Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh tiểu học
Trang 1Trường đại học sư phạm hà nội
-
Xuân thị nguyệt Hà
Xây dựng hệ thống bài tập
rèn luyện kỹ năng viết văn miêu tả
cho học sinh tiểu học
Trang 2Khoa Ngữ văn Khoa Ngữ văn –––– Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS.TS Lê Phương Nga
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ
cấp Nhà nước họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2008
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 3DANH MỤC CÁC CễNG TRèNH ĐÃ CễNG BỐ
LIấN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
1 Xuân Thị Nguyệt Hà (2001), Vài nét về cách sử dụng so sánh để miêu tả trong các tiểu thuyết về đề tài miền núi của Tô Hoài, Tạp chí Giáo dục (18), tr 25- 27
2 Xuân Thị Nguyệt Hà (2002), Nghệ thuật tả cảnh trong các tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của Tô Hoài (3), Tạp chí Ngôn ngữ, tr 71- 79
3 Xuân Thị Nguyệt Hà (2003), Sách Tiếng Việt 2 mới và vấn đề dạy văn miêu tả, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Nâng cao chất lượng và đào tạo giáo viên tiểu học, tr 162- 166
4 Xuân Thị Nguyệt Hà (2003), Vài nét về cách sử dụng từ láy để miêu tả trong các tiểu thuyết về đề tài miền núi của Tô Hoài , Tạp chí Ngôn ngữ (12), tr 32- 38
5 Xuân Thị Nguyệt Hà (2005), Tổ chức dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 2- 3, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục (119), tr 30- 33
6 Xuân Thị Nguyệt Hà (2005), Dạy học văn miêu tả trong sách Tiếng Việt 3 mới (118), Tạp chí Giáo dục, tr 26- 27
7 Xuân Thị Nguyệt Hà (2005), Đổi mới nội dung dạy học văn miêu tả trong sách Tiếng Việt 4 mới (122), Tạp chí Giáo dục, tr 30- 32
8 Xuân Thị Nguyệt Hà (2006), Một số điểm cần lưu ý khi dạy bài “Thế nào
là miêu tả” cho học sinh lớp 4 ở miền núi, Chuyên đề Giáo dục tiểu học (19),
12 Trần Mạnh Hưởng (chủ biên) (2008), Phan Phương Dung, Xuân Thị Nguyệt
Hà, Hướng dẫn dạy Tập làm văn 4 phù hợp với trình độ học sinh, Nxb Trẻ
Trang 4Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Văn miêu tả là một trong những kiểu văn bản có vị trí rất quan trọng trong chương trình TV (Tiếng Việt) ở tiểu học Vì thế, trong chương trình CCGD và trong chương trình TV mới, văn miêu tả đều được đưa vào giảng dạy với thời lượng tương đối lớn
1.2 Trong các tài liệu lí luận dạy học bộ môn, kĩ năng tạo lập văn bản
được xác định là một hệ thống gồm nhiều kĩ năng bộ phận khác nhau, kĩ năng này nối tiếp kĩ năng khác theo trình tự tuyến tính Do đó, khi rèn luyện, luyện tập không thể bỏ qua một kĩ năng nào Trong chương trình và SGK TV 2000, các nhà nghiên cứu đã chú ý tới việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả theo đúng với quy trình tạo lập văn bản Trong đó dành nhiều thời lượng cho việc rèn kĩ năng viết đoạn văn Đây là một bước tiến mới về mặt quan niệm Tuy nhiên, để phục vụ tốt hơn cho việc dạy học văn miêu tả ở tiểu học, các kĩ năng viết văn miêu tả được dạy học như trên vẫn cần được
bổ sung, hoàn thiện
1.3 Thực tế dạy học TV ở tiểu học cho thấy, kết quả dạy học văn miêu tả trong những năm qua vẫn bị coi là còn nhiều hạn chế Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có lẽ là do việc RLKN viết văn miêu tả chưa được đầy đủ, thấu đáo và triệt để Vì thế, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, học sinh (HS) mắc khá nhiều loại lỗi trong bài văn miêu tả 1.4 Trong các chương trình và SGK TV tiểu học lâu nay, việc xây dựng
