dưới đây

Mẫu ứng với mô hình gốc: Với mẫu đầy đủ:

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy biến tăng trƣởng bằng GMM (1)

Ta nhận thấy biến Trễ GDP không phù hợp vì p-valu khá cao 58.22%. Vì thế tôi nghi ngờ sự tồn tại của biến này trong mô hình. Vì thế, tôi dùng kiểm định Wald test để xem xét.

Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Wald Test

Giả thiết Ho: chấp nhận c(7)=0. Giá trị P-value =58.22%>10% nên ta chấp bác bỏ giả thiết Ho.

Tôi nhận thấy rằng biến này là không thể bỏ trong mô hình, nhưng khi đưa vào mô hình thì lại không có ý nghĩa. Do đó tôi nghi hoặc rằng liệu có phải vẫn là biến GDP nhưng không phải là năm t-1 hay không.

Tôi đã tham khảo một số bài nghiên cứu khác trong đó có bài của tác giả Laura Alfaro (Harvard Business School 4/2003), trong bài này cũng với cách đo lường tương tự tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, các biến kiểm soát khác cũng tương tự chỉ thay đổi biến GDPt-1=GDPt. Tôi tiến hành hồi quy theo mô hình mới này và thu được kết quả như sau:

Bảng 4.16: Kết quả hồi quy biến tăng trƣởng bằng GMM (2)

So sánh hai phương trinh ta thấy rằng R2

của mô hình hai lớn hơn của mô hình 1. Bên cạnh đó các hệ số hồi quy cũng có ý nghĩa hơn. Từ đó, tôi quyết định chọn mô hình

Sau đây là một số kiểm định về đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan trong mô hình.

Hình 4.3: Đồ thị phần dƣ

Đồ thị phần dư cho thấy phần sư không tuân theo một xu thế nhất định. Điều này cho ta kết luận rằng mô hình không có tự tương quan hay phương sai thay đổi.

Dưới đây là ma trận phương sai – hiệp phương sai, ma trận này cho thấy mức độ tương quan của các biến trong mô hình là tương đối thấp nên loại trừ khả năng đa cộng tuyến.

Bảng 4.17: Ma trận phƣơng sai – hiệp phƣơng sai

Tương tự,tôi áp dụng cho mẫu trước 2008 để xem xét tác động của khủng hoảng kinh tế đến tác động của FDI so với tăng trưởng:

Bảng 4.18: Kết quả hồi quy tăng trƣởng bằng GMM cho mẫu trƣớc năm 2008 (1)

Kiểm định này cũng cho ta kết quả tương tự như mẫu đầy đủ ở trên: Mô hình thay thế biến GDPt-1=GDPt

Bảng 4.20: Kết quả hồi quy tăng trƣởng bằng GMM cho mẫu trƣớc năm 2008 (2)

Các kết quả cũng cho thấy mức độ phù hợp của mô hình sau khi đã thay biến GDPt-1=GDPt.

Hình 4.4: Đồ thị phần dƣ cho mẫu trƣớc năm 2008

Kết quả cho thấy phương trình không có tự tương quan hay phương sai thay đổi.

Kết quả cho thấy mối tương quan của các biến trong mô hình thấp và loại trừ khả năng đa cộng tuyến trong mô hình.

Phân tích kết quả mô hình:

Do chỉ chọn mô hình sau khi đó thay thế GDPt-1=GDPt cho nên việc phân tích kết quả mô hình cũng dựa trên mô hình sau:

Đối với mẫu đầy đủ:

Chi Tieu 0.010882*** Cpi -0.000472** Dan So -0.112997** Fdi -0.001695** Thuong Mai 0.000657*** Dummy 0.004987 Gdp 0.000419** Tin Dung 0.000284

Đối với mẫu trước 2009

Chi Tieu 0.012124***

Cpi -0.000444***

Dan So -0.110881**

Thuong Mai 0.000655***

Tin Dung 0.000332

Gdp 0.000462**

Trong đó các dấu ***,**,* là chấp nhận ở mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%

Nhìn chung dấu của các biến đều không thay đổi ứng với cả hai mẫu và hệ số hồi quy cũng không thay đổi đáng kể.

