1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu

66 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

BỘ Y TẾ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THUỐC LIPIDAN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Phạm Vũ Khánh Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam 8444 HÀ NỘI - 2011 BỘ Y TẾ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THUỐC LIPIDAN ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài Học viện YDHCT Việt Nam PGS TS Phạm Vũ Khánh HÀ NỘI - 2011 CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALT aspartate amino transferase AST alanin amino transferase BC bạch cầu BCTT bạch cầu trung tính CCT chuột cống trắng CNT chuột nhắt trắng dd dung dịch DĐVN III Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ 3 DĐVN IV Dược điển Việt Nam lần xuất bản thứ 4 Hb hemoglobin HC hồng cầu Hct hematocrit hd hỗn dịch HDL-C high density lipoprotein cholesterol KQ kết quả LDL-C low density lipoprotein cholesterol LPD LIPIDAN MN micronucleus (vi nhân) MN/PCE tỷ lệ vi nhân/tế bào hồng cầu đa sắc NC nghiên cứu NCE normochromatic erythrocyte: hồ ng cầu đơn sắc (hồng cầu trưởng thành) PCE polychromatic erythrocyte: hồng cầu đa sắc (hồng cầu non) PCE/NCE tỷ lệ hồng cầu đa sắc/hồng cầu đơn sắc/1000 tế bào/chuột nhắt trắng PL phụ lục STT số thứ tự TC tiểu cầu TLCT trọng lượng cơ thể TLTB trọng lượng trung bình TN thí nghiệm YHCT y học cổ truyền YHHĐ y học hi ện đại 1 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 3 CHƯƠNG 1 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1. Sự chuyển hóa và tác dụng của lipid trong cơ thể 4 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rối loạn lipid máu 5 3. Tình hình nghiên cứu bào chế thuốc điều trị hội chứng rối loạn lipid máu 6 3.1. Ngoài nước 6 3.2. Trong nước 8 4. Quan niệm của y học cổ truyền về hội chứng rối loạn lipid máu 10 4.1. Nguyên tắc điều trị chứng đàm ẩm 10 4.2. Phương pháp điều trị đàm 10 5. Về thuốc LIPIDAN 11 5.1. Trần bì 11 5.2. Bán hạ nam 12 5.3. Bạch linh 12 5.4. Mộc hương nam 12 5.5. Hậu phác nam 13 5.6. Ngũ gia bì chân chim 13 5.7. Sơn tra 13 5.8. Xa tiền tử 14 5.9. Sinh khương 14 CHƯƠNG 2 15 NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 1. Nguyên liệu nghiên cứu 15 1.1. Công thức bài thuốc LIPIDAN . 15 1.2. Hỗn dịch và dung dịch sử dụng trong nghiên cứu 15 2. Đối tượng nghiên cứu 16 3. Phương pháp nghiên cứu 16 3.1. Nghiên cứu bào chế viên nang LIPIDAN 16 3.2. Đánh giá các chỉ số kỹ thuật của viên nang LIPIDAN 17 3.3. Theo dõi độ ổn định của thuốc 20 3.4. Xác định độ an toàn của thuốc 20 3.5. Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu trên động vật thí nghiệm 26 4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 4.1. Địa điểm 28 4.2. Thời gian 28 2 5. Xử lý số liệu 28 6. Cách chọn mẫu, cỡ mẫu 28 6.1. Cách chọn mẫu 28 6.2. Cỡ mẫu 28 7. Các biện pháp khống chế sai số 29 8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3 30 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 1. Quy trình sản xuất viên nang LIPIDAN 30 1.1. Tiêu chuẩn nguyên liệu 30 1.2. Sơ chế nguyên liệu 30 1.3. Phương pháp bào chế cao khô LIPIDAN 31 1.4. Quy trình bào chế viên nang LIPIDAN 34 1.5. Xây dựng tiêu chuẩn thành phẩm 37 1.6. Theo dõi độ ổn định của thuốc 37 2. Độ an toàn của thuốc 38 2.1. Độc tính cấp 38 2.2. Độc tính bán cấp 39 2.3. Ảnh hưởng lâu dài của thuốc trên di truyền và sinh sản 46 3. Tác dụng của thuốc LIPIDAN trên thực nghiệm. 49 3.1. Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của LIPIDAN theo cơ chế ngoại sinh 49 3.2. Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của LIPIDAN theo cơ chế nội sinh 52 CHƯƠNG 4 54 BÀN LUẬN 54 1. Nghiên cứu bào chế thuốc LIPIDAN 54 1.1. Kiểm nghiệm thuốc nguyên liệu, bán thành phẩm. 54 1.2. Nghiên cứu bào chế thuốc LIPIDAN 54 2. Độc tính của thuốc LIPIDAN 55 2.1. Độc tính cấp và độc tính bán cấp 55 2.2. Ảnh hưởng lâu dài của thuốc trên di truyền và sinh sản 56 3. Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của thuốc LIPIDAN 57 CHƯƠNG 5 58 KẾT LUẬN 58 KIẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu là một trong những tình trạng thường gặp ở các nước phát triển, có xu hướng tăng ngày càng nhanh ở các nước đang phát triển. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng trong việc hình thành bệnh vữa xơ động mạch. Ở nước ta, bệnh vữa xơ động mạch - với các biến chứng như suy động mạch vành, đột tử, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não trước đây ít gặp - đang có xu hướng tăng nhanh theo nhịp độ phát triển của xã hội, dự báo sẽ trở thành một bệnh đáng lo ngại cho sức khỏe của người cao tuổi. Ngoài bệnh vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu cũng được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng của một số bệnh tim mạch khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường [1],[2],[9]. Theo tài liệu c ủa Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước phát triển, tử vong nhiều nhất là do bệnh tim (32%) mà chủ yếu là do vữa xơ động mạch, rồi đến tai biến mạch máu não (13%), nhiều hơn hẳn các loại bệnh khác [9]. Giải quyết rối loạn chuyển hóa lipid máu đã trở thành một mục tiêu trong các biện pháp dự phòng tiên phát và thứ phát của các bệnh đó. Công thức thuốc LIPIDAN được thành lập dựa trên c ơ sở lý luận của y học cổ truyền. Đây là bài thuốc kinh nghiệm đã được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, dùng để điều trị hội chứng rối loạn lipid máu trong nhiều năm cho kết quả khả quan. Để có thể sản xuất các chế phẩm thuốc cổ truyền trên dây chuyền công nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế; tạo điều kiện dễ dàng trong việc bảo quản và sử dụng thuốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: 1. Xây dựng quy trình sản xuất thuốc ở quy mô pilot. 2. Xây dựng tiêu chuẩn của thuốc LIPIDAN. 3. Thử tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của thuốc trên súc vật thí nghiệm. Nội dung nghiên cứu chủ yếu: - Nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc LIPIDAN quy mô pilot. - Xác định độ an toàn của thuốc (độc tính cấp, bán cấp, ảnh hưởng của thuốc trên di truyền và sinh sản). - Thử tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của thuốc trên súc vật thí nghiệm. - Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm). 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Sự chuyển hóa và tác dụng của lipid trong cơ thể Trong cơ thể, lipid được chuyển hóa theo hai chu trình: ngoại sinh và nội sinh. - Chu trình ngoại sinh: lipid sau khi được đưa vào cơ thể qua đường thức ăn, một phần được tiêu hóa ngay từ tá tràng; tại đây, dưới tác dụng của men lipase, các acid béo được chuyển thành các dạng tự do, từ đó hấp thu vào cơ thể theo đường tĩnh mạch cửa để vào gan, tham gia vào chu trình nội sinh. Còn lạ i, phần lớn lipid từ thức ăn kết hợp với muối mật thành dạng nhũ tương (gọi là chylomicron) rồi được hấp thu qua đường bạch mạch ruột để vào tuần hoàn chung. - Chu trình nội sinh: đây là chu trình tạo ra phần lớn lượng lipid trong cơ thể. Tại gan, các sản phẩm chuyển hóa của cơ thể như: acetyl Co-enzym A, glycerol-3-phosphate sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp thành acid béo và glycerin, từ đó tạo thành lipid trong cơ thể. Lipid được hấp thu vào cơ thể qua đường thức ăn và lipid được hình thành từ con đường nội sinh tại gan đều được đưa vào tuần hoàn chung bằng cách gắn với các apoprotein để tạo thành lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL - Very low density lipoprotein) mà thành