1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)

27 349 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

A Mở đầu 2

I Lí do chọn đề tài 2

II Mục đích nghiên cứu 2

III Đối tượng nghiên cứu 2

IV Phương pháp nghiên cứu 3

B Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4

Trang 2

A MỞ ĐẦUI Lí do chọn đề tài:

Lịch sử địa phương là một bộ phận có mối quan hệ hữu cơ, làm phong phú,sáng tỏ thêm tri thức lịch sử dân tộc Việc giảng dạy lịch sử địa phương không chỉgiúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc, trang bị thêm kiến thức,rèn luyện thêm kĩ năng mà còn giáo dục cho các em tình cảm yêu mến, lòng tự hàovề quê hương, con đường tiến tới tình yêu đất nước Chính vì vậy, “học sinh khôngchỉ biết lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc mà còn phải biết yêu mến và tự hào vềtruyền thống lịch sử và bảo vệ quê hương” (1).

Bắt nguồn từ vai trò quan trọng của việc giảng dạy lịch sử địa phương, từnăm học 2013 – 2014 trở đi, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã đưa sách giáokhoa lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy trên toàn tỉnh, thay thế cho tàiliệu địa phương cũ Sách giáo khoa lịch sử địa phương Thanh Hóa được biên soạntheo nguyên tắc: Phù hợp với nội dung chương trình về dạy học lịch sử địa phương;phản ánh được những thành tựu hiện đại về khoa học lịch sử trong tỉnh, cung cấpnhững kiến thức tương đối ổn định trong nghiên cứu; đảm bảo quan điểm, đườnglối của Đảng và Nhà nước về mặt lịch sử và giáo dục, đảm bảo tính thẩm mĩ.

Từ đầu năm 2015, Sở phát hành tài liệu Thiết kế bài giảng lịch sử ThanhHóa Đây là bước tiến mạnh mẽ, thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, quản lígiáo dục đến vấn đề dạy học lịch sử địa phương Nhiều giáo viên đã đầu tư thờigian, công sức cho các giờ học lịch sử địa phương (sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh,tổ chức thăm di tích lịch sử, mời nói chuyện truyền thống, …).

Tuy nhiên, việc dạy học lịch sử địa phương vẫn chưa được coi trọng đúngmức Nhiều giáo viên vẫn xem tiết lịch sử địa phương chỉ là những tiết “chữacháy”, chỉ được giảng dạy qua loa, thậm chí không dạy Phương pháp dạy học lịchsử địa phương vì thế cũng chưa được chú trọng đổi mới, chưa thật thúc đẩy tínhtích cực, chủ động của học sinh Việc sử dụng công nghệ thông tin hay bản đồ tưduy vào dạy học lịch sử địa phương còn hạn chế.

Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học lịch sửđịa phương nói chung và bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945” nói riêng,tôi đã tìm hiểu và thực hiện đề tài: Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duynhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài “Thanh Hóa từ năm1919 đến năm 1945”).

II Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học lịch sửđịa phương Thanh Hóa giúp các em hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử từ đó thể hiệnlòng tự hào về lịch sử địa phương mình nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung.

III Đối tượng nghiên cứu:

1 Nguyễn Văn Hồ, Trịnh Trung Châu – Lịch sử địa phương (sách dùng trong các trường THCS tỉnh Thanh Hóa), NXB Giáo Dục, H.2013,Tr.3

Trang 3

Chương trình lịch sử địa phương lớp 9 (bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đếnnăm 1945”).

Học sinh khối 9 trường THCS Hoằng Đạt – Hoằng Hóa – Thanh Hóa.

IV Phương pháp nghiên cứu:

- Tìm hiểu lí luận phương pháp nghiên cứu dạy học tích cực bằng bản đồ tưduy.

- Soạn giáo án, ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng điện tửbài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945”.

- Giảng dạy thể nghiệm, kiểm tra học sinh lớp thực nghiệm và đối chứng,đánh giá và so sánh.

