0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tác động của ngưỡng (Threshold Effects)

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM HẬU KHỦNG HOẢNG 2008 (Trang 34 -36 )

3. Phƣơng pháp luận

3.2.1.2 Tác động của ngưỡng (Threshold Effects)

Trong phần trước, tôi đã đề cập đến trường hợp khi FDI không đóng vai trò trong việc kích thích nền kinh tế, phần này, tôi sẽ tiếp tục trường hợp này bằng cách khảo sát các ngưỡng mà qua đó dẫn truyền tác động của FDI. Các ngưỡng này đã được đề cập ở trong literature. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả Era Dabla-Norris, Jiro Honda, Amina Lahreche, and Geneviève Verdier (6/2010) đã cụ thể hóa bằng cách chia thành 3 yếu tố chính:

Cơ sở hạ tầng kinh tế:

Sự phát triển của khu vực tài chính (với biến đại diện là tín dụng cho khu vực tư nhân)

Mức độ mở cửa thương mại ( tỉ lệ phần trăm giữa tổng xuất nhập khẩu so với GDP)

Chất lượng quản lý của cơ quan nhà nước (được đo lường bằng biến chỉ số kiểm soát tham nhũng của World Bank Governance Indicators)

Thể chế kinh tế: theo Christiansen et al., 2009 tôi xét chỉ số độc lập tài khoản vốn (tự do hóa tài khoản vốn) như là biến đại diện cho Thể chế kinh tế. Chỉ số này, tôi sử dụng hệ số Kaopen được xây dựng bởi China Ito.

2 Jack Johnston, John Dinardo (2003), Econometric Methods, Fourth Editions, McGRAW - HILL

International Editions

2

Ổn định vĩ mô: các bài nghiên cứu cho thấy rằng môi trường kinh tế mạnh hơn có thể củng cố mối quan hệ giữa FDI và đầu tư nội địa. Và chỉ số giá tiêu dùng hằng năm được sử dụng như là biến đại diện cho Ổn định vĩ mô.

Cách thức tiến hành cụ thể gồm các bước như sau:

Bước một là việc chọn mẫu để xem xét, dựa vào bài nghiên cứu gốc, tôi tiến hành lấy mẫu bao gồm 101 nước bao gồm các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Bước hai, ứng với 5 biến ở trên biến đại diện ở trên, với mỗi biến chung tôi sẽ tính ra trung bình của 101 nước qua chuỗi thời gian đang xem xét. Từ đó với trung bình vừa tính được chúng tôi chia mẫu 101 nước thành hai phần: phần 1 bao gồm những nước có trung bình lớn lơn trung bình của mẫu, phần 2 là phần còn lại ứng với trung bình thấp hơn trung bình chung của mẫu. Như vậy ứng với 5 biến thì chúng ta có 5 ngưỡng trung bình và tương ứng với 10 mẫu cần xem xét.

Bước ba, tôi áp dụng mô hình GMM (Generalized Method of Moment System Estimation). Và tiến hành hồi quy lại phương trinh trong bài nghiên cứu gốc:

y

i,t

–y

i,t-1

=α y

i,t-1

+β FDI

i,t

+ γ X

i,t

+ µ

t

+ ε

i,t

.

Trong đó, ngoài các yếu tố yi,t, FDIi,t, Xi,t như đã được minh họa ở trên. Yếu tố còn lại µt đại diện cho các tác động cố định ở một số nước mà không thể quan sát được, chẳng hạn như khoảng cách hay thời tiết.

Vấn đề khó khăn trong việc hồi quy dữ liệu bảng với quá nhiều quốc gia là tác động ngược lại - là khả năng mà tốc độ tăng trưởng cao hơn thu hút nhiều FDI hơn-và vấn vấn đề liên quan đến các biến độc lập khác trong mô hình - như tốc độ tăng trưởng và FDI có thể sẽ tác động ngược lại các biến còn lại. Để xử lý vấn đề này, cùng với sự hiện diện của các tác động không quan sát được của các quốc gia, ctôi sử dụng phương pháp GMM của Blundell và Bond (1998) với việc sử dụng những độ trễ phù hợp cũng như sai phân của các biến chưa dừng như là công cụ chính. Điểm mạnh của phương pháp này là nó xem xét cả mức độ thỏa mãn của các tham số. GMM là phương pháp ước lượng củng cố mà không đòi hỏi thông tin về phân phối ban đầu của các biến. Có

thể nói nhiều phương pháp ước lượng trong kinh tế lượng có thể được xem là trường hợp đặc biệt của GMM.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM HẬU KHỦNG HOẢNG 2008 (Trang 34 -36 )

×