^phường, tiên Hận ehuụỉtt

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 29 - 31)

/ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP TỚI CHI PHÍ BẢO HIỂM

7.^phường, tiên Hận ehuụỉtt

Các phương tiện vận chuyển khác nhau thì mức phí bảo hiểm cũng hoàn toàn khác nhau. Hiện nay, trên toàn t h ế giới khoảng 8 0 % lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở bằng đường biển. Mặc dù có rất nhiều ưu điểm song loại hình vận tải này vẫn mang nhiều nhược điểm khiến cho mức phí bảo hiểm cao hơn các phương tiện vận chuyển khác.

Ngược lại, hầu hết nhụng nhược điểm của chuyên chớ hàng hóa bằng đường biển lại là ưu điểm của việc chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không, khiến cho mức phí bảo hiểm khi sử dụng loại phương tiện vận chuyển này hạ xuống mức rất thấp: 0.4% chung cho mọi mặt hàng. Rủi ro lớn nhất đối với máy bay là nổ hay đâm va song xác suất xảy ra rủi ro này cũng thấp hơn nhiều so với tàu biển bởi các máy bay đều được lắp đại nhũng trang thiết bị rất hiện đại. Do thời gian chuyên chở ngắn, có khi chỉ vài tiếng đồng hồ, nên các rủi ro như hấp hơi, nấm mốc... không kịp xảy ra. Còn các rủi ro về nước rất dê xảy ra đối với vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì lại không hề nguy hiểm khi hàng hóa vận chuyển bằng máy bay. Hơn nụa tại các sân bay, hệ thống an ninh được canh phòng rất cẩn mật nên rủi ro mất trộm hay cướp máy bay càng khó thực hiện. Cũng vì lý do thời gian chuyên chở ngắn nên rủi ro gặp thiên tai cũng giảm hắn so với tàu biển. Các chuyến bay đường dài cũng chỉ khoảng vài ngày, trong thời gian đó, hệ thống dự báo thời tiết cũng cập nhật kịp thời. Trong nhụng trường hợp nguy hiểm, máy bay có thể dừng tạm tại một vài sân bay khác không thuộc hành trình, thậm chí có thể hoãn chuyến bay lại sau vài ngày. Điều này hầu như không gây tổn thãi gì cho hàng hóa. Do phương tiện vận chuyển máy bay có nhiều ưu điểm như vậy, nên loại hình chuyên chờ này gặp rất ít rủi ro, nên mức phí bảo hiểm thấp hơn so với các phương tiện vận chuyển khác.

Đố i với vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hay đường sắt thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chỉ mua bảo hiểm cho hàng hóa đến biên giới m à không mua bảo hiểm khi sang địa phận nước ngoài nên quãng

đường chuyên chở thường ngắn, thời gian chuyên chở thường không dài. Hơn nữa, hiện tượng trộm cắp xảy ra trên đường bộ rất phức tạp nên các công ty bảo hiểm không bảo hiểm loại rủi ro này (trừ khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu mua riêng). Do vậy m à mức phí bảo hiểm cũng không cao chớ 0.12%. Bởi vận chuyển bằng đường bộ nên khi gặp rủi ro thời tiết, các phương tiện vận chuyển này rất dề lánh nạn. Rủi ro lớn nhất đối với loại hình vận chuyển này là tai nạn.

Ngay cả cùng một loại phương tiện vận chuyên như nhau song chất lượng phương tiện vận chuyển cũng ảnh hưởng tới mức phí bảo hiểm nhất là đối với tàu biển. Đã không ít các công ty bảo hiểm từ chối bảo hiếm cho những lô hàng do những con tàu quá già chuyên chở. Có những con tàu đã quá ca, mạm em gió biển chí giật cấp 3, cấp 4 cũng đủ để lật tàu nên rủi ro rất lớn, xác suất xảy ra tổn thất là quá lớn. Bởi vậy, theo tập quán quốc tế về báo hiểm, khi hàng hóa được chuyên chở trên những chiếc tàu có độ tuổi cao hơn một mức quy định nào đó (hiện nay quy định là 15 tuổi), thì khi mua bảo hiểm phải đóng thêm phụ phí tàu già. Bời hàng hóa được vận chuyển trên những chuyến tàu như vậy, thì người thuê tàu giảm được một phần cước phí vận lái nhưng họ lại tự làm tăng khả năng bị rủi ro cho hàng hóa của mình, như vậy làm tăng rủi ro đối với người bảo hiểm và họ phải nộp thêm phí bảo hiếm cho khả năng gia tăng rủi ro đó. Nên chi phí bào hiểm phải đóng cũng sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 29 - 31)