Trang 4

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMI Cơ sở lí luận:

Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sảnViệt Nam ngày 4 – 11 – 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạonhấn mạnh nghiệp vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bảncủa giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc”, trong đó việc “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướnghiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năngcủa người học; khắc phục lối truyền thụ một chiều… đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin vào dạy và học”, là một trong những giải pháp chủ yếu Những chỉthị, hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp quản lí ngành giáo dục đã và đang cụthế hóa những nhiệm vụ, giải pháp trên vào thực tiễn.

Bản đồ tư duy (BĐTD) (mindmap, còn gọi là sơ đồ tư duy), ‘chú trọng đếncơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ýtưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức, … bằng cách kết hợp việcsử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực”(2)

“Dạy học bằng BĐTD là dạy học GV, HS thực hiện nhiệm vụ dạy học thôngqua việc lập BĐTD, trong đó chủ đạo hơn là giáo viên tổ chức cho học sinh tìmhiểu một vấn đề một nhiệm vụ học tập thông qua BĐTD”(3).

Phương pháp dạy học bằng BĐTD có ưu điểm là kích thích hứng thú họctập, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh mở rộng ý tưởng, đào sâu hệ thống hóa,ôn tập kiến thức, giúp ghi nhớ nhanh, sâu, lâu kiến thức BĐTD cho phép phát triểný tưởng dễ dạy, dễ học, dễ nhớ, dễ thực hiện và tiện lợi Đó là phương pháp trựcquan, dễ nhìn, dễ hiểu do được thể hiện bằng màu sắc, có liên hệ, liên kết giữa cácý của một vấn đề.(4).

Đối với giáo viên, BĐTD góp phần đổi mới và làm phong phú các phươngpháp dạy học tích cực, giúp công việc của giáo viên nhẹ nhàng hơn so với cách dạytruyền thống Dạy bằng BĐTD sẽ làm cho thầy và trò không bị mất thời gian vàocác chi tiết vụn vặt, trùng lặp mà tập trung thảo luận sâu và phát triển vấn đề cốt lõicủa bài Dạy học bằng BĐTD còn có tác dụng phân loại đối tượng học sinh: họcsinh khá, giỏi, phát huy được khả năng sáng tạo, lập bản đồ tư duy theo sự hiểu biếtcủa mình, hiểu bài, nhớ bài lâu và sâu Trái lại, học sinh trung bình trở xuống khótiếp cận, vận dụng chậm hơn Do đó, khi dạy học theo BĐTD giáo viên có thếgiành thời gian hướng dẫn cho những đối tượng học sinh này nhiều hơn.

Với vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế, cách làm đơn giản, dạy học bằng BĐTD cóthế áp dụng được ở tất cả các trường học nơi cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư hoặcđầu tư chưa được đầy đủ.

2 Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Phan Thị Luyến, Module THCS 18: Phương pháp dạy học tích cực, Tài liệu BDTX GV THCS, Tr.104.

3 Sđd, Tr 105

4 Sđd Tr 108

Trang 5

Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lí và xử líthông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm của nó để chuyển đổi lưutrữ, bảo vệ, xử lí truyền và thu thông tin.

Có nhiều hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: E-learning(học trực tuyến), sử dụng bài giảng điện tử (BGĐT) trong giảng dạy, sử dụngInternet trong việc tìm kiếm các thông tin phục vụ dạy học, trao đổi chuyên sâu,chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội,

