1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON

55 545 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON
Tác giả Phạm Minh Huệ
Người hướng dẫn Thạc sĩ Mai Xuân Được
Trường học Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Công Nghiệp
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 419,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một doanh nghiệp muốn tồn tại & phát triển không thể không dựa vàonhững nguồn lực nhất định như vốn, đất đai & lao động (con người) Vốn cómặt trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến lưuthông hàng hóa sản phẩm Một thực trạng khá phổ biến trong các doanh nghiệphiện nay là tình trạng thiếu vốn Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp có

đủ vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Công ty cổ phần kỹthuật nền móng & công trình ngầm FECON (nơi tôi đang thực tập) cũng khôngnằm ngoài thực trạng chung của các doanh nghiệp Nhu cầu vốn để mở rộng sảnxuất kinh doanh tại Công ty đã trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết

Xuất phát từ thực tiễn này tôi đã chọn đề tài: “Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON” cho chuyên đề thực tập

tốt nghiệp của mình Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện trong Công

ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON Nội dung củachuyên để bao gồm 03 chương:

Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công

trình ngầm FECON

Chương 2: Thực trạng huy động vốn ở Công ty cổ phần kỹ thuật nền

móng & công trình ngầm FECON thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp tăng cường huy động vốn ở Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON.

Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Mai Xuân Được đã tận tình hướng dẫn

em trong quá trình thực hiện chuyên đề thực tập Tôi xin đồng cảm ơn các cán

bộ nhân viên thuộc Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầmFECON và đặc biệt là phòng Kinh doanh đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đềnày

Trang 2

Chương I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ

1.1.1.1 Các thông tin chung về công ty.

 Tên công ty: Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầmFECON

 Tên viết tắt: FECON

1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển của công ty.

Công ty Cổ Phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đượctách ra từ Công ty kỹ thuật nền móng & Xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng

và phát triển hạ tầng (LