Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lí sư phạm nâng cao hứng thú học môn toán ở các em
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo
Viện khoa học giáo dục Việt Nam
tóm tắt Luận án tiến sĩ tâm lý học
Hà Nội - 2008
Trang 2C«ng tr×nh ®−îc hoµn thµnh t¹i ViÖn Khoa häc Gi¸o dôc ViÖt Nam
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1 PGS.TS M¹c V¨n Trang
Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2008
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th− viÖn Quèc gia
vµ Th− viÖn ViÖn Khoa häc Gi¸o dôc ViÖt Nam
Trang 3DANH MụC CáC CÔNG TRìNH Đã CÔNG Bố CủA TáC GIả
1 Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), “Hứng thú và vai trò hứng thú nhận thức trong
hoạt động học tập của học sinh”, Tạp chí Tâm lý học, (số 2), tr.46
2 Nguyễn Thị Thu Cúc (2006), “ Hứng thú học môn Toán của học sinh
tiểu học ở Tây Ninh ”, Tạp chí Giáo dục, (số 150), tr 19
3 Nguyễn Thị Thu Cúc (2007), “Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú
học tập môn Toán của học sinh tiểu học ở Tây Ninh”, Tạp chí Giáo dục, (số 155), tr 14
4 Nguyễn Thị Thu Cúc (2008), “Biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng
thú học Toán ở học sinh tiểu học”, Tạp chí Tâm lý học, số 3, tr 59
Trang 4Mở ĐầU
1 Lý do chọn đề tài
Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS và sự phát triển nhân cách của các em Trong trường tiểu học môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các năng lực và phẩm chất trí tuệ cho HS Vì vậy, hứng thú càng trở nên quan trọng trong việc học tập môn Toán ở trường tiểu học
Hứng thú học môn Toán của HS tiểu học (HSTH) nhìn chung vẫn còn
bị hạn chế, không ít em sợ toán, coi việc học toán là một công việc nặng nhọc, căng thẳng Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên có thể do các em chưa nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán, chưa được kích thích hành động tích cực, sáng tạo trong quá trình giải toán ; cũng có thể do nội dung môn Toán khô khan, phương pháp (PP) dạy của GV chưa thật sự hấp dẫn, Mặt khác, trên thực tế viêc hình thành hứng thú học môn Toán cho HSTH ở Việt Nam còn chưa được nghiên cứu mang tính hệ thống, đặc biệt đối với HSTH ở những vùng xa xôi, hẻo lánh như địa bàn Tây Ninh
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: ”Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn Toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn Toán ở các em"
2 Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra những đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH, đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tâm lý sư phạm (TLSP) để nâng cao loại hứng thú này, từ đó đưa ra những kiến nghị sư phạm góp phần nâng cao hứng thú học môn Toán cho HSTH
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH và biện pháp TLSP nâng cao hứng thú học môn Toán ở các em
3.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính: 422 HS (209 HS lớp 3 và 213 HS lớp 4) của một số trường tiểu học huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
Trang 5Khách thể nghiên cứu bổ trợ: 29 GV (GV trực tiếp dạy những HS đựơc nghiên cứu và các GV dạy ở các lớp 3 và lớp 4 khác)
Trưng cầu ý kiến 64 CMHS Một số khách thể phỏng vấn sâu: 25 HS,
30 CMHS, 15 GV,
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể nghiên cứu: HS khối lớp 3 và lớp 4
- Về đối tượng nghiên cứu:
+ Nghiên cứu một số đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH
+ Biện pháp TLSP: chủ yếu áp dụng một số tác động tâm lý thông qua các hình thức, PP, biện pháp trong dạy học của GV nhằm tăng tính chủ
động, tìm tòi, sáng tạo và tạo lập bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình học tập để nâng cao hứng thú học môn Toán Không đi sâu nghiên cứu nội dung, chương trình môn Toán ảnh hưởng đến hứng thú học môn Toán như thế nào, mà đặt vấn đề: cùng nội dung môn Toán nhưng tại sao