Về mặt ý nghĩa kinh tế thì hầu hết các biến đều phù hợp với ý nghĩa kinh tế của nó. Chẳng hạn như chính phủ tăng chi tiêu sẽ tăng GDP (theo phương trình Y=C+I+G+X-M). Tốc độ tăng dân số sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP đâu người (theo phương trình ggdp-gdanso=ggdp dau nguoi). Còn về biến CPI. Để làm rõ mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế trong nước và thế giới, về lý thuyết và thực nghiệm có thể tóm tắt như sau:

a. Lý thuyết về lạm phát và tăng trưởng

Về lý thuyết, lạm phát có thể tác động tiêu cực lẫn tích cực lên tăng trưởng kinh tế: Theo Mundell (1965) và Tobin (1965), có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trưởng; hai trường phái Keynes và trường phái tiền tệ đều cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đường cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp.

Lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trưởng như: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tư; lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn được xem như là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.

Nghiên cứu ban đầu (những năm 60) không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào.

Giai đoạn sau khủng hoảng dầu hỏa 1973-1974, tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng (Fischer, 1993; Bruno và Easterly, 1995; Barro, 1998).

c. Lạm phát và tăng trưởng trên thế giới:

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là phi tuyến tính. Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold). Ở mức dưới ngưỡng, lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết Keynes đề cập.

Kết quả kiểm nghiệm ảnh hưởng ngưỡng của lạm phát

- Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001): 140 nước, giai đoạn 1960-1998. Các nước đang phát triển, ngưỡng lạm phát từ 11-12%/năm.

- Nghiên cứu của Li (2006): Số liệu cho 90 nước đang phát triển, giai đoạn 1961- 2004, ngưỡng là 14%/năm.

- Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngưỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi.

Từ các kết luân luận trên ta cũng có thể giải thích rằng tại sao hệ số hồi quy lại âm ở Việt Nam.

Tiếp theo là hệ số của FDI. Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế trên thế giới đã được tôi tổng hợp lại trong phần tổng hợp các bài nghiên cứu trước. Mối quan hệ này có thể âm.

Một vài bài nghiên cứu, các tác giả đã đề cập đến các tác động tiêu cực bên cạnh những tác động tích cực. Ví như Hanson (2001) đã tranh luận rằng việc FDI sản sinh ra những hiệu ứng lan tỏa tích cực là yếu, còn tác giả Grog và Greenwood (2002) đã kết luận rằng tác động của FDI lên tăng trường hầu như là tiêu cực. Đầy đủ nhất phải kể đến bài nghiên cứu của tác giả Alfano (2003), một phân tích thực nghiệm sử dụng

dữ liệu các nước giai đoạn 1981-1999 nói rằng FDI có tác động rất khác nhau lên sự tăng trưởng. Dòng FDI chảy vào khu vực khai khoáng dẫn đến một tác động tiêu cực lên tăng trưởng, nơi FDI vào khu vực sản xuất lại cho thấy một tác động tích cực và khu vực dịch vụ thì cho ra một tác động mơ hồ, không rõ ràng. Mặc dù bị giới hạn về dữ liệu sử dụng, các kết quả của ông khá vững chắc đối với các yếu tố quyết định khác của sự tăng trưởng, như là thu nhập, vốn con người, phát triền tài chính nội địa, chất lượng định chế nhà nước hay độ trễ của FDI. Tương đồng với ý kiến của Alfano, Chandana và Peter Nunnenkamp (2006) cũng cho thấy các tác động khác nhau của FDI lên tăng trưởng sau khi nghiên cứu trường hợp của Ấn Độ, sử dụng kiểm định nhân quả Granger với khung làm việc đồng liên kết. Ông cho thấy rằng FDI và sản lượng đầu ra tương tác mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, ngược lại với lĩnh vực khai khoáng, thì vắng mặt quan hệ nhân quả giữa 2 yếu tố đang xét. Riêng khu vực dịch vụ, khu vực đã thu hút phần lớn FDI vào nó từ sau khi Ấn Độ cải cách kinh tế, thì FDI lại có tác động chỉ tạm thời lên sản lượng đầu ra.

Bên cạnh đó tác động tiêu cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế còn có thể xuất phát từ tác động lấn át đầu tư nội địa. Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định mà tôi không trực tiếp đi sâu vào nghiên cứu tác động của FDI trong từng thành phần kinh tế.