phần chủ yếu là triglycerid. VLDL theo đường tuần hoàn tới mô mỡ, sau khi trao phần lớn triglycerid cho mô mỡ, tỷ trọng tăng lên và lần lượt biến thành lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL - Intermediate density lipoprotein) rồi lipoprotein tỷ trọ ng thấp (LDL - Low density lipoprotein) gồm đa số là cholesterol và phospholipid. Sau khi trao cholesterol cho các tế bào theo nhu cầu, LDL chuyển thành lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - High density lipoprotein). HDL có tác dụng vận chuyển cholesterol ra khỏi các mô ngoại vi về gan nếu mô thừa chất này [10]. Tác dụng của lipid trong cơ thể: - Triglycerid được sử dụng vào việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. - Cholesterol, phospholipid và một số ít triglycerid tham gia cấu tạo nên màng tế bào, màng các bào quan ở bào tương, thực thi một số chức năng trong tế bào. Cholesterol còn là nguyên liệu ban đầu để tạo vitamin D, hormon sinh dục, hormon thượng thận và muối mật Một người được coi là có chỉ số lipid máu bình thường khi: - Cholesterol: < 5,2mmol/l (200mg/dL) 5 - HDL-C: ≥ 0,9mmol/l (35mg/dL) - LDL-C: < 3,4mmol/l (130mg/dL) - Triglycerrid: 1,7mmol/l - 2,3mmol/l (150mg/dL - 200mg/dL) [2], [14], [15], [24] 2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh rối loạn lipid máu Khi quá trình chuyển hóa lipid theo hai chu trình ngoại sinh và nội sinh diễn ra bình thường thì sẽ không xảy ra tình trạng rối loạn lipid máu. Tình trạng này chỉ xảy ra khi các yếu tố tạo nên hai chu trình này bị tác động gây thừa hoặc thiếu [10]. Các yếu tố đó bao gồm: - Ăn quá nhiều chất béo bão hòa sẽ trực tiếp làm tăng lipid máu, đồng thời làm tăng acetyl Co-enzym A (là nguyên liệu để tổng hợp lipid tại gan). Chất béo bão hòa có trong thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ động vật, dầu dừa, dầu cọ, các loại bánh như bích quy, ga tô - Ăn quá nhiều chất béo không bão hòa và không sử dụng các thức ăn chứa chất béo bão hòa trong thời gian dài sẽ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế làm hạ lipid máu của các acid béo không bão hòa hiện nay ch ưa rõ, nhưng chất xơ sợi của thức ăn làm acid mật không thể tái hấp thu từ ruột vào máu; thiếu acid mật, gan sẽ dùng cholesterol tạo acid mật, do đó làm giảm cholesterol. - Ít vận động dẫn tới tình trạng béo phì: theo Tổ chức Y tế thế giới, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Tình trạ ng này gây nên sự tăng lipid một cách bất thường trong máu. - Uống rượu, hút thuốc lá cũng là những nguyên nhân gây rối loạn lipid máu. - Rối loạn lipid máu thứ phát: đái tháo đường, rối loạn chức năng một số tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận ). + Đái tháo đường có kèm theo rối loạn lipid máu thường gặp ở người mắc đái tháo đường typ 2: do lượng glucose được đưa vào cơ thể quá nhiều, lượng insulin do tụy bài tiết ra không đủ để đáp ứng cho việc vận chuyển glucose trong cơ thể, gây nên tình trạng đái tháo đường; đồng thời, glucose được vận chuyển vào cơ thể quá nhiều sẽ tới gan để tham gia vào quá trình tạo thành acid béo và triglycerid, từ đó gây rối loạn lipid máu. + Rối loạn chức năng một số tuyến nội tiết: một số tuyến n ội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận bài tiết các hormon (GH, ACTH, tyrosin, corticoid, adrenalin, noradrenalin) có tác dụng tham gia vào quá trình 6 chuyển hóa lipid trong cơ thể. Sự rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết sẽ gây nên tình trạng rối loạn lipid máu. - Ngoài ra, tình trạng rối loạn lipd máu còn có tính chất gia đình hoặc liên quan đến gen di truyền. [2], [4], [14], [15], [24] 3. Tình hình nghiên cứu bào chế thuốc điều trị hội chứng rối loạn lipid máu 3.1. Ngoài nước Hiện nay y học hiện đại có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị hội chứng rối loạn lipid máu và đã tạo ra được các sản phẩm có tác dụng như: 3.1.1. Resin - bản chất là các nhựa trao đổi ion (Cholestyramin, Cholestipol) [1], [2], [10], [14], [15], [17], [24] Một số nghiên cứu tiế n hành với nhựa trao đổi ion như LRC (Lipid Research Clinic Coronary Primary Prevention Trial, 1984), CLAS (Cholesterol Lowering Atherosclerosis Study, 1987), SCOR (San Francisco Specialized Center of Research, 1990), STARS (St Thomas Atherosclerosis Regression Study, 1992) đã chứng minh hiệu lực của thuốc. - Tác dụng: thuốc uống không bị hấp thụ qua niêm mạc ruột, không bị các men tiêu hoá tác động, có khả năng trao đổi ion Cl - với acid mật, làm cho acid mật ở dạng liên kết không bị hấp thu trở lại mà theo phân để thải ra ngoài; cắt chu trình ruột - gan của acid mật và làm giảm cholesterol, LDL-C, tăng nhẹ HDL-C. Thuốc có thể làm tăng triglycerid và VLDL. - Tác dụng không mong muốn: dễ gây đầy bụng, buồn nôn, táo bón, cản trở hấp thu các vitamin tan trong lipid và một số thuốc khác (digitalis, thuốc chống đông máu, hormon tuyến giáp) khi qua ruột. 3.1.2. Acid nicotinic (Dilexpal, Novacyl) [1], [2], [10], [14], [15], [17], [24] Các nghiên cứu chứng minh tác dụng của thuốc: Coronary Drug Protect (1975), CLAS (Cholesterol Lowering Atherosclerosis Study, 1987), FATS (Familial Atherosclerosis Treatment Study, 1990). - Tác dụng: với liều cao 2 - 6g/ngày, acid nicotinic làm giảm VLDL; giảm triglycerid do ức chế quá trình tiêu lipid ở tổ chức mỡ; làm giảm lượng acid béo cần thiết cho gan tổng hợp VLDL; tăng chuyển hoá VLDL, qua đó giảm LDL. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm lipoprotein(a), tăng nhẹ HDL. - Tác dụng không mong muốn: dễ gây rối loạn tiêu hoá, cảm giác nóng rát dạ dày, suy thận, tăng nhãn áp. - Do dùng liều cao và có nhiều tác dụng không mong muốn nên thuốc ít được dùng ở nước ta hiệ n nay. 7 3.1.3. Các acid béo không no omega-3 (Maxepa) [1], [2], [10], [14], [15], [17], [24] Nghiên cứu DART (Diet and Reinfaction Trial, 1989) dùng chế độ ăn nhiều cá hoặc Maxepa trong 2 năm thấy giảm 16% tái phát nhồi máu cơ tim, 29% tử vong so với placebo. - Tác dụng: các acid béo không no họ omega-3 được chiết xuất từ cá biển, có tác dụng làm giảm triglycerid và VLDL máu là chính; giảm nhẹ cholesterol, LDL; tăng nhẹ HDL (hiệu lực chưa bằng Fibrat); làm giảm nguy cơ huyết khối do tác động đến chuyển hoá của prostaglandin. - Thuốc ít có tác dụng không mong muốn. 3.1.4. Fibrat [1], [2], [10], [14], [15], [17], [24] - Clofibrat (Misclerduon, Lipavlon), benzafibrat (Bezalip), fenofibrat (Lipanthyl), gemfibrozil (Lopid) - Các nghiên cứu về fibrat: BECAIT (Bezafibrat Coronary Atheroclerosis Intervention Trial, 1996) với bezafibrat; nghiên cứu của Hahmann với fenofibrat (1991); HHS (Helssinski Heart Study, 1987) với gemfibrozil Các thuốc này hiện nay đang lưu hành phổ biến ở nước ta. - Tác dụng: giảm dòng acid béo về gan, giảm tổng hợp VLDL, tăng độ thanh thải VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ và đặc dễ gây vữa xơ động mạch, giảm oxy hoá LDL. Kết quả là làm giảm cả triglycerid và cholesterol, giảm VLDL và LDL, tăng HDL; các fibrat còn làm gi ảm kết tập tiểu cầu, giảm fibrinogen, acid uric máu. Các fenofibrat còn làm giảm lượng lipoprotein(a). gemfibrozil còn làm tăng tổng hợp apoproteinAI và AII. - Tác dụng không mong muốn: đầy bụng, buồn nôn, ỉa lỏng, mẩn ngứa, có thể tăng men gan, yếu cơ, sỏi mật. 3.1.5. Statin [1], [2], [10], [14], [15], [17], [24] - Fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), pravastatin (Elisor), simvastatin (Zocor) - Các nghiên cứu về statin: 4S (Scandinavian Simvastatin Survival Study, 1994), MASS (Multicentre Anti-Atheroma Study, 1994), PLAC (Pravastatin Limitation of Atheroclerosis in the Coronary Arrteries, 1993 - 1995) I và II, WOSCOPS (The West of Scotland Coronary Prevention Statin Study, 1995), REGRESS (The Regression Growth Evaluation Statin Study, 1995) - Tác dụng: ức chế men HMGCoA reductase làm cản trở quá trình nội sinh cholesterol trong tế bào, tăng tổng hợp các cảm thụ cho LDL để tăng thoái giáng LDL theo con đường các cảm thụ. Các statin làm giảm cholesterol là chính, làm [...]