HS này, lớp này hứng thú học tập hơn HS kia, lớp kia
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học: Thị Trấn, Nguyễn Đình Chiểu, Bạch Đằng trong địa bàn huyện Hòa Thành, thuộc tỉnh Tây Ninh
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: Hứng thú, hứng thú học tập, hứng thú học môn Toán của HSTH,
4.2 Phân tích thực trạng hứng thú và nguyên nhân gây hứng thú học môn Toán của HS ở một số trường tiểu học; xác định những đặc điểm hứng thú học môn Toán ở HSTH
4.3 Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp TLSP nhằm nâng cao hứng thú học môn Toán cho HS Từ đó đề xuất những kiến nghị sư phạm cần thiết
5 Giả thuyết khoa học
Đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH hiện nay nhìn chung còn phân tán, chưa bền vững, chưa ổn định, chủ yếu là hứng thú gián tiếp Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là do: việc giảng dạy chưa làm cho HS nhận thức rõ ý nghĩa của môn Toán, chưa thật sự tạo ra những xúc cảm tích cực, tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học toán, cũng như chưa tạo ra bầu không khí tích cực trong các nhóm HS khi học toán
Trang 6Nếu xây dựng được một hệ thống các biện pháp TLSP tác động làm thay đổi các nguyên nhân trên một cách tích cực thì hứng thú học môn Toán ở HSTH sẽ được nâng cao hơn
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng một hệ thống các PP nghiên cứu sau: PP nghiên cứu tài liệu; PP chuyên gia; PP điều tra bằng bảng hỏi; PP phỏng vấn; PP quan sát;
PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động; PP thực nghiệm; PP thống kê toán học
7 Đóng góp mới của luận án
- Về mặt lý luận:
Luận án đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu lĩnh vực hứng thú học môn Toán của HSTH; đã xác định được khái niệm hứng thú học môn Toán của HSTH; chỉ ra được các thành tố cảm xúc, nhận thức, hành động trong cấu trúc và biểu hiện của hứng thú học môn Toán của HSTH; chỉ ra 3 giai đoạn hình thành, phát triển và 5 yếu tố tác động
đến hứng thú học môn Toán ở HSTH Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm tài liệu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS Việt Nam
- Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu xác định được một số đặc điểm hứng thú học môn Toán của HS lớp 3 – 4: hầu hết HS không những không sợ Toán mà còn hứng thú học Toán cao hơn các môn khác; tuy nhiên hứng thú gián tiếp (với kết quả hoạt động) chiếm ưu thế hơn hứng thú trực tiếp (với quá trình chiếm lĩnh đối tượng); yếu tố xúc cảm đối với quá trình và kết quả học môn Toán chiếm ưu thế hơn yếu tố nhận thức về đối tượng; HS lớp 3 – 4
đặc biệt hứng thú với những bài tập toán số, những bài trực quan hoá, có tình huống và qua trò chơi; hứng thú của HS lớp 3 – 4 còn phân tán, chưa
ổn định, bền vững, dễ nâng cao nhưng cũng dễ suy giảm bởi các yếu tố tác
động khách quan, trong đó GV có vai trò quan trọng nhất
Đề xuất được một số biện pháp TLSP: tăng cường sử dụng bài tập toán có tình huống, trực quan, trò chơi; tăng cường hình thức làm bài tập theo nhóm nhỏ; tăng cường chấm bài, đánh giá kết quả học tập theo hướng động viên,
Trang 7khích lệ sự tiến bộ của từng HS Các biện pháp trên đã được thực nghiệm ở HS lớp 3 lớp 4, được chứng minh là có tính khả thi và đạt kết quả rõ rệt
Luận án có thể dùng làm tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển hứng thú học môn Toán ở HSTH
8 Cấu trúc của luận án
Nội dung luận án gồm 198 trang, bao gồm phần mở đầu (6 trang), ba chương (130 trang) trong đó có 21 bảng số, 2 biểu đồ và kết luận, kiến nghị (3 trang) Ngoài ra còn có danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục (59 trang)
