1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục dạy học các bài thơ thuộc văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh

20 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 562,84 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM M[.]

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN

DẠY - HỌC CÁC BÀI THƠ THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ CHO HỌC SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN

DẠY - HỌC CÁC BÀI THƠ THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN LỚP 11 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ CHO HỌC SINH

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Văn - Tiếng Việt

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG HỮU BỘI

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hoàng Hữu Bội Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS Hoàng Hữu Bội

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em

đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm

ơn TS Hoàng Hữu Bội - Người đã hết lòng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp

đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em, động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

2.1 Tình hình nghiên cứu dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam 3

2.2 Tình hình nghiên cứu dạy - học thơ trung đại Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh 5

3 Mục đích nghiên cứu 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 10

5.1 Phương pháp nghiên lí thuyết 10

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 10

6 Cấu trúc luận văn 11

NỘI DUNG 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12

1.1 Cơ sở lý luận 12

1.1.1 Lý thuyết về tiếp nhận thẩm mỹ 12

1.1.2 Dạy đọc hiểu văn bản văn chương theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 19

1.2.1 Đặc điểm các bài thơ thuộc Văn học Trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 19

Trang 6

1.2.2 Giáo viên với việc dạy học thơ Trung đại Việt Nam ở sách giáo khoa

Ngữ văn 11, tập 1 23

1.2.3 Học sinh lớp 11 với việc cảm thụ thơ trữ tình trung đại Việt Nam đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 27

Chương 2 ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ THUỘC VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC CẢM THỤ THẨM MỸ CHO HS 36

2.1 Định hướng chung 36

2.2 Định hướng riêng cho từng bài thơ 37

2.2.1 Về bài thơ Tự tình (Bài II) của Hồ Xuân Hương 37

2.2.2 Về bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến 40

2.2.3 Về bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương 43

2.2.4 Về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ 48

2.2.5 Về bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát 54

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 59

3.1 Dạy học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến 59

3.1.1 Phương án dạy học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến của sách giáo viên (Ngữ văn 11 tập 1, NXB GD, 2007, GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên) 59

3.1.2 Định hướng dạy học bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến do luận văn đề xuất 63

3.2 Dạy học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương 67

3.2.1 Phương án dạy học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương trong sách giáo viên (Ngữ văn 11 tập 1, NXB GD,2007, GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên) 67

3.2.2 Định hướng dạy học bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương do luận văn đề xuất 72

3.3 Dạy học thực nghiệm đối chứng bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương 85

Trang 7

3.3.1 Mục đích 85

3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 85

3.3.3 Kế hoạch thực nghiệm 85

3.3.4 Phương pháp tiến hành thực nghiệm 86

3.3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 87

3.2.6 Kết luận chung về thực nghiệm 89

PHẦN KẾT LUẬN 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC 98

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

GD : Giáo dục

Gs : Giáo sư

GV : Giáo viên

HS : Học sinh

NL : Năng lực NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa T.S : Tiến sĩ

THPT : Trung học phổ thông

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tâm lý HS THPT với các bài thơ trữ tình Trung đại Việt Nam

trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 28 Bảng 1.2 Năng lực cảm thụ các bài thơ trữ tình Trung đại Việt Nam

trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 của HS THPT 32

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong quan niệm và phương pháp dạy học của hệ thống giáo dục lâu đời ở

nước ta, bộ môn Ngữ văn luôn chiếm một vị trí quan trọng Bởi nó không chỉ là một bộ môn khoa học xã hội với nguồn kiến thức đa dạng, phong phú về đời sống, xã hội, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật trong nước và quốc tế mà còn có ý nghĩa, vai trò to lớn trong giáo dục nhân cách đạo đức con người

Giáo dục phổ thông nước ta hiện nay đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học

Do vậy, phương pháp dạy học cũng phải chuyển từ lối truyền thụ một chiều

sang lối dạy cách học, cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn để hình thành ở học sinh (HS) năng lực và phẩm chất

Vấn đề dạy học Ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS đã được các nhà

giáo dục bàn đến từ lâu Trong cuốn Những bài giảng văn ở đại học,1982, GS

Lê Trí Viễn đã viết: "Giảng văn tốt phải nhằm góp phần đào tạo con người

theo mục tiêu cải cách giáo dục Môn Văn có lợi thế để giáo dục tư tưởng, tình cảm, giáo dục cái đẹp, đặc biệt rèn luyện óc thông minh sáng tạo" [47]

Ngữ Văn là một trong các môn học bắt buộc trong chương trình học của

HS Học văn - cảm thụ tác phẩm là cả một quá trình tìm tòi, khám phá tiếp cận với tác phẩm mới hiểu được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật

Để tiếp cận một tác phẩm văn học có rất nhiều phương pháp như thuyết trình, phát vấn, đàm thoại… Để nền giáo dục nước nhà phát triển và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới, Bộ Giáo dục thường xuyên có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học Những năm gần đây, vấn đề dạy học phát triển NL cho

HS đã được xác định cụ thể hơn, đặc biệt là môn học Ngữ văn, ngoài những

NL chung cần thiết qua quá trình dạy học thì dạy học Ngữ văn còn nhằm phát triển NL thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ ở HS Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiê ̣n khả năng của mỗi cá nhân trong viê ̣c nhâ ̣n ra đươ ̣c các giá

Trang 11

tri ̣ thẩm mĩ của sự vâ ̣t, hiê ̣n tượng, con người và cuô ̣c sống, thông qua những

cảm nhâ ̣n, rung đô ̣ng trước cái đe ̣p và cái thiê ̣n, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đe ̣p, cái thiê ̣n… Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS là cách dạy mới mà chúng ta đang áp dụng hiện nay chúng tôi thấy khá hiệu quả

Trong thời điểm này, giáo dục không chỉ giữ vai trò cung cấp kiến thức cho người học mà cần giúp người học hình thành và phát triển các năng lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Như vậy, giáo dục đã trở thành

xu thế tất yếu Với mục tiêu chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, việc dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông vừa góp phần giúp HS có khả năng tự sử dụng thuần thục kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề của thực tiễn, vừa làm công

cụ để tư duy, tìm tòi và sáng tạo trong cuộc sống

Chúng tôi muốn thực thi lối dạy học hình thành năng lực và phẩm chất cho

HS vào dạy học cụ thể những bài thơ có trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn

11 tập 1 để mong có thể rút ra được một điều gì đó cho phương pháp dạy học

thơ theo định hướng mới của chương trình Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài: Dạy

học các bài thơ thuộc văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh để

nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả dạy, học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (THPT)

1.2 Thực tiễn dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy học thơ nói riêng trong

nhà trường THPT Việt Nam lâu nay vẫn dạy theo hướng truyền thụ kiến thức

và kĩ năng là chủ yếu, chưa thật sự coi trọng việc dạy thơ để hình thành ở HS năng lực cảm thụ thẩm mỹ Khi thực thi phương pháp dạy học thơ theo hướng mới này chắc chắn giáo viên và học sinh sẽ không tránh khỏi những khó khăn Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này với hi vọng phát hiện ra những

Trang 12

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt Nam tính từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là một trong những giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam Trong chương trình văn học phổ thông, văn học trung đại đưa vào giảng dạy và học tập chiếm một phần không nhỏ Chính vì vậy việc dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam sao cho có hiệu quả đang là mục tiêu phấn đấu của hầu hết các giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường phổ thông

Đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu đến vấn đề dạy học thơ cổ, có thể kể đến những công trình và tài liệu của các tác giả sau:

Tác giả Phạm Luận và Hoàng Hữu Bội trong cuốn Dạy và học thơ cổ

ở trường phổ thông cấp 2 và cấp 3 miền núi đã cho rằng: “Muốn hiểu thơ cổ,

trước tiên phải hiểu nghĩa của từ cổ” [51] Theo các tác giả, để lĩnh hội nghĩa ngôn từ thơ cổ, người học cần phải chú ý tới các vấn đề: phải tích lũy cho mình vốn từ phong phú, đa dạng, có tri thức về những cách dùng từ trong thơ cổ

Ngoài việc nắm vững nghĩa của từ, các tác giả lưu ý trong dạy học thơ cổ phải chú ý đến nhịp điệu trong thơ Người viết chỉ rõ: “thơ trữ tình tiết tấu có chức năng quan trọng, thơ có thể bỏ vần, bỏ đối, bỏ quan hệ đầu đàn về số chữ, nhưng tiết tấu thì không thể bỏ được”[51] bởi trong thơ trữ tình nhịp thể hiện những diễn biến của trạng thái tâm hồn

Trong công trình này, các tác giả đã cung cấp những tri thức cần thiết giúp những người dạy học văn có thêm kiến thức về thơ cổ

Theo tác giả Nguyễn Sĩ Cẩn, dạy học thơ cổ phải xuất phát từ kết cấu,

xuất phát từ ngôn ngữ thơ Đường và phải xuất phát từ đặc điểm tổng hợp trong thơ cổ

Trong hướng xuất phát từ kết cấu, tác giả cho rằng: “Với thơ Đường luật nên áp dụng theo phương pháp bổ ngang dựa theo kết cấu mà phân tích” [49]

Ở hướng xuất phát từ ngôn ngữ thơ Đường luật tác giả chỉ rõ: “Thơ xưa hàm súc nên việc nghiên cứu và giảng dạy cần coi trọng khai thác từng tiếng,