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ xã hội loài người Do đó, việctiếp cận và tái hiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại là một việc rất khókhăn Vì vậy, nếu giáo viên sử dụng những tư liệu lịch sử như: Hình ảnh, bản đồ,biểu đồ, phim tư liệu, vào giảng dạy thì sẽ góp phần rất lớn giúp học sinh có thểtái hiện lại những sự kiện lịch sử gần giống như nó đã từng tồn tại – đây là điều rấtquan trọng với môn lịch sử, nhất là lịch sử địa phương Bài giảng điện tử là công cụdạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từtruyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình, ) đến hiện đại như Cassette, ti vi, đầuvideo, ) Nếu được đầu tư xây dựng cẩn thận thì các bài giảng điện tử sẽ tạo đượcsự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng được dễ dàng hơn Bài giảng điệntử cũng góp phần đưa “CNTT trở thành phương tiện, công cụ để làm tăng hiệu quảvà chất lượng của công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu, giúp học sinh hoàn toànchủ động lựa chọn thời gian, không gian học tập, tài liệu học tập, phương pháp họctập”(5) Với giáo viên, thiết kế bài giảng điện tử giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, cóthêm thời gian để hỗ trợ học sinh mà không mất thời gian cho việc viết, treo đồdùng dạy học.

Đề tài này chỉ đề cập đến CNTT với vai trò là phương tiện thiết bị hỗ trợ dạyhọc, nhằm cung cấp thêm kiến thức mà bài học yêu cầu học sinh tìm hiểu CNTTđã giúp tôi khai thác một số tư liệu về lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, một sốđoạn video để xây dựng bài giảng điện tử phục vụ việc dạy học lịch sử địa phương.Với Internet, tôi có thể dễ dàng hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách xây dựng mộtbản đồ tư duy, tìm kiếm thông tin và thuyết trình một số vấn đề có liên quan đếnbài học lịch sử địa phương Thanh Hóa giai đoạn 1919 – 1945.

Sự phát triển như vũ bão của CNTT trong những năm gần đây tạo ra nhữngđiều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử Khai thác tốtBĐTD và CNTT là một trong những cách hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quátrình giảng dạy góp phần nâng cao hiệu quả giờ học lịch sử.

II Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Là một giáo viên dạy lịch sử ở trường THCS, tôi thấy tình hình dạy và họclịch sử địa phương như sau:

- Nhiều giáo viên không chú trọng đúng mức công tác thực hành trong giảngdạy lịch sử địa phương.

5 ‘Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả” Báo Nhân dân số ra ngày 18/4/2007

Trang 6

- Dạy lịch sử địa phương không đúng yêu cầu, biến giờ học trên lớp thành kểchuyện truyền thống, tóm tắt lịch sử địa phương

- Nhiều nơi chưa thực hiện đúng chương trình quy định: bỏ các tiết học lịchsử địa phương, dạy không đủ số giờ

- Nhiều học sinh không hứng thú học tập, vì bài học không hấp dẫn, khôngphát huy tính tích cực của học sinh.

- Phần lớn học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng lịch sử địa phương trên lớpkhông biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớcủa mình.

Nếu được chuẩn bị kĩ càng, việc sử dụng CNTT và BĐTD trong dạy học sẽgiúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo vàphát triển tư duy cho các em, đồng thời khắc phục được phần lớn những hạn chếnêu trên của việc dạy học lịch sử địa phương.

Qua tìm hiểu thực tế tình hình về sử dụng CNTT và BĐTD tôi nhận thấy cónhiều giáo viên đã áp dụng BĐTD vào dạy học song mới chỉ dừng ở việc cho họcsinh quan sát những bản đồ tư duy có sẵn vào cuối giờ học với mục đích củng cốkiến thức đã tiếp thu chứ chưa dạy cho học sinh cách lập BĐTD, học bằng BĐTD,chưa tự vẽ BĐTD bằng phần mềm hay thủ công để phục vụ dạy học Cơ sở vật chấtcủa nhiều nhà trường đã được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng xanh – sạch –đẹp, song vẫn chưa có phòng máy chiếu, chưa đủ điều kiện ứng dụng triệt đểCNTT vào dạy học.

Về phía học sinh, hầu hết học sinh được hỏi đều biết về BĐTD, song chưahọc sinh nào biết cách lập BĐTD, sử dụng công cụ hữu ích này vào học tập Cácem chưa có thói quen chuẩn bị đồ dùng học tập như giấy khổ lớn, bút màu, bút chì,tẩy hoặc bảng phụ trong tiết học lịch sử mà chỉ dùng cho học mĩ thuật Các emnhanh quên kiến thức môn Lịch sử dẫn đến chất lượng học tập bộ môn còn hạn chế.