4.2.3 Tác động của ngƣỡng

Bây giờ, tôi sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này thông qua các ngưỡng đã trình bày ở trên. Đây là bảng tóm tắt lại 10 phương trình hồi quy cho các ngưỡng. Ứng với mỗi ngưỡng, tôi hồi quy hai mẫu trên và dưới ngưỡng bằng phương pháp GMM.

Bảng 4.22: Bảng tóm tắt lại 10 phƣơng trình hồi quy cho các ngƣỡng

Cơ sở hạ

tầng kinh tế Tín dụng tƣ nhân Mở cửa thƣơng mại Chất lƣợng quản lý

lớn hơn nhỏ hơn lớn hơn nhỏ hơn lớn hơn nhỏ hơn

CPI 1.41E-14 -5.24E-11 -2.18E-05 2.03E-14 4.08E-06 0.000043***

Credit Private 7.31E-05 0.000211* 1.05E-05 0.000134*** -3.98E-06 0.000191*** DUMMY -0.01241*** -0.004188* -0.007063*** -0.002238 -0.0092*** -0.0046**

FDI 0.000496** 0.000748 0.000314*** 0.000913*** 0.000276** 0.000686***

Government -0.0046** -0.00042 -0.00036** -0.000666*** -0.000277 -0.00994*** Population -0.002683* -0.000198 -0.003203*** -0.0015 -0.0292*** -0.00305***

Trace -2.33E-05 -5.72E-06 3.61E-05 2.57E-05 3.47E-05 -2.47E-05

tre_gdp -0.000155** -1.34E-06 -6.57E-07 -1.81E-07 -2.12E-07 -7.18E-07

Tự do hóa tài khoản vốn Ổn định vĩ mô

Thể chế

kinh tế lớn hơn nhỏ hơn lớn hơn nhỏ hơn

CPI 2.02E-05 7.25E-15 0.0000514*** 0.0000776***

Credit Private -0.0000687 0.0000815*** 0.0000812** -2.66E-05 DUMMY -0.01227*** -0.01443*** -0.010667*** -0.008875***

Government -0.00043*** -0.000267 -0.000158 -0.000688*** Population -0.00266*** -0.004506*** -0.003055*** -0.0037***

Trace 3.08E-05 2.73E-05 3.31E-06 0.0000536**

tre_gdp -3.11E-07 -0.0000882** -1.93E-07 -0.0000907

Trong đó ***, ** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5%

Cơ sở hạ tầng kinh tế:

Tôi kiểm tra các biến đại diện đã được nhắc đến ở phần trên. Các biến này bao gồm: sự phát triển của thị trường tài chính, mở cửa thương mại và chất lượng quản lý của cơ quan nhà nước.

Tôi nhận thấy rằng hệ số của FDI dương và có ý nghĩa thống kê chỉ với những nước có mức độ phát triển về thị trường tài chính (được xem xét bởi hệ số p-value trong cột 1 và 2). Kết quả này phù hợp với các bài nghiên cứu trước rằng mức độ phát triển của thị trưởng tài chính là một nhân tố quan trọng trong việc gián tiếp đến lợi ích của FDI đến tăng trưởng. Cuối cùng chất lượng quản lý của cơ quan nhà nước không phải là một ngưỡng mà chúng ta cần xem xét.

Tự do hóa tài khoản vốn:

Bên cạnh đó tôi cũng cho ra kết quả là tự do hóa tài khoản vốn không phải là một ngưỡng thích hợp khi xem xét cột 7 và 8.

Ổn định vĩ mô:

Các bài nghiên cứu trước cho rằng môi trường chính sách mạnh hơn có thể củng cố mói quan hệ giữa FDI và đầu tư nội địa và thúc đẩy tăng trưởng. Tôi nhận thấy rằng tác động của FDI lên tăng trưởng là có ý nghĩa thông kê và dương chỉ ứng với các nước có lạm phát thấp.

Nhìn chung, từ các kết quả ở trên cho ra kết quả rằng tác động lớn hơn của FDI lên tăng trưởng ở những đất nước với (i) sự phát triển của hệ thống tài chính và (ii) môi

trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn. Phần tiếp theo sau khi đã tìm ra hai gong, tôi tiến hành so sánh ngưỡng này với Việt Nam.

