1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

98 828 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 12,9 MB

Nội dung

Bởi mặc dù nhiều doanh nghiệp Việt Nam sau khi mắc phải rào cản này, đã rút kinh nghiệm, quan tâm và chú trọng hơn đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cẩa các nước trên thế giớ

Trang 2

43F - KT&KDQT ThS Phạm Thị Hống Yến

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC C Á C C H Ữ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG V À HÌNH VẼ

LỜI NÓI ĐẦU Ì Chương 1: Tổng quan chung vê rào cản xanh trong hoạt động

1 Những vấn đề chung vê rào cản xanh 4

2 Xu hướng áp dạng rào cản xanh trong thương mại quốc tế li

2.Ì Tại các nước phát triển l i

2.2 Tại các nước đang phát triển 13

3 Quy định vé rào cản xanh trên thế giới 14

Chương 2: Thực trạng áp dụng và đáp ứng rào cản xanh của hàng

1 Thực trạng chung hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 34

1.1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006 34

Ì 1.1 Về quy mô và tốc độ tăng trưởng 34

1.1.2 Về cơ cấu xuất khẩu 36

Phạm Thanh Thủy Nhật 2 - K43F - KT& KDQT

Trang 4

Ì 2 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 39

2 Thực trạng áp dụng và tác động của rào cản xanh đến hàng xuất

khẩu Việt Nam 44

2.1 Thực trạng áp dụng rào cản xanh ở một số thị trường nhập

khẩu lớn của Việt Nam 44

3 Thục trạng đáp ứng "rào cẩn xanh " của hàng xuất khẩu Việt Nam 55

3.1 Thực trạng đáp ứng "rào cản xanh" của một số mữt hàng xuất

khẩu chủ yếu của Việt Nam 55

3.1.1 Nông sản - nhiều mặt hàng chưa đáp úng được các yêu

cốu về vệ sinh an toàn thực phẩm 55

3.1.2 Thủy sản - nan giải vấn đề dư lượng kháng sinh cấm 57

3.1.3 Dệt may - các doanh nghiệp chưa quan tăm đúng mức

đến các tiêu chuẩn "xanh" 62

3.2 Đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường của

hàng xuất khẩu Việt Nam 63

3.2.1 Về mặt chủ quan 63

3.2.2 Vê mặt khách quan 72

Chương 3: M ộ t số giải pháp đề xuất nhằm đưa hàng xuất khẩu của

Việt Nam vượt rào cản xanh và xâm nhập vào thị trường t h ế giới 75

/ Định hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong thôi gian

tói 75

1.1 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam sau khi gia nhập WTO 75

1.2 Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới 76

2 Một số giải pháp đề xuất được rút ra từ kinh nghiệm của một số

nước đi trước và khả năng, điêu kiện của Việt Nam 80

Trang 5

2.1.1 Với Nhà nước 80

2.1.2 Với các bộ, ngành liên quan 82

2.2 Ở tẩm vi m ô 83

2.2.7 Với các hiệp hội, tố chức, đoàn thế 83

2.2.2 Với từng doanh nghiệp xuất khẩu 83

KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Invironment

ủ y ban thương mại và mồi trường

Hệ thậng ưu dãi thuế quan phổ cập

Control Point

Hệ thậng phân tích rủi ro bằng điểm kiểm soát tới hạn

Trang 7

14 Naíiqaved

The National Fisheries Quality

Assuranee and Veterinary

Cooperation & Development

Intellectual Property Rights

Hiệp định thương mại về các (chia cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Trade and Development

Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển

Trang 8

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Hình 1: K i m ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006 34

Hình 2: Số lô hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị Hoa Kỳ từ chối năm

Trang 9

L Ờ I N Ó I Đ Â U

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, các quốc gia ngày càng áp dụng nhiều các rào cản kinh tế để bảo hộ hàng hoa trong nước Nếu trước đây hàng rào thuế quan được sử dụng rộng rãi thì ngày này cùng với xu thế hội nhập, hàng rào phi thuế quan đã dần thay thế hàng rào thuế quan Và một trong những rào cản hữu ích nhất cho các nước là rào cản xanh hay nói cách khác là rào cản môi trường Việc sử dụng rào cản này không những không bị

sự phản đối cẩa các nước m à còn được khuyến khích trong chừng mực không làm hạn chế một cách không cẩn thiết thương mại thế giới, bởi nó góp phần làm sạch môi trường, bảo đảm sức khoe cẩa con người Vì vậy, nhìn một cách khách quan, rào cản này nên được áp dụng đối với các sản phẩm trên toàn cầu Tuy nhiên, để hàng hoa có thể vượt qua rào cản này, thâm nhập vào thị trường thế giới thì không phải là vấn đề đem giản, nhất là đối với những nước kĩ thuật chưa phát triển như Việt Nam Thực tế cho thấy không ít các mặt hàng xuất khẩu cẩa nước ta đã bị trả lại hoặc vẫn được nhập nhưng phải chịu thuế cao hoặc bị ép giá do không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường cẩa các nước nhập khẩu, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung

và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng "Rào cản xanh" hiện nay không còn

là khái niệm mới mẻ nhung cũng không hề cũ trong thương mại quốc tế Bởi mặc dù nhiều doanh nghiệp Việt Nam sau khi mắc phải rào cản này, đã rút kinh nghiệm, quan tâm và chú trọng hơn đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường cẩa các nước trên thế giới nhưng hàng xuất khẩu cẩa Việt Nam nói chung vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, nhiều mặt hàng vẫn chưa xâm nhập được vào những thị trường khó tính Do vậy, việc nghiên cứu về vấn đề này nhằm tìm ra cách giải quyết và biện pháp khắc phục là một điều rất cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã và đang trong quá

Trang 10

trình hội nhập kinh tế quốc tế và đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới WTO Điều này đổng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có nhiều hơn các cơ hội và thuận lợi trong việc tiếp cận với các thị trường mới Do vậy, chúng ta phải biết tận dụng những ưu đãi và lợi thế riêng của một nước đang phát triằn m à WTO dành cho đằ đẩy mạnh xuất khẩu, đem ngoại tệ về cho đất nước

2 M ụ c tiêu nghiên cứu:

Đề tài này nhằm đưa ra một cái nhìn rõ nét nhất về rào cản xanh, cách hiằu đúng đắn về tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam Tù đó, đề tài sẽ đưa ra biện pháp và phương hướng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam nhằm biến những quy định về môi trường của các nước nhập khẩu không còn là rào cản đối với Việt Nam m à nó sẽ trở thành tiêu chuẩn m à các doanh nghiệp hoàn toàn có thằ đạt đuợc đằ nâng cao chất lượng, tạo uy tín và sức cạnh tranh cho sán phẩm và cũng là bảo vệ môi trường sống của chính người dân Việt Nam

3 Đ ố i tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định về môi trường của các vùng lãnh thổ và quốc gia m à Việt Nam có quan hệ xuất khẩu hàng hoa;

là thực trạng áp dụng và đáp ứng các quy định đó của hàng xuất khẩu Việt Nam Do giới hạn của một khoa luận tốt nghiệp nên đề tài sẽ chỉ đề cập đến một số những qui định phổ biến và thực trạng áp dụng các quy định ở những thị trường chủ yếu cũng như thực trạng đáp ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Khoa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thu thập số liệu, thông tin và so sánh, lập luận, phân tích, tổng hợp thông tin

5 B ố cục của khoa luận:

Khoa luận gồm 3 chương như sau

Chương ì: Tổng quan chung về rào cản xanh trong hoạt động thương mại quốc tế

Trang 11

Chương li: Thực trạng áp dụng và đáp ứng rào cản xanh của hàng xuất khẩu Việt Nam

Chương I I I : Một số giải pháp đề xuất nhằm đưa hàng xuất khẩu Việt Nam

Trang 12

C H Ư Ơ N G 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ R À O CẢN XANH TRONG HOẠT Đ Ộ N G T H Ư Ơ N G MẠI Quốc T Ế

1 Nhũng vấn đề chung vẽ rào cản xanh

1.1 Rào cản trong thương mại quốc tế

/././ Khái niệm

Xuất nhập khẩu là hoạt động rất quan trọng của một nền kinh tế, vì vậy nước nào trên thế giới cũng đều cần một chính sách kiểm soát và phát triển hoạt động xuất nhập khẩu Gắn liền với chính sách đó là các công cụ để quản

lý và điều hành xuất nhập khẩu Riêng đối với hoạt động nhập khẩu, mục đích của các công cụ này không chỉ để nắm rõ tình hình hàng hoa được nhập vào trong nước, đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia m à còn để hạn chế xuất khẩu của các nước khác vào lãnh thứ nước mình Đây chính là một rào cản đối với các nước xuất khẩu

