THPT PH ẠM NGŨ LÃO LỚP 11B7 KHỞI NGHĨA BÃI SẬY Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt N
Trang 1THPT PH ẠM NGŨ LÃO LỚP 11B7
KHỞI NGHĨA BÃI SẬY
Lược đồ khởi nghĩa Bãi Sậy
Khởi nghĩa Bãi Sậy là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19 của nhân dân Việt
Nam chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1883 và kéo dài đến năm 1892 mới tan rã Bãi Sậy là một trong những trung tâm chống Pháp lớn nhất vào cuối thế kỷ 19
Các chỉ huy
• Nguyễn Thiện Kế
• Nguyễn Thiện Dương
• Nguyễn Thiện Tuyển
• Nguyễn Thiện Thường
Khởi nghĩa trải qua 2 giai đoạn
Giai đoạn 1 (1883 - 1885), phong trào do Đinh Gia Quế lãnh đạo, các địa bàn hoạt động lúc này còn giới hạn ở vùng Bãi
Sậy (bao gồm địa phận các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên),nghĩa quân liên tiếp đẩy lui nhiều cuộc càn quét của pháp
Giai đoạn 2(7/1885-10/1890) NGUYỄN THIỆN THUẬT về nước lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy
Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, người Pháp tiến quân ra Bắc và tiếp tục đánh chiếm được Bắc Kỳ của Việt Nam Nhà
Nguyễn hạ lệnh các cánh quân chống Pháp hạ vũ khí, Nguyễn Thiện Thuật kháng lệnh triều đình, quyết tâm đánh Pháp Tháng 8 - 1883, Pháp chiếm Hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân, mưu đánh chiếm tỉnh lị, việc không thành, ông kéo quân lên phối hợp vớiHoàng Tá Viêm chống Pháp ở Sơn Tây Ông về Đông Triều mộ quân, hợp lực với tướng quân
Cờ Đen là Lưu Vĩnh Phúc chống Pháp Ông liên lạc với Đinh Gia Quế phát triển lực lượng ở vùng đồng bằng, tập hợp được nhiều tướng như Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Giang (Lãnh Giang), Đốc Tít, Đốc Cọp, Đốc Sung, Đề Ban, Đội Văn, Đề Tính, bà Đốc Huệ và các nhà nho Ngô Quang Huy, Nguyễn Hữu Đức tham gia
Cuối năm 1883, sau khi ký Hiệp ước Harmand, nhà Nguyễn ra lệnh bãi binh đợi chỉ dụ Nguyễn Thiện Thuật không nghe theo, mang quân lên Tuyên Quang cùng với Nguyễn Quang Bích giữ thành Sau khi các thành Hưng Hóa và Lạng Sơn thất thủ, Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Long Châu (Trung Quốc) chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến đấu
Sau cuộc tấn công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết mang vua Hàm Nghi chạy ra ngoài Tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương Nguyễn Thiện Thuật trở về nước, thành lập căn cứ địa Bãi Sậy do Đồng Quế trao lại Vua Hàm Nghi phong cho ông làm Bắc Kỳ hiệp thống quân vụ đại thần, gia trấn Trung tướng quân, nên nhân dân còn gọi ông là quan Hiệp thống Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Bãi Sậy lan ra khắp tỉnh Hưng Yên và một
số tỉnh lân cận: Thái Bình Nam Định , Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh
Trang 2THPT PH ẠM NGŨ LÃO LỚP 11B7
diễn biến giai đoạn 2
• Tháng 9 năm 1885 nghĩa quân vượt sông Hồng sang đánh phá các huyện Thanh Trì, Thường Tín, Phú
Xuyên, Ứng Hòa Đêm 28 rạng ngày 29 tháng 9, quân Bãi Sậy tấn công thành Hải Dương, quân Pháp phải điều ] hai pháo hạm tuần tiễu trên sông Thái Bình để bảo vệ
• Tháng 10 năm 1885 Thống tướng Roussel de Courcy giao cho thiếu tướng François de Négrier, trung tá Donnier cùng Hoàng Cao Khải mở cuộc càn quét lớn vào căn cứ Bãi Sậy Được tin, Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho các tướng bí mật tấn công vào các đồn địch, chặn đường địch hành quân Sau đó, ông nhử địch vào sâu căn cứ nơi đặt trận địa mai phục Khi quân Pháp biết bị mắc lừa định rút lui thì quân Bãi Sậy nổ súng và dùng đoản đao, mã tấu đánh giáp lá cà Nhiều quân Pháp bị giết, tướng Négrier chạy thoát
• Tại căn cứ Hai Sông, vào tháng 11-1885, suốt trong 2 tuần, nghĩa quân đã phải chống cự quyết liệt với một binh đoàn lớn do Falcon và Faure chỉ huy
o ~~~Hai Sông là vùng đất nằm gọn giữa hai con sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc, gồm có hai cù lao: Cù Lao Lớn và Cù Lao Nhỏ, cách nhau một chi nhánh của sông Kinh Thầy Nhân dân địa phương quen gọi chi nhánh này là sông Hàn Mấu Căn cứ Hai Sông nằm trên địa bàn 4 huyện: Kinh Môn, Đông Triều (Hải Dương cũ), Yên Hưng (Quảng Yên cũ) và Thủy Nguyên (Kiến An cũ) Đây là vùng có địa thế sông núi hiểm trở, rất thuận lợi cho việc đánh giặc Khi cần, nghĩa quân có thể mở rộng sự phối hợp hoạt động với các đội nghĩa quân ở các vùng xung quanh như nghĩa quân của Tiền Đức ở ngoài đảo Cát Bà, nghĩa quân của Lưu
Kỳ ở trong rặng núi Đông Triều, nghĩa quân Tạ Hiện (Đề Hiện) ở Thái Bình, nghĩa quân của Nguyễn Thiện Thuật) ở Hưng Yên ~~
• Ngoài hoạt động chống càn quét, nghĩa quân còn tổ chức nhiều trận tập kích hiệu quả Ngày 26/6/1886, nghĩa quân tấn công một đồn Pháp ở Cầu Đuống Tháng 9/1885, Nguyễn Thiện Thuật trực tiếp chỉ huy nghĩa quân tấn công chiếm lại thành Hải Dưong, rồi tỏa ra đóng giữ các làng xung quanh Nhưng do lực lượng quá yếu, nên sau đó nghĩa quân phải rút lui Tháng 9/1886, nghĩa quân chặn đánh binh đoàn Bazinet và tấn công đồn Bần Yên Phú, đẩy mạnh các hoạt động ra các miền phụ cận Hà Nội, Bắc Ninh.]
• Ngày 12/2/1887, một trận đụng độ lớn đã xảy ra ở vùng Kẻ Sặt (Hải Dưong) Từ cuối năm 1888 đến đầu năm 1889, nghĩa quân còn tổ chức đánh thắng quân Pháp nhiều trận, như các trận ởLang Tài (Bắc Ninh), Duơng Hòa (Hưng Yên) [4]
• Thống tướng De Coursy bị bãi chức, Charles-Auguste-Louis Warnet sang thay Warnet thực hiện càn quét quy mô lớn bằng chiến lược phân tán quân đội, lập các đồn nhỏ để dễ tuần tiễu, đồng thời chuyển chế độ cai trị bằng quân
sự sang dân sự, nhưng cũng không thành công
• Ngày 9 tháng 2 năm 1888, em Nguyễn Thiện Thuật là Nguyễn Thiện Dương bị tử trận trong cuộc đụng độ với quân Pháp do viên đội Fillipe chỉ huy Được tin em chết, ngay đêm đó Nguyễn Thiện Thuật lệnh cho Tuần Vân, Đề Tính tấn công đồn Ghênh và đồn Bần Yên Nhân để trả thù, giết chết 21 quân địch
• Ngày 11 tháng 11 năm 1888, Hoàng Cao Khải cùng giám binh Ney chỉ huy đồn Mỹ Hào đưa lính về gặt lúa ở Liêu Trung tổng Liêu Xá, muốn buộc dân hết lương phải ra đầu thú, xa rời quân Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật được tin, lệnh cho các tướng Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Văn Sung, Vũ Văn Đồng đem 800 quân trong đó có 400 tay súng giả dạng phu gặt để phục kích Quân Bãi Sậy nổ súng giết chết 31 quân địch, trong đó có giám binh Ney, Bang tá Nguyễn Hữu Hào Hoàng Cao Khải trốn thoát về Mỹ Hào rồi nhờ giáo dân Kẻ Sặt đưa đường chạy về Hải Dương
• Tháng 6 năm 1889, Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh thành lập đạo quân Tuần cảnh do Hoàng Cao Khải với chức Khâm sai Bắc Kỳ làm Tư lệnh trưởng, Muselier làm Cảnh sát sứ Quân Bãi Sậy giao chiến quân Tuần cảnh suốt 8 tháng, gây cho địch khá nhiều thiệt hại Trận Đông Nhu, quân Bãi Sậy giết viên quản khố xanh Leglée; ngày 24 tháng 7 giết chết viên quản khố xanh Escot ở làng Hoàng Vân Ngày 18 tháng 10 Nguyễn Thiện Thuật bắn viên quản Montillon bị trọng thương Ngày 11/4/1891 quân của Hai Kế và Đề Vinh bị vây ở Mậu Duyệt, hai bên bắn nhau, viên quản Desmot bị giết, giám binh Lambeet bị thương
