Mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp trong dạy học lịch sử thế giới hiện đại ở trường trung học phổ thông Việt Nam
Trang 1Bộ giáo dục vμ đμo tạo Trường đại học sư phạm hμ nội
Trang 2Công trình được hoμn thμnh tại trường đại học sư phạm Hμ Nội
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3Các công trình đ∙ công bố
có liên quan đến luận án
1 Lê Vinh Quốc (2001), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thể hiện mối
quan hệ giữa Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp vào dạy học khoá
trình lịch sử thế giới hiện đại lớp 12 PTTH, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường Sư phạm và Phổ thông”, tr.61-72
2 Lê Vinh Quốc (2002), Về mối quan hệ giữa Mục tiêu – Nội dung -
Phương pháp trong dạy học khoá trình Lịch sử thế giới hiện đại - lớp
12 THPT, Tạp chí Giáo dục số 20, tr.36-37
3 Lê Vinh Quốc (2002), Về việc thể hiện mối quan hệ giữa Mục tiêu -
Nội dung - Phương pháp trong dạy học khoá trình Lịch sử thế giới hiện
đại ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (in trong sách
“Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của Hội Giáo dục Lịch sử và Khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội), Hà Nội, tr.69-82
4 Lê Vinh Quốc (2003), ứng dụng bài tập làm việc độc lập trong việc đổi
mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Trung học, Trường Đại học
Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học số 33, tr.108-118
Trang 4Mở đầu
1 Lí do chọn đề tμi
Sự nghiệp giáo dục Việt Nam đang trong quá trình đổi mới một cách cơ bản và toàn diện Đường lối đổi mới giáo dục đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vạch rõ qua các Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ VII (1991), lần thứ VIII (1996), lần thứ IX (2001) và lần thứ X (2006) Trên cơ sở đó,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục
2001-2010", đặc biệt chú trọng việc đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và
phương pháp giáo dục
Việc đổi mới giáo dục đã được thể chế hoá trong các Luật Giáo dục ban hành năm 1998 và năm 2005 Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tiến hành xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên, để chính thức áp dụng cho nhà trường trung học phổ thông (THPT) từ năm học 2006 – 2007 Tuy nhiên, việc thực hiện tinh thần, phương hướng đổi mới giáo dục trong thực tiễn giáo dục ở trường THPT gặp nhiều khó khăn, trở ngại Khó khăn trước hết là không ít giáo viên (GV) chưa nhận thức đúng mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp; vì vậy chưa thể nâng cao chất lượng giáo dục
Khoa học giáo dục hiện đại đã xác định: trong mọi quá trình giáo dục
có 4 yếu tố cơ bản là mục tiêu, nội dung, phương pháp và đánh giá Việc xác
định đúng và đủ các yếu tố này cùng mối quan hệ giữa chúng với nhau là bước đầu tiên, cơ bản và quan trọng nhất để đảm bảo cho thành công của sự
đổi mới một quá trình giáo dục, một chương trình dạy học ở một cấp lớp, một bộ môn, một khoá trình hoặc một bài học
Từ các nhận thức như trên, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp trong khoá trình Lịch sử Thế giới Hiện đại (LSTGHĐ) ở trường THPT hiện hành của Việt Nam, để từ đó rút ra những
điểm cần thiết cho việc đổi mới dạy học Lịch sử (LS) nói chung ở trường THPT theo hướng nêu trên
Với lý do chủ yếu trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp trong dạy học Lịch sử Thế giới Hiện đại ở trường Trung học Phổ thông Việt Nam" làm đề tài Luận án
2 lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hệ thống các tri thức liên quan đến vấn đề đặt ra trong đề tài luận án này đã có một lịch sử khá lâu dài, nếu xem xét từ khi các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại được nghiên cứu