Rào cản thương mại có thể hiểu là biện pháp hay hành động gây cản trở đối với thương mại quốc tế Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp

và được quy định bởi cả hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thứ

Trang 13

trường trong nước nhưng phải cam kết ràng buộc với một mức thuế trần nhất định và có lịch trình cắt giảm, do vậy xu hướng ngày càng giảm đi Sự tự do hoa biểu hiện thông qua các chính sách về Qui chế tối huệ quốc (MFN), chế

độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP), Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của các khối liên kết kinh tế như: EU, NAFTA, AFTA, APEC, Rào cản phi thuế quan (Non-tariff Barriers) có thể đưữc định nghĩa theo nhiều cách Chẳng hạn theo Tổ chức Hữp tác và Phát triển kinh tế OECD:

"Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể đưữc các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu" Theo WTO thì "Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại m à không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng", trong đó " Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hướng đến sụ luân chuyển hàng hoa giữa các nước" Rào cản phi thuế quan bao gồm các loại rào cản sau:

- Các biện pháp hạn chế định lưững như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu

- Các biện pháp tương đương thuế quan: là các biện pháp làm tăng giá hàng nhập khẩu theo cách tương tự thuế quan như xác định trị giá hải quan, định giá (giá bán tối đa, giá bán tối thiểu), biến phí, phụ thu

- Các biện pháp liên quan tới doanh nghiệp nhu quyền kinh doanh, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước

- Các biện pháp kỹ thuật bao gồm: các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật, các yêu cầu về nhãn mác hàng hoa, các quy định về môi trường

- Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài như yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoa, yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc, xuất khẩu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước

Trang 14

- Các biện pháp quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ như dịch vụ phân phối (quyên tiếp thị và bán sản phẩm trực tiếp trên thị trường nội địa), dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ giám định hàng hoa, vận tải,

- Các biện pháp quản lý hành chính như đặt cọc nhập khẩu, hàng đổi hàng, thủ tục hải quan, quy tấc xuất xử

- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời như trợ cấp và các biện pháp đối kháng, những quy định về chống bán phá giá, thuế chống phân biệt đối xử

1.2 Rào cản xanh trong thương mại quốc tê

1.2.1.Khái niệm

Có người định nghĩa rằng: "Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường sản xuất, trình độ công nghệ, xử lý chất thải, giải pháp tận thu, sử dụng, tái chế chất thải, giảm thiểu phát thải, tổ chửc quản lý " Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực thì nội dung chủ yếu của rào cản xanh là "cấc tiêu chuẩn khắt khe về an toàn đối vói thực phẩm và các sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống của con người như

đồ dùng gia đình, sản phẩm dệt may, giầy dép, đồ nhựa ".10Như vậy, rào cản xanh (rào cản môi trường) nên được định nghĩa như thế nào?

Rào cản xanh nhìn chung được hiểu là rào cản môi trường tửc là các biện pháp thương mại liên quan đến môi trường Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, rào cản xanh là các quy định về môi trường theo như sự phân loại ở trên, thì rào cản môi trường được phân biệt với các biện pháp kỹ thuật khác như kiểm dịch dộng thục vật hay an toàn vệ sinh thực phẩm Và như vậy, rào cản môi trường

ở đây chỉ bao gồm các biện pháp trực tiếp liên quan đến môi trường như hình thửc xem xét hàng hoa đã được cấp tiêu chuẩn chất lượng mói trường hay nhãn sinh thái chưa Trong đó, "tiêu chuẩn chất lượng môi trường là những

1 Ái Vãn (2006), Bảo vệ môi nường để tàng sức cạnh tranh của sản phẩm Báo Sài Gòn Giải phóng

Trang 15

chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định để làm căn cứ đê quản lý mõi trường" (theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, điều 2.7 chương 1) như những tiêu chuẩn về môi trường sản xuất, xử lý chất thải Tuy nhiên, rào cản xanh thực tế lại được hiểu theo nghĩa rỏng hem, không chỉ là các qui định liên quan trực tiếp đến môi trường m à còn là các qui định liên quan gián tiếp đến môi trường nhu kiểm dịch đỏng thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm Các quy định này liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường vì mục đích sức khỏe cỏng đồng Lấy ví dụ, nếu sản phẩm thịt gà nhập khẩu không được kiểm dịch chạt chẽ, mang virus H5N1 vào nước nhập khẩu, sẽ gây ra bệnh dịch, gây nguy hiểm cho tính mạng con người Ngoài ra, việc ngăn chặn bệnh dịch bằng cách thiêu huy hoặc chôn gà xuống đất nếu không được xử lý cẩn thận, có thể

sẽ làm ô nhiễm môi trường đất Hay việc sử dụng kháng sinh, hoa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng, chế biến, bảo quản của các nhà máy chế biến thực phẩm chua tốt có thể gây ra ô nhiễm môi trường và việc sử dụng thuốc trừ sâu quá giới hạn cho phép cũng sẽ gây ó nhiêm không khí, nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân cũng như người tiêu dùng

Từ những phân tích trên đây, rào cản xanh có thể được định nghĩa ngắn gọn như sau: Rào cản xanh là rào cản thương mại trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến vấn đề môi trường như các quy định về môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch đỏng thực vật

Trang 16

Thứ hai, rào cản xanh được đặt ra vì mục đích chính đáng là bảo vệ môi trường - một trong những vấn đề hàng đầu của toàn nhân loại nên không bị cấm sử dụng

> Về nhược điểm:

Thứ nhất, việc sử dụng rào cản này đòi hới phải có một trình độ công nghệ nhất định và quy trình quản lý phức tạp đo đó thực thi khó khăn và tốn kém

Thứ hai, Nhà nước thường không hoặc ít thu được lợi ích tài chính từ rào cản này bởi hình thức của rào cản chủ yếu là các quy định về tiêu chuẩn môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chứ không phải là các khoản thuế, thphí

> Về phân loại:

Rào cản xanh trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau, tuy thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng nước Tuy nhiên, về đại thể rào cản xanh bao gồm:

N h ó m 1: Các phương pháp chế biến và sản xuất theo quy định môi

trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào Các tiêu chuẩn này áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là giai đoạn

trước khi sản phẩm được tung ra bán ớ thị trường, về mặt môi trường, việc

xem xét quy trình sản xuất là để giải quyết một trong ba câu hới trọng tâm của

quá trình quản lý môi trường: 1) sản phẩm được sản xuất như thế nào? 2) sản phẩm được sử dụng như thế nào? 3) sản phẩm được vứt bớ như thế nào? và

các quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay không Những quy định

và tiêu chuẩn về phương pháp chế biến được áp dụng để hạn chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo Đây là những quy định và tiêu chuẩn đối với công nghệ, quá trình sản xuất sản phẩm nhằm đánh giá xem quá trình sản xuất có gây ô nhiễm và huy hoại môi trường hay không Chẳng hạn,

E U đã đưa vào áp dụng nguyên tắc truy xuất nguồn gốc đối với hàng thủy sản

Trang 17

nhập khẩu, tức là các sản phẩm thúy sản muốn nhập khẩu vào EU phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và môi trường tù khâu nuôi trổng, chế biến đến vận chuyển

N h ó m 2: Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Vấn đề bao bì sau tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn Các chính sách đóng gói bao gồm những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dựng Những tiêu chuẩn và quỵ định liên quan đến những đặc tính

tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc dùng lại Những trường hợp không phù hợp có thể

bị thị trường từ chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì Việc sử dựng các tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói nhiều khi sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh thương mại quốc tế Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định, về chi phí sản xuất bao bì, các nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì và khả năng tái chế ở các nước khác nhau

N h ó m 3: Nhân sinh thái

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mực đích thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm đó được coi là tốt hem về mặt môi trường Khác với nhãn hiệu sản phẩm, nhãn sinh thái chứng nhận hàng hoa đạt được các yêu cầu về môi trường sinh thái Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, một quá trình còn được gọi là phương pháp phân tích từ đầu đến cuối (từ lúc sinh đến lúc chết) Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của

nó Các giai đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến các nguyên liệu thô), sản xuất, phân phối (bao gồm đóng gói), sử dựng và loại bỏ sau khi

sử dựng Trên các thị trường m à người tiêu dùng ưa thích sản phẩm "xanh", tác dựng của nhãn hiệu sinh thái được coi như là một công cự xúc tiến, đổng thời nó sẽ tác động đến sự cạnh tranh của những sản phẩm không dán nhãn trong cùng một chủng loại Do đó, tuy là việc dán nhãn mang tính chất tự

Trang 18

nguyện, nhưng các chương trình nhãn sinh thái cũng có thể ảnh hưởng đến thương mại quốc tế

