Nghiên cứu bào chế thuốc LIPIDAN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu (Trang 57 - 58)

1.1. Kim nghim thuc nguyên liu, bán thành phm.

LIPIDAN là chế phẩm được bào chế trên cơ sở bài thuốc nam kinh nghiệm,

được sử dụng điều trị rối loạn lipid máu trong nhiều năm và cho hiệu quả tốt. Để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa nguyên liệu đầu vào, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm nguyên liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III và Dược điển Việt Nam IV. Trong thành phần của bài thuốc có hậu phác nam và mộc hương nam, hai vị thuốc này không có trong danh mục Dược điển Việt Nam. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm các vị thuốc này theo tiêu chuẩn cơ sở.

Trong các thành phần nguyên liệu được sử dụng để bào chế viên nang LIPIDAN, chúng tôi xác định: bán thành phẩm cần tiến hành kiểm nghiệm là cao khô LIPIDAN. Cao khô LIPIDAN được tạo ra bằng cách bào chế từ cao lỏng. Các vị thuốc nguyên liệu được sắc với nước trong những khoảng thời gian khác nhau, sao cho thu được cao thành phẩm có hiệu suất cao nhất, sau đó cô

đặc và sấy khô dưới điều kiện áp suất giảm. Qua quá trình kiểm nghiệm, chúng tôi nhận thấy: trong thành phần của cao khô vẫn còn phép thửđịnh tính của trần bì, bán hạ, ngũ gia bì chân chim. Như vậy, có thể nhận xét: quá trình bào chế

cao khô vẫn giữđược những thành phần chính của thuốc.

1.2. Nghiên cu bào chế thuc LIPIDAN

Vì LIPIDAN là chế phẩm được tạo thành từ 9 vị thuốc nam nên chúng tôi tiến hành bào chế cao khô, góp phần giảm trọng lượng viên và giảm số lượng viên trong 1 lần uống.

Do khối lượng nguyên liệu đã tương đối lớn, hơn nữa nhận thấy bột trần bì, bột hậu phác và cao khô tạo nên hỗn hợp khá xốp nên chúng tôi hạn chế đưa thêm tá dược vào công thức pha chế, chỉ đưa thêm khoảng 0,4% Tricalciphosphat (tá dược độn), giúp cho bột kép không dính bết trong quá trình trộn, tạo sựđồng nhất của khối bột.

Để tạo sự trơn chảy cần thiết cho quá trình đóng nang, các bột và cao dược liệu phải được bào chế thành dạng hạt thuốc, chúng tôi nhận thấy phương pháp xát hạt ướt là phù hợp trong trường hợp này. Tuy nhiên, do thành phần của bột kép chủ yếu là cao khô, bột dược liệu và một phần nhỏ tá dược độn nên để tạo

được hạt thuốc có kích thước phù hợp cho việc bào chế viên nang, cần có thêm một lượng tá dược dính nhất định để liên kết các thành phần bột kép với nhau.

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy PVP K30 là phù hợp. Để giúp cho dược liệu được phân tán đều trong quá trình trộn và tránh tình trạng dính bết dược liệu khi xát hạt, chúng tôi sử dụng cồn nồng độ 96% làm dung môi để pha cồn PVP nồng độ 10%. Cỡ rây ban đầu được chọn là 1,2mm để thuận lợi cho quá trình xát hạt; sấy hạt ở nhiệt độ 400C trong 15 phút, sau đó sửa hạt qua cỡ

rây 1,0mm nhằm tạo ra kích thước hạt phù hợp cho quá trình đóng nang. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Bùi Hồng Cường khi nghiên cứu bào chế viên nang “Bát vị quế phụ”. [10]

Sau nghiên cứu bào chế và sản xuất thành công 3 lô sản phẩm trên quy mô pilot, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bán thành phẩm, thành phẩm của viên nang LIPIDAN. Tiêu chuẩn kiểm tra theo chuyên luận về viên nang của Dược điển Việt Nam xuất bản lần thứ 4;

đồng thời, phải còn phép thửđịnh tính của trần bì, bán hạ, ngũ gia bì chân chim trong chế phẩm. Qua quá trình thử nghiệm thuốc LIPIDAN, cả 3 lô sản phẩm

đạt các tiêu chuẩn về viên nang theo Dược điển Việt Nam IV, thuốc vẫn còn phép thử định tính của trần bì, bán hạ, ngũ gia bì chân chim [7]. Thuốc đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương thẩm định (Phụ lục).

Sau khi hoàn thành quá trình sản xuất thử nghiệm 3 lô thuốc LIPIDAN trên quy mô pilot, chúng tôi tiến hành theo dõi sản phẩm trong điều kiện tủ vi khí hậu ở nhiệt độ 400C ± 20C, độẩm 70 ± 5 (%). Thời gian theo dõi: 4 tháng.

Do thời gian thực hiện phương pháp lão hóa cấp tốc và kinh phí thực hiện đề

tài có hạn nên chúng tôi mới chỉ theo dõi được trong 4 tháng và chưa làm được thí nghiệm định lượng hàm lượng một số hoạt chất của thuốc. Đểđánh giá chính xác thời gian lưu của thuốc, cần có thời gian theo dõi thêm, tiến hành sắc ký

định lượng và sự thay đổi hàm lượng một số hoạt chất của thuốc trong thời gian theo dõi.

Qua quá trình nghiên cứu, các chỉ tiêu cảm quan, độ rã, độ nhiễm khuẩn đều

đạt chỉ tiêu cho phép theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam IV; thuốc vẫn còn phản ứng định tính của bán hạ, trần bì, ngũ gia bì chân chim. Thuốc LIPIDAN có thể lưu ở nhiệt độ thường trong thời gian 18 tháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất thuốc lipidan điều trị rối loạn lipid máu (Trang 57 - 58)