• Thoái trào
• Từ sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (1888) và lưu đày ở châu Phi, phong trào Cần vương bắt đầu suy yếu Sức mạnh của quân Bãi Sậy cũng suy yếu dần Quân Pháp thiết lập được nhiều đồn quanh căn cứ Bãi Sậy, các tướng Lãnh Điều, Lãnh Lộ, Lãnh Ngữ, Đề Tính cùng một số tướng lĩnh khác tử trận, số còn lại bị truy kích Hoàng Cao Khải nhân danh vua Đồng Khánh chiêu dụ Nguyễn Thiện Thuật ra hàng và hứa khôi phục chức tước Ông đã viết vào tờ
Trang 3THPT PH ẠM NGŨ LÃO LỚP 11B7
sớ dụ này 4 chữ “Bất khẳng thụ chỉ” (Không chịu nhận chỉ) Sau đó, ông giao quyền cho em là Nguyễn Thiện Kế và một số tướng lĩnh khác rồi sang Trung Quốc mưu tính cuộc vận động mới Những cuộc mưu tính của Nguyễn Thiện Thuật ở Trung Quốc không thành, ông không tiếp tục được việc chống Pháp tại Việt Nam Sau đó ông lâm bệnh mất tại Trung Quốc năm 1926, thọ 82 tuổi
• Từ tháng 7 - 1889, Pháp tập trung binh lực bao vây và tấn công nghĩa quân tại Trại Sơn là đại bản doanh của đội quân Hai Sông Quân Pháp chia thành 4 đạo, vây chặt căn cứ trung tâm, rồi dùng tàu bè đi tuần tiễu ngày đêm trên tất cả ngả sông quanh căn cứ Nghĩa quân phải rút chạy hết nơi này qua nơi khác Quân Pháp thắt chặt vòng vậy, tăng cường truy quét và khủng bố nhân dân trong vùng nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân và nhân dân Thế cùng lực kiệt (lương thực, đạn dược hết).] Ngày 12/8/1889, Đốc Tít phải ra hàng, rồi bị đày sang Algérie Sau những tổn thất nặng nề đó, phong trào kháng Pháp ở vùng Hưng Yên, Hải Dương bị giảm sút rõ rệt, nhưng vẫn còn duy trì thêm một thời gian nữa Đến năm 1892, khi thủ lĩnh cuối cùng của phong trào Bãi Sậy là Đốc Vinh bị giết, lực lượng nghĩa quân Bãi Sậy mới tan rã hẳn Nguyễn Thiện Kế trước đó cũng bị Pháp bắt và đày đi Côn Đảo
o phong trào tiếp tục một thời gian rồi tan rã
Nguyên nhân thất bại :thực dân pháp mạnh, lực lượng nghĩa quân còn yếu địa bàn ở đồng bằng đất hẹp
Kết quả và ý nghĩa
• Tiêu diệt sinh lực địch
khống chế các tuyến giao thông đừng bộ và đường thủy của địch
• Khỏi nghĩa Bãi Sậy - Hai Sông (1883 - 1892) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc
Kỳ cuối thế kỷ 19.Cuộc khởi nghĩa này đã để lại nhiều bài học bổ ích, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (du kích) và xây dựng căn cứ địa cách mạng
Thực dân Pháp xâm lược và phong trào kháng Pháp của nhân dân Thủy Nguyên
Ngày 1-9-1858, thực dân Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam Do sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, đất nước ta dần bị rơi vào tay giặc Sau khi đánh chiếm Nam Kỳ, quân Pháp thực hiện âm mưu đánh chiếm Bắc Kỳ, mà đầu tiên là vùng đất Ninh Hải bên sông Cấm
Giữa năm 1872, chiến hạm Pháp vào thám sát vịnh Hạ Long và ngày 30 tháng 10 vào sông Cấm Ngày 8-11-1872, hai pháo hạm và thuyền buôn chở súng đạn của Pháp tự tiện kéo vào sông Cấm nhằm tìm cách thâm nhập đường sông vào nội địa Tiếp đó, hai lần quân Pháp theo sông Cấm vào đánh thành Hà Nội Ngày 23-10-1873, quân Pháp đánh chiếm vùng đất Ninh Hải (Hải Phòng) Trước sức ép của thực dân Pháp, ngày 15-3-1874, triều đình Huế buộc phải ký Hòa ước cho thực dân Pháp lập khu tô giới (nhượng địa) ở bến Ninh Hải và tiếp đó là Thương ước mở cửa Ninh Hải cho thương nhân Pháp và các nước tự do ra vào buôn bán