Trang 5ở phương Tây, việc xác định mối quan hệ giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp cũng được chú trọng Điều này được thể hiện rất rõ trong tài
liệu về giảng dạy Lịch sử của UNESCO công bố năm 1963, trong Khuyến
nghị số 1283 của Hội đồng châu Âu về giảng dạy Lịch sử công bố năm
1996 Chúng ta cũng chú ý tìm hiểu kỹ hơn quan điểm giáo dục của Mỹ về
vấn đề này Ralph W.Tyler trong quyển "Những nguyên lý cơ bản của
chương trình học và giảng dạy" (1950) đã nêu lên 4 yếu tố cơ bản của quá
trình giáo dục: Mục tiêu (Objective), Nội dung Kiến thức (Subject Matter), Phương pháp và Tổ chức (Method and Organization) và Đánh giá (Evaluation); đồng thời phân tích mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố này với nhau để vạch ra các bước đi cho việc xác định chúng trong một quá trình dạy học
Tiếp theo đó, Benjamin S.Bloom và các cộng sự của ông đã công bố
công trình khoa học "Phân loại các mục tiêu giáo dục" gồm 2 tập, trong đó
các mục tiêu giáo dục được phân loại thành 3 lĩnh vực: lĩnh vực Nhận thức (Cognitive domain), lĩnh vực Thái độ - Tình cảm (Affective domain) và lĩnh vực Kỹ năng, Hành vi (Psychomotor domain) Hệ thống lý luận của Hoa Kỳ về các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hoá và cập nhật để đi vào lý thuyết và thực tiễn các
bộ môn Giáo dục học, Phát triển Chương trình học, Đo lường và Đánh giá, Phương pháp dạy học…
ở Việt Nam:
Các nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra một hệ thống lý luận chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn giáo dục Việt Nam về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục Đi sâu vào bộ môn Lịch sử, Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi… đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa Mục
tiêu, Nội dung và Phương pháp dạy học Giáo trình "Phương pháp dạy học
Lịch sử" của Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị và các cộng sự (Nhà xuất bản
Giáo dục, tái bản lần thứ 2 năm 1999) đã chỉ rõ:
“Yếu tố cấu thành quá trình dạy học Lịch sử bao gồm mục đích, nội
dung và phương pháp Mục đích là điều quyết định phương hướng lựa chọn
nội dung và các biện pháp dạy học” Quan điểm chỉ đạo này rất đúng đắn
Trang 6theo hệ thống lý luận giáo dục quốc tế hiện đại Các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử Việt Nam cũng có những luận văn, chuyên khảo có giá trị, góp phần xây dựng chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, như Nguyễn Hữu Châu, Thái Duy Tuyên, Trần Bá Hoành, Phan Ngọc Liên…
Đặc biệt là trong "Chương trình giáo dục phổ thông" ban hành 2006
ở phần mở đầu "Những vấn đề chung" đã có quan điểm rõ ràng, đúng đắn
về mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp - đánh giá Đây là tài liệu cơ sở cho việc thực hiện đề tài luận án của chúng tôi
Tóm lại, các nhà giáo dục đã viết nhiều về mục tiêu, nội dung và phương pháp trong chương trình và trong thực tiễn dạy học Cũng đã có một số tác giả đề cập mục tiêu, nội dung và phương pháp cùng mối quan hệ giữa các yếu tố này trong bộ môn Lịch sử Nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu kỹ lưỡng mối quan hệ giữa 3 yếu tố để áp dụng vào một khoá trình Lịch sử cụ thể đang được dạy học ở trường Trung học Phổ thông Chính đề tài luận án này sẽ bổ sung bước đầu cho sự khiếm khuyết đó
3 Đối tượng vμ phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
trình giáo dục và mối quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau, trong dạy học một khoá trình cụ thể (Lịch sử thế giới hiện đại), thuộc một bộ môn (Lịch sử) trong chương trình Trung học Phổ thông Việt Nam (Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trong thời gian thí điểm các lớp 11, 12 THPT, song có đối chiếu với chương trình chính thức ban hành năm 2006)
Phạm vi nghiên cứu
Trong 4 yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục, luận án tập trung nghiên cứu 3 yếu tố là Mục tiêu, Nội dung và Phương pháp Bởi vì ba yếu
tố này hiện được các nhà giáo dục Việt Nam đặc biệt quan tâm, nhất là
trong việc dạy học các bộ môn Yếu tố thứ tư là đánh giá cũng được đề cập
để hiểu rõ mối quan hệ giữa yếu tố này với ba yếu tố trên của quá trình dạy học LS
4 Mục đích, nhiệm vụ của đề tμi
Mục đích nghiên cứu
Theo định hướng đã ghi trong mục Lý do chọn đề tài, việc nghiên cứu đề tài luận án này nhằm đạt được các mục đích sau:
- Nắm vững và thể hiện các quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước, tham khảo có lựa chọn lý luận của khoa học giáo dục hiện đại về các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục và mối quan hệ giữa các yếu tố đó với nhau, cùng với những quan điểm thực hành lý luận đó trong thực tiễn dạy học
Trang 7- Làm rõ thực trạng của khoá trình Lịch sử thế giới hiện đại ở trường THPT hiện hành, đặc biệt chú trọng việc vận dụng mối quan hệ giữa Mục tiêu, Nội dung, Phương pháp theo hệ thống lý luận và các quan
điểm nói trên
- Vạch ra và thực hiện (thông qua thực nghiệm sư phạm) những giải pháp nhằm góp phần vào việc hoàn thiện và đổi mới việc dạy học khoá trình Lịch sử thế giới hiện đại (và qua đó đổi mới bộ môn Lịch sử nói chung) trên cơ sở xác định đúng đắn và thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa Mục tiêu, Nội dung và Phương pháp; để nâng cao chất lượng giáo dục khoá trình LSTGHĐ và bộ môn LS ở trường THPT
Nhiệm vụ của đề tài
dưới đây:
Trước hết, cần nghiên cứu thấu đáo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, tham khảo, vận dụng lý luận khoa học, lý luận khoa học giáo dục hiện đại về các yếu tố cơ bản của quá trình giáo dục và việc thực hiện mối quan hệ giữa chúng với nhau
Tiếp đó, dựa trên lý luận và các quan điểm hướng dẫn thực hành đã
được nghiên cứu trên, luận án sẽ phân tích và nhận định về thực trạng khoá trình Lịch sử thế giới hiện đại ở trường THPT hiện hành Sau cùng, luận án
sẽ đưa ra những biện pháp sư phạm để thực hiện mối quan hệ giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp trong dạy học LS Những kết luận rút ra từ nghiên cứu trên sẽ vạch ra các giải pháp hoàn thiện và đổi mới khoá trình này và cả bộ môn Lịch sử
5 Giả thuyết khoa học
Việc nắm vững quan điểm giáo dục của Đảng để hiểu rõ và thực hiện mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp sẽ nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử nói chung, phần LSTGHĐ nói riêng ở trường THPT Bởi vì nó đòi hỏi phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học (PPDH)
để thực hiện mục tiêu đã được xác định
6 Cơ sở phương pháp luận vμ phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận
Việc nghiên cứu đề tài của Luận án được tiến hành trên cơ sở những quan điểm Mácxít-Lêninnít, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, giáo dục lịch sử và những vấn đề lịch sử thế giới hiện đại, liên quan đến những vấn
đề được đặt ra ở luận án
Các nguyên tắc của phương pháp luận trên được thể hiện ở việc sử dụng nguồn tư liệu phong phú, cần thiết và phương pháp nghiên cứu thiết thực, có hiệu quả
Trang 8Về nguồn tư liệu
Luận án đã được tiến hành nghiên cứu dựa trên các nguồn tư liệu trong nước và ngoài nước Các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường lối giáo dục đã được quán triệt Về tài liệu tham khảo, chúng tôi chú ý đến các chuyên khảo về giáo dục và PPDH của Hà Thế Ngữ, Trần Bá Hoành, Thái Duy Tuyên, Phan Ngọc Liên…, một số chuyên gia và giáo viên THPT có kinh nghiệm và tác phẩm Đối với các tài liệu nước ngoài, chúng tôi tiếp nhận có lựa chọn nhiều kiến giải mới, có giá trị khoa học, phù hợp với yêu cầu và thực tiễn giáo dục, dạy học lịch sử của Việt Nam, như các công trình của những nhà giáo dục Xô viết quen thuộc
ở Việt Nam, các nhà giáo dục phương Tây như Bloom, Tyler…
Về phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu giáo dục, vì Luận án thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục Phương pháp nghiên cứu của Luận án là sự phối hợp của các loại hình nghiên cứu các mối tương quan (correlational research), nghiên cứu trường hợp (case study), nghiên cứu lịch
sử trong giáo dục (historical research in education) với các phương pháp khảo cứu tổng thể, khảo cứu theo chiều dọc, theo chiều ngang và theo khuynh hướng (surveys, longitudinal, cross - sectional and trend studies)
- Chủ yếu là đề xuất những yêu cầu, nguyên tắc sư phạm để thực hiện mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp DHLS để nâng cao chất lượng dạy học LSTGHĐ nói riêng và giáo dục Lịch sử ở trường Phổ thông nói chung
Đóng góp mới của luận án được thể hiện chủ yếu trong việc áp dụng
lý thuyết hệ thống vào một quá trình giáo dục cụ thể để nâng cao hiệu lực (tức là nâng cao chất lượng) của quá trình đó Cụ thể hơn, lý thuyết trên
được áp dụng vào thực tiễn xây dựng chương trình học, đồng thời giúp giáo viên thiết kế bài học theo khuôn mẫu mới, nhằm đổi mới dạy học để đạt chất lượng tốt hơn
8 Cấu trúc luận án
Luận án gồm có 3 chương Mỗi chương giải quyết một vấn đề và tập trung vào giải quyết về mặt lý luận và thực tiễn vấn đề được đặt ra của Luận án
Trang 9Chương 1
cơ sở lý luận vμ thực tiễn về mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung
vμ phương pháp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông
1.1 các đặc trưng của Mục tiêu, nội dung vμ phương pháp trong quá trình giáo dục
1.1.1 Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là sự tuyên bố về những kết quả được dự kiến hay mong đợi sẽ đạt được đối với người học, sau khi họ hoàn tất quá trình giáo dục
Đây là định nghĩa khái quát nhất, vạch ra phương hướng chung để xác định mục tiêu ở mọi cấp độ, mọi loại hình của bất cứ quá trình giáo dục nào
Vì quá trình giáo dục có nhiều cấp độ khác nhau, từ một hệ thống giáo dục của đất nước hay một bậc học, một cấp học, cho đến một lớp học, một môn học, một khoá trình hay một bài học, cho nên mục tiêu giáo dục cũng
có nhiều cấp độ, tương ứng với quá trình giáo dục của mục tiêu đó Các mục tiêu thuộc những cấp độ khác nhau này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hợp thành một chuỗi liên kết, xuyên suốt từ cấp độ cao nhất đến cấp độ thấp nhất Trong hệ thống giáo dục mỗi nước thường có ba cấp độ mục tiêu từ
trên xuống dưới, từ khái quát đến cụ thể là tôn chỉ, mục đích, mục tiêu
• Phân loại Mục tiêu giáo dục:
Các nhà giáo dục ở nhiều nước và ở Việt Nam đã nhất trí về nguyên tắc phân loại mục tiêu trong dạy học như sau:
Theo B.S.Bloom, các mục tiêu nhận thức được phân loại thành 6 trình
độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá
- Các mục tiêu Thái độ - Tình cảm (affective objectives):
Các mục tiêu này gồm 5 trình độ từ thấp đến cao: tiếp nhận, đáp ứng, chú trọng, tổ chức và tính cách hoá
- Các mục tiêu Kĩ năng - Hành vi (psychomotor objectives):
năng - Hành vi như sau: Các vận động phản xạ, các vận động cơ bản, các
khả năng nhạy bén, các khả năng thể chất, sự truyền đạt mạch lạc
Trang 101.1.2 Nội dung kiến thức
Thuật ngữ "nội dung" dùng để chỉ yếu tố nội dung trong quá trình giáo dục cần được hiểu là nội dung kiến thức Nội dung kiến thức của quá trình giáo dục là những kiến thức được lựa chọn, chứa đựng trong khuôn khổ quá trình giáo dục, để đáp ứng mục tiêu của quá trình giáo dục đó
• Các đặc tính của nội dung kiến thức:
Mọi nội dung kiến thức trong quá trình giáo dục đều có những đặc tính chung cần được nhận thức rõ khi thiết kế chương trình và tiến hành dạy học, với các đặc tính, có quan hệ từng đôi một, là dung lượng và quá trình, bề rộng và chiều sâu trong quá trình giáo dục