BT (bài tập) nhằm RLKN (rèn luyện kĩ năng) viết văn miêu tả cho HS tiểu học cũng đã được quan tâm, song những BT đó còn khá đơn giản, lại chưa thực sự đa dạng, phong phú
Xuất phát từ những lý do trên, luận án nghiên cứu việc “Xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học“, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả, góp phần nâng cao năng lực sử dụng TV cho HS tiểu học
2 Lịch sử nghiên cứu
Văn miêu tả và việc RLKN viết văn miêu tả cho HS phổ thông nói chung,
HS tiểu học nói riêng là những nội dung được nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu ở nước ngoài, lý thuyết về miêu tả trong văn bản nghệ thuật
đã được nhiều tác giả đề cập ở Việt Nam, văn miêu tả là một kiểu văn bản quen thuộc trong chương trình Tiểu học và Trung học cơ sở từ rất lâu nay Vì thế, văn miêu tả được các nhà ngôn ngữ học và giáo dục học rất quan tâm
Trang 5Nhưng phải tới chương trình CCGD ở Tiểu học năm 1981, các công trình nghiên cứu về văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả mới thực sự “khởi sắc” và được nghiên cứu tương xứng với vị trí của nó Một trong những tác giả dành khá nhiều công sức cho công việc này là Nguyễn Trí với cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học“ và một số bài nghiên cứu khác Hai tác giả Đỗ Ngọc Thống và Phạm Minh Diệu cũng dành sự nghiên cứu khá kĩ lưỡng về văn miêu tả trong cuốn chuyên luận “Văn miêu tả trong nhà trường phổ thông“ Một số cuốn sách khác như: “Văn miêu tả và kể chuyện chọn lọc” (Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng),
“Dạy văn cho HS tiểu học” (Hoàng Hoà Bình) đã dành cho bạn đọc nhỏ tuổi những nhận thức và những kinh nghiệm rất bổ ích khi viết văn miêu tả
RLKN làm văn cho HS phổ thông là vấn đề đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới Tuy nhiên, kĩ năng làm văn ở tiểu học, đặc biệt là kĩ năng làm văn miêu tả, số tài liệu nghiên cứu rất ít Đáng chú ý là bài nghiên cứu: “Các kĩ năng làm văn ở tiểu học” của Nguyễn Trí
Riêng về vai trò của BT trong dạy học TV cũng có một số tài liệu đề cập
đến Trong đó, các BT nhằm mục đích RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học đã nhận được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu như: Đào Ngọc
và Nguyễn Quang Ninh với “Rèn kĩ năng sử dụng TV”, Phạm Minh Diệu với luận án Tiến sĩ“Hệ thống BT rèn luyện năng lực quan sát, tưởng tượng trong dạy học văn miêu tả ở trung học cơ sở“
Những công trình nghiên cứu trên vừa là định hướng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khi xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu để xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho
HS tiểu học, đồng thời bước đầu kiểm chứng khả năng vận dụng hệ thống BT này trong thực tế dạy học văn miêu tả ở tiểu học
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
a) Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học;
b) Đề xuất hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học và cách thức thực hiện hệ thống BT đó trong thực tiễn dạy học TV ở tiểu học;
c) Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của
hệ thống BT đã được đề xuất
Trang 64 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu chính là hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học, trong đó chủ yếu là các BT được sử dụng ở các tiết thực hành luyện tập kĩ năng viết văn miêu tả Do khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ tập trung xây dựng các BT RLKN viết văn miêu tả cho HS lớp 4, 5