Chương 1 CƠ Sở Lý LUậN CủA VấN Đề NGHIÊN CứU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu hứng thú ở nước ngoài
Trên thế giới đã có một số nhà khoa học nghiên cứu về hứng thú Các công trình nghiên cứu đã đi theo các hướng sau: lý luận chung, đại cương
về hứng thú; hứng thú nhận thức; hứng thú học tập các môn học của HS; các con đường, phương pháp nghiên cứu hứng thú, tác động đến hình thành phát triển hứng thú của các nhà tâm lý học: X L Rubinstein, Ch Buhler,
G I Sukina, N G Marôzôva, K Đ Usinxky, Linnell, Charles, I K Strong, D Super, Michael Atiyah
1.1.2 Tình hình nghiên cứu hứng thú ở Việt Nam
ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hứng thú, theo một số hướng sau: lý luận chung về hứng thú, hứng thú nghề nghiệp, hứng thú các môn học ở HS phổ thông của các tác giả: Đức Minh, Phạm Cốc, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn, Phạm Tất Dong, Nguyễn Thanh Bình, Lê Ngọc Lan, Phạm Huy Thụ, Vũ Thị Nho, Trần Thị Thanh Hương, Đào Thị Oanh,
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu có hệ thống về hứng thú của HSTH còn ít Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH và biện pháp TLSP nâng cao loại hứng thú này Chính vì thế, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hứng thú
Trang 8học môn Toán của HS tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học môn Toán ở các em“
1.2.1.2 Cấu trúc của hứng thú
Theo N G Marôzôva có ít nhất 3 yếu tố:
* Có xúc cảm đúng đắn đối với hoạt động;
* Có khía cạnh nhận thức của xúc cảm này;
* Có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động
Chúng tôi lựa chọn định nghĩa: "Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do sự hấp dẫn và ý nghĩa của nó đối với bản thân" làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của luận án
1.2.1.3 Phân loại hứng thú
Căn cứ vào một số dấu hiệu khác nhau, người ta có thể chia hứng thú ra làm nhiều loại: hứng thú vật chất, hứng thú nhận thức; hứng thú trực tiếp, hứng thú gián tiếp; hứng thú tích cực, hứng thú thụ động,
1.2.1.4 Vai trò của hứng thú trong hoạt động cá nhân
Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người Hứng thú được xem như là một cơ chế bên trong, sự biểu hiện của động cơ thúc đẩy quá trình nhận thức của con người Hứng thú là động lực cơ bản
để hình thành và phát triển năng lực ở con người
1.2.2 Khái niệm hứng thú học tập
1.2.2.1 Hứng thú nhận thức và hứng thú học tập
Hứng thú nhận thức rộng hơn hứng thú học tập, hứng thú nhận thức có trước khi trẻ đi học, là nhu cầu tự nhiên, tất yếu của con người Hứng thú nhận thức có nội dung đối tượng rộng hơn, phong phú hơn so với hứng thú học tập Hứng thú học tập là trường hợp riêng của hứng thú nhận thức Hứng thú học tập của HS là loại hứng thú hướng vào chính bản thân của quá trình học tập, say mê chiếm lĩnh đối tượng (các môn học) dưới sự hướng dẫn của các nhà sư phạm
Trang 9Chúng tôi cho rằng: Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt xúc cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong quá trình nhận thức và trong đời sống của cá nhân
- Giai đoạn 2: Những rung động định kỳ được lặp đi lặp lại nhiều lần và
được khái quát trở thành thái độ nhận thức có xúc cảm tích cực với đối tượng
- Giai đoạn 3: Nếu thái độ tích cực đó được duy trì củng cố, khả năng tìm tòi độc lập ở các em thường xuyên được khơi dậy thì hứng thú có thể trở thành xu hướng cá nhân
1.2.2.4 Những điều kiện hình thành và phát triển hứng thú học tập Bao gồm: Hình thức hấp dẫn của việc truyền đạt tri thức trong quá trình học tập; nhận thức được tầm quan trọng của môn học; cách tổ chức việc học tập và sinh hoạt cho người học; đề ra cho người học những nhiệm
vụ học tập; nhân cách của người GV; nội dung tài liệu học tập,