III Các giải pháp:

III 1 Xây dựng BĐTD trên phần mềm iMindmap:

Để xây dựng BĐTD làm đồ dùng dạy học trên phương tiện dạy học hiện đại,tôi đã tải và cài đặt phần mềm iMindmap trên máy tính Sau đó sử dụng phần mềmnày để xây dựng BĐTD.

Trang 7

* Sau đó tôi đưa BĐTD vào bài giảng:

Sau khi đã hoàn chỉnh bản đồ, tôi xuất bản đồ dưới dạng hình ảnh để chènvào các tư liệu khác như Word, Powerpoint,

Click chọn menu File -> Export -> Image (xuất ảnh) hoặc InteractivePresentation (xuất dạng trình chiếu) Thay đổi các tùy chọn cho phù hợp rồi clicknút Export Các hộp thoại xuất hiện cho phép tôi đặt tên tập tin và chỉ định nơi lưutập tin.

Cũng trong menu File, tôi có thể thực hiện các thao tác lưu tập tin, mở tập tincó sẵn trên đĩa tương tự như các phần mềm khác.

Để chèn ảnh hoặc Slide có BĐTD vào bài giảng, tôi copy ảnh hoặc slide đóvà paste vào vị trí cần chèn.

III 2 Sử dụng BGĐT và mạng Internet để dạy cách vẽ BĐTD cho học sinh:

Mỗi ý chính nên sử dụng mộtmàu Nên viết tắt bằng kí hiệu chunghoặc kí hiệu riêng, ngắn gọn song đầy đủý Viết có tổ chức Các từ khóa càngngắn ngọn càng súc tích càng tốt, vì nóyêu cầu não bộ phải liên tưởng, gợi nhớ.

Hình ảnh vẽ vào BĐTD phải đảm bảo làm sao khi nhìn lại BĐTD chỉ cầnnhìn hình là lập tức nhớ ngay đến từ khóa của nhánh đó.

Học sinh cần nghĩ trước khi viết Viết lại theo ý của mình, nên chừa khoảngtrống để có thể bổ sung ý (nếu sau này cần).

Bước 3: Bổ sung BĐTD sau khi nghe bài giảng của giáo viên trên lớp.* Cách sử dụng một BĐTD:

- Học sinh dùng BĐTD để ghi bài, học bài ở lớp và ở nhà.- Chỉnh sửa, bổ sung kiến thức trong quá trình học tập.

Sau đó tôi cho học sinh xem Video ‘Ứng dụng BĐTD trong dạy học” (Videocủa dự án THCS II) từ Youtube giới thiệu về bản BĐTD Video ngắn (hơn 6 phút)tại về tại địa chỉ: http://youtube.com/watch?v=Vj5qDg4nKM

* Lưu ý học sinh những sai lầm cần tránh:

+ Sợ xấu, sợ bẩn, sợ giáo viên đánh giá, sợ tốn giấy, … với BĐTD mục đíchnhớ bài là quan trọng nhất.

Trang 8

+ Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.+ Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.+ Dành quá nhiều thời gian để tô vẽ.

+ Vẽ những hình ảnh không liên quan đến bài học.

+ Quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết hoặc ghi quá sơ sài không cóthông tin.

Việc xây dựng một BĐTD có khá nhiều thủ thuật, mẹo, quy tắc Song tôi chỉgiới thiệu ngắn gọn, lấy ví dụ rõ ràng ở mức độ vừa phải vì đối tượng là học sinhTHCS Nếu giới thiệu quá phức tạp, học sinh dễ chán ngay khi chưa tiếp xúc thựcsự với BĐTD Dần dần, nếu thích và ở những lớp học cao hơn, các em sẽ tiếp thuthêm những thủ thuật này.

