Lừa đảo, gian lân

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 41)

/ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP TỚI CHI PHÍ BẢO HIỂM

1.5Lừa đảo, gian lân

/ êớe ụỉu tê thuộc mồi trtíònụ nụũàì iltưinh Itựỉiìệp

1.5Lừa đảo, gian lân

Việc tính mức phí bảo hiểm của mỗi công ty bảo hiểm gắn liền với cấc chi phí tổn thất m à công ty dã, đang, và sẽ phải bồi thường. N ế u như đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất phần lớn quy định giá cả sản phẩm thì cũng tương tỷ như vậy, đối với doanh nghiệp bảo hiểm, phần lớn các khoản tổn thất quyết định mức phí bảo hiểm. Bởi tổn thất chính là chi phí sản xuất còn phí bảo hiểm là giá cả sản phẩm bảo hiểm. Nếu các khoản bồi thường càng lớn tức là tỷ lệ rủi ro phải bồi thường dối với m ỗ i lô hàng càng lớn thì mức phí bảo hiểm càng phải cao hơn: Song trên thỷc tế, không phải lúc nào những khoản tiền bồi thường cũng chi trả cho những rủi ro đã thỏa thuận xảy ra. Hiện nay, các công ty bảo hiểm cũng đang phải đau đầu trước một số hiện tượng gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm phổ biến sau: hàng hóa được yêu cầu bảo hiểm trong hành trình vận chuyển nhưng chưa đóng phí bảo hiểm. Khi hàng hóa về nơi an toàn rồi, khách hàng xin hủy đơn bảo hiểm và hủy hợp đồng bảo hiểm dể trốn trách nhiệm đóng phí. Một hiện tượng nữa là chủ hàng biết tình trạng hàng hóa của mình bị tổn thất rồi mói đến mua bảo hiểm và thông đồng với cán bộ doanh nghiệp bảo hiểm để mua bảo hiểm và nhận bồi thường cho tổn thất đó. V à còn nhiều thủ đoạn tinh v i hơn nữa. Như vậy, doanh thu phí bảo hiểm cũng phải đủ lớn dể bù đắp cho những hiện tượng lừa dối, gian lận, trục lợi bảo hiểm đó. Có nghĩa rằng hiện tượng gian lận, trục l ợ i bảo hiểm càng phổ biến thì mức phí bảo hiểm m à doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu càng cao, và ngược lại.

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 41)