... (Ganoderma lucidum) [32] - Nghiên cứu tác dụng hạ lipid máu của nấm Hồng chi Đà Lạt (Ganoderma lucidum) trên thực nghiệm [33] 3.2.2 Nghiên cứu bài thuốc - Nghiên cứu bài thuốc Giáng chỉ ẩm trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu [15] - Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc THB94 trong điều chỉnh rối loạn lipid máu thể đàm thấp [1] - Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu thể phong đàm của... của bài thuốc TTII trên bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu [1] - Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tác dụng của chế phẩm “RUVINTAT” trên bệnh nhân tăng huyết áp và bệnh nhân rối loạn lipid máu [32] - Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của viên cholestin [2] Về các công trình nghiên cứu sản xuất thuốc: hiện nay chỉ có một vài công trình nghiên cứu sản xuất thuốc hạ lipid máu từ dược... [30] - Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc HHKV lên một số chỉ số lipid máu ở thỏ và chuột [25] - Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu của bài thuốc Nhị trần thang gia giảm [14] - Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của viên BKC [24] - Đánh giá tác dụng hạ lipid máu và tăng lực của viên Curpenin trên một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng [2] - Nghiên cứu tác... trình nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của thuốc cổ truyền Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu mới dừng lại ở việc đánh giá tác dụng của các bài thuốc trên thực nghiệm và lâm sàng như: 3.2.1 Nghiên cứu độc vị - Nghiên cứu tác dụng dược lý cây ngưu tất về tác dụng hạ cholesterol máu và hạ huyết áp [22] - Bước đầu đánh giá tác dụng hạ cholesterol máu của alliso (tỏi) [18] - Nghiên cứu. .. nghiệm Đồng thời, liệu trình điều trị hội chứng rối loạn lipid máu thường kéo dài, các thuốc điều trị có nguồn gốc tổng hợp thường gây nhiều tác dụng không mong muốn, tạo tâm lý không yên tâm cho người bệnh Do đó, việc nghiên cứu sử dụng các vị thuốc, bài thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc và phạm vi chỉ định... hạ cholesterol máu trên chế phẩm Bidentin bào chế 8 từ rễ cây ngưu tất [2] - Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị cholesterol máu cao của ngưu tất [26] - Nghiên cứu ứng dụng củ nghệ làm thuốc hạ cholesterol máu [20] - Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết và chống tăng lipid máu của cây câu kỷ tử và nấm linh chi [24] - Đánh giá tính an toàn và hiệu quả điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của nấm Hồng... Về thuốc LIPIDAN Công thức thuốc LIPIDAN được thành lập dựa trên cơ sở lý luận của y học cổ truyền, đã sử dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu trên lâm sàng trong nhiều năm cho kết quả khả quan Với mục đích sản xuất thuốc cổ truyền trên dây chuyền công nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế; tạo điều kiện dễ dàng trong việc bảo quản và sử dụng thuốc, chúng tôi tiến hành nghiên. .. đăng ký sản xuất lưu hành toàn quốc 9 4 Quan niệm của y học cổ truyền về hội chứng rối loạn lipid máu Hội chứng rối loạn lipid máu không có trong y văn của y học cổ truyền Cho đến nay nhiều nhà chuyên môn vẫn quan niệm đàm ẩm như là một trong những yếu tố chính gây nên hội chứng này [1], [2], [14], [15] Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng, người