N h ó m 4: Phí, thuê và các khoản thu liên quan đến môi trường

Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường (có thể gọi chung

là phí môi trường) thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: 1) Thu lại các chi phí phải sử dụng cho môi trường, 2) Thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối vựi các hoạt động có liên quan đến môi trường, 3) Thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường Các loại phí môi trường có thể không đánh trực tiếp vào nưực xuất khẩu m à đánh vào người tiêu dùng nưực nhập khẩu nhưng cũng ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu vì người tiêu dùng

sẽ tiêu thụ sản phẩm ít hơn Thông thường, người ta sử dụng các loại thuế và phí sau đây:

+ Phí sản phẩm: loại phí này được áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiểm như sản phẩm có chứa hoa chất độc hại (như xăng pha chì) hoặc có một

số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng

+ Phí đối vựi chất thải: loại phí này được áp dụng đối vựi các chất thải gây ô nhiễm thoát vào không khí, nưực hoặc đất, hoặc gây ra tiếng ồn Các khoản phí này có thể được đánh vào thời điểm tiêu thụ (trong trường hợp này tương đương vựi phí sản phẩm)

+ Phí hành chính: các khoản phí này thường được áp dụng kết hợp cùng vựi các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ, và có thể được thu dưựi hình thức phí giấy phép, đăng ký, phí kiểm định và kiểm soát

Cơ sở của việc đánh thuế hay thu phí vì mục đích môi trường được dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm và sử dụng các nguồn lực môi trường phải chịu phí

Trang 19

N h ó m 5: Các biện pháp kiểm dịch động thực vật

Các biện pháp này bao gồm tất cả các luật, nghị định, quy định, yêu cẩu

và thủ tục liên quan như: các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; những xẫ lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan tới việc vận chuyển; những quy định về các phương pháp thống ké, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan; Các biện pháp này ngoài việc khó đáp ứng còn gây cản trở vì nó làm tốn nhiều thời gian cho hàng nhập khẩu thông quan vào thị trường nội địa

N h ó m 6: Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đôi vói sản phẩm

Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật liên quan đến khía cạnh môi trường chủ yếu là đối với thiết kế, các chức năng và thành phẩn của sản phẩm như mức độ thải các chất CFC của sản phẩm tù lạnh hay tỷ lệ chất bảo quản bị hạn chế trong thực phẩm Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, sức khoe con người, đời sống thực vật và bảo vệ môi trường Trên đây là các loại rào cản xanh trong thương mại được áp dụng khá phổ biến ở các nước Việc đáp ứng các quy đinh xanh một mặt sẽ nâng cao khả nàng cạnh tranh của hàng hoa và dịch vụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và quốc gia, mặt khác có thể phá vỡ mục tiêu bảo hộ của nước nhập khẩu

2 Xu hướng áp dụng rào cản xanh trong thương mại quốc tế

Trên thực tí, các nhà nhập khẩu, đặc biệt là từ các nước phát triển, có

xu hướng đưa ra những đòi hỏi khắt khe liên quan đến môi trường đối với quá trình sản xuất hàng xuất khẩu Các đòi hỏi này không những xuất phát từ các yêu cầu được quy định trong luật m à còn do các phong trào tự phát hoặc do đòi hỏi của người tiêu dùng khi họ ngày càng quan tâm hơn đối với môi trường

2.1 Tại các nước phát triển

Mặc dù về mật lý thuyết, WTO và các định chế thương mại khu vực chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất, nhưng lại không

Trang 20

cấm sử dụng các biện pháp liên quan đến mồi trường nên trên thực tế các quốc gia không ngừng sử dụng rào cản này nhằm mục đích bảo hộ hàng hoa trong

nước

Vấn đề ô nhiễm môi trường đã đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống con người cũng như sự phát triển bền vầng của mỗi quốc gia, và con người đã dần dần nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Rào cản xanh xuất hiện như là một phẩn kết quả từ nhận [hức đó Sự mở rộng nhanh chóng các ngành công nghiệp ờ nhầng nước đang phát triển đã gây ra sự lo ngại về vấn đề môi trường từ các nước phát triển Các nước phát triển phải áp dụng rào cản xanh và rào cản kỹ thuật để giảm bớt phần nào sự xuống dốc của môi trường sống đồng thời có thể nắm ưu thế về cạnh tranh Bằng cách lập nén nhầng tiêu chuẩn kỹ thuật xanh, các nước phát triển tự động đẩy giá hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển và do vậy sẽ làm yếu đi sức cạnh tranh của hàng hoa đó Ngoài ra, các nước phát triển còn duy trì một rào cản về thủ tục

và quy trình kiểm tra kỹ thuật đối với các nước đang phát triển Vì vậy, bên cạnh việc phải chịu chi phí sản xuất cao hơn, các nước đang phát triển sẽ phải chịu thêm "chi phí mềm" (soft costs) nhiều hơn dưới hình thức phí kiểm tra và chứng nhận

Nhìn chung, không có tiêu chuẩn quốc tế thống nhất nào cho các quy định rào cản xanh, do đó, các nước phát triển có thể tự do áp dụng các tiêu chuẩn ngày càng phức tạp và khắt khe hơn V ớ i trình độ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, việc áp dụng các tiêu chuẩn này đối với các nước phát triển là không khó, do vậy, rào cản xanh sẽ thay thế hiệu quả cho rào cản thuế quan trong l ộ trình phải cắt giảm dẩn theo các cam kết, thoa thuận kinh tế của WTO Các nước đang và kém phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhầng quy định và tiêu chuẩn của các nước phát triển Tuy nhiên, việc đáp ứng nhầng yêu cầu này là một tất yếu, thể hiện xu hướng của thời đại, của sự văn minh, sự phát triển bền vũng và cũng là mong muốn chung của toàn nhân loại

Trang 21

Mặc dù các quy định và tiêu chuẩn về môi trường của các nước phát triển ngày càng cao nhưng các nước phát triển cũng không thể tuy tiện áp dụng m à không dựa trên cơ sở khoa học nào và hơn nữa, các nước phát triển còn phải tính đến khả năng đáp ứng của cấc sản phẩm trong nước Nếu có sự chênh lệch trong yêu cộu đối với hàng hoa xuất xứ từ những nước khác nhau hay giữa hàng nội địa với hàng xuất khẩu thì sẽ vi phạm nguyên tắc tối huệ quốc M F N và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia N T giữa các nước thành viên trong WTO Do đó, các nước phát triển cũng phải cân nhắc kỹ hơn trước khi đưa ra các quyết định để tránh bị kiện hay bị phàn đối từ các nước khác

Tại vòng Đ à m phán Doha của WTO, các nước đang phát triển đã nêu lén nhiều ý kiến đối với vấn đề sử dụng năng lượng và tài nguyên môi trường

Ví dụ như các nước phát triển phải gánh vác một phộn trách nhiệm lịch sử cho hiện tượng trái đất nóng lên và sử đụng tốt hơn các hoa chất để giảm thiểu lượng cacbon thải ra Lý luận của các nước đang phát triển là trước đây, để phát triển kinh tế các nước phát triển đã khai thác rất nhiều tài nguyên, đến lượt các nước đang phát triển thì lại bị cản trở (một phộn do rào cản xanh), và như thế là không công bằng Đoạn 32 của Tuyên bố Doha nhấn mạnh về tác động của các biện pháp liên quan đến môi trường lên sự tiếp cận thị trường,

đặc biệt là đối với sản phẩm của các nước đang và kém phát triển nhất c ả i

thiện sự tiếp cận thị trường cho sản phẩm của các nước đang phát triển là phương tiện chủ yếu để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững Vì vậy, các tiêu chuẩn môi trường của các nước phát triển có được nâng lên thì cũng sẽ được thực hiện trong một lộ trình dộn dộn và ưu tiên hơn đối với hàng hoa của các nước đang và kém phát triển

2.2 Tại các nước đang phát triển

Mặc dù chưa phát triển bằng các cường quốc kinh tế, song các nước đang phát triển đã dộn dộn nhận thức được tộm quan trọng và ý nghĩa của rào cản xanh trong thương mại quốc tế Các nước này đang cố gắng áp dụng và đưa rào cản xanh vào trong hệ thống các công cụ quản lý, điều hành nhập

