Tôànụ hóa

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 27 - 29)

/ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP TỚI CHI PHÍ BẢO HIỂM

Tôànụ hóa

6.1 Đác điểm, tính chất hàng hóa

Trong loại hình bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thì hàng hóa chính là đối tượng bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp nhất tới việc tính phí bảo hiểm. Đố i với những loại hàng hóa khác nhau thì mức phí bảo hiểm m à các công ty bảo hiểm đưa ra cũng khác nhau. Bởi những loại hàng hóa khác nhau, thì có tính chất, đặc điểm khác nhau, do vậy m à trong quá trình chuyên chở thì mức độ rủi ro, xác suất xảy ra tổn thất cũng khác nhau. Nên tất nhiên mức phí bào hiểm cũng phải khác nhau. Hàng hóa nào m à có nhiều loại rủi ro, mức độ nguy hiểm cùa rủi ro lớn, khả năng xảy ra tổn thất lớn thì mức phí bảo hiểm sẽ cao hơn. Ví dụ trong bảng phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (không gồm thuế giá trị gia tăng) m à Bảo Việt đưa ra năm 2006 thì mức phí bảo hiểm loại A cho lô hàng dễ vỡ (thủy tinh, sành sứ) là 0,8%. Trong khi đó, lô hàng than đá chở dời chí có 0.155%. Hai mức phí trên hoàn toàn chênh lệch nhau. Bởi bảo hiểm cho lô hàng than đá chở dời rủi ro là không nhiều, tổn thất gần như chí xảy ra trong trường hợp tàu bị đắm, đâm va, gặp bão... Song với lô hàng dẻ vỡ, ngoài những rủi ro chính trên còn có rất nhiêu rủi ro khác như: trong lúc khuân vác lên thuyền hay xuống cảng, thủy tinh rất dễ vỡ, phải có những quy tắc nhất định trong đóng gói cũng như bốc vác nhàm giảm tổn thất. Hơn nữa, khi tàu thuyền đang lênh đênh trên biển, có thể chỉ sóng lớn làm thuyền

chao đảo, làm hàng dưới thuyền va đập, xô vào nhau cũng dễ gây tổn thất. Thủy tinh là mặt hàng trang trí lại có giá trị tương đối cao nên chỉ một vết sứt hay xưốc nhỏ cũng làm giảm giá trị thẩm mợ, hạ đáng kể giá trị lô hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của chủ hàng. M à chủ hàng đã mua bảo hiểm loại A thì tất nhiên cóng ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệm với khoản tổn thất này. Do vậy, bảo hiểm cho mặt hàng dễ vỡ phải cần sự cẩn thận và chuyên môn cao hơn nhiều so với mặt hàng than đá nên cước phí bảo hiểm cũng cao hơn dáng kể.

Mức phí bảo hiểm cao nhất là bảo hiểm loại A cho gia cẩm và chim muông: 3.18%. Do là động vật sống nên phạm vi rủi ro rất rộng. Xác suất xảy ra tổn thất rất lớn. Ngoài những rủi ro thiên tai, tai nạn... hay trong quá trình khuân vác, mặt hàng gia cầm và chim muông sống còn cần sự châm sóc đặc biệt. Như phải có bác sĩ thú y cùng đi theo hành trình để tiêm phòng cho gia súc khỏi dịch bệnh, ốm đau, thường xuyên khám cho gia cầm. Rồi phải chuẩn bị thức ân cho từng loại chim, biết cách cho ăn phù hợp. Phải bố trí lổng nhôi thoáng mát... tạo mọi điểu kiện để khi tới nơi gia cầm và chim muông vẫn đẹp, có giá trị như ban đầu. Các loại chim thường được dùng làm cảnh, yêu cầu giá trị thám mợ lớn. Nếu trong quá trình chuyên chở m à chim muông trở lên gầy, yếu nhất là bệnh tật thì giá trị lô hàng giảm rất nhiều. Do vậy, bảo hiểm mặt hàng này không những đòi hỏi sự cẩn thận m à còn cẩn cả sự am hiểu chuyên môn, rủi ro, tổn thất dễ dàng xảy ra ờ bất kỳ một khâu nào, nên mức phí bảo hiểm thường cao hơn các loại hàng hóa khác

6.2 Cách đóng gói

Mức phí bảo hiểm không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng loại hàng hóa m à đối với cùng một loại hàng hóa như nhau song cách đóng gói khác nhau cũng tạo nên mức phí bảo hiểm khác nhau. Bởi những cách đóng gói khác nhau thì mức độ nguy hiểm cùa rủi ro cũng khác nhau,

xác suất xảy ra tổn thất khác nhau nên mức phí bảo hiểm khác nhau là điều đương nhiên. Ví dụ, cùng là bảo hiểm điều kiện A cho mặt hàng nước mắm song với nước mắm đóng thùng mức phí bảo hiểm là 0.45% trong khi đó nước mắm đóng chai lên tới 0.5%. Ngoài những rủi ro thường gặp như thiên tai, tai nạn... nước mắm đóng chai dẻ xảy ra một sỏ hiện tượng m à nước mắm đóng thùng ít gặp như: các chai dẻ vỡ trong quá trình bỏc vác hay khi tàu thuyền nghiêng do gió to, sóng lớn (vỏ chai thường bằng thủy tinh). Một hiện tượng nữa là khi đi vào vùng nóng hoặc vì một lý do gì đó m à nhiệt độ trong hầm tàu tăng sẽ rất dễ làm các chai mắm tự nổ (do chênh lệnh áp suất trong và ngoài chai quá lớn). Do vậy m à mức phí của nước mắm đóng chai cao hơn nước mắm đóng thùng.

Kể từ khi container ra đời, mức phí bảo hiểm dành cho hình thức đóng gói này giảm hẳn do mức độ nguy hiểm của rủi ro giảm nhiều bới mỗi container dược sản xuất đều phải đáp ứng được những tiêu chuẩn riêng và những loại hàng hóa khác nhau lại có những container khác nhau để phù hợp với mặt hàng đó. Hơn nữa, container cho phép chuyên chò hàng hóa với khỏi lượng lớn. Nếu một khách hàng muỏn chuyên chớ bằng container song lô hàng lại không lớn, không đủ nguyên một container thì khách hàng đó phải tìm những chủ hàng khác để cùng thuê chung container. Và như vậy công ly bảo hiểm cũng thường nhận bảo hiểm được lô hàng lớn hơn. Ví dụ, bảo hiếm điều kiện A cho cùng mặt hàng kính tấm. Nếu kính tấm đóng kiện mức phí bảo hiểm là 2.68% song kính tấm đóng trong container mức phí bảo hiểm chí còn 1.8%. Kính tấm đóng trong container đã thu hẹp lại phạm vi rủi ro, giảm được đáng kể tổn thất thậm chí ngay cả khi thuyền nghiêng hay va đập nén mức phí bảo hiểm cũng thấp hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu Chi phí và những giải pháp giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 27 - 29)