Trước yêu cầu chuẩn bị cho công cuộc khai thác bóc lột thuộc địa, ngày 11-9-1887, thực dân Pháp thành lập tỉnh Hải Phòng, trên cơ sở cắt phần đất của tỉnh Hải Dương, gồm các phủ huyện Thủy Nguyên, An Lão, An Dương, Kiến Thụy Tỉnh
lỵ đặt tại Ninh Hải (nội thành Hải Phòng hiện nay) Một năm sau, do tốc độ đô thị hóa, ngày 19-7-1888, thành phố Hải Phòng, nằm trong tỉnh Hải Phòng, được thành lập, gồm 13 ha khu nhượng địa (khu vực quanh trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố hiện nay) Tỉnh lỵ Hải Phòng chuyển sang Phù Liễn Ngày 31-1-1898, thành phố Hải Phòng tách khỏi tỉnh Hải Phòng Tỉnh Hải Phòng đổi tên là Phù Liễn, sau đó là Kiến An Năm 1920, huyện Hải An được thành lập cùng với Thủy Nguyên, cắt từ tỉnh Kiến An, thuộc ngoại thành thành phố Hải Phòng
Khi thực dân Pháp đặt chân lên vùng đất Ninh Hải, cùng với cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Hà Nội, Hải Dương, dân chúng ở đây đã có nhiều hình thức phản kháng quyết liệt chống quân xâm lược Từ khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương (năm 1885), phong trào kháng Pháp diễn ra sôi nổi Ở Bắc Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Đốc Tít, Tiền Đức, Thống Ất, Mạc Đình Phúc lãnh đạo Các cuộc khởi nghĩa này đều diễn ra trên địa bàn Thủy Nguyên hoặc có đông đảo người dân Thủy Nguyên tham gia
Các cuộc khởi nghĩa cuối thế kỷ XIX, do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo, đều bị thất bại do nhiều nguyên nhân Nguyên nhân lớn nhất là hạn chế tư tưởng và tổ chức Dù vậy, phong trào đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta, trong đó có sự đóng góp to lớn của nhân dân Thủy Nguyên, vẫn giữ vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc
HẢI PHÒNG VÀ KHỞI NGHĨA BÃI SẬY
- Cuộc khởi nghĩa Đốc Tít (1883 - 1889)
Trang 4THPT PH ẠM NGŨ LÃO LỚP 11B7
Đốc Tít (1853 - 1916) tên thật là Nguyễn Ngọc Tiết, tự Tất Thắng, người làng Lưu Thượng, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Ông vốn họ Mạc đổi họ về vùng này định cư, lấy vợ người làng Phù Lưu (nay thuộc xã Phù Ninh), Thủy Nguyên Ông tham gia khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892), Hưng Yên, do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo Đốc Tít được giao nhiệm vụ tuyển mộ quân, lập căn cứ, mở rộng phong trào Ông đã chọn động Thiên Khai, chùa Kim Liên và làng Trại Sơn (xã An Sơn, Thủy Nguyên), nơi địa thế hiểm trở có rừng núi, hang sâu, có cù lao đầy lau sậy kẹp giữa hai dòng Kinh Thầy - Bạch Đằng, làm căn cứ (được gọi là căn cứ Hai Sông)
Căn cứ Trại Sơn được xây dựng thành các phòng tuyến phòng ngự Ngoài cùng là hào sâu, lũy cao, trồng tre gai xung quanh làng Hang Thung, có địa thế cao, là nơi đặt hỏa lực và núi Hưng đặt tuyến xạ giới Chùa Kim Liên là nơi đặt đại bản doanh cũng được đào hào, đắp lũy, trồng tre bao quanh Nhân dân các nơi hưởng ứng khá đông Cuối năm 1883, đội quân của Đốc Tít đã có tới 600 người và 20 tướng lĩnh, đến cuối năm 1884 tăng lên trên nghìn người và 40 tướng lĩnh, trong đó
có 2 người ở Trại Sơn, 2 người ở An Ninh Nội, An Ninh Ngoại Đốc Tít và các tướng lĩnh còn khống chế buộc thương nhân Gustaf Oberg, người Thụy Điển, được thực dân Pháp cho phép mở hãng buôn và thu thuế thuyền đánh cá của người Hoa
ở đảo Cát Bà, bí mật cung cấp vũ khí cho nghĩa quân Tháng 8 năm Ất Dậu (1885), tại sân chùa Kim Liên, Trại Sơn, nghĩa
sĩ hội quân tế cờ, tuyên thệ, nêu khẩu hiệu: Linh sơn động chủ xướng nghĩa bình Tây.