Trang 22

khẩu của quốc gia mình Do trình độ công nghệ chưa phát triển, chưa thể áp dụng các kỹ thuật kiểm tra tiên tiến nên ở các nước đang phát triển, rào cản xanh chưa thực sự phát huy tác dụng đối với việc bảo hộ hàng hoa nội địa Các nước đang phát triển đang ở vị thế yếu, thiếu vốn và công nghệ lạc hậu so với các nước phát triển Hơn nữa, ngượi dân hầu hết chưa nhận thức được sâu sắc các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trượng Do đó, để việc sản xuất trong nước không vi phạm các quy định và tiêu chuẩn về môi trượng không phải là chuyện đơn giản M à khi sản phẩm trong nước không đáp ứng được các yêu cầu đó thì các nước đang phát triển cũng không thể đặt ra rào cản quá khắt khe cho hàng nhập khẩu vào nước mình, bởi nhu vậy sẽ vi phạm các nguyên tắc quốc tế trong khi bản thân những nước này thượng bị những nước phát triển lấn át và rất dễ bị kiện tụng Tùy vào trình độ của mỗi nước m à có

sự khác nhau trong các tiêu chuẩn về môi trượng giữa các quốc gia nhung nhìn chung, các nước đang phái triển đưa ra những tiêu chuẩn môi trượng thấp hơn các nước phát triển Một minh chứng là những công ly xuyên quốc gia,

m à phẩn lớn trụ sở được đặt ở các nước phát triển, đã chuyển việc tiêu dùng năng lượng và quá trình sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển thông qua các hình thức đầu tư hay trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm không sạch sang những nước này Tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập, các nước đang phát triển sẽ dần phải áp dụng rộng rãi và nâng cao các quy định về môi trượng đối với hàng nhập khẩu vào nước mình

3 Quy định về rào cản xanh trên thê giới

3.1 Quy định của W T O

Tổ chức thương mại thế giới WTO (World Trade Organization) không

có thoa thuận đặc biệt nào về môi trượng Trong các hoạt động liên quan đến các vấn đề môi trượng, nhiệm vụ duy nhất của WTO là nghiên cứu các vấn đề xuất hiện khi các chính sách môi trượng có tác động đáng kể đến thương mại Các thành viên của WTO cho rằng, WTO không phải là cơ quan môi trượng,

Trang 23

vì vậy không muốn can thiệp vào các chính sách môi trường quốc gia hay quốc tế, hoặc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường Tuy nhiên, có một số thoa thuận của WTO bao gồm các điều khoản liên quan đến môi trường, đó là:

- Điều X X của GATT - General Agreement ôn Tariffs and Trade (và cũng là Điều 14 của GATS - General Agreement ôn Trade and Services): Các chính sách ảnh hưởng đến thương mại hàng hoa nhằm bảo vệ đời sống và sức khoe của con người, động vật, thực vật được miên trữ khỏi các quy tắc thông thường của GATT trong những điều kiện nhất định

- Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT): WTO cho phép

đề xuất và áp dụng các rào cản kỹ thuật với thương mại (tức là các tiêu chuẩn sản phẩm và công nghiệp), trong đó có các biện pháp an toàn và vệ sinh thực phẩm nhằm mục đích bảo vệ môi trường Tức là các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết có dựa trên cơ sở khoa học m à nước này cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo

ra sự phân biệt đối xử tuy tiện, hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế

- Hiệp định nông nghiệp: WTO cho phép các chương trình môi trường được miễn trữ khỏi việc cắt giảm chính sách trợ giá của Chính phủ

- Hiệp định về các biện pháp trợ cấp và đền bù (SCM): WTO cho phép trợ giá đến 2 0 % giá thành cố định khi áp dụng các luật môi trường mới

- Hiệp định thương mại về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS): WTO cho phép các Chính phủ có thể tữ chối cấp bằng cho các phẩn mềm đe dọa cuộc sống và sức khoe của con người, động vật và thực vật, hoặc gây rủi ro thiệt hại nghiêm trọng tới môi trường (Điều 27 của Hiệp định TRIPS - Trade Related Aspect of Intellectual Property Rights)

- Hiệp định về kiểm dịch động vật và thực vật SPS (Sanitary and Phytosanitary regulations): Các thành viên không bị ngăn cản ban hành hay thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khoe con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng theo cách thức

Trang 24

tạo ra sự phân biệt đối xử không hợp lý và tùy tiện hay hạn chế một cách vô lý tới thương mại quốc tế

Như vậy, thông qua các điều khoản nêu trên, WTO đã khẳng định các nguyên tắc vé minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại quốc tế hoàn toàn không mâu thuẫn với các biện pháp thương mại cần thiết để bảo vê môi trưởng Đổng thởi, các điều khoản trong các thoa thuận về hàng hoa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ cho phép các Chính phủ ưu tiên các chính sách môi trưởng nội địa của mình

Hiện nay, các chính sách môi trưởng ngày càng được chú ý trong quan

hệ thương mại quốc tế Vào cuối vòng đàm phán Urugoay năm 1994, các Bộ trưởng thương mại của các nước tham gia đã quyết định bắt đẩu một chương trình làm việc toàn diện về thương mại và môi trưởng trong khuôn khổ WTO

Uy ban Thương mại và Môi trưởng (CTE) được thành lập và hoạt động, đã, đang và sẽ đưa các vấn đề môi trưởng và phát triển bển vững vào các xu hướng chủ đạo trong hoạt động của WTO Nhiệm vụ của CTE là nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và môi trưởng và đưa ra những khuyến nghị về những thay đổi cần thiết vào trong các Ihoả thuận thương mại Vấn đề môi trưởng là một trong bảy nội đung quan trọng được thảo luận tại Vòng đàm phán Doha gần đây nhất của WTO Tại vòng đàm phán này, các đại biểu đã đề cập đến tác động của cấc biện pháp môi trưởng lên sự tiếp cận thị trưởng, đặc biệt trong mối liên hệ với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển,

đề cập đến các tình huống xảy ra việc giảm hay xoa bỏ những hạn chế và bóp

m é o về thương mại sẽ có lợi hem cho thương mại, môi trưởng và phát triển Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận đến yêu cầu dán nhãn vì mục đích môi trưởng và việc hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực trong lĩnh vực thương mại

về môi trưởng cho các nước đang và kém phát triển

3.2 Quy định của E U

Chương trình môi trưởng của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trưởng chứ không phải là đối phó với

Trang 25

các rắc rối khi chúng đã xảy ra EU đưa ra danh mục các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như: dệt may, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, dược phẩm, đồ da, sản phẩm gỗ, cơ khí, khoáng sản, cùng các vấn đề nhạy cảm liên quan như hàm lượng chất phụ gia, bao bì sản phẩm, hoa chất, ó nhiễm nước và không khí, cạn kiệt nguồn tài nguyên không thỉ tái sinh V ớ i chính sách bảo vệ môi trường của EU, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang

EU đều phải có chứng chỉ ISO 14000 và phải chứng minh được nguồn gốc hàng hoa và các biện pháp bảo vệ môi trường đã được áp đụng từ khâu sản xuất

Các quy định về môi trường của EU đối với hàng hoa chính là các quy

định về hàng hoa môi trường nằm trong hệ thống "Luật sán phẩm Môi trường

của Liên minh Châu  u " (European Union Environment Product Legislation)

EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm Môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức

khoe cộng đổng và môi trường sinh thái Ngoài ra, các quy định môi trường của EU có liên quan đến sản phẩm rất nhiều như Quy định WEEE (về thiết bị điện, điện tử thải bỏ); RoHS (các chất độc bị cấm); E L V (thời hạn sống của các phương tiện giao thông); EuP (các sản phẩm sử dụng năng lượng); REACH (hệ thống đãng ký, đánh giá và uy quyền về hóa chất) Trong đó, các quy định chủ yếu lác động đến hàng nhập khẩu từ thị trường bên ngoài bao gồm:

+ Quy định về bao bì và phế thải bao bì: E U ban hành nhiều quy định khác nhau về quản lý bao bì và phế thải bao bì Trong đó, đặc biệt Chỉ thị 94/62/EEC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái chế, tái sử dụng bao bì phế thải Các quy định về bao bì và phế thải bao bì của E U được áp dụng chung cho cả hàng sản xuất và hàng nhập khẩu, đo đó hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định này Quy định về bao bì và phế thải bao bì nhằm mục đích hạn chế tối thiỉu lượng phế thải bao bì từ nguồn rác thải sinh hoạt đỉ bảo vệ môi trường sinh thái Chỉ thị 94/62/EEC-đã-duợc cụ thỉ hoa thành luật

f T H ư V I Ê N!

của các quốc gia thành viên EU ơ các num.thành vỊêịt khác nhau, Chỉ thị này

Phạm Thanh Thủy Ĩ7 ^jlệạt 2 - K43F - KT&KDQT

Trang 26

được thực hiện dưới các hình thức khác nhau về sự thỏa thuận tự nguyện và theo quy định của luật pháp Chương trình phế thải bao bì được thực hiện có hiệu quả nhất ở EU là ký hiệu xanh - "Green Dot" của Đức Dấu hiệu Green Dot được in trên bao bì sản xuất chứng nhận rằng nhà sản xuất/nhập khẩu sản phẩm có tham gia vào hệ thống quản lý bao bì phế thải

