Đánh giá, nhận xét chung về tình hình xuất khẩu chè của công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu chè ở công ty TNHH sản xuất – xuất nhập khẩu Thiên Hoàng pptx (Trang 44)

2.3.1. Những kết quả đạt được

a) Kim ngạch xuất khẩu chè

Biểu đồ 06: Kim ngạch xuất khẩu các loại chè qua 3 năm gần nhất

Đơn vị: USD 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2007 2008 2009 Chè CTC Chè xanh Chè đen

(Nguồn: phòng kinh doanh)

Chè xanh là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, giá xuất khẩu của chè xanh thường cao hơn chè đen từ 20 - 30%. Kim ngạch xuất khẩu chè xanh của công ty cũng tăng đều qua các năm do công ty đã chủ động mạnh dạn tìm kiếm thị trường đầu ra cho chè xanh. Mặt hàng chè đen vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty với kim ngạch cao qua các năm, năm 2008 kim ngạch chè đen có xuống thấp là do đây là năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu, nhu cầu về chè đen giảm mạnh. Tuy nhiên năm 2008 kim ngạch xuất khẩu chè xanh lại đạt khá cao nên tổng kim ngạch xuất khẩu chè năm 2008 vẫn đạt được mức độ tăng trưởng cao. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu chè đen đã được hồi phục, tổng kim ngạch xuất khẩu của năm 2009 cũng tăng trưởng tốt cho thấy doanh nghiệp đã có hướng đi đúng đắn trước tình hình khó khăn chung.

Công ty TNHH Thiên Hoàng tuy mới chỉ được thành lập chưa đầy 5 năm, nhưng cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu của công ty liên tục tăng trong 5 năm:

Biểu đồ 07: Doanh thu của công ty qua các năm

Đơn vị: triệu đồng 3,765 8,188 15,683 21,799 22,237 0 5000 10000 15000 20000 25000 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu Doanh thu

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Mức tăng doanh thu trung bình từng năm là khá cao, đạt khoảng gần 200%: năm 2006 tăng 217% so với năm 2005, năm 2007 tăng 191% so với năm 2006, năm 2008 tăng 139% so với năm 2007. Nếu doanh thu của năm 2004 - chỉ là 3.765 triệu đồng thì đến năm 2009 đã là 22.237 triệu đồng, tăng gần gấp 6 lần. Mức tăng trưởng doanh thu năm 2009 có phần chững lại, chỉ tăng 102% so với năm 2008 (gần như là không tăng), điều này là do ảnh hưởng lớn từ các yếu tố của môi trường bên ngoài và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước như:

 Ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu

 Chính sách tiền tệ của Nhà Nước

Những yếu tố đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của công ty.

Bảng 10: Báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm gần nhất

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1. Doanh thu thuần

15.683.721.500 21.799.112.424 22.237.089.690 2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh 1.112.315.970 1.151.482.996 1.174.645.723

3. Lợi nhuận khác - - -

4. Lợi nhuận trước thuế

1.112.315.970 1.151.482.996 1.174.645.723 5. Lợi nhuận sau thuế 800.867.498 829.067.757 845.744.921

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Bảng 11: So sánh hoạt động kinh doanh của 2 năm gần nhất

Chỉ tiêu Chênh lệch 2009/2008

Giá trị (VNĐ) %

1. Doanh thu thuần 437.977.270 2,1

2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 23.162.727 2

3. Lợi nhuận trước thuế 23.162.727 2

4. Lợi nhuận sau thuế 16.677.164 1,97 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ hơn sự chững lại trong tăng trưởng của năm 2009. Tất cả các chỉ số doanh thu thuần và lợi nhuận năm 2009 chỉ tăng 2% so với năm 2008 và giá trị tuyệt đối cũng tăng rất ít: doanh thu thuần chỉ tăng 437.977.270 VNĐ còn lợi nhuận sau thuế chỉ là 16.677.164 VNĐ

