Mua bảo hiểm một cách an toàn nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 72 - 82)

/ cơ SỞ HÌNH THÀNH CÁC BIỆN PHÁP GIẢM PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

2.2.1Mua bảo hiểm một cách an toàn nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

2. Dề phía doanh nghiệp.

2.2.1Mua bảo hiểm một cách an toàn nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua bảo hiểm nhằm mua sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình. Song chính hành động lựa chọn các công ty bảo hiểm cũng là hành động lựa chọn sự an toàn cho chính mình. Mua bảo hiểm một cách an toàn tức là khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được bồi thường đặy đủ và kịp thời. Do vậy m à khi mua bảo hiếm hàng hóa

xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp nên chú trọng một vài điểm sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu kĩ các điều khoản trong hợp đồng, tìm hiếu rõ đối tác, đặc biệt nên mua bảo hiểm của những công tỵ vốn đã là bạn làm ăn lâu dài hoặc các hãng bảo hiểm lớn, có uy tín.

Như chúng ta biết, mua bảo hiểm của những hãng bảo hiếm có uy tín, doanh nghiệp có thể phải chịu mức phí bảo hiểm cao hơn một chúi bởi họ rãi coi trọng vấn đề bồi thường. Hiện nay, rất nhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm bằng cách đua nhau hạ phí bừa bãi, làm tổn hại trực tiếp đến lợi ích của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ví dụ, doanh nghiệp xuất nhập khẩu A được công ly bào hiểm B chào bán bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu với mức phí bào hiểm ihấp hơn nhiều so với mức phí m à doanh nghiệp A vẫn thường hợp tác với công ty báo hiểm c, một công ty bảo hiếm có uy tín lớn tại Việt Nam. Do mức phí bảo hiếm quá

hấp dẫn, doanh nghiệp A chưa kịp tìm hiểu kĩ công ty B trên thương trường đã vội vàng kí kết ngay hợp đồng. Không may rủi ro xảy ra, 2 0 % giá trị ló hàng bị tổn thất. Song doanh nghiệp A không đòi được tiền bồi thường từ công ty B. Bởi trong hợp đồng, công ty B đưa ra quá nhiều điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp A hoặc có khi công ty B trốn tránh không trả. Như vậy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu A phải gánh chịu 2 0 % tổn thất đó tức là 8 0 % giá trị còn lại

của lô hàng phải tăng giá lên để bù đắp cho 2 0 % không được bồi thường đó. Hoặc có khi doanh nghiệp A đòi được bổi thường nhưng phải qua một thời gian dài kiện tụng, tốn rất nhiều chi phí liên quan. Trong cả hai trường hợp trên, giá cả hàng hóa của doanh nghiệp A đều phải đẩy lên cao hơn mức thông thường để bù đắp cho khoản tổn thất không được bổi thường hay nhẻng chi phí liên quan khác. Như vậy, mặc dù mua được bảo hiểm với giá rẻ, song không an toàn, doanh nghiệp xuất nhập khẩu A lại làm giảm sức cạnh tranh cùa hàng hóa cùa mình.

Thứ hai: Thay đổi phương thức giao hàng hóa để giành được quyền mua bảo hiểm.

Phương thức giao hàng phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là nhập khẩu theo giá CIF và xuất khẩu theo giá FOB. Điều này làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt

Nam. Nhập khẩu theo giá CIF tức là các doanh nghiệp nhập khẩu nhường

quyền mua bào hiểm cho bên đối tác nước ngoài. Nên hàng hóa nhập khẩu thường được mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm c với chi phí tưcsng đôi cao. Điều kiện bảo hiểm c bao gồm rất nhiều rủi ro loại trừ không được bào hiểm, phạm vi trách nhiệm của các công ty bão hiểm là thấp nhất nên rất bất lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Khi rủi ro xảy ra, các doanh nghiệp nhập khẩu cũng rất khó đòi bổi thường bởi bên đối tác nước ngoài mua bảo hiểm, kí hợp đồng bảo hiểm, song thiệt hại, tổn thất lại do các doanh nghiệp Việt Nam chịu. Thêm vào đó, các công ly bảo hiểm thường ờ nước ngoài nén việc khiếu nại cũng tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Nên hàng nhập khẩu Việt Nam thường phải chịu giá tương đối cao. Còn khi xuất khẩu theo giá FOB có nghĩa là ta cũng nhường quyền mua bảo hiểm cho bên đối tác nước ngoài. Hàng hóa xuất khẩu theo giá FOB thường không được bán trực tiếp tại thị trường các nước tiêu thụ m à thòng qua trung gian là các nước phát triển có