III 3 Sử dụng BĐTD và CNTT nâng cao hiệu quả dạy và học bài “Thanh Hóatừ năm 1919 đến năm 1945”:

III 3 1 Chuẩn bị các điều kiện dạy và học:Về mục tiêu tiết học, ở bài này, HS cần:

Về tư tưởng: Giáo dục học sinh

- Lòng yêu quê hương, tự hào về truyền thống vẻ vang của quê hương.- Ý thức trách nhiệm của học sinh với quê hương mình.

Về kĩ năng: Học sinh có thể:

- Trình bày các vấn đề lịch sử.- Sưu tầm lịch sử địa phương.

Công tác chuẩn bị:

Về phía giáo viên:

- Lên kế hoạch giảng dạy.

- Tôi đã liên hệ với Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thanh Hóa tìm tư liệu, hình ảnhcho bài dạy.

- Tìm tài liệu trên Internet.

- Chụp ảnh di tích lịch sử nhà đồng chí Lê Quang Trường, tìm hiểu về LêQuang Trường và thân nhân của ông.

- Soạn giáo án, bài giảng điện tử phục vụ bài giảng.- Các điều kiện vật chất: Máy chiếu, phấn màu, …

Về phía học sinh:

- Vẽ BĐTD theo hướng dẫn của giáo viên (thực chất là đọc trước bài ở nhà).

Trang 9

- Sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương thời kì này để chia sẻ với các bạn.- Bảng phụ, bút dạ.

III 3 2 Sử dụng BĐTD và trong dạy và học bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đếnnăm 1945”:

Trước khi vào bài mới, tôi tiến hành hai công việc sau:

- Yêu cầu học sinh hoàn thành niên biểu về cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 – 1945(vừa để kiểm tra kiến thức cũ, vừa nhắc lại những sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc thời giannày, giúp học sinh nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc).

7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương vềvấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin

3/2/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

1930 - 1931 Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô Viết – NghệTĩnh

1936 – 1939 Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939.19/8/1945 Ngày cách mạng tháng Tám

2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Kiểm tra BĐTD vẽ ở nhà

Mục I: Phong trào yêu nước Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1939:

1 Phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa từ sau chiến tranh thế giớithứ nhất đến trước khi thành lập Đảng bộ:

Tôi giới thiệu về chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp trong cuộckhai thác thuộc địa lần thứ hai ở Thanh Hóa, hình ảnh Văn tự bán con ở Thọ Xuân

Sau đó tôi cho học sinh xem mộtBĐTD và yêu cầu cá nhân mỗi học sinhhoàn thành Học sinh lựa chọn được từ ngữđể diễn đạt kiến thức một cách ngắn gọn,dễ hiểu nhưng phải đảm bảo chọn được ýchính Cùng lúc, tôi cho một học sinh lênvẽ bằng phấn màu, sau đó trình bày BĐTDmà học sinh đó vừa vẽ.

Hình 1: BĐTD mở

Tiếp theo, tôi trình chiếu BĐTD và hình ảnh đã chuẩn bị sẵn (hình 2 – phụlục 1) để học sinh khác nhận xét, bổ sung, kết luận Cuối cùng, học sinh ghi BĐTDvào vở.

Để giới thiệu về người cộng sản đầu tiên của tỉnh, tôi cho học sinh xem hìnhảnh đồng chí Lê Hữu Lập (hình 2 – phụ lục 3) và đặt câu hỏi: Trình bày nhữngthông tin mà em thu thập được về đồng chí Lê Hữu Lập?

Trang 10

Học sinh trình bày những thông tin thu thập được về đồng chí Lê Hữu Lập.Các thông tin cần nêu rõ nguồn trước khi trình bày (6).

(Giáo viên giới thiệu hình ảnh khu tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập) (Hình

Tôi cho học sinh xem một đoạn băng về sự kiện thành lập Đảng bộ tỉnhThanh Hóa tại thôn Yên trường, xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân ngày 29 – 7 – 1930(tải từ website của Đài truyền hình Thanh Hóa).