Bảng 12: Hiệu quả hoạt động kinh doanh 2009

Chỉ tiêu Giá trị

1.Lợi nhuận sau thuế 845.744.921

2. Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3,8%

3. Vốn chủ sở hữu 4.308.004.498

4. ROE 19,63%

5. Tổng tài sản 7.370.611.942

6. ROA 11,47%

(Nguồn: Phòng kinh doanh) c) Chi phí kinh doanh

Bảng 13: Cơ cấu các khoản mục chi phí

Đơn vị: VNĐ

ST T

Yếu tố chi

phí Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Giá vốn hàng bán 6.685.603.45 2 13.506.075.0 00 18.639.877.4 13 18.656.258.4 84 2 Chi phí bán hàng 541.186.140 650.760.150 1.426.299.31 1 1.698.450.90 5 3 Chi phí QLDN 200.199.884 250.760.380 365.742.559 458.024.098 Tổng chi phí 7.426.989.47 6 14.407.595.5 40 20.431.919.2 83 20.812.733.4 87

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Cũng như chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu chi phí cũng tăng đều qua các năm theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh của công ty. Do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nên giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty, tỷ lệ giá vốn hàng bán ở công ty khá ổn định luôn dao động ở mức 90%. Nguyên nhân là do công ty có được nguồn hàng ổn định và làm tốt công tác tạo nguồn. Giá cả mặt hàng chè trong nước và thế giới biến đổi rất thất thường, có những năm tăng cao

như 2006 nhưng công ty vẫn giữ ổn định được tỷ lệ giá vốn hàng bán trong tổng chi phí.

Biểu đồ 08: Tỷ trọng từng loại chi phí qua các năm

3% 7.30% 90% 3% 4.50% 93% 3% 7% 91% 2% 7.80% 90% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2007 2008 2009 Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí QLDN

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng chi phí. Chi phí quản lý doanh nghiệp khá ổn định và có xu hướng giảm cho thấy hiệu quả trong quản lý kinh doanh của công ty ngày càng tăng.

d) Lương nhân viên công ty

Công ty TNHH Thiên hoàng luôn chú trọng chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo niềm tin nơi cán bộ công nhân viên để họ có thể yên tâm công tác. Thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên công ty liên tục tăng qua các năm, quỹ lương, quỹ khen thưởng của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước.

Biểu đồ 09: Thu nhập trung bình của 1 người lao động Đơn vị: triệu VNĐ Thu nhập trung bình 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2005 2006 2007 2008 2009 Thu nhập trung bình (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) 2.3.2. Những mặt tích cực

Là một công ty nhỏ mới thành lập, mới gia nhập ngành chưa lâu chịu muôn vàn khó khăn thách thức nhưng công ty TNHH Thiên Hoàng đã từng bước khẳng định được mình đạt được những thành tích đáng kể.

Về kim ngạch xuất khẩu:

Những năm gần đây lượng chè xuất khẩu của công ty liên tục tăng, nếu năm 2005 lượng xuất khẩu của công ty là 104 tấn thu về 145.600 USD, thì đến năm 2009 lượng chè xuất khẩu đã đạt 790 nghìn tấn thu về hơn 1,2 triệu USD.

Về thị trường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thị trường xuất khẩu của công ty liên tục được mở rộng. Năm 2005 thị trường xuất khẩu của công ty chỉ là một số nước Trung Đông như Pakistan, Apghanistan, đến năm 2007 công ty đã mở rộng sang các thị trường như Nga, Ấn Độ. Công ty cũng đã xác định rõ mục tiêu của từng loại thị trường và có những phương án kinh doanh cụ thể trên từng thị trường.

Uy tín của công ty trên các thị trường cũng không ngừng được nâng cao, công ty đã tạo được mối quan hệ lâu dài bền vững với các bạn hàng, có nhiều khách hàng vẫn có mối quan hệ làm ăn với công ty từ năm 2004 đến giờ.

Về chủng loại chè xuất khẩu:

Năm 2004 công ty chỉ xuất khẩu được chè đen OP, P và chè xanh. Những năm sau chủng loại chè công ty đã đa dạng hơn, cụ thể công ty đã xuất khẩu thêm những giống chè: CTC, FBOP, PS, BPS, PF.

Công ty cũng đang nghiên cứu xuất khẩu các loại chè đặc biệt có giá trị kinh tế lớn của Việt Nam như: chè tuyết, chè Shan sang các thị trường tiềm năng Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan.