đội tàu và ngành bảo hiểm phát triển. Hàng hóa nhập khẩu Việt Nam càng

được tham gia vào nhiều quy trình xuất khẩu m à cụ thể là mua bảo hiểm thì càng tăng thêm sức cạnh tranh. Như vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nén thay đổi phương thức giao hàng tức là nhập khẩu theo giá FOB, xuất khẩu theo giá CIF dể giành quyền mua bảo hiểm nhằm làm tăng thêm sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Thứ ba: Tham gia mua bảo hiểm tại các công ty bào hiểm hàng hóa

xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ giảm được nhiều chi phí

Các doanh nghiệp nên mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại các công ty bảo hiểm Việt Nam vì những lí do sau:

So về chất lượng, các công ty trong nước không thua kém gì các công ty bảo hiểm nước ngoài. Khi rủi ro xảy ra dốn tới tổn thất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vãn được bồi thường nguyên số tiền bào hiểm. Bên cạnh đó. có khả

năng Việt Nam sẽ gia nhập WTO trong năm 2006, nên hiện nay lất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải tuân theo những tiêu chuẩn của Hiệp hội bảo hiểm quốc tế.về tài chính, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường lo lắng về tài chính của các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng như là quy m ô hoại động còn nhỏ không thể bằng các công ty bảo hiếm nước ngoài nên họ sợ các cõng ty bảo hiểm sẽ từ chối hoặc không có khả năng đáp ứng được những hợp đổng có giá trị lớn. Mặc dù năng lực tài chính còn hạn chế và khó có thể so sánh với các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới nhưng các công ty bảo hiểm Việt Nam vốn có thể cung cấp các dịch vụ tới vài chục triệu USD. Với những trường hợp lớn, họ đều tham gia tái bảo hiểm với các hãng bào hiểm lớn trên thế giới. Vì vậy, họ hoàn toàn có khả năng chi trả, bồi thường đầy đủ khi rủi ro không may xảy ra nên khách hàng có thể tin tưởng vào khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm Việt Nam cho dù là với những hợp đồng có giá trị lớn tới vài chục USD.

Điểm lợi lớn nhất là mỗi khi có sự cố, việc giải quyết các thủ tục sẽ

diễn ra nhanh chóng kịp thời. Rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã không nhận mua bảo hiểm m à nhường cho các đối tác nước ngoài, bữi họ lo lắng về những bất đồng ngôn ngữ văn hóa, phong tục tập quán, kém hiểu biết về pháp luật nước ngoài. M à nếu có mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm

nước ngoài thì mỗi khi rủi ro xảy ra, họ thường phải gửi hồ sơ rồi đợi trả lời, hoàn thành các thủ tục... có khi kéo dài hàng tháng. Nếu mua bào hiểm của các doanh nghiệp trong nước thì khó khăn trên sẽ không còn là vấn đề. Hơn

nữa khi không có những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, phong túc tập quán... cộng thêm với sự hiểu biết và dễ dàng tìm hiểu về luật pháp của chính quốc gia mình, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ biết cách bào vệ cho quyền lợi của chính họ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lại còn được các công ty bảo hiểm tư vấn cho mọi vướng mắc của họ.

Do lợi thế về khoảng cách địa lý nên nếu mua bảo hiếm của các công ty bảo hiểm trong nước, thì mọi thủ tục lư vấn, mua, bồi thường, kiện cáo... cũng sẽ diễn ra đơn giản và nhanh gọn hơn. Mặt khác doanh nghiệp cũng sẽ giảm

được đáng kể phí môi giới, hoa hồng do mua tại chính các công ty bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm trong nước còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với nền kinh tế quốc dân: giảm bớt lượng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tăng ngân sách nhà nước, đặc biệt là tạo cơ hội cho các công ty bào hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua bảo hiểm tại Việt Nam thì lượng khách hàng đối với các công ty bảo hiểm sẽ tăng đáng kể. Đây chính là điều kiện đế mức phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể giảm thấp hơn nữa.