Phong trào khởi nghĩa lan rộng ra nhiều địa phương, liên kết chặt chẽ với cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), với Tiền Đức ở Cát Bà Nghĩa quân đã tổ chức nhiều trận đánh lớn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất Tiêu biểu là các trận tấn công các đồn Đông Triều, Uông Bí (Quảng Ninh), Tượng Sơn (An Lão, Hải Phòng), các huyện lỵ Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kinh Môn (Hải Dương), đánh tàu chiến trên sông Đá Bạc (Thủy Nguyên) Thực dân Pháp huy động lực lượng lớn quân, tổ chức nhiều cuộc tấn công vào căn cứ nhưng đều thất bại Tháng 10-1888, chúng dùng hơn một nghìn quân, có pháo binh, tầu chiến hỗ trợ, tấn công vào chùa Kim Liên, làng Trại Sơn nhưng bị nghĩa quân tập kích, bị tổn thất nặng
Giữa năm 1889, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy bị địch bao vây cô lập Nguyễn Thiện Thuật giao quyền cho em và một số tướng lĩnh, rồi vượt vòng vây đến căn cứ Hai Sông Tại đây, Đốc Tít đã tổ chức cho Nguyễn Thiện Thuật trốn sang Trung Quốc
Ở căn cứ Hai Sông, cuối tháng 7-1889, Pháp tập trung binh lực bao vây và tấn công Trại Sơn, đại bản doanh của nghĩa quân Chúng chia thành 4 đạo, vây chặt căn cứ trung tâm, dùng tàu chiến tuần tiễu ngày đêm trên các ngả sông quanh căn
cứ Nghĩa quân liên tục phải rút Địch thắt chặt vòng vây, tăng cường truy quét và khủng bố nhân dân trong vùng nhằm cắt đứt mối liên hệ giữa nghĩa quân và nhân dân Nghĩa quân tổ chức cuộc phá vây nhưng không thành Để bảo toàn tính mạng cho nghĩa quân, Đốc Tít chấp nhận đàm phán ký hòa ước với Pháp, với điều kiện không được trả thù những người
đã theo ông chiến đấu chống xâm lược Cuộc đàm phán được tổ chức tại đình làng Phù Lưu Nội (xã Phù Ninh) Ông bị Hoàng Cao Khải, đại diện đàm phán của triều đình nhà Nguyễn, lừa bắt nộp cho Pháp (ngày 12-8-1889) Ông bị đày đi Angiêri Mãn hạn tù, ông bị đưa về Pháp quản thúc và mất tại đó Sau này, thi hài ông được đưa về an táng tại quê nhà Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy - Hai Sông (do Đốc Tít lãnh đạo) được các nhà sử học đánh giá là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của
nhân dân đồng bằng Bắc Bộ cuối thế kỷ XIX Cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học quí, nhất là về phương thức hoạt động và các hình thức tác chiến (du kích) của nghĩa quân ở một vùng đồng bằng đất hẹp, người đông.
- Cuộc khởi nghĩa Tiền Đức (1885 - 1889)
Tiền Đức là một trong những thủ lĩnh cùng Đốc Tít khởi xướng cuộc nổi dậy kháng Pháp ở Trại Sơn Tháng 6-1885, ông cùng Lãnh Pha, Lãnh Hy, Đề Hồng, Đề Hẹn tổ chức nhiều trận đánh địch ở vùng Đông Triều Sau một thời gian tham gia chỉ đạo đánh địch tại căn cứ Hai Sông, Tiền Đức được giao nhiệm vụ ra đảo Cát Bà xây dựng căn cứ, tạo thế lâu dài cho nghĩa quân Trại Sơn Tiền Đức, Đề Hồng đã dựa vào địa hình hiểm trở, xây dựng hệ thống phòng ngự kiên cố và cung cấp
vũ khí, lương thực cho nghĩa quân ở Trại Sơn Cuối năm 1889, quân Pháp đánh lên đảo Tiền Đức và nghĩa quân rời Cát
Bà Cuộc khởi nghĩa kết thúc