+ Nhãn sinh thái: EU thực hiện chương trình Nhãn sinh thái (Ecolabel) với mục đích nhằm phát triộn các sản phẩm thân thiện môi trường Nhãn sinh thái của EU và mỗi quốc gia trong EU dựa trên một sự đánh giá đầy đủ vòng đời của sản phẩm, áp dụng cho hàng loạt các sản phẩm Mục đích của Chương trình Nhãn sinh thái là mang lại cho khách hàng một sự lựa chọn khi mua các sản phẩm độ có thộ hủy bỏ khi kết thúc vòng đời sản phẩm theo cách không làm ảnh hường đến môi trường Các chương trình Nhãn sinh thái tại EU bao gồm: nhãn sinh thái EU và nhãn cho thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ

Chương trình Nhãn sinh thái của EU nhằm phát triộn các sản phẩm thân thiện với môi trường như: bột giặt, bóng điện, máy giặt, giấy copy, tủ lạnh, giày dép, máy tính cá nhân, giấy ăn, Các nhà sản xuất, nhập khẩu sử dụng dấu xác nhận Tiêu chuẩn Môi trường châu  u trên cơ sở tự nguyện Chi phí trả cho việc được sử dụng Nhãn sinh thái phụ thuộc vào doanh thu của sản phẩm đối với doanh nghiệp nhập khẩu hay sản xuất sản phẩm đó và có thộ thay đổi ở các quốc gia thành viên

Riêng đối với thực phẩm thì không thuộc Chương trình Nhãn sinh thái

EU m à thuộc chương trình Nhãn thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ Chương trình này được áp dụng cho cả nông sản, thúy sản được sân xuất trong khối

EU và nhập khẩu từ các nước đang phát triộn Nhãn thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ cấp cho sản phẩm không sử dụng hoa học tổng hợp, hạn chế tối đa sử dụng phân bón hoa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng phân vi sinh nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (chống thoái hoa đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và giữ gìn sự trong lành của vùng nông thôn)

Trang 27

+ Quy định mới về vệ sinh thực phẩm:

Tháng 4/2004, E U đã thông qua các quy định về kiểm soát thực phẩm mới và toàn bộ các quy định về vệ sinh Những nguyên tắc vệ sinh mới hợp nhất và đơn giản hoa các yêu cầu phức tạp và chi tiết trước đây đã nêu trong

17 chỉ thị khác nhau Các yêu cầu chung về vệ sinh được đỏt ra cho việc sản xuất các loại thực phẩm, trong đó cũng để ra các nguyên tắc cụ thể cho sản xuất thịt và các sản phẩm thịt, các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ, thúy sản, sữa

và các sản phẩm sữa, trứng và các sản phẩm của trứng, đùi ếch và các loại ốc,

mỡ động vật, gelatin và chất tạo keo

Từ 1/1/2006, EU đua ra luật quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi mới gọi là đóng gói vệ sinh, trong đó quy định về tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm, quy định về kiểm soát thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi tạo thành một

bộ các quy định chỏt chẽ và hài hoa khung hiệp định an toàn thực phẩm của

EU Quy định đóng gói vệ sinh không chỉ đơn giản các quy định vốn được coi

là phức tạp trước đây, m à còn rõ ràng hơn và nghiêm ngỏt hơn về vệ sinh thực phẩm Theo quy định mới này, các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như hàng hoa của EU Các sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các nguyên tắc về vệ sinh mới, có hiệu lực từ 1/1/2006

Luật mới quy định tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, từ người nuôi, nhà chế biến đến người bán lẻ và dịch vụ nhà hàng đểu phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực phẩm bán trên thị trường EU đáp ứng mọi tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn thực phẩm M ọ i khâu trong chuỗi thực phẩm kể cả sản xuất nguyên liệu cũng phải tuân thủ phương pháp tiếp cận từ trại nuôi đến bàn ăn của EU

Quy định đóng gói vệ sinh được chia làm 5 quy định và các chỉ thị thay thế cho 17 chỉ thị trước đây:

Ì Quy định 852/2004 của Quốc hội châu  u và Hội đổng châu  u về

vệ sinh thực phẩm Quy định này bao gồm cả những yêu cầu chung và yêu câu

kỹ thuật đối với sản xuất

Trang 28

2 Quy định 853/2004 của Quốc hội châu  u và Hội đổng châu  u đề

ra các nguyên tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật

3 Quy định 854/2004 của Quốc hội châu  u và Hội đổng châu  u để

ra các nguyên tắc cụ thể đối với việc tổ chức quỉn lý có thẩm quyền đối với sỉn phẩm có xuất xứ từ động vật phục vụ cho tiêu dùng của con người

4 Chỉ thị 2002/99/EC đề ra các nguyên tắc vệ sinh chi phối việc sỉn xuất, chế biến, phân phối và nhập khẩu các sỉn phẩm có xuất xứ động vật

5 Chỉ thị 2004/41/EC thay thế cho 17 chỉ thị trước đây

Các biện pháp thực hiện theo các quy tắc vệ sinh mới:

1 Quy định 2073/2005 của Uy ban châu  u về các tiêu chí vi khuẩn, độc

tố và các chất chuyển hoa (thuộc vi trùng học) đối với các nguyên liệu là thực phẩm

2 Quy định 2074/2005 của Uy ban châu  u về các biện pháp thực hiện đối vói một số sỉn phẩm nhất định theo Quy định 853/2004, 854/2004, 882/2004 và các vãn bỉn hướng dẫn thực hiện theo Quy định 852/2004, phần

bổ sung cho Quy định 853/2004 và 854/2004

3 Đến 31/12/2009, EU sẽ cho phép sắp xếp chuyển đổi để tạo thuận lợi cho giai đoạn chuyển tiếp giữa quỵ định vệ sinh thực phẩm mới và cũ Các biện pháp chuyển đổi được đề ra trong Quy định 2076/2005

4 Quy định 1664/2006 cùa ÉC: sửa đổi Quy định số 2074/2005, đua ra một số mẫu chứng nhận sức khỏe mới đối với một số mặt hàng được dùng cho con người như đùi ếch, ốc, gelatin (nguyên liệu nấu thạch), nguyên liệu thô để sỉn xuất gelatin, collagen (chất tạo keo) và nguyên liệu thô để sỉn xuất collagen, thúy sỉn, ngao sò sống, mật và sỉn phẩm từ ong Quy định 1662/2006, sửa đổi Quy định 853/2004 về các điều khoỉn cụ thể cho việc sỉn xuất dầu cá phục vụ con người

Về quỉn lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi: Quy định 882/2004 của Hội đồng châu  u thiết lập các hệ thống kiểm soát hài hoa của EU bao gồm

cỉ an toàn thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, các nguyên tắc về phúc lợi và

Trang 29

sức khoe động vật Liên quan đến việc kiểm soát nhập khẩu, các nước thứ ba

sẽ phải đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết

Về độc tố và chất gây ô nhiạm trong các sản phẩm: EU đã chi tiết hoa việc kiểm soát đối với việc sử dụng và theo dõi các loại thuốc thú y và các loại thuốc khác có trong cá và thúy sản, đặc biệt là việc kiểm soát pháp lý những chất bị cấm chỉ định trong động vật

1 Quy định 466/2001 đưa ra mức độ tối đa cho phép đối với một số chất gây ô nhiạm nhất định trong thực phẩm

2 Chỉ thị 96/22/EEC cấm sử dụng một số hoa chất nhất định có chứa hoóc môn và hoạt chất thyreostatic, trong đó có kháng thể p trong các sản phẩm nuôi

3 Quy định 2377/90 đặt ra mức độ cặn tối đa cho phép đối với các sản phẩm thuốc thú y

4 Quyết định 95/249/EC ấn định giới hạn tổng lượng Nitơ cơ bản dạ bay hơi đối với các danh mục thúy sản nhất định và cụ thể hoa những phương pháp phân tích được sử dụng

3.3 Quy định của M ỹ

Có thể nói Hoa Kỳ là nước có hệ thống rào cản xanh phức tạp nhất bởi

dù có khá nhiều tiêu chuẩn được coi là "tương đương về mặt kỹ thuật" với các tiêu chuẩn quốc tế, nhưng rất ít tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng trực tiếp Một

số tiêu chuẩn của Hoa Kỳ còn mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế Hơn nữa,

ở nước này, không có thị trường thống nhất toàn liên bang đối với sản phẩm

do có sự khác biệt về yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm nên các nhà nước ngoài muốn tiêu thụ sản phẩm tại các nơi khác nhau của Hoa Kỳ phải thay đổi các tiêu chuẩn sao cho phù hợp

Hoa Kỳ có hơn 2.700 cơ quan chính quyền cấp bang, thành phố có quy định cụ thể về các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn đối với các sản phẩm được