2.2.2 M ộ t số kỉnh nghiệm giúp doanh nghiệp xuất nhập k h ẩ u đạt được tỷ

lệ phí bảo hiểm thấp hơn.

Tỷ lệ phí bảo hiểm phản ánh mức độ nguy hiểm của rủi ro. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên áp dụng một số kinh nghiệm sau nhàm làm giám bót mức độ nguy hiểm của rủi ro, tức giảm bớt tỷ lệ phí bảo hiểm đế giảm được chi phí bảo hiểm, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Thứ nhất: Bố trí cách đóng gói, sựp xếp vị trí xếp hàng hợp lý Hàng hóa là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất tới mức phí báo hiếm. Mỗi

doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường kinh doanh một số mặt hàng nhất định nên họ không thể thay đổi đặc điểm, tính chất của hàng hóa để làm giám mức phí bảo hiểm. Song họ có thể áp dụng những cách đóng gói, lựa chọn những vị trí xếp hàng hợp lí nhằm làm giảm bớt tỷ lệ phí bào hiếm.

K h i đóng gói, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tuân thủ theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những quy định nhất định dành riêng cho mỗi một loại hàng hóa. Một số công ty bảo hiểm lớn cũng có những văn bản hướng dẫn cách sử dụng bao bì, vận chuyển,... các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng cho loại hàng hóa của mình. Hiện nay, chuyên chở bằng container được coi là giải pháp an toàn nhất, đạt mức phí bảo hiểm thấp nhất. Vì vậy, với những lô hàng hóa lớn, doanh nghiệp nên áp dụng hình thức chuyên chớ bàng container, vừa an toàn hơn cho hàng hóa, vừa đạt được mức phí bảo hiểm thấp hơn.

Đôi khi vị trí xếp hàng hóa cũng gáy nên tổn thất cho hàng hóa. Vì vậy. các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tham khảo thêm sơ đồ hàng xếp dưới hầm tàu để tránh một số rủi ro phụ như:

• Lây hại, ví dụ: không nên xếp hoa hồi gần chè và thuốc lá hay cà phê. hay mọt từ gạo lây sang làm hỏng đỗ xanh..., hay hầm hàng bị ban làm lây hại cho xăng, dầu chở dời trong đó.

• Đổ mồ hôi và nóng, ví dụ: hàng rau quả, lương thực, thực phẩm. hàng tươi sống, hàng lạnh không nên xếp gần khoang buồng máy bởi nhiất độ cao sẽ làm hư hỏng hoặc giảm chất lượng của các loại hàng hóa trên

• Tự bốc cháy, ví dụ: than ẩm xếp trong hầm tàu, lượng nước trong than bốc hơi chậm làm cho độ nóng ngày càng cao nên sinh ra cháy. Một số loại chất khác bị ẩm ướt chất đống lại cũng dễ sinh ra tự cháy như: đay. bông, gai...

Thứ hai: Lựa chọn phương tiấn vận chuyển phù hợp

Phương tiấn vận chuyển có ảnh hưởng trực tiếp tới mức phí bảo hiếm.

Mỗi một loại hàng hóa với những đặc điểm, tính chất khác nhau thì phù hợp với một loại phương tiấn vận chuyển khác nhau. Ví dụ, mặt hàng quý hiếm, đá quý,... quần áo thời trang cao cấp mang tính thời vụ... thì nên chuyên chớ bằng đường hàng không. Mặt hàng sành sứ, kính tấm nên chuyên chở bằng đường biển. Tức là, với mặt hàng đang kinh doanh, doanh nghiấp xuất nhập khẩu không thể thay đổi phương tiấn vận chuyển chí nhằm đạt mức phí báo hiểm thấp hơn. Vì như vậy, các chi phí khác còn cao hơn. Ví dụ, đối với mặt hàng kính tấm, doanh nghiấp không thể chỉ vì mức phí bào hiểm vận chuyến

bằng đường hàng không là 0,4% thấp hơn vận chuyến bằng đường biến với mức phí 2,68% m à doanh nghiấp xuất nhập khẩu quyết định vận chuyển kính tấm bằng đường hàng không. Doanh nghiấp nên chuyên chở kính tấm bằng đường biển song nên lựa chọn con tàu phù hợp, không nên chọn tàu quá già (trên 15 tuổi). Nếu chọn tàu già, doanh nghiấp còn phải đóng thêm phụ phí tàu

già nên tổng chi phí bảo hiểm lại cao hơn. Hơn nữa, khi được chuyên chớ trên những con tàu không quá già, thì mức độ nguy hiểm của rủi ro thấp hơn. hàng hóa được chuyên chở với thời gian ngắn hơn, góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất nhập khựu.