• Các trình độ của nội dung kiến thức trong chuỗi học vấn:
loại từng trình độ, mỗi trình độ đều có tác dụng của nó trong quá trình giáo dục Về đại thể có thể phân ra các loại trình độ từ thấp đến cao như sau:
- Các sự kiện và quá trình riêng biệt
• Những yêu cầu để nội dung kiến thức có hiệu lực:
Để đảm bảo hiệu lực trong quá trình giáo dục, nội dung kiến thức truyền thụ cho học sinh cần đạt được các yêu cầu sau đây:
- Nội dung kiến thức phải được cập nhật
- Nội dung kiến thức phải mang tính cơ bản
- Nội dung kiến thức cần truyền đạt tinh thần và phương pháp tìm hiểu
1.1.3 Phương pháp và tổ chức
Yếu tố cơ bản thứ ba trong quá trình giáo dục là một phức hợp gồm hai thành phần: Phương pháp và tổ chức gắn bó chặt chẽ với nhau Phương pháp (method) là cách thức, con đường và quá trình nhằm đạt được một mục tiêu Theo đó, phương pháp giáo dục là cách thức hoặc hệ thống kế hoạch được áp dụng để đạt được mục tiêu của quá trình giáo dục Trong quá trình giáo dục, tổ chức có quan hệ mật thiết với phương pháp, nên nó gắn bó với phương pháp tạo thành một yếu tố cơ bản
Những thành tựu mới của tâm lí học và những phương tiện mới được
áp dụng vào dạy học đã làm xuất hiện nhiều kiểu dạy học, trong đó nổi bật: dạy học cá thể hoá, dạy học hợp tác, dạy học theo trình độ, dạy học phát
Trang 11triển khả năng và kỹ năng tư duy, dạy học vi tính hoá, dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Yếu tố cơ bản thứ tư là đánh giá Đánh giá trong giáo dục là sự xác
định và phán xét những giá trị mà người học đã đạt được theo các mục tiêu của quá trình giáo dục Định nghĩa này bao quát từ khái niệm hẹp nhất đến khái niệm rộng nhất của đánh giá giáo dục Vì đánh giá không phải là trọng tâm tìm hiểu của luận án, nên chúng tôi không đi sâu trình bày các
đặc trưng của yếu tố này
1.2 mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản trong quá trình dạy học
Bốn yếu tố cơ bản là mục tiêu, nội dung, phương pháp (gồm cả tổ chức) và đánh giá không bao giờ tồn tại biệt lập, mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mọi quá trình giáo dục
1.2.1 Quan hệ giữa mục tiêu với nội dung
1.2.1.1 Mục tiêu chi phối nội dung
• Mục tiêu định hướng cho nội dung kiến thức:
Mục tiêu giáo dục sẽ cụ thể hoá định hướng cho việc bồi dưỡng kiến thức khoa học, kĩ năng, các phẩm chất đạo đức, những khả năng trí tuệ cần
được rèn luyện v.v Đây chính là sự định hướng cho các nội dung kiến thức đưa vào chương trình học, tức là lựa chọn và sắp xếp các môn học trong chương trình
• Mục tiêu hướng dẫn lựa chọn nội dung môn học:
Mọi nội dung kiến thức phải được lựa chọn theo mục tiêu giáo dục Chính các mục tiêu này sẽ quyết định việc lựa chọn các nội dung kiến thức của môn học, khoá trình hay từng bài học
1.2.1.2 Nội dung tác động lại mục tiêu
Nội dung kiến thức trong bất cứ lĩnh vực nào cũng vô cùng phong phú và không có giới hạn Vì vậy, trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, một phạm vi kiến thức chưa được khai thác lại thể hiện rõ tác động tích cực của nó đối với con người, và do đó sẽ trở thành một nguồn để mở rộng mục tiêu, hoặc xác định một mục tiêu giáo dục (MTGD) mới
1.2.2 Quan hệ giữa mục tiêu với phương pháp
1.2.2.1 Mục tiêu chi phối phương pháp
Khi định hướng cho chương trình và hướng dẫn lựa chọn kiến thức,
MT cũng chi phối phương pháp trong quá trình dạy học
• Mục tiêu định hướng cho loại hình tổ chức dạy học:
Trang 12Mục tiêu (tức kết quả phải đạt) chỉ có thể được thực hiện thông qua nội dung (dạy cái gì) cùng với phương pháp (dạy như thế nào) Do đó, cả nội dung lẫn phương pháp đều được coi là các phương tiện để thực hiện mục tiêu