ta thấy giữa hội chứng rối loạn lipid máu. .. dịch thuốc nước lọc nước lọc nước lọc Lipidan LIPIDAN Uống nước lọc Uống Uống Uống Uống Uống dung dịch dung dịch dung dịch dung dịch dung dịch cholesterol, cholesterol, cholesterol, cholesterol, cholesterol, sau 2h sau 2h sau 2h sau 2h sau 2h uống uống uống uống uống hỗn dịch hỗn dịch thuốc thuốc nước lọc Lipidan Lipidan LIPIDAN LIPIDAN Định lượng cholesterol toàn phần, HDL-C, LDL-C và triglycerid máu. .. trần bì, hậu phác, nước sinh khương vào nước sắc ở trên, ta được hỗn dịch thuốc (tạm gọi là hỗn dịch Lipidan) Hỗn dịch này dùng để đối chiếu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu với viên nang LIPIDAN Do lượng thuốc sử dụng điều trị trên lâm sàng (theo kinh nghiệm) là 150ml/ngày nên chúng tôi tiến hành tính toán và đề ra lượng thuốc sử dụng trên động vật thí nghiệm là 2,5ml/kg thể trọng 1.2.2 Dung dịch . hình nghiên cứu bào chế thuốc điều trị hội chứng rối loạn lipid máu 3.1. Ngoài nước Hiện nay y học hiện đại có nhiều công trình nghiên cứu sản xuất thuốc điều trị hội chứng rối loạn lipid máu. Nghiên cứu bài thuốc - Nghiên cứu bài thuốc Giáng chỉ ẩm trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu. [15] - Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc THB94 trong điều chỉnh rối loạn lipid máu thể đàm. chuột. [25] - Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu của bài thuốc Nhị trần thang gia giảm. [14] - Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứ ng rối loạn lipid máu của viên BKC.

Ngày đăng: 12/04/2014, 16:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bộ môn Bào chế, Đại học Dược Hà Nội (2004), Sinh dược học viên nén, Sinh dược học nang cứng, Sinh dược học bào chế (Tài liệu đào tạo sau đại học), Nhà xuất bản Y học, tr 112 - 131 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh dược học bào chế (Tài liệu đào tạo sau đại học)
Tác giả: Bộ môn Bào chế, Đại học Dược Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
4. Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh, trường Đại học Y Hà Nội (2004), “Rối loạn chuyển hóa lipid”, Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr 81 - 93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rối loạn chuyển hóa lipid”, "Sinh lý bệnh học
Tác giả: Bộ môn Miễn dịch - Sinh lý bệnh, trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
9. Bộ Y tế (2006), Viên nén, Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 2, Nhà xuất bản Y học, tr 156 - 202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, tập 2
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
10. Bộ Y tế (2009), Rối loạn lipid máu, Lão khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tr 98 - 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lão khoa Y học cổ truyền
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
15. Phan Việt Hà (1998), So sánh tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid máu của bài thuốc “Giáng chỉ ẩm” với Lipanthyl, Luận văn Thạc sỹ y học, Viện YHCT Quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáng chỉ ẩm
Tác giả: Phan Việt Hà
Năm: 1998
18. Võ Hiền Hạnh, Lương Thuý Quỳnh (1990), Bước đầu đánh giá tác dụng hạ cholesterol máu của alliso (tỏi), Tạp chí nội khoa số 1,tr. 24-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nội khoa số 1
Tác giả: Võ Hiền Hạnh, Lương Thuý Quỳnh
Năm: 1990
20. Nguyễn Khang, Nguyễn Thị Liên, Phạm Tử Dương và cộng sự (1996), Nghiên cứu ứng dụng củ nghệ làm thuốc hạ cholesterol máu, Tạp chí dược liệu tập 1, số 3+4, tr. 116, 117, 118,128 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí dược liệu tập 1
Tác giả: Nguyễn Khang, Nguyễn Thị Liên, Phạm Tử Dương và cộng sự
Năm: 1996
21. Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội (2005), Các bài thuốc trừ đàm, Bài giảng Y học cổ truyền, tập 1, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Y học cổ truyền, tập 1
Tác giả: Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2005
25. Phí Thị Ngọc (2001), Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc HHKV lên một số chỉ số lipid máu ở thỏ và chuột, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội 26. Đoàn Thị Nhu và cộng sự (1997), Tác dụng chống tăng cholesterol huyết bằng ngưu tất, Công trình nghiên cứu khoa học y dược, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình nghiên cứu khoa học y dược
Tác giả: Phí Thị Ngọc (2001), Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc HHKV lên một số chỉ số lipid máu ở thỏ và chuột, Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội 26. Đoàn Thị Nhu và cộng sự
Năm: 1997
27. Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Quang Hoan (1986), Nghiên cứu tác dụng dược lý cây ngưu tất về tác dụng hạ cholesterol máu và hạ huyết áp, Công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học, tr 145 - 149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình nghiên cứu khoa học
Tác giả: Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Quang Hoan
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1986
38. E. Walum (1998), Acute oral toxicity, Environ Health Perspect, April, 106(Suppl 2), pp. 497 - 503 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Environ Health Perspect
Tác giả: E. Walum
Năm: 1998
42. Qed-experiment, Micronucleus Test, Introduction to GENETIC TOXICOLOGY, (Online) http://www.qed-experiment.com/genetictoxicology/1micronucleustest.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to GENETIC TOXICOLOGY
43. Schlede E., Mischke U., Roll R., Kayser D. (1992), A national validation study of the acute-toxic-class method--an alternative to the LD50 test, Arch Toxicol, 66(7), pp. 455 - 470 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arch Toxicol
Tác giả: Schlede E., Mischke U., Roll R., Kayser D
Năm: 1992
44. Trovato A. et al (1996), Effects of fruit juices of Citrus sinensis L. and Citrus limon L. on experimental hypescholesterolemia in the rat, Phytomedicine Vol 2(3), pp. 221 - 227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phytomedicine Vol 2(3)
Tác giả: Trovato A. et al
Năm: 1996
29. Thông tin y dược Việt Nam, Xử trí chứng rối loạn lipid máu, (Online) http://www.cimsi.org.vn/TimMach Link
41. National Toxicology Program (2008), Micronucleus, (Online) http://ntp.niehs.nih.gov/go/9401 Link
48. Wikipedia, Micronucleus test, (Online) http://en.wikipedia.org/wiki/Micronucleus_test Link
1. Đỗ Thị Thuý Anh (2004), Nghiên cứu tác dụng của bài thuốc TTII trên bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn lipid máu, Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Quân y Khác
2. Nguyễn Văn Ánh (2006), Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của viên Cholestin, Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Quân y Khác
5. Bộ Y tế (1996), Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền 6. Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, Nhà xuất bản Y học Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Chiết cao khô LIPIDAN - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Sơ đồ 1. Chiết cao khô LIPIDAN (Trang 36)
Bảng 3.1.  Công thức bào chế 6000 viên LIPIDAN/1 lô sản phẩm sản xuất  trên quy mô pilot - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.1. Công thức bào chế 6000 viên LIPIDAN/1 lô sản phẩm sản xuất trên quy mô pilot (Trang 38)
Sơ đồ 2. Các giai đoạn sản xuất viên nang LIPIDAN - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Sơ đồ 2. Các giai đoạn sản xuất viên nang LIPIDAN (Trang 39)