Thứ ba: Kết hợp các điểu kiện bảo hiểm một cách hợp lý

Với những loại điều kiện bảo hiếm khác nhau thì trách nhiệm cùa công ty bảo hiểm cũng khác nhau và mức phí bảo hiểm cũng khác nhau. Các doanh nghiệp xuất nhập khựu cũng nên tùy thuộc vào từng loại hàng hóa m à lựa chọn điều kiện bảo hiểm sao cho phù hợp. Ví dụ, với một số mặt hàng quý dễ vỡ, có giá trị cao như thủy tinh, pha lê... doanh nghiệp xuất nhập khựu nên mua bảo hiểm theo điều kiện A, tức là bảo hiểm với mọi rủi ro. Song đối với một số mặt hàng có giá trị không cao, ít rủi ro như : than đá, các loại quặng. đá khối hay tôn, sắt thép các loại...., doanh nghiệp nên mua bào hiểm loại c

nhằm giảm bớt chi phí bảo hiểm.

Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kĩvề các loại rủi ro đối với riêng mặt hàng của mình m à có cách phối hợp các điều kiện bão hiểm gốc với các điều kiện bảo hiểm phụ, hình thức này cũng giảm được đáng kể chi phí. Ví dụ, mua bào hiểm theo điểu kiện B kết hợp với mua bảo hiểm phụ: mốc, sẽ giảm được nhiều chi phí hơn so với mua bảo hiểm theo điều kiện loại A. Song đế phối hợp được các điều kiện bảo hiểm một cách hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu và có rất nhiều kinh nghiệm về bảo hiếm cũng như hàng hóa của mình.

2.2.3 Không ngừng năng cao chất lượng nguồn nhân lực đạc biệt là về k i ế n thức bảo hiểm.

Hiện nay, có rất nhiều những buổi hội nghị gặp gỡ các chuyên gia nưủc ngoài do các công ty bảo hiểm lủn tổ chức nhằm nâng cao kiến thức bảo hiểm và quảng Dá sản phẩm của họ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên cử người đến đó tham dự. Thông qua những buổi hội nghị đó, các doanh nghiệp không những học hỏi được nhiều kinh nghiệm về cách đóng gói hàng hóa, lựa chọn phương thức vận chuyến, biết cách kết hợp các điều kiện bảo hiểm gốc và điều kiện bảo hiểm phụ một cách hợp lý,... nhằm trực tiếp làm giảm mức phí bào hiếm, doanh nghiệp còn biết cách báo vệ quyển lợi của mình khi mua bảo hiểm cho hàng hóa bủi vần có những rủi ro loại trừ nên không phải lúc nào tổn thất xảy ra, họ cũng được bồi thường. Hoặc khi tranh chấp xảy ra, họ có thể sử dụng luật đổ đòi được k h o ả n tiền bồi thường.

Hiện nay, một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu lủn đã lập cá n h ữ n g phòng ban riêng phụ trách về lĩnh vực mua bảo hiểm cho hàng hóa. Vủi sự chuyên môn hóa như vậy thì hoạt động mua bảo hiểm cùa công ty được diên ra nhanh gọn và tốn ít chi phí liên quan. Khi rủi ro xảy ra, dãn tủi t r a n h chấp, phòng ban đó sẽ chịu trách nhiệm đòi bồi thường về những khoán bồi thường đầy đủ và kịp thời.

Như vậy, vủi những kiến thức về bảo hiếm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thế có những biện pháp, những hình thức kết hợp các điều kiện bào hiểm nhằm làm giảm tỷ lệ phí bảo hiểm. Tiêu chuẩn khi mua bào hiếm cùa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chỉ dừng lại ở mức phí b ả o hiếm t h ấ p

m à còn cả mua bảo hiểm một cách an toàn, đế khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp vẫn đảm bảo được bổi thường đầy đủ, kịp thời và tránh những chi phí liên quan khác. Có như vậy, doanh nghiệp mủi có thể giữ nguyên được mức giá

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 72 - 82)