Phạm Thanh Thủy 21 Nhật 2 - K43F - KT&KDQT

Trang 30

bán trong phạm vi địa hạt của các cơ quan này Những yêu cầu thường không đồng nhất với nhau Một số bang đôi khi đặt ra những tiêu chuẩn về môi trường cao hơn so với luật liên bang quy định Những quy định này không phân biệt sản phẩm nội địa hay nhập khẩu tợ nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp bản xứ đã hoạt động trên thị trường nhiều năm, nắm được tất cả các yêu cầu, tiêu chuẩn nên sản phẩm của các công ty Hoa Kỳ thường được tiêu thụ nhiều hơn trên thị trường nội địa

Luật pháp Hoa Kỳ cho phép thi hành các quy định về môi trường có liên quan tới nhập khẩu theo các quy chế khác nhau Ngoài các quy định về bao bì và phế thải bao bì; nhãn sinh thái; các biện pháp kiểm dịch động thực vật và một số quy chế quản lý nhập khẩu thực phẩm, Hoa Kỳ còn nhiều đạo luật hạn chế nhập khẩu vì môi trường nhu Luật bảo vệ động vật biển có vú, Luật bảo tổn cá heo Những đạo luật này đã gây nhiều khó khăn cho các nhà nhập khẩu và cũng là nguyên nhân của nhiều vụ kiện nổi tiếng Vào năm

1991, theo Đạo luật bảo vệ động vật biển có vú (MMPA), một lệnh cấm được

áp dụng với việc nhập khẩu cá ngợ tù những nước không thể bảo vệ cá heo khi đánh bắt cá ở vùng biển nhiệt đới đông Thái Bình Dương Lệnh cấm nhập khẩu này đã được dỡ bỏ đối với các nước tham gia chương trình Bảo tồn cá heo quốc tế (IDCP - International Dolphin Conservation Program) do Hoa Kỳ khởi xướng Theo đạo luật M M P A đã được sửa đổi năm 1997, để thực hiện hiệp định quốc tế trong khuôn khổ IDCP, một nước có thể xuất khẩu cá ngợ vây vàng vào Hoa Kỳ nếu nước đó cung cấp được những bằng chứng chứng minh rằng nước đó tham gia vào IDCP và có thực hiện một số biện pháp bảo tồn khác Đ ể nhập khẩu cá ngợ tợ biển nhiệt đới Đông Thái Bình Dương, nhà nhập khẩu phải xuất trình các bằng chứng do nhà xuất khẩu cung cấp chứng tỏ rằng nhà xuất khẩu đã không vi phạm giới hạn về tỷ lệ được phép gây tử vong

2 Tạp chí ấn phẩm và thông tin (số 8, n ă m 2007) Hàng hoa nhập khẩu vào Hoa Kỳ: Lưu ý những hàng rào

kỹ thuật

http://www.doste.hochiminhcilv-gov.vn/web/vn/defaun.aspx7cat id=4I3&news id=2505

Trang 31

cho cá heo Nước xuất khẩu cũng phải là hoặc đang tiến hành các bước để trở thành thành viên của Uy ban cá ngừ nhiệt đới Bắc - Nam Hoa Kỳ

Phần 609 của Bộ luật "Public Law" mục l o i - 162 cũng đề cập đến

việc bảo vệ rùa biển trong hoịt động đánh bắt tôm bằng lưới, có hiệu lực từ năm 1998, quy định rằng việc đánh bắt tôm với công nghệ m à có thể có những tác động tiêu cực tới rùa biển thì sẽ không được nhập khẩu vào Hoa Kỳ trừ khi nước đánh bắt tôm đó đã được chứng nhận là có một hệ thống các quy định của Hoa Kỳ hoặc môi trường đánh bắt riêng biệt đó của nước xuất khẩu không

đe dọa làm tổn hịi tới cuộc sống của rùa biển M ọ i chuyến hàng chở tóm hoặc các sản phẩm từ tôm vào Hoa Kỳ đều phải kèm theo một giấy chứng nhận là tôm đã được đánh bắt ở các điều kiện m à không gây ra tác động tiêu cực tói rùa biển

Riêng về vấn đề vệ sinh dịch tễ, ở Hoa Kỳ có bốn cơ quan khác nhau phụ trách vấn đề này, đó là: Cơ quan phụ trách thực phẩm và thuốc (FDA), Cục Kiểm định an toàn thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp; Cơ quan bảo

vệ môi trường (EPA); Cục kiểm định y tế động thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp FDA chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm ngoịi trừ thịt, gia cầm và một số sản phẩm trứng do FSIS quy định Cục Kiểm định an toàn thực phẩm FSIS liệt kê danh sách những nước đủ điều kiện xuất khẩu thịt

và các sản phẩm tù thịt vào Hoa Kỳ FSIS đã xây dựng và đua ra một quy trình

để đánh giá liệu hệ thống các quỵ định về thịt và các sản phẩm từ thịt và các phương pháp vệ sinh dịch tễ của các nước xuất khẩu có tương đương với hệ thống và các biện pháp của Hoa Kỳ không Hoa Kỳ đã từng cấm nhập khẩu các sản phẩm này từ những nước chịu ảnh hưởng của bệnh bò điên hay dịch l ở mồm long móng của động vật nhai lịi và lợn sống Còn nhiệm vụ của EPA là bảo vệ sức khoe của con người và bảo vệ môi trường bằng việc giảm đấng kể những tác động có hịi tới môi trường Nói đến các biện pháp áp dụng để bảo

vệ sức khoe của cây và con thì APHIS có trách nhiệm đưa ra những quy định

Trang 32

nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng cũng như các nguồn động thực vật khỏi những bệnh có nguồn gốc từ nước ngoài

Có thể nói Hoa Kỳ là nước có nhiều quy định phấc tạp và khắt khe nhất

về vấn đề bảo vệ môi trường và vệ sinh dịch tễ Minh chấng là Hoa Kỳ đã gửi lên WTO nhiều thông báo nhất về những thay đổi đặt ra đối với các tiêu chuẩn

vệ sinh dịch tễ trong nước Những tiêu chuẩn mới được đưa ra chủ yếu nhằm vào mấc dung sai đối với dư lượng hoa chất trong thực phẩm do Cơ quan bảo

vệ môi trường đưa ra Bên cạnh đó, trong khi trên thế giới đang có xu hướng hạn chế hoặc giảm thiểu sự can thiệp của bên thấ ba vào việc quản lý chất lượng sản phẩm thì ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục lệ thuộc vào các chấng chỉ chất lượng của bên thấ ba đối với rất nhiều sản phẩm Trong một số lĩnh vực như thiết bị điện và đồ gia dụng, sự phát triển công nghệ và sự hiểu biết của người tiêu dùng đã cho phép nhiều nước trên thế giới giảm yêu cầu thử nghiệm và chấng nhận chất lượng trước khi tiếp thị sản phẩm ra thị trường, thay vào đó chủ yếu dựa vào chấng chỉ chất lượng của bản thân các nhà sản xuất, sự giám sát và quản lý của các nhà quản lý chất lượng Nhà nước đối vói hàng hoa sau khi đã đưa vào lưu thông trên thị trường Tuy nhiên, tại Hoa Kỳ chấng chỉ chất lượng của bên thấ ba đối với các sản phẩm vẫn còn là một yêu cầu bắt buộc (kể cả về mặt pháp lý và tập quán) Do đó, làm phát sinh chi phí cao không hợp lý, thêm vào đó, thời gian chờ đợi kiểm nghiệm và cấp chấng nhận chất lượng cũng có thể làm mất cơ hội thâm nhập thị trường Ví dụ, sẽ không có nhà nhập khẩu nào chịu ký hợp đồng nhập khẩu bàn là của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nếu như sản phẩm chưa được kiểm nghiệm và cấp chấng chỉ chất lượng m à Hoa Kỳ công nhận

3.4 Quy định của Nhật Bản

Nhật Bản không có luật hay quy định riêng dành cho hàng nhập khẩu từ nước ngoài, m à hàng hoa muốn nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ theo các luật và quy định của Nhật Bản dành cho tất cả các loại hàng hoa muốn lưu thông trên thị trường Nhật Bản Do đó, hàng hoa nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ

Trang 33

phải trải qua một quy trinh kiểm tra khắt khe với các tiêu chuẩn cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn của sản phẩm Giống như nhiều quốc gia khác, ở Nhật Bản vấn đề môi trường đang ngày càng thu hút được sự quan tâm nguôi tiêu dùng Nhật Cục Môi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sặ dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu) Các sản phẩm này đạt được ít nhất một trong các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được đóng dấu "Ecomark":

1 Việc sặ dụng sản phẩm không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng ít

2 Việc sặ dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường

3 Chất thải sau khi sặ dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít

4 Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo các cách khác không được kể đến ở trên