5 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học một cách khoa học, đa dạng, phong phú, bảo đảm quy trình tạo lập văn bản nói chung, có tính đến đặc điểm của văn miêu tả cùng những khó khăn sai phạm của HS tiểu học khi viết văn miêu tả và tổ chức thực hiện hệ thống BT đó một cách có kế hoạch thì sẽ hình thành được ở HS kĩ năng viết văn miêu tả; nói cách khác, hiệu quả dạy học văn miêu tả ở tiểu học sẽ
Như vậy, những kết quả nghiên cứu, đề xuất của luận án sẽ có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn TV nói chung, phân môn TLV - phần văn miêu tả ở tiểu học nói riêng, đồng thời góp phần cải tiến việc biên soạn các BT, tài liệu tham khảo về dạy học văn miêu tả ở tiểu học hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau : phương pháp phân tích; phương pháp thống kê - phân loại, phương pháp thống kê - so sánh; phương pháp điều tra; phương pháp thực nghiệm sư phạm
8 Bố cục của luận án
Luận án gồm 192 trang chính văn và 31 trang phụ lục Ngoài phần Mở
đầu và phần Kết luận, phần Nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học; Chương 2: Hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học; Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 7Chương 1 cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng
hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn miêu Tả
cho học sinh tiểu học 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Văn miêu tả - khái niệm và một số đặc trưng cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm văn miêu tả
Có rất nhiều quan niệm về văn miêu tả, để tiện cho việc nghiên cứu, học tập, và để phù hợp với việc dạy học văn miêu tả trong nhà trường tiểu học, chúng tôi xin đưa ra một cách hiểu về văn miêu tả: “Văn miêu tả là một loại văn dùng các phương tiện ngôn ngữ để vẽ lại những đặc điểm nổi bật của các khách thể trong hiện thực khách quan (cảnh vật, sự vật, con người ) một cách cụ thể, sinh động, gợi hình, gợi cảm như nó vốn có trong
đời sống nhằm tạo hiệu quả như thật với người đọc, người nghe”
1.1.1.2 Một số đặc trưng cơ bản của văn miêu tả
ở phần này, chúng tôi đề cập tới một số đặc trưng cơ bản của văn miêu tả, đó là: tính cụ thể, sinh động; tính sáng tạo; tính chân thực; tính hấp dẫn, truyền cảm Những đặc trưng này làm nên sự khác biệt giữa văn miêu tả với các kiểu văn bản khác Đây cũng là những yếu tố cần hình thành và rèn luyện cho HS trong bài văn miêu tả Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, miêu tả trong văn chương không hoàn toàn đồng nhất với văn miêu tả trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là đối với cấp tiểu học
b) Con đường hình thành kĩ năng viết văn miêu tả
Dựa trên lý thuyết về hoạt động, có thể khẳng định viết văn miêu tả là một hoạt động, và con đường dạy văn miêu tả chính là dạy các thao tác tạo
ra từng hành động của hoạt động viết văn miêu tả cho HS Yếu tố chủ yếu quyết định sự thành công của việc dạy văn miêu tả là sự thành thục của
Trang 8các thao tác trong từng hành động Sự thành thục đó chỉ có được khi HS
được thực hiện một hệ thống BT đầy đủ và hợp lý, vì trong những BT này mục đích của các hành động viết văn miêu tả được chuyển hoá thành những nhiệm vụ cụ thể trong các điều kiện cụ thể
c) Cơ sở của việc xác định các kĩ năng viết văn miêu tả
Các kỹ năng viết văn miêu tả được xác định dựa trên 4 giai đoạn của quá trình tạo lập văn bản, đó là các giai đoạn: định hướng, lập chương trình, hiện thực hoá chương trình, kiểm tra Tương ứng với các giai đoạn là các nhóm kĩ năng viết văn miêu tả Việc rèn luyện các nhóm kĩ năng này cần dựa trên sự phân giải kĩ năng lớn thành các kĩ năng bộ phận, phân giải các kĩ năng bộ phận thành từng thao tác để qua đó xây dựng một hệ thống BT chi tiết, hợp lý nhằm hình thành và rèn luyện từng thao tác, từng kĩ năng bộ phận, tiến tới hình thành và rèn luyện kĩ năng lớn - kĩ năng viết văn miêu tả cho HS