Tiếp theo tôi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bằng cách vẽ BĐTD vàobảng phụ theo hướng dẫn:

- Nhóm 1, 2: Trình bày những nét chính về hội nghị thành lập Đảng bộ Cộngsản Thanh Hóa? (Các gợi ý: Thời gian, địa điểm, người chủ trì, số người tham gia,nội dung).

- Nhóm 3, 4: Ý nghĩa của sự ra đời Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa?Sau khi đại diện học sinh

các nhóm trình bày, tôi cho họcsinh xem BĐTD đã chuẩn bị(hình 3, 4 – phụ lục 1) để họcsinh tự điều chỉnh BĐTD củanhóm mình.

Tiếp theo tôi giới thiệu sựthành lập Đảng bộ cộng sảnHoằng Hóa: Đầu tháng 9 – 1930,chi bộ cộng sản đầu tiên của

huyện Hoằng Hóa được thành Hình 2: BĐTD về Hội nghị thành lập Đảng bộ Thanh Hóa

lập tại thôn Cự Đà (xã Hoằng Minh) với 3 đảng viên do đồng chí Lê Viết Phồn làmBí thư Chi bộ Cự Đà đã ‘giương cao ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam…, là niềm tự hào to lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Hoằng Hóa” (7)

b Phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh (1930 – 1939)

Tôi gọi một học sinh đọc và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về phong tràocách mạng ở tỉnh ta giai đoạn này? (mức độ quyết liệt, ý nghĩa).

6 Xem Phụ lục

7 Lịch sử Đảng bộ và phong trào cách mạng của nhân dân Hoằng Hóa, tập 1, xuất bản năm 1995, Tr 58, 59

Trang 11

Học sinh thấy được: Phong trào cách mạng ở tỉnh ta giai đoạn này phát triểnsôi nổi, song song với phong trào cách mạng cả nước, đã tạo ra một lực lượng cáchmạng đông đảo, chuẩn bị tiến lên giai đoạn cách mạng mới quyết liệt hơn.

Phần này không đi sâu vì thời gian không cho phép Tôi tiến hành giới thiệunhanh về giai đoạn này bằng một số hình ảnh và yêu cầu học sinh về nhà vẽ BĐTDtheo gợi ý.

Mục II: Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa:1 Phong trào cách mạng từ năm 1939 đến trước Tổng khởi nghĩa giành chínhquyền năm 1945:

Học sinh tự đọc nhanh và trả lời câu hỏi: Nêu hoàn cảnh nước ta thời kì này?Em có nhận xét gì về phong trào cách mạng ở tỉnh ta giai đoạn này? (phong tràophát triển từ thấp tới cao).

Mục này theo hướng dẫn không khai thác sâu vì không đủ thời gian Để tănghiệu quả giáo dục học sinh về truyền thống quê hương, tôi tập trung nhấn mạnh sựkiện giành chính quyền ở Hoằng Hóa ngày 24 – 7 – 1945 bằng các hình ảnh vì đâylà sự kiện quan trọng của cách mạng tỉnh, hơn nữa lại giảng cho học sinh huyệnHoằng Hóa Tôi cũng cho học sinh xem nhận định của đồng chí Tổng Bí thưTrường Chinh về sự kiện này: Việc giành chính quyền ở Hoằng Hóa ngày 24 – 7 –1945 “là lá cờ đầu của công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa” (8).

2 Khởi nghĩa giành chính quyền ở Thanh Hóa tháng Tám năm 1945:

Trên cơ sở tìm hiểu sách giáo khoa, tôi yêu cầu học sinh lên bảng tườngthuật diễn biến khởi nghĩa giành

chính quyền ở Thanh Hóa tháng Támnăm 1945 bằng một BĐTD chuẩn bịsẵn.

Giáo viên tường thuật trên mộtBĐTD về ý nghĩa và nguyên nhânthắng lợi nhanh chóng của cuộc khởinghĩa giành chính quyền tháng Támnăm 1945 ở Thanh Hóa.