Trang 13

từng từ” [51] Riêng điểm xuất phát từ đặc trưng thẩm mỹ có tính tổng hợp trong thơ cổ thì: “Việc đọc phải được coi trọng đúng mức”[51]

Đây là công trình mà tác giả đã giải quyết vấn đề trên cả hai bình diện: lý luận và thực tiễn khá triệt để và sâu sắc Về mặt lý thuyết tác giả đã trình bày một số đặc điểm thẩm mỹ của thơ văn cổ Về thực tiễn, đã có những đề xuất về phương pháp dạy học văn cổ khá chi tiết Qua công trình này, tác giả đã góp một phần lớn cho việc giảng dạy văn học cổ nói chung

Tuy nhiên, tác giả chỉ đi vào nghiên cứu việc dạy thơ văn nói chung, còn mảng trữ tình chưa được tách riêng để nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết

Gs Nguyễn Thanh Hùng trong bài Tác phẩm trữ tình và phương pháp giảng dạy đã khẳng định vị trí của thể loại trữ tình trong lịch sử, bản chất, khả

năng tác động và đặc trưng riêng của thể loại trữ tình Từ đó, tác giả nêu ra những kết luận về phương pháp: “Cần phải lưu ý đặc biệt đến nhà thơ – tác giả khi dạy tác phẩm trữ tình và cần phải quan tâm đến bình diện diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật [50]

Theo tác giả, tất cả những phương pháp trên đều nhằm mục đích hướng

HS vào những vấn đề như: làm thế nào để thông qua chủ thể trữ tình, người đọc lĩnh hội, nếm trải “hiện thực xã hội”, làm thế nào để HS hiểu được “hiện thực nghệ thuật” của tác phẩm

Như vậy, tác giả đã đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình gắn với đặc trưng thể loại của tác phẩm, song chưa đặt ra vấn đề giảng dạy tác phẩm trữ tình trung đại Việt Nam một cách cụ thể

Trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại của nhóm

tác giả Trần Thanh Đạm, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia

Cẩn có bài viết Thơ và giảng dạy thơ tác giả Trần Thanh Đạm đã đề cập đến đặc điểm của thơ Trong phần Đi tìm đặc trưng của thơ ông viết: "Thơ là một

hiện tượng phong phú, phức tạp, thơ có một hàm nghĩa rất rộng Người ta thường xác định vị trí của thơ bằng cách phân ranh giới giữa thơ và văn xuôi

Trang 14

Sự phân biệt này cũng có chỗ khó Bởi vì có văn xuôi giàu chất thơ và có cả thơ bằng văn xuôi" [10, tr.35]

Về việc giảng dạy thơ, tác giả Trần Thanh Đạm cũng nêu rõ: Xác định đặc trưng chủ yếu của thơ có ý nghĩa về mặt phương pháp giảng dạy và học tập thơ trong nhà trường Trước hết cần nhận thấy tác dụng lớn lao của thơ đối với việc giáo dục con người Hiện nay ở trường phổ thông, ta thấy có hiện tượng các em HS còn thờ ơ, lãnh đạm với thơ Các em còn ít hiểu, ít yêu thơ Giáo viên thì còn băn khoăn về phương pháp dạy thơ, nghĩa là băn khoăn tìm ra con đường làm cho các em hiểu và yêu thơ Thầy giáo có hiểu thơ, yêu thơ mới làm cho HS hiểu thơ, yêu thơ được Từ sự hiểu biết sẽ sinh ra tình yêu

Xuất phát từ đặc trưng của thơ, người thầy phải biết hé ra cho HS thấy thế giới tư tưởng, tình cảm, sự sống chứa đựng trong hình tượng ngôn ngữ lắng đọng và ngân vang của những bài thơ Cùng với giọng đọc, lời giảng của giáo viên sẽ dẫn đường cho thơ đi vào tâm hồn của HS Mỗi một bài thơ có một nội dung và nghệ thuật độc đáo, đòi hỏi một lời giảng, cách giảng riêng, thích hợp với nó Không có lời giảng, cách giảng nào phổ biến, áp dụng cho mọi bài thơ Nắm được đặc trưng của thơ, chúng ta sẽ có phương hướng chung để đi vào nắm được quy luật chung, tìm ra phương pháp cơ bản của việc giảng dạy thơ

2.2 Tình hình nghiên cứu dạy - học thơ trung đại Việt Nam theo hướng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh

Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT do Bộ

Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 cũng đã nêu ra lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục hiện nay đó là thuyết kiến tạo của J Bruner và định hướng thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực

HS và tiến trình của việc dạy học theo thuyết kiến tạo

Tư tưởng cốt lõi của thuyết kiến tạo là: con người kiến tạo những sự hiểu biết và tri thức về thế giới thông qua trải nghiệm và phản ánh… Trong mô hình

Ngày đăng: 02/03/2023, 19:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w