Về chất lượng:

Chất lượng chè xuất khẩu được coi là yếu tố sống còn, là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ trên các thị trường Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đài Loan. Nhận thức được vấn đề đó công ty luôn quan tâm chú trọng đến công tác đảm bảo chất lượng của chè từ lúc thu mua ở địa phương cho đến khi hàng hóa được vận chuyển lên tàu. Vấn đề kiểm tra kiểm dịch được làm rất cẩn thận kỹ lưỡng vì vậy mà từ khi kinh doanh đến giờ chưa có một lô hàng nào của công ty bị trả về, bị cho là vi phạm tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam cũng như thế giới.

Về công tác tạo nguồn:

Ông Hoàng Trọng Huy, giám đốc công ty, là một người con của quê hương Yên Bái, ông luôn trăn trở một nỗi niềm mong muốn xây dựng quê hương đất nước, phát triển cây chè của quê hương. Ông luôn quan tâm đến đời sống của bà con nông dân trồng chè, của người công nhân trong nhà máy sản xuất chế biến chè. Chính nhờ những tình cảm đó mà công ty luôn có được nguồn cung chè ổn định từ những tỉnh Yên Bái, Lạng Sơn. Cho dù có những năm chè mất mùa, sản lượng chung toàn ngành kém nhưng công ty vẫn đáp ứng kịp thời và đầy đủ các đơn hàng của khách hàng.

2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân

a) Những hạn chế còn tồn tại Trong khâu thu mua:

Công ty không có nhà máy sản xuất chè tại địa phương nên chất lượng chè phụ thuộc nhiều vào đơn vị chế biến. Chất lượng chè còn chưa được tốt, lượng chè nhặt ra của mỗi lô hàng là khá nhiều, điều này đã làm tăng chi phí kinh doanh của công ty. Nguồn cung chè của công ty chủ yếu ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang mà chưa mở rộng vào khu vực Tây Nguyên hay Khu bốn cũ.

Phương thức thu mua truyền thống, đơn lẻ, chưa gắn chặt với sản xuất.

Về sản phẩm:

Mặc dù đã cố gắng nhiều trong việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu nhưng sản phẩm của công ty chỉ dừng lại ở những mặt hàng phổ biến, truyền thống như: chè đen OP, PS, P, chè xanh OPA. Với những mặt hàng này công ty khó có thể cạnh tranh được trên các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Nhật Bản. Hơn nữa những loại chè xuất khẩu của công ty chỉ có số ít là dùng ngay còn chủ yếu như loại chè đen dùng để làm nguyên liệu cho các hãng chè nổi tiếng.

Sản phẩm còn đơn điệu về mẫu mã bao bì, ta chủ yếu xuất khẩu chè có kiểu dáng và kích thước tự nhiên.

Chưa hình thành hệ thống phân phối trực tiếp ở nước ngoài.

Thị trường:

Thị trường của công ty còn nhỏ, mặt hàng của công ty mới chỉ xuất hiên ở 4 nước trên thế giới. Công ty còn quá phụ thuộc vào thị trường truyền thống trong khi đó lại không khai thác hết khả năng của thị trường truyền thống. Kinh doanh gần 6 năm tại thị trường nhưng công ty không có thêm bạn hàng mới nào ngoài những bạn hàng quen thuộc từ trước.

Công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được đầu tư đúng mức, nhân viên của công ty thiếu kinh nghiệm, khả năng và nghiên cứu tìm kiếm thị trường. Các nghiệp vụ Marketing, nghiệp vụ hỗ trợ xuất khẩu còn kém và hầu như không có.

b) Nguyên nhân

Do mới thành lập nên khả năng về nhân lực, vật lực còn hạn chế. Số lượng nhân viên trong công ty còn ít, có người phải cáng đáng nhiều công việc cùng lúc.

Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường còn yếu do khó khăn trong việc tiếp cân các nguồn thông tin

Cán bộ công nhân viên của công ty tuổi đời còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh trên thị trường quốc tế, cả công ty chỉ có 4 người có trình độ đại học.

Công ty rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng nên thường phải tìm ở các nguồn vốn khác với lãi suất cao hơn,

Chất lượng chè phụ thuộc vào các đơn vị sản xuất bên ngoài, nhưng bộ phận chế biến sơ chế của công ty cũng còn yếu, thiếu máy móc kỹ thuật dẫn đến chất lượng chè xuất khẩu chưa cao.