Tiếp theo tôi cho học sinh trình Hình 3: BĐTD về khởi nghĩa

bày một số tư liệu giành chính quyền ở Thanh Hóa

Cuối cùng tôi cho học sinh vẽBĐTD tổng kết bài trên cơ sở chỉnh sửaBĐTD đã vẽ ở nhà Tôi coi đây là bàithu hoạch sau tiết học

8 Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập 1, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa, xuất bản năm 1991, Tr 119

Trang 12

Để chuẩn kiến thức cho học sinh, tôi đưa ra một BĐTD đã chuẩn bị sẵn,

yêu cầu học sinh đọc những kiến thức thể hiện trên BĐTD Song song với việc học sinh đọc kênh chữ trên

25/6/1930 Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hàm Hạ (Đông Tiến –Đông Sơn).

10/7/1930 Chi bộ Cộng sản Phúc Lộc được thành lập20/7/1930 Chi bộ Cộng sản Yên Trường được thành lập.29/7/1930 Đảng bộ Cộng sản Thanh Hóa được thành lập.1/5/1931 Treo cờ đỏ búa liềm ở ga Thanh Hóa

1936 – 1939 Phong trào dân chủ sôi nổi trong tỉnh11/1940 Thành lập Mặt trận phản đế tỉnh19/9/1941 Thành lập đội du kích Ngọc Trạo.24/7/1945 Hoằng Hóa giành chính quyền.

14/8/1945 Hội nghị tỉnh ủy mở rộng quyết định tổng khởi nghĩa, lập Ủy bankhởi nghĩa, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời.

19/8/1945 Làm chủ Lộc, Trung, Nga, Xương, Thạch, Vĩnh, Thiệu, Yên, Thọ,Đông.

20/8/1945 Thị xã Thanh Hóa, Tĩnh Gia giành được chính quyền

21/8/1945 Nông Cống, Cẩm Thủy giành được chính quyền Tổng khởi nghĩathắng lợi trong toàn tỉnh

23/8/1945 Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh ra mắt đồng bào.

IV Kiểm nghiệm kết quả và bài học kinh nghiệm:

- Tôi đã áp dụng BĐTD và CNTT trong dạy và học Lịch sử nói chung và dạythể nghiệm bài “Thanh Hóa từ năm 1919 đến năm 1945” nói riêng ở lớp 9B trườngTHCS Hoằng Đạt Lớp 9B là lớp có nhiều học sinh trung bình và yếu hơn lớp 9A

- Dạy bình thường có sử dụng bản đồ Thanh Hóa và hướng dẫn học sinhcách vẽ BĐTD ở lớp 9B.

- Kiểm tra trong thời gian 15 phút hai lớp 9A và lớp 9B.

ĐỀ BÀICâu 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

1 Người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Thanh Hóa là:a Lê Hữu Lập b Nguyễn Doãn Chấp

Trang 13

c Lê Tất Đắc d Đinh Chương Dương.

2 Đảng bộ cộng sản Thanh Hóa được thành lập ở huyện:

3 Địa phương đầu tiên trong tỉnh giành được chính quyền năm 1945 là:a Huyện Hoằng Hóa b Huyện Nông Cống

c Huyện Hậu Lộc d TX Thanh Hóa

4 Nhà đồng chí Lê Quang Trường đã nuôi giấu một người cộng sản – mộtnhà thơ nổi tiếng trong thời gian ông hoạt động ở Thanh Hóa, đó là:

a Nguyễn Đình Thi b Tố Hữuc Huỳnh Thúc Kháng d Nguyễn Duy.

Câu 2: Hoàn thành niên biểu lịch sử sau:

Thành lập đội du kích Ngọc Trạo24/7/1945

UBNDCM tỉnh lâm thời ra mắt đồng bào.

Câu 3: Vì sao cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 ở Thanh Hóa giành

được thắng lợi một cách nhanh chóng?