Các luật cùng tồn tại điều chỉnh việc nhập khẩu hàng hoa bao gồm:

- Luật Vệ sinh thực phẩm

- Luật Chống các bệnh truyền nhiễm: quy định các đối tượng phải được kiểm dịch chặt chẽ khi cho nhập khẩu như súc vật móng chẻ (gia súc, lợn, cừu, dê, hươu cao cổ, hà mã, ); ngựa, gia cầm và trứng,

- Luật Kiểm dịch thực vật: quy định rõ các mặt hàng cấm nhập khẩu, đối tượng kiểm tra và tổ chức việc kiểm tra rất cụ thể, chặt chẽ Nếu kiểm tra m à phát hiện thấy các loại hàng này bị nhiễm bệnh hay sâu hại thì hoặc sẽ bị huy bỏ hoặc

bị trả lại nước xuất khẩu Đồng thời, việc xuất khẩu các loại quả, thực vật cũng sẽ

bị cấm cho tới khi nguồn gốc sâu hại, bệnh tật được tìm ra, các biện pháp ngăn chặn việc lây lan được tiến hành

- Luật chổng bệnh dại

- Luật Trồng rừng từ cây non: mục đích của luật này là kiểm soát việc trồng rừng trong nước do phải nhập khẩu cây non từ nước ngoài

- Luật Chọn và bảo vệ các loài hoang dã

Trang 34

- Luật Kiểm soát phân bón

- Luật về các dụng cụ y tế, mỹ phẩm và các loại thuốc: nhằm kiếm soát

và điều tiết các loại thuốc men y tế, mỹ phẩm, các dụng cụ y tế và các sản phẩm có liên quan

• Cùng với các quy định riêng, hầu hết các nước còn áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về hoặc liên quan đến môi trường như:

- Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường - ISO 14000: đưồc xây dựng trên cơ sở thoa thuận quốc tế bao gồm các yếu tố cơ bản có thể đưồc điều chỉnh để thiết lập nên hệ thống quản lý môi trường có khả năng cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở

- Hệ thống phân tích rủi ro bằng điểm kiểm soát tới hạn - HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): đây là hệ thống tiêu chuẩn cho phép nhận biết, xác định và kiểm soát mối nguy trong chế tạo, gia công, sản xuất, chuẩn bị và sử dụng thực phẩm để đảm bảo thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng

- Hệ thống Kiểm tra và Quản lý Sinh thái - E M A S (Ecological Management and Audit Scheme)

- Hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000

• Ngoài những quy định và tiêu chuẩn về môi trường m à các quốc gia áp dụng, hàng xuất khẩu còn gặp phải những rào cân xanh từ các Hiệp định quy định về môi trường đưồc thể hiện trong các biện pháp thương mại Nhiều quy định và tiêu chuẩn môi trường đưồc xây dựng ở cấp độ quốc tế để giải quyết những vấn đề chung vưồt ra ngoài phạm vi biên giới của một quốc gia Các vấn đề môi trường quốc tế nổi cộm hiện nay bao gồm vấn đề hiệu ứng nhà kính, thủng tâng ôzôn, bảo vệ các loài động thực vật bị tuyệt chủng Nhiều biện pháp cụ thể đưồc xác định để giải quyết các vấn đề này trong khuôn khổ các hiệp định đa phương về môi trường (MEAs), trong đó có biện pháp hạn chế thương mại Sau đây là ví dụ về ảnh hưởng của Nghị định thư Montreal về các chất gây thủng tầng ôzôn (ODS) đối với xuất khẩu của Trung Quốc Nghị

Trang 35

định thư Montreal cấm các hoạt động thương mại hàng hoa có chứa ODS hoặc

sử dụng ODS trong quá trình sản xuất của các nước thành viên và các nước không phải là thành viên Các nước không phải thành viên của Nghị định thư này nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt thương mại Và theo nghiên cứu môi trường của UNCTAD, k i m ngạch xuất khẩu tủ lạnh của Trung Quốc bị giảm 5 8 % (so sánh giữa 1988 và 1991) và đưỏc coi là do hạn chế thương mại theo Nghị định thư Montreal Đ ể khắc phục tình trạng trên, Trung Quốc đã phải đẩy mạnh chương trình loại bỏ ODS nhanh hơn so với quy định của Nghị định thư đối với các nước đang phát triển

Nhìn chung, các biện pháp hạn chế thương mại trong khuôn khổ MEAs

có ảnh hưởng ít nhiều đến thương mại và các nước trước khi bước vào đàm phán phải đánh giá đưỏc những ảnh hưởng cụ thể của nó

4 K i n h nghiệm đối phó với các rào cản xanh trên thê giói 4.1 Trung Quốc

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế thị trường với

sự quản lý của Nhà nuớc, do đó có những điều kiện tương tự như Việt Nam Vối tư cách là một nước đi trước và đạt đưỏc những thành tựu đáng kể, Trung Quốc đã để lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho Việt Nam

Về cơ bân, có thể thấy nền kinh tế Trung Quốc đã chuyển biến một cách mạnh mẽ và theo hướng tích cực sau gần 7 năm trở thành thành viên của WTO Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này đạt mức cao nhắt trong lịch sử, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ m ô không ngừng đưỏc cải thiện đã tạo ra những động lực cho sự phát triển Mức tăng trưởng GDP bình quân của Trung Quốc gần 9,8%/năm trong giai đoạn 2001-2005 so với mức khoảng 8,5% trong giai đoạn 1998-2001 và đến năm 2005 đã đạt quy m ô trên 2.200 tỷ USD, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới Thu nhập bình quân đấu người cũng tăng từ 1.038 USD vào năm 2001 lên 1700 USD vào năm 2005 Hoạt động ngoại thương không ngừng đưỏc mở rộng với mức tăng trưởng k i m ngạch xuất nhập khẩu trung bình đạt xấp xì 30%/năm, năm 2003 đạt 851 tỷ

Trang 36

USD (đứng thứ 4 thế giới) và năm 2005 đạt 1.422 tỷ USD (đứng thứ 3 thế giới) Trong khi đó, thặng dư cán cân thương mại hàng hoa vẫn được duy trì ở mức 25 - 30 tỷ USD/năm trong suốt giai đoạn 1997 - 2004 và riêng năm 2005

là 112 tỷ USD Đặc biệt, xuất khẩu nông sản tăng trưởng mạnh mẽ, sản xuất rau quả và thịt tăng nhanh Từ nhiều năm, Trung Quốc đã là một trong nhủng nước sản xuất lớn nhất các mặt hàng như thịt heo ( 4 6 % sản lượng thế giới), bông sợi ( 2 4 % ) , trà ( 2 3 % ) Trung Quốc cũng chiếm vị trí hàng đầu đối với lê ( 7 0 % ) , táo ( 4 8 % ) , đào (32%) và cà chua ( 3 0 % ) ( 3 >

Có được nhủng thành tựu trên là do Trung Quốc chủ động nắm bắt và có

kế hoạch thực hiện các cam kết cũng như các quy định quốc tế Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các chính sách thương mại và chính sách môi trường của Trung Quốc đảm bảo phát triển bền vủng, tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như quản lý xuất nhập khẩu, hạn chế suy thoái môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường đề mở rộng xuất khẩu

Trung Quốc đã tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thương mại gây

ô nhiễm, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan, đảm bảo tính đồng

bộ về pháp lý (quy định về kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ); điều chỉnh các quy định môi trường trong nước phù hợp với các quy định chung trên thế giới

Cụ thể, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO14000 đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các chính sách thuế để hạn chế khai thác tài nguyên và quy định các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có điều kiện để bảo vệ môi trường trong nước Trung Quốc đã chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi truồng Đơn cử như sau: bắt đầu từ năm 2003, tiêu

3 Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (31/5/2007;, Kỉnh nghiệm cùa Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO

http://www.vienkinhte.hochiminhcitv.gov.vn/xemtin.asp?idcha=4334&cap=3&id=4336

Trang 37

chuẩn quốc gia mới GB18401 - 2001 đối với formanđêhit thoát ra từ các sản phẩm dệt - may chính thức có hiệu lực thi hành Tiêu chuẩn mới này quy định các giới hạn íormanđêhit phân giải như sau: 20 mg/kg đối với sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (dưới 24 tháng), 75 mg/kg cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và 300 mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da và dùng trong nhà Các mức trong tiêu chuẩn này hoàn toàn đồng nhất với các ngưỡng giới hạn íormanđêhit của 'nhãn sinh thái" Oeko - tex standard 100 nổi tiếng ậ Đức và châu Âu Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn "nhãn xanh" (standard for green labeling) từ năm 2001, với kinh phí 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 362.000 đô la Mỹ), đồng thậi lập tổng sơ đổ quốc gia thực hiện tiêu chuẩn, quản lý và giám sát thực hiện.'4' Gần đây, Bộ Thương mại Trung Quốc còn lập một "danh sách đen" những công ty không tuân thủ về chất lượng hàng hoa xuất khẩu Thứ trưởng Thương mại Gao Hucheng cho biết nước này