Nguyên nhân khách quan:

Hoạt động kinh doanh sản xuất chè nói riêng, các mặt hàng nông sản nói chung ở nước ta chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan từ phía Nhà nước và môi trường kinh doanh.

Khó khăn trong việc sản xuất chè:

Cây chè nước ta chủ yếu được trồng ở khu vực miền núi và trung du, nơi có điều kiện cơ sở vật chất hạn chế yếu kém. Các công ty xuất khẩu phải chịu thêm nhiều chi phí về thu mua, vận chuyển làm giá thành bị đẩy lên cao. Người nông dân trồng chè ngoài thuế sử dụng đất nông nghiệp còn phải chịu các khoản phí quản lý, khấu hao vườn chè… có thể chiếm tới hơn 30% tổng sản lượng khoán, mức đóng góp này là quá nặng. Mặt khác do không tiếp cận được với thông tin cũng như kỹ thuật trồng trọt mà tình trạng người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép dẫn đến nguy cơ mặt hàng chè xuất khẩu bị trả lại do không vượt qua được khâu kiểm dịch, kiểm nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính phủ cũng chưa có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho nông dân trồng chè, đầu tư cho chè chỉ chiếm 2,6% trong tổng đầu tư của Nhà nước cho ba loại cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su.

Sự hỗ trợ của các bộ ban ngành, các tham tán, đại diện thương mại của nước ta ở nước ngoài cho các doanh nghiệp xuất khẩu là không đáng kể. Các doanh nghiệp vẫn phải tự mò mẫm tìm kiếm thông tin thị trường.

Dịch vụ giám định còn chưa đủ uy tín để các khách hàng nước ngoài công nhận, các doanh nghiệp vẫn phải thuê các tổ chức kiểm định nước ngoài.

Công tác hải quan vẫn còn nhiều bất cập tồn tại, thủ tục hải quan tuy đã được đơn giản hóa nhưng vẫn còn rườm rà phức tạp. Thái độ của các nhân viên hải quan không tốt, thiếu hợp tác với doanh nghiệp, vẫn còn tình trạng quan liêu nhũng nhiễu.

Các chính sách, định hướng của Nhà nước chưa rõ ràng và tính ổn định không cao, khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc dự báo và định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, phải huy động vốn từ những nguồn khác với lãi suất cao hơn nhiều lần.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY TNHH THIÊN HOÀNG

3.1. Phương hướng phát triển của ngành chè và của công ty TNHH Thiên Hoàng 3.1.1. Phương hướng phát triển của ngành chè 3.1.1. Phương hướng phát triển của ngành chè

a) Tình hình thị trường trong nước

Chè hiện đang đứng thứ 7 về kim ngạch xuất khẩu trong các mặt hàng nông sản, sau gạo, cao su, cà phê, hạt điều, rau quả và hạt tiêu tính đến hết tháng 12/2009. Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam đạt 146 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 2% tổng giá trị nông sản xuất khẩu.

Trong năm 2009 vừa qua, tổng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đạt 110 nghìn tấn, tương đương với 147 triệu USD, tăng 7,5% về lượng và 12,8% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có thể được kể tới là Đài Loan, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Irắc, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.

Tuy nhiên, hiện nay chè của Việt Nam vẫn chủ yếu được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, khâu chế biến lại thiếu tiêu chuẩn, nên giá trị xuất khẩu còn chưa cao. Ngay cả trên những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Nga, chè Việt Nam vẫn ít được người tiêu dùng biết đến do chủ yếu được nhập khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Thương hiệu chè “Vinatea” của Tổng Công ty chè Việt Nam vẫn chưa thực sự khẳng định được uy tín cho chè đen xuất khẩu. Tại thị trường Trung Quốc, chè của Việt Nam chưa có được thị phần và thương hiệu, chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu thô nên giá trị xuất khẩu thấp. Về chất lượng thì mặt hàng chè của Việt Nam rất có uy tín, tuy nhiên do mới chỉ xuất khẩu nguyên liệu nên chưa được người tiêu dùng Trung

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Đẩy mạnh xuất khẩu chè ở công ty TNHH sản xuất – xuất nhập khẩu Thiên Hoàng pptx (Trang 44)