Bảng 3.2.  Độ ổn định của lô LPD08032010 - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.2. Độ ổn định của lô LPD08032010 (Trang 40)
Bảng 3.4.  Độ ổn định của lô LPD12032010 - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.4. Độ ổn định của lô LPD12032010 (Trang 41)
Bảng 3.6.  Ảnh hưởng của LIPIDAN đến trọng lượng thỏ (n = 12 con/1 lô )  Trước TN  Sau 3 tuần Sau  6  tuần - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của LIPIDAN đến trọng lượng thỏ (n = 12 con/1 lô ) Trước TN Sau 3 tuần Sau 6 tuần (Trang 42)
Bảng 3.8.  Ảnh hưởng đối với biên độ điện tim của thỏ ở đạo trình D II - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.8. Ảnh hưởng đối với biên độ điện tim của thỏ ở đạo trình D II (Trang 43)
Bảng 3.11.  Ảnh hưởng đối với tỷ lệ hematocrit trong máu thỏ - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.11. Ảnh hưởng đối với tỷ lệ hematocrit trong máu thỏ (Trang 44)
Bảng 3.19.  Ảnh hưởng đối với hàm lượng ure trong máu thỏ - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.19. Ảnh hưởng đối với hàm lượng ure trong máu thỏ (Trang 46)
Bảng trên cho thấy: không có sự khác biệt về hoạt độ enzym ALT trong máu thỏ  giữa nhóm chứng và các nhóm thử, giữa trước và sau điều trị với p &gt; 0,05 - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng tr ên cho thấy: không có sự khác biệt về hoạt độ enzym ALT trong máu thỏ giữa nhóm chứng và các nhóm thử, giữa trước và sau điều trị với p &gt; 0,05 (Trang 46)
Bảng 3.21, hình 3.1 và hình 3.2 cho thấy: không có tổn thương gan thỏ trước  và sau khi uống thuốc LIPIDAN - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.21 hình 3.1 và hình 3.2 cho thấy: không có tổn thương gan thỏ trước và sau khi uống thuốc LIPIDAN (Trang 47)
Hình 3.1. Hình ảnh mô bệnh học gan  thỏ trước khi uống LIPIDAN - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Hình 3.1. Hình ảnh mô bệnh học gan thỏ trước khi uống LIPIDAN (Trang 47)
Hình 3.2. Hình ảnh mô bệnh học gan  thỏ sau khi uống LIPIDAN - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Hình 3.2. Hình ảnh mô bệnh học gan thỏ sau khi uống LIPIDAN (Trang 47)
Bảng 3.22, hình 3.3 và hình 3.4 cho thấy: không có tổn thương thận thỏ trước  và sau khi uống thuốc LIPIDAN - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.22 hình 3.3 và hình 3.4 cho thấy: không có tổn thương thận thỏ trước và sau khi uống thuốc LIPIDAN (Trang 48)
Bảng 3.25.  Ảnh hưởng của LIPIDAN đến quá trình phát triển của thế hệ F 1 - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của LIPIDAN đến quá trình phát triển của thế hệ F 1 (Trang 49)
Bảng 3.26.  Ảnh hưởng của LIPIDAN đến quá trình phát triển của thế hệ F 2 - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của LIPIDAN đến quá trình phát triển của thế hệ F 2 (Trang 50)
Bảng 3.27.  Tỷ lệ hồng cầu đa sắc:hồng cầu đơn sắc (PCE:NCE)/1000 tế  bào/CNT và tỷ lệ vi nhân/tế bào hồng cầu đa sắc (MN/PCE) - lô chứng - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.27. Tỷ lệ hồng cầu đa sắc:hồng cầu đơn sắc (PCE:NCE)/1000 tế bào/CNT và tỷ lệ vi nhân/tế bào hồng cầu đa sắc (MN/PCE) - lô chứng (Trang 51)
Bảng 3.30.  Ảnh hưởng của  LIPIDAN đối với cholesterol máu  chuột cống trắng (n =10 con/1 lô ) - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.30. Ảnh hưởng của LIPIDAN đối với cholesterol máu chuột cống trắng (n =10 con/1 lô ) (Trang 52)
Bảng 3.31.  Ảnh hưởng của  LIPIDAN đối với HDL-C máu chuột cống trắng - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của LIPIDAN đối với HDL-C máu chuột cống trắng (Trang 53)
Bảng 3.35.  Ảnh hưởng của LIPIDAN đối với HDL-C máu thỏ (n = 6 con/1 lô)  HDL-C (mg/dl) - Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của LIPIDAN đối với HDL-C máu thỏ (n = 6 con/1 lô) HDL-C (mg/dl) (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w