đã phạt 429 công ty phạm luật, trong đó có hai công ty xuất khẩu thức ăn cho động vật làm chết nhiều thú nuôi trong nhà ở Hoa Kỳ.<5)

4 Trước rào càn thương mại "xanh " và sàn xuất sạch hơn

http://irv.moỉ.gov.vn/News/PrintView.aspx?ĨD= 14036

5 Đức Cường (13/8/2007), Bàn tin xuất khẩu, Cục xúc tiến Thương mại

Trang 38

Indonesia là một trong những quốc gia châu Á xuất khẩu nhiều hải sản

ra thị trường thế giới Không chỉ quan tâm tới việc nâng cao chất lượng, đa dạng hoa sản phẩm, Indonesia còn đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Indonesia đã có những chính sách, biện pháp mạnh và đồng bộ để quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông thúy sản, hạn chế tối đa mỳc ô nhiễm môi trường để đảm bảo sỳc khoe cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của mạt hàng này

Để đáp ỳng tốt quy định môi trường của các nước EU, Nhạt Bản, Hoa

Kỳ đối với hàng nông, thúy sản, Indonesia đã triển khai thực hiện: (1) Quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông, thúy sản chặt chẽ và thống nhất từ trung ương đến địa phương; (2) Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu thỳc

ăn, hoa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ nuôi trồng nông, thúy sản, đặc biệt là những chất gây ô nhiễm môi trường; (3) Đẩu tư thiết bị kiểm tra hiện đại; (4) Đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ kiểm tra; (5) Xây dựng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP) và áp dụng đại trà trong cả nước; (6) Nghiên cỳu lai tạo giống thúy sản có năng suất, chất lượng cao, tạo ra giống thúy sản sạch; (7) Công tác khuyến nông ngư, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến cho các hộ nuôi trồng nông, thúy sản, tập huấn, chuyển giao công nghệ

về nuôi trổng thúy sản sạch, sơ chế và bảo quản nguyên liệu cho nông, ngư dân; (8) Xây dụng các trung tâm quan trắc cảnh báo tại các vùng nuôi

EU đã từng áp dụng chế độ kiểm tra 1 0 0 % các lô hàng thúy sản xuất khẩu của Indonesia, gây cản trở và giảm uy tín đối với hàng xuất khẩu của nước này không chỉ ở thị trường EU m à trên cả thị trường xuất khẩu lớn khác như Mỹ, Nhật Bản Nguyên nhân là do hàng thúy sản của Indonesia chưa đáp ỳng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường của EU

Đ ể khắc phục tình trạng này, Indonesia đã thực hiện đồng bộ 8 biện pháp nêu trên và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong việc sử dụng kháng sinh

bị cấm, hoa chất, thuốc bảo vệ thục vật trong nuôi trổng nông, thúy sản Nếu doanh nghiệp có một lô hàng vi phạm các quy định của EU thì sẽ bị đình chỉ

Trang 39

ngay hoạt động xuất khẩu Vói nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và cục quản lý môi trường ở các địa phương, cùng với sự chấp hành nghiêm túc và cố gàng của các doanh nghiệp, Indonesia đã được EU bãi bẫ chế độ kiểm tra 100% các lô hàng thúy sản từ nhiều năm nay

4.3 Thái Lan

Thái Lan - nước láng giềng của Việt Nam, là nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới Không những vậy, hoạt động xuất khẩu còn là hoạt động kinh tế chính của Thái Lan, đóng góp tới 6 5 % GDP và thu hút 1/3 dân số cả nước Có thể nói, Thái Lan là một trong những đối tác lớn, xuất khẩu rất nhiều vào các thị trường như EU, Hoa Kỳ Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của Thái Lan là rất cần thiết và có ích cho Việt Nam

Thái Lan đã tiến hành điều chỉnh các tiêu chuẩn trong nước sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường đổng thời tích cực tham gia các hiệp định quốc tế về môi trường để được hưởng các ưu đãi tài chính Thái Lan

là một trong số các nước xuất khẩu chủ yếu tôm và cá hồi vào các thị trường

có hệ thống quy định và tiêu chuẩn ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm

và môi trường như Mỹ, Nhật Bản và EU Trong ngành nuôi tôm, nông dân Thái Lan phải đăng ký với Bộ Thúy sản, các trang trại lớn phải xây dựng khu

xử lý nước và chất thải đáp ứng được tiêu chuẩn áp dụng trong ngành Thêm vào đó, Thái Lan còn thành lập nhiều trung tâm kiểm tra chất lượng tôm xuất khẩu về dư lượng độc tố, nguồn thuốc phòng bệnh, Sau vụ kiện Hoa Kỳ về việc cấm nhập khẩu tôm của Thái Lan vì các tàu đánh bắt tôm của Thái Lan không sử dụng các công cụ TEDs (Turtle Excluder Devices) gây nguy hiểm cho loài rùa biển nhu quy định của Hoa Kỳ, Thái Lan còn khuyến khích rộng rãi ngư dân áp dụng các biện pháp đánh bắt hải sản thích hợp để bảo vệ các loài động vật biển

Khi EU nêu ra vấn để hoa chất có trong sản phẩm tôm và thịt gà của Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã tiến hành làm thủ tục để H ộ i đổng châu  u làm minh bạch các chiến lược hiện tại và những kế hoạch trong

Trang 40

tương lai của Thái Lan nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến hoa chất trong hai loại sản phẩm trên Ngoài ra, Thái Lan còn đề nghị sự hợp tác của EU nhằm thực hiện một tiêu chuẩn duy nhất để kiểm định hàng nhập từ Thái Lan và những nơi khác, đổng thọi yêu cầu EU giúp đỡ Thái Lan nâng cao khả năng về công nghệ sinh học và kiến thức về sản phẩm hữu cơ

Bên cạnh đó, Thái Lan kiên quyết cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi vì chúng có liên quan đến bệnh ung thư M ọ i trưọng hợp vi phạm đều bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, sản xuất và bị phạt tài chính Thái Lan cũng cấm sử dụng các chất gây ô nhiễm môi trưọng m à EU nêu ra trong Phụ

lục ì của chỉ thị 96/23/EEC và xây dựng các tiêu chuẩn ngành về vùng nuôi an

toàn vệ sinh thực phẩm và sạch bệnh đối với các cơ sở nuôi công nghiệp Trong lĩnh vực nuôi trổng thúy sản, Thái Lan có những biện pháp mạnh, đồng bộ để quản lý và xử lý nghiêm khắc các trưọng hợp vi phạm, có các biện pháp quản lý nguyên liệu nhập khẩu và chú trọng tới khâu xử lý kỹ thuật, đặc biệt quan tâm tới bảo tổn tài nguyên biển Tất cả những cố gắng và nỗ lực của Thái Lan cũng đã giúp họ từ chỗ bị kiểm tra 1 0 0 % lô hàng thúy sản chuyển sang chế độ kiểm tra thông thưọng

4.4 Một số nước khác

Hiện nay, hàng xuất khẩu của nhiều nước đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe cùa thị trưọng thế giới trong đó có các nuớc cùng ở khu vực Đông Nam Á với Việt Nam như Malaysia, Philipine, Singapore,

Malaysia là nước xuất khẩu nhiều thúy sản, nhất là vào thị trưọng EU Mặc dù là nước đang phát triển, Malaysia đã áp dụng rất nhiều biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trưọng như thực hiện chính sách trợ cấp cho các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trưọng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trưọng, lập quỹ quốc gia để giảm thiểu ô nhiễm, Những biện pháp này đã giúp các doanh nghiệp cải thiện tình hình và tuân thủ các quy định của EU về môi trưọng

Ngày đăng: 13/04/2014, 15:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006 - khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 1 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1996-2006 (Trang 42)
Bảng 1:  C ơ cấu xuất khẩu của Việt Nam phân theo khu vực kinh té và  mặt hàng giai đoạn 1996-2006 - khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 1 C ơ cấu xuất khẩu của Việt Nam phân theo khu vực kinh té và mặt hàng giai đoạn 1996-2006 (Trang 45)
Bảng 2: Trị giá các mặt hàng xuất khẩu sơ bộ  n ă m 2007 - khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2 Trị giá các mặt hàng xuất khẩu sơ bộ n ă m 2007 (Trang 48)
Hình 2: Số lô hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị Hoa Kỳ từ chối  năm 2007 - khóa luận tốt nghiệp rào cản xanh đối với hàng xuất khẩu của việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hình 2 Số lô hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị Hoa Kỳ từ chối năm 2007 (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w