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1 (2,0 điểm): Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

1 a (0,5 điểm) 2 c (0,5 điểm) 3 a (0,5 điểm) 4 b (0,5 điểm).

Câu 2 (2,5 điểm). Hoàn thành bảng niên biểu sau (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)

29/7/1930 Đảng bộ Cộng sản Thanh Hóa được thành lập19/9/1941 Thành lập đội du kích Ngọc Trạo

24/7/1945 Hoằng Hóa giành được chính quyền

14/8/1945 Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng quyết định Tổng khởi nghĩa, lậpỦy ban khởi nghĩa, UBNDCM lâm thời

23/8/1945 UBNDCM tỉnh lâm thời ra mắt đồng bào.

Câu 3 (5,5 điểm) Vì:

- Chuẩn bị chu đáo (Đảng bộ đã xây dựng được một đội quân cách mạngđông đảo ở nhiều địa phương, bao gồm lực lượng chính trị quần chúng và lựclượng vũ trang được tập dượt qua các thời kì Mặt trận Phản đế, Mặt trân Việt Minhvà cao trào kháng Nhật cứu nước Nhờ vậy, khi thời cơ cách mạng đến, nhân dân

Thanh Hóa nhanh chóng vùng dậy giành chính quyền (3,0 điểm)

- Vận dụng linh hoạt đường lối của Đảng (Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa

tháng Tám năm 1945 ở Thanh Hóa là kết quả của sự vận dụng linh hoạt chủ động

Ngày đăng: 14/10/2017, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trên cơ sở tìm hiểu sách giáo khoa, tôi yêu cầu học sinh lên bảng tường thuật diễn   biến   khởi   nghĩa   giành   chính - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
r ên cơ sở tìm hiểu sách giáo khoa, tôi yêu cầu học sinh lên bảng tường thuật diễn biến khởi nghĩa giành chính (Trang 11)
Hình 2: - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 2 (Trang 19)
Hình 3: - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 3 (Trang 20)
Hình 5: - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 5 (Trang 21)
Hình 7: - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 7 (Trang 22)
PHỤ LỤC 3: NHỮNG HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG BÀI - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
3 NHỮNG HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG BÀI (Trang 25)
Hình 3: Đồng chí Lê Thế Long Hình 4: Văn tự bán con ở Thọ Xuân - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 3 Đồng chí Lê Thế Long Hình 4: Văn tự bán con ở Thọ Xuân (Trang 25)
PHỤ LỤC 3: NHỮNG HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG BÀI - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
3 NHỮNG HÌNH ẢNH SỬ DỤNG TRONG BÀI (Trang 25)
Hình 1: Bia tưởng niệm đồng chí Hình 2: Đồng chí Lê Hữu Lập               Lê Hữu Lập - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 1 Bia tưởng niệm đồng chí Hình 2: Đồng chí Lê Hữu Lập Lê Hữu Lập (Trang 25)
Hình 5: Núi Mật – nơi lá cờ đỏ sao vàng Hình 6: Khởi nghĩa giành chính - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 5 Núi Mật – nơi lá cờ đỏ sao vàng Hình 6: Khởi nghĩa giành chính (Trang 25)
Hình 7: Trống lệnh dùng trong Tổng Hình 8: Nhà ông Lê Oanh Kiều - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 7 Trống lệnh dùng trong Tổng Hình 8: Nhà ông Lê Oanh Kiều (Trang 26)
Hình 7 Hình 8 - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 7 Hình 8 (Trang 26)
Hình 9: Nơi thành lập các chi bộ Đảng Hình 10: Cảnh phá kho thóc của Nhật - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 9 Nơi thành lập các chi bộ Đảng Hình 10: Cảnh phá kho thóc của Nhật (Trang 26)
Hình 11: Nhà ông Lê Oanh Kiều - nơi - Sử dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử địa phương (bài thanh hóa từ năm 1919 đến năm 1945)
Hình 11 Nhà ông Lê Oanh Kiều - nơi (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w