định thể loại văn bản và kiểu bài miêu tả cần viết
b Nhóm kĩ năng tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả
Nhóm kĩ năng này bao gồm 2 kĩ năng bộ phận sau:
* Kỹ năng quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả: Để tìm ý cho bài văn miêu tả có thể có nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề bài Tuy nhiên, trong thực tế, đối với văn miêu tả, tìm ý chủ yếu được thực hiện thông qua hành động quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả Mặc dù bên cạnh khả năng quan sát, HS còn phải huy động khả năng hồi tưởng, tưởng tượng RLKN quan sát, tìm ý trong dạy học văn miêu tả ở tiểu học cần phải
được tiến hành thông qua việc rèn luyện một loạt các kĩ năng như: sử dụng các giác quan, xác định trình tự quan sát, lựa chọn các chi tiết đặc sắc, nhận xét, so sánh, biểu cảm khi quan sát
* Kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả: Cũng như các kiểu văn bản khác, đối với quá trình viết văn miêu tả, lập dàn ý có rất nhiều lợi ích Dàn
ý của bài văn miêu tả cần phải đáp ứng được các yêu cầu của một dàn ý nói chung, với mô hình gồm 3 phần lớn: mở bài, thân bài và kết bài Tuy nhiên nội dung của mỗi phần, cách triển khai ý ở phần thân bài của bài văn miêu tả có những điểm khác khá rõ
Trang 9c Nhóm kĩ năng diễn đạt trong bài văn miêu tả
Nhóm kĩ năng này bao gồm các kĩ năng bộ phận sau:
* Kỹ năng dùng từ trong bài văn miêu tả: Kỹ năng này bao gồm hai mức
độ là dùng từ đúng và dùng từ hay, đó là dùng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các phép tu từ như so sánh, nhân hoá
* Kỹ năng đặt câu trong bài văn miêu tả: Đối với kỹ năng này, cần chú ý
đến mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu, mối liên kết giữa các câu trong
đoạn văn, bài văn miêu tả Ngoài ra, câu còn phải phù hợp với đặc trưng của văn miêu tả Vì thế, cũng như yêu cầu của việc dùng từ, đặt câu trong bài văn miêu tả không chỉ là việc đặt câu đúng mà còn phải đặt câu hay, đó
là đặt những câu sinh động, gợi tả, gợi cảm
* Kĩ năng xây dựng đoạn và liên kết đoạn trong bài văn miêu tả: Để viết
được đoạn văn miêu tả đúng, tiến tới viết được đoạn văn miêu tả hay, đoạn văn trong bài văn miêu tả cũng phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định, đó
là vừa phải đảm bảo được tính hướng nội (để duy trì mối quan hệ giữa các câu trong đoạn, để tách biệt được nó với các đoạn văn khác), vừa phải đảm bảo được tính hướng ngoại (để duy trì mối quan hệ giữa các đoạn trong bài văn, để chứng tỏ nó là một phần của bài văn)
d Nhóm kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi trong bài văn miêu tả
Một trong những đặc điểm của nhóm kĩ năng phát hiện và sửa chữa lỗi đó
là có thể tiến hành luyện tập nhóm kĩ năng này song song với luyện tập các nhóm kĩ năng khác Việc luyện tập bao gồm một số loại lỗi xuất hiện phổ biến trong bài văn miêu tả như: lỗi về bố cục, lỗi về nội dung, lỗi diễn đạt Các nhóm kĩ năng viết văn miêu tả trên đây là cơ sở lý thuyết quan trọng giúp chúng tôi xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chương trình, SGK dạy học văn miêu tả ở tiểu học
