3. Phƣơng pháp luận
3.2.1 Mô hình
Phần tiếp theo tôi sẽ nghiên cứu về tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Tôi dựa trên phương pháp của Era Dabla-Norris, Jiro Honda, Amina Lahreche, and Geneviève Verdier trong bài nghiên cứu “FDI Flows to Low-Income Countries: Global Drivers and Growth Implications” tháng 6 năm 2010. Cụ thể, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được xây dựng dựa trên hồi quy dữ liệu thời gian. Bên cạnh xem xét tác động của FDI, tác giả cũng nghiên cứu tác động của các biến kiểm soát khác và được thể hiện bằng phương trình sau:
yi,t – yi,t-1= α yi,t-1+β FDIi,t + γ Xi,t+ ε i,t.
Trong đó yi,t là logarit của GDP trên đầu người năm t, FDIi,t là tỉ lệ phần trăm giữa dòng vào FDI và GDP năm t, Xi,t đại diện cho các biến kiểm soát, εi,t là phầndư. Vế trái của phương trình thể hiện tốc độ tăng trưởng, và vế phải là các biến độc lập.
Đầu tiên tôi sẽ kiểm định tác động của FDI thông qua đánh giá phương trình hồi quy. Bên cạnh đó, để xem khủng hoảng kinh tế có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay không, tôi đưa thêm vào trong mô hình biến giả dummy mang giá trị 0 ứng với những
1
năm trước 2009 và 1 với với hai năm 2009 và 2010. Tiếp theo, tôi cũng tách mẫu ra làm hai với mẫu trước năm 2009 và mẫu đầy đủ từ 1986-2010 để xem xét tác động của khủng hoảng kinh tế đến vai trò của FDI với tăng trưởng kinh tế.
Sau đó, tôi tiếp tục xem xét rằng đâu là nhân tố chính dẫn truyền tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Để làm điều này chúng tôi tiến hành xem xét các ngưỡng đã được các tác giả trong bài nghiên cứu gốc xem xét đến thông qua khảo sát mẫu gồm các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình trên thế giới. Sau khi đã tìm ra các ngưỡng, tôi kiểm định lại xem tác động của ngưỡng này bằng cách áp dụng mô hình VAR. Từ đó đưa ra những khuyến nghị thích hợp. Các bước tiến hành như sau.