1.3 Hứng thú học môn Toán của HS tiểu học
1.3.1 Vai trò và đặc điểm môn Toán ở trường tiểu học
Trong trường tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, có khả năng to lớn giúp HS phát triển được các năng lực và phẩm chất trí tuệ Toán học được xem là môn học “công cụ” trong nhà trường
Trong chương trình toán tiểu học được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (lớp 1, 2, 3) học tập cơ bản HS được chuẩn bị: những kiến thức, kỹ năng cơ bản, phương pháp tự học toán,
- Giai đoạn 2: (lớp 4, 5) học tập sâu (so với giai đoạn trước) HS vẫn
Trang 10học tập các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn Toán nh−ng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tính trừu t−ợng, khái quát đ−ợc nâng lên một bậc 1.3.2 Một số đặc điểm của HS tiểu học trong học tập
Chúng tôi đã đề cập một số đặc điểm của HSTH có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài nh−:
1.3.3 Khái niệm hứng thú học môn Toán của HS tiểu học
a/ Định nghĩa
Hứng thú học môn Toán là thái độ lựa chọn đặc biệt của HS đối với việc lĩnh hội và vận dụng những tri thức toán học trong quá trình học tập cũng nh− trong cuộc sống, do sự hấp dẫn và ý nghĩa thiết thực của môn Toán đối với bản thân
b/ Những thành tố tâm lý cấu thành hứng thú học môn Toán của HS tiểu học, bao gồm 3 thành phần chủ yếu: Thành tố xúc cảm; thành tố nhận thức; hành động của HS trong quá trình học môn Toán
c/ Các biểu hiện của hứng thú học môn Toán
- Biểu hiện về mặt xúc cảm: HS có xúc cảm tích cực (yêu thích, say mê, )
đối với môn Toán
- Biểu hiện về mặt nhận thức: HS biết, hiểu đ−ợc những nguyên nhân của sự yêu thích trên, đặc biệt thấy giá trị, ý nghĩa của môn Toán
- Biểu hiện về mặt hành động: HS biểu hiện bằng các hành động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo không chỉ trong giờ lên lớp mà còn ở cả ngoài lớp hàng ngày
- Biểu hiện về mặt kết quả học tập
d/ Các mức độ phát triển
Mức độ 1 (M1) - Ch−a có hứng thú học môn Toán
Mức độ 2 (M2) – Chủ yếu hứng thú gián tiếp đối với môn Toán
Mức độ 3 (M3) – Chủ yếu hứng thú trực tiếp đối với môn Toán
Trang 11Mức độ 4 (M4) - Hứng thú với cả nội dung và phương pháp tư duy toán học
1.3.4 Đặc điểm hứng thú học môn Toán của HS tiểu học
Đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH là những nét riêng, độc
đáo, đặc trưng cho loại hứng thú này của HSTH, khiến ta có thể phân biệt hứng thú học môn Toán của các em với hứng thú học các môn khác và hứng thú của HS các cấp bậc học khác
Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH cần làm rõ những nét độc đáo, đặc trưng về các mặt sau:
+ Đặc điểm hứng thú học môn Toán so với các môn khác
+ Đặc điểm hứng thú gián tiếp và hứng thú trực tiếp
+ Đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH biểu hiện ở: nhận thức, thái độ xúc cảm, hành vi trong quá trình học môn Toán
+ Đặc điểm về mức độ bền vững, sâu sắc của hứng thú học môn Toán + Đặc điểm những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn Toán của HSTH 1.4 Biện pháp TLSP nâng cao hứng thú học môn Toán của HS tiểu học 1.4.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học môn Toán của HS tiểu học
a/ Những yếu tố chủ quan (bên trong): Đó là những yếu tố thuộc về chủ thể nhận thức - HS như: Trình độ nắm vững môn học của HS; thái độ
đúng đắn đối với việc học tập, đối với môn Toán; các yếu tố chủ quan khác như: nhu cầu, tính ham hiểu biết,
b/ Những yếu tố khách quan (bên ngoài HS), bao gồm: Đặc điểm môn Toán; điều kiện vật chất cần thiết để dạy học có hiệu quả; hoàn cảnh, môi trường học tập (GV, gia đình, tập thể HS)
1.4.2 Những biện pháp TLSP tác động nâng cao hứng thú học môn Toán của HS tiểu học
Những biện pháp TLSP dùng trong luận án này là những cách thức,