Đầu tiên, tôi xem xét về Econimic stability

Cột bên trái là bảng mô tả thống kê chỉ sô CPI của VN và bảng bên phải là của mẫu đang xét. Ta thấy rằng trung bình CPI của VN cao hơn của mẫu hay nói cách khác là cao hơn ngưỡng. bên cạnh đó, như đã xem xét ở trên rằng với những nước có CPI cao thì càng hạn chế tác động của FDI đến tăng trưởng. Điều này cho thấy VN nên giảm lạm phát.

Tiếp theo sau, tôi tiến hành tương tự để xem xét sự phát triển của thị trường tài chính.

So sánh hai bảng ta thấy mức độ trung bình của chỉ tiêu tín dụng cá nhân của VN cao hơn ngưỡng. Cho nên mặc dù đây là một ngưỡng thích hợp tuy nhiên không thể áp dụng được vì như đã phân tích ở phần kết quả ngưỡng ta có khi mức độ phát triển của thị trưởng tài chính ở mẫu ngưỡng lớn hơn cho ra tác động của FDI dương và có ý nghĩa hơn mẫu nhỏ. Tuy nhiên nếu so về chỉ tiêu tín dụng cá nhân này thì VN đã nằm ở mẫu trên.

Vậy cuối cùng tôi chỉ tìm được một ngưỡng thích hợp cho VN là lạm phát.

4.2.4 Mô hình VAR

Sau khi đã khám phá ra mối quan hệ giữa ba biến CPI, FDI và tăng trưởng. Chúng tôi tiến hành xem xét mối quan hệ năng động giữa 3 biến này trong ngắn hạn và trong dài hạn. Phương pháp này, tôi dựa trên bài nghiên cứu của Adil Khan Miankhel, Shandre Mugan Thangavelu, Kaliappa Kalirajan trong bài nghiên cứu “Foreign Direct Investment, Exports, and Economic Growth in Selected Emerging Countries: Multivariate VAR Analysis” thực hiện 5/2009. Mặc dù trong bài tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa 3 biến xuất khẩu, FDItăng trưởng dựa trên các lý thuyết về mối quan hệ giữa 3 biến này. Tuy nhiên, sau khi tiến hành tìm ra ngưỡng ở trên tôi đã trình bày thì tôi quyết định thay thế biến xuất khẩu bằng biến CPI.

Các biến CPI, FDI, và tăng trưởng đã được kiểm định tính dừng bằng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị và lấy sai phân cho nên tôi chuyển qua bước 2

4.2.4.1 Kiểm định đồng liên kết:

Lưu ý là riềng phần kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình thì ta tiến hành trên chuỗi chưa lấy sai phân.

Bảng 4.23: Kiểm định tính đồng liên kết trong mô hình.

Kết quả cho thấy không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết nào giữa 3 biến tại mức ý nghia 5%.

4.2.4.2 Mô hình VAR

Do tác giả của bài nghiên cứu gốc chỉ xét đến độ trễ 2 nên tôi quyết định sử dụng độ trễ 2 cho bài nghiên cứu của mình. Mô hình var không cho ta các mức ý nghĩa p-value cho nên việc xem xét các mức độ phù hợp của các biến không được chính xác. Vì thế tôi xem xét kiểm định quan hệ nhân quả Granger.

4.2.4.3 Kiểm định Granger

Kiểm định này nhằm mục đích xem xét quan hệ nhân quả của các biến trong mô hình với các độ trễ khác nhau. Bên cạnh đó kiểm định này nhằm mục đích củng cố thêm cho mô hình VAR.

Dựa vào kiểm định nhân quả Granger ta thấy dòng FDI có tác động đến CPI ở 3 độ trễ 1 và 2. ứng với giá trị p-value là 0.0049 và 0.018. Xét lên mô hình VAR ta thấy các hệ số này lần lượt là 2.75, 1.98. Hệ số dương cho thấy khi dòng FDI đỗ vào sẽ gây áp lực lên nên kinh tế và tăng lạm phát. Cụ thể khi tỉ lệ FDI trên GDP tăng 1% làm lạm phát gia tăng 2,75 (1.98) đơn vị.

Thứ hai, tôi cũng tìm thấy mối của FDI lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên mức ý nghĩa thấp ứng với p-value bằng 0.0969 điều này cũng phù hợp với mô hình VAR với

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng 2008 (Trang 57 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)