Chúng tôi khảo sát chương trình và SGK chủ yếu dựa trên những tài liệu như: chương trình môn TV tiểu học, SGK, một số tài liệu tham khảo khác (SGV và sách bài tập) được biên soạn phục vụ cho HS lớp 4, 5 chương trình 2000 Nội dung khảo sát tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng hệ thống BT của luận án, bao gồm: Quy định của chương trình về dạy học văn miêu tả; Về nội dung dạy học văn miêu tả trong SGK; Về các kiểu bài văn miêu tả trong SGK; Về đề bài văn miêu tả trong SGK; Đặc biệt, chúng tôi khảo sát khá kĩ Các BTRLKN viết văn miêu tả trong SGK Mục đích của việc khảo sát này là xác
định tính kế thừa của các dạng thức BT, đồng thời rút ra những kết luận về mặt phương pháp làm cơ sở (cơ sở thực tiễn) cho việc xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học hợp lí hơn, đạt hiệu quả dạy học cao hơn
Trang 101.2.2 Tình hình dạy- học văn miêu tả ở tiểu học
Qua khảo sát tình hình dạy học văn miêu tả ở tiểu học, có thể thấy việc dạy học văn miêu tả còn khá nhiều bất cập Kết quả làm văn miêu tả của
HS không cao lắm Số lượng bài văn miêu tả đạt yêu cầu, đúng với đặc trưng của văn miêu tả chiếm không nhiều Có thể đi đến một số nhận xét bước đầu về chất lượng viết văn miêu tả của HS tiểu học, đó là: HS thiếu tính chân thực và sáng tạo trong khi miêu tả Tồn tại khá phổ biến tình trạng sao chép từ văn mẫu; Nội dung miêu tả sơ sài, ý không phong phú, không biết cách phát triển các ý; Triển khai ý lộn xộn; Diễn đạt khô khan, thiếu hình ảnh và cảm xúc, nặng về kể nhiều hơn tả Nhìn chung, HS mắc khá nhiều lỗi trong bài văn miêu tả như: lỗi về bố cục, lỗi về nội dung, lỗi
về diễn đạt Do đó, cần phải có những bài tập giúp HS khắc phục phần nào những khó khăn, sai phạm trong quá trình viết văn miêu tả, giúp các
em viết văn miêu tả tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả ở tiểu học
Chương 2
hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn miêu Tả
cho học sinh tiểu học 2.1 Một số vấn đề chung
2.1.1 Quan niệm về “bài tập” trong các bài học thực hành RLKN Trong các bài học thực hành RLKN, có thể hiểu BT là một tập hợp yêu cầu hoạt động để đạt tới một kết quả nào đó Nếu là một loại BT cùng kiểu lặp đi lặp lại với mức độ cần thiết thì sẽ hình thành được kĩ năng tương ứng Nói cụ thể hơn, trong các bài học thực hành RLKN viết văn miêu tả, nhờ thực hiện các BT - tức là thực hiện các hoạt động học tập mà HS nắm được
và vận dụng được các kĩ năng bộ phận để sản sinh một văn bản miêu tả Hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả được đề cập đến ở đây là loại BT được sử dụng trong bài học thực hành RLKN viết văn miêu tả Trong chương trình
và SGK TV tiểu học, kiểu bài thực hành này nằm ở phần “luyện tập”
2.1.2 Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học
Hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học được biên soạn dựa trên một số nguyên tắc sau: Phù hợp với mục tiêu của môn học: RLKN tạo lập văn bản cho HS; Bảo đảm tính hệ thống, tính đa dạng và phong phú; Phù
hợp với thực tiễn dạy học văn miêu tả ở tiểu học, phù hợp với đặc điểm HS tiểu học; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
Trang 112.2 Miêu tả hệ thốngBT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học Căn cứ vào sự phân tích kĩ năng viết văn miêu tả thành từng nhóm các kĩ năng bộ phận, chúng tôi đề xuất hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả gồm
có 4 nhóm BT, mỗi nhóm có nhiệm vụ hình thành, rèn luyện một nhóm kĩ năng viết văn miêu tả, đó là: Nhóm BT RLKN tìm hiểu đề văn miêu tả; Nhóm BT RLKN quan sát, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả; Nhóm
BT RLKN diễn đạt trong bài văn miêu tả; Nhóm bài tập RLKN phát hiện
và sửa chữa lỗi trong bài văn miêu tả Cơ sở để phân nhóm chủ yếu dựa vào mục đích, tác dụng của các BT (tạm gọi là đích của BT) đối với việc RLKN viết văn miêu tả
2.2.1 Nhóm A - BT RLKN tìm hiểu đề văn miêu tả
Nhóm bài tập này nhằm mục đích giúp HS biết cách xác định đúng, đủ các yêu cầu của đề bài văn miêu tả, bao gồm các yêu cầu về: đối tượng miêu tả, mục đích miêu tả, trọng tâm miêu tả, đối tượng tiếp nhận (người
đọc) bài văn miêu tả Từ đó, các em tránh được sự lúng túng trong quá trình triển khai bài viết, tránh tình trạng bài viết xa đề, lạc đề Việc xác
định đúng, đủ các yêu cầu của đề bài sẽ là cơ sở của việc thực hiện các kĩ năng tiếp theo Căn cứ vào các yêu cầu của đề văn miêu tả, có thể chia nhóm BT RLKN tìm hiểu đề văn miêu tả thành 4 loại BT sau:
Loại A.I BT RLKN xác định đối tượng miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời được câu hỏi miêu tả cái gì? (hoặc con gì? vật gì? cây gì? cảnh gì? người nào?) Cũng chính nhờ xác định đ-
ược đối tượng miêu tả mà HS xác định chính xác kiểu bài miêu tả cần viết Việc xác định đối tượng miêu tả tuỳ thuộc vào phạm vi của đề bài Đối với những đề bài cho phép người viết lựa chọn đối tượng miêu tả tuỳ theo sở thích, hiểu biết, ý muốn cá nhân của mình, GV cần hướng HS lựa chọn những đối tượng miêu tả các em thực sự được quan sát kĩ, có tình cảm hoặc
có ấn tượng sâu sắc về đối tượng đó Hình thức BT thích hợp nhất là: BT trả lời ngắn về đối tượng miêu tả Tuỳ từng đề bài mà GV xây dựng câu hỏi cho phù hợp
Loại A.II BT RLKN xác định mục đích miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời được câu hỏi: miêu tả để làm gì? Việc trả lời được câu hỏi này bao gồm các nội dung: miêu tả nhằm đem tới cho người đọc thông tin gì? miêu tả nhằm thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào? miêu tả nhằm thể hiện mong muốn gì của người viết đối với người
đọc? Xác định mục đích miêu tả là công việc phức tạp và khó khăn hơn cả
Trang 12trong quá trình tìm hiểu đề Do đó, các BT nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp Hình thức BT chủ yếu là: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về mục đích miêu tả
Loại A.III BT RLKN xác định trọng tâm miêu tả
Loại bài tập này có mục đích giúp HS biết cách xác định đúng trọng tâm miêu tả, cũng chính là xác định phạm vi, giới hạn miêu tả, nhằm trả lời cho câu hỏi: miêu tả đối tượng những gì? miêu tả đến đâu? những điểm nào là quan trọng, cần phải tập trung miêu tả? những điểm nào là thứ yếu chỉ cần miêu tả sơ qua? Từ đó, HS không sa vào tình trạng viết văn theo cảm tính, viết lan man, xa đề Bởi xác định trọng tâm miêu tả là một vấn đề tương
đối rộng, phức tạp, đôi khi trừu tượng, phụ thuộc vào sự cảm nhận, ý thích chủ quan của người viết Trước hết, có thể giúp HS xác định trọng tâm miêu tả dựa vào một số cơ sở nhất định, chẳng hạn như dựa vào kiểu bài văn miêu tả, dựa vào những chỉ dẫn có trong đề bài Sau đó, có thể lựa chọn một số hình thức BT như: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về trọng tâm miêu tả
Loại A.IV BT RLKN xác định đối tượng tiếp nhận bài văn miêu tả Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời câu hỏi: viết cho ai? Qua việc trả lời câu hỏi này, HS biết được mình đang viết- tức là đang giao tiếp với đối tượng nào? Hình thức BT chủ yếu là: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về
đối tượng tiếp nhận bài văn miêu tả
Để giúp HS thực sự thuần thục kĩ năng tìm hiểu đề văn miêu tả, GV cần hướng dẫn HS chú ý thực hiện các bước sau đây khi tìm hiểu đề: (1) Đọc kĩ