Vì vậy, mục tiêu giáo dục sẽ định hướng các yếu tố được coi là phương tiện của mình bằng triết lý mà nó đã tuân theo các loại hình tổ chức dạy học
• Mục tiêu hướng dẫn lựa chọn phương pháp dạy học:
Theo sự hướng dẫn của mục tiêu, các nhà giáo dục phải lựa chọn yếu
tố nào cần được ưu tiên giữa nội dung (dạy cái gì) và phương pháp (dạy như thế nào) Nếu mục tiêu chủ yếu nhắm đến việc phát triển các quá trình nhận thức của học sinh, thì chính phương pháp là yếu tố cần được ưu tiên lựa chọn
1.2.2.2 Phương pháp tác động lại mục tiêu
• Phương pháp chi phối mục tiêu giáo dục:
tổ chức dạy học, đồng thời có thể tạo nên những chuyển biến to lớn trong giáo dục, bao gồm cả mục tiêu giáo dục Cụ thể là phương tiện hay công cụ mới dẫn tới kiểu chương trình và loại hình dạy học mới với phương pháp mới rồi tất cả những cái mới này tác động trở lại làm thay đổi quá trình giáo dục mà trước hết là mục tiêu giáo dục
• Phương pháp chuyển thành mục tiêu:
Sự chi phối của phương pháp đối với mục tiêu, đến một mức độ nào
đó sẽ dẫn tới việc chuyển phương pháp thành mục tiêu giáo dục Chẳng hạn, sự phát triển các khả năng và kĩ năng tư duy cần được thể hiện trong MTGD Mà phát triển khả năng và kĩ năng tư duy chính là một loại hình tổ chức dạy học, thuộc về yếu tố phương pháp
1.2.3 Quan hệ giữa nội dung với phương pháp
1.2.3.1 Nội dung chi phối phương pháp
Các kiểu chương trình học cổ điển và truyền thống (chương trình tự hiện thực hóa, chương trình tái cấu trúc xã hội, chương trình duy lý hàn lâm ) luôn luôn có các loại hình dạy học thích hợp tương ứng với chúng,
được thể hiện qua các phương pháp dạy học cụ thể Bất kể loại hình dạy học nào được áp dụng cho các chương trình kiểu này, thì nội dung kiến thức cũng đều chi phối các phương pháp dạy học Chính nội dung sẽ là cơ
sở để lựa chọn phương pháp dạy học Điều này có nghĩa rằng, đối với nội dung đã được xác định cần phải có những phương pháp dạy học thích hợp
để có thể truyền thụ nội dung đó cho người học
Trang 131.2.3.1 Phương pháp chi phối nội dung
Đối với các kiểu chương trình học chú trọng phương pháp (chương trình phát triển quá trình nhận thức, chương trình công nghệ giáo dục…) và các loại hình dạy học tương ứng với chúng, thì nội dung kiến thức sẽ chịu
sự chi phối đồng thời của mục tiêu và phương pháp Chính phương pháp
được áp dụng sẽ đòi hỏi việc lựa chọn nội dung thích hợp với nó Không chỉ lựa chọn nội dung thích hợp, phương pháp còn đòi hỏi việc tổ chức lại nội dung kiến thức cho phù hợp với nó Các giáo viên đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam cần hết sức lưu ý vấn đề này
Ngoài các mối quan hệ trên, còn có mối quan hệ giữa mục tiêu - nội dung - phương pháp với đánh giá
dục là mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau
1.3 Thực tiễn về việc vận dụng mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung vμ phương pháp trong dạy học Lịch
1.3.2 Xác định nội dung kiến thức lịch sử trong chương trình bộ môn
Chương trình Lịch sử ở trường Phổ thông từ cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) đến nay đã mấy lần thay đổi cho phù hợp MTGD ở từng giai đoạn và trình độ phát triển của khoa học Việc thay đổi, điều chỉnh, cải tiến sau một thời gian thực hiện, song những vấn đề cơ bản của lịch
sử vẫn được thực hiện theo trình độ phát triển của khoa học Lịch sử và yêu cầu của giáo dục
1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
Việc đổi mới giáo dục Phổ thông hiện nay đòi hỏi phải đồng thời đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH mà một trong những trọng tâm của đổi
mới chương trình và SGK là tập trung đổi mới phương pháp dạy học
Tuy nhiên, việc đổi mới về PPDH ở đội ngũ GV THPT chưa thật mạnh mẽ để đạt được những kết quả lớn Điều này đòi hỏi những cố gắng nhiều hơn nữa, để việc đổi mới PPDH thực sự trở thành "một cuộc cách