PP, hình thức GV dùng để tác động đến tâm lý HSTH trong quá trình dạy học môn Toán, nhằm nâng cao hứng thú học bộ môn này ở các em
Những biện pháp tác động: (chỉ giới hạn mấy biện pháp sau)
a GV tổ chức cho HS tham gia tích cực vào các hoạt động học tập đa dạng: Dạy học giải quyết vấn đề; Tổ chức trò chơi học toán;
b Kích thích động cơ học tập bằng cách đánh giá tích cực, khích lệ HS
cố gắng, ham mê học tập, chiếm lĩnh đối tượng
Trang 12c Tăng cường hình thức học tập theo nhóm theo quan điểm sư phạm tương tác
Chương 2
Tổ CHứC và Phương pháp NGHIÊN CứU 2.1 Nghiên cứu lý luận
Tìm kiếm các nguồn tài liệu, đọc, phân tích, hệ thống hóa, cùng với
PP chuyên gia:
- Xác định quan điểm phương pháp luận nghiên cứu;
- Xác định các khái niệm của đề tài nghiên cứu;
- Xác định đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH
- Các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp tác động nâng cao hứng thú học môn Toán của HSTH
2.2 Tổ chức điều tra thực trạng
2.2.1 Khảo sát thăm dò (2005 - 2006) xây dựng bộ công cụ khảo sát sơ bộ làm cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống PP, công cụ khảo sát thực trạng và xác định phương hướng thực nghiệm tác động
2.2.2 Điều tra chính thức: tiến hành nghiên cứu 422 HS thuộc 3 trường tiểu học thuộc huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh: Thị Trấn (151 HS), Nguyễn Đình Chiểu (143 HS) và Bạch Đằng (128 HS) trong học kỳ I, năm học 2005 - 2006 Với mục đích tìm hiểu các nội dung sau:
- Đặc điểm hứng thú học môn Toán ở HSTH, biểu hiện qua các mặt: xúc cảm, nhận thức và hành động đối với môn Toán
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm hứng thú học môn Toán ở các em
- Tìm hiểu về PP, hình thức dạy học môn Toán của GV đang dạy môn Toán ở những lớp được chọn nghiên cứu
* PP nghiên cứu được sử dụng phối hợp các PP sau:
a PP điều tra bằng bảng hỏi: gồm 3 loại phiếu điều tra cho HS, GV, CMHS
b Sử dụng một số PP bổ trợ: quan sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu sản phẩm hoạt động, nhằm thu thập các sự kiện bổ sung cho các số liệu thu
được ở các PP nghiên cứu khác
c PP thực nghiệm tự nhiên: Sử dụng nhằm phát hiện một vài biểu hiện của hứng thú học môn Toán ở HS và kiểm tra lại độ chân thực của một số
Trang 13câu trả lời qua phiếu điều tra ở các em
2.3 Tổ chức thực nghiệm
* Nội dung thực nghiệm:
- Bồi dưỡng cho GV về tầm quan trọng của hứng thú học tập và PP, hình thức dạy học tích cực
- áp dụng một số PP, hình thức dạy học tích cực (tổ chức HS học tập nhóm nhỏ, dạy học giải quyết vấn đề, ) qua một số bài ở môn Toán; biện pháp kiểm tra, đánh giá, tạo động cơ học tập cho HS
* Thực nghiệm được tiến hành 2 lần:
- Lần 1 - Thực nghiệm tác động sư phạm ở HS lớp 3: tiến hành ở học
kỳ II, năm học 2005 - 2006 (từ 01/3/2006 đến 24/4/2006) với mục đích thử nghiệm các biện pháp TLSP tác động đến HS lớp 3 (trường Bạch Đằng), nâng cao hứng thú học môn Toán cho HSTH
- Lần 2 - Thực nghiệm tác động sư phạm ở HS lớp 4: tiến hành ở học
kỳ I, năm học 2006 - 2007 (từ 18/10/2006 đến 12/12/2006) với mục đích khẳng định tác dụng của các biện pháp TLSP đối với HS lớp 4
Kết quả thực nghiệm được đo qua việc tổng hợp các biểu hiện của hứng thú học môn Toán bằng phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát, phân tích sản phẩm
2.4 Cách xử lý số liệu và các tiêu chí đánh giá
- HS có thái độ bình thường đối với môn Toán
- HS có thái độ không yêu thích môn Toán
Các mức độ đánh giá xúc cảm: Mức “Thích” (3 điểm); Mức “Bình thường” (2 điểm); Mức “Không thích” (1 điểm)
2.4.2.2 Tiêu chí đánh giá mặt nhận thức
Mỗi nguyên nhân được đánh giá theo thang điểm: “Đồng ý” (3 điểm);
“Phân vân” (2 điểm); “Không đồng ý” (1 điểm) Riêng các nguyên nhân trực tiếp liên quan đến đối tượng của hoạt động học toán được tính hệ số 2