đề để bước đầu thâm nhập đề, có nhận thức sơ bộ về đề bài; (2) Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài; (3) Trả lời các câu hỏi của BT để xác định yêu cầu của đề, bao gồm các câu hỏi sau: Đề bài yêu cầu viết kiểu bài văn miêu tả nào? Đối tượng miêu tả là sự vật nào? (hoặc cây gì? con gì? người nào? cảnh nào?); Mục đích viết bài văn miêu tả để làm gì?; Bài viết sẽ tập trung miêu tả những đặc điểm nào đối tượng là chủ yếu? Vì sao?; Bài viết hướng tới người đọc là ai? Từ ngữ xưng hô sẽ được sử dụng trong bài viết là gì?; Cần lưu ý điểm gì khi sử dụng ngôn ngữ để miêu tả?; (4) Kiểm tra lại các câu trả lời ở trên
2.2.2 Nhóm B - BT RLKN quan sát, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn miêu tả
Nhóm bài tập này có mục đích giúp HS biết cách quan sát, tìm ý và sắp xếp các ý vào một bố cục thích hợp với bài văn miêu tả Nhóm BT này
được chia thành 2 loại BT sau:
Trang 13Loại B.I BT RLKN quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả
Loại bài tập này nhằm giúp HS biết cách quan sát để tìm ý cho bài văn miêu tả Căn cứ vào các hành động cần phải tiến hành khi quan sát đối tượng miêu tả, loại BT này được chia thành 3 kiểu BT sau:
Kiểu B.I.1 BT sử dụng các giác quan trong quan sát
Kiểu bài tập này nhằm giúp HS biết cách sử dụng các giác quan trong quá trình quan sát đối tượng miêu tả Căn cứ vào sự tham gia của các giác quan vào hành động quan sát, kiểu BT này có thể chia thành 2 dạng BT: Sử dụng một giác quan trong quan sát; Phối hợp sử dụng các giác quan trong quan sát Một số hình thức BT chủ yếu: BT sử dụng các giác quan để quan sát dựa vào câu hỏi gợi ý; BT sử dụng các giác quan để quan sát dựa vào nội dung cho trước; BT quan sát theo yêu cầu của đề bài
Kiểu B.I.2 BT xác định trình tự quan sát
Kiểu bài tập này nhằm giúp HS biết cách quan sát có trình tự, để từ đó có thể lập dàn ý, viết bài văn được mạch lạc, rõ ràng, theo thứ tự hợp lý Có thể xác định trình tự quan sát theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề bài, tuỳ thuộc vào đối tượng miêu tả, hoặc tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của người viết Tuy nhiên, có thể kể đến các trình tự quan sát phổ biến và phù hợp với việc quan sát, tìm ý của HS tiểu học (mặc dù việc phân chia các trình tự quan sát chỉ có tính chất tương đối): quan sát theo trình tự không gian, quan sát theo trình tự thời gian, quan sát theo từng đặc điểm của
đối tượng miêu tả, phối hợp các trình tự quan sát Như vậy, dựa vào cách thức quan sát theo trình tự, kiểu BT này có thể chia thành 4 dạng BT là: Quan sát theo trình tự không gian; Quan sát theo trình tự thời gian; Quan sát theo đặc
điểm đối tượng miêu tả; Phối hợp các trình tự quan sát
Một số hình thức BT chủ yếu: BT quan sát theo trình tự dựa vào câu hỏi gợi ý; BT quan sát theo trình tự dựa vào nội dung cho trước; BT quan sát theo yêu cầu của đề bài
Kiểu B.I.3 BT lựa chọn chi tiết, nhận xét, so sánh, biểu cảm trong quan sát Kiểu bài tập này nhằm giúp HS biết cách lựa chọn những chi tiết đặc sắc, bước đầu biết thu nhận những nhận xét, so sánh, và biểu lộ cảm xúc khi quan sát đối tượng miêu tả Kiểu BT này có thể chia thành 2 dạng BT sau: Dạng B.I.3.1 Lựa chọn chi tiết đặc sắc trong quan sát
Một số hình thức BT chủ yếu: BT quan sát, lựa chọn chi tiết dựa vào câu hỏi gợi ý; BT quan sát, lựa chọn chi tiết dựa vào nội dung cho trước; BT cho trước một số chi tiết, yêu cầu lựa chọn chi tiết tiêu biểu cho phù hợp; BT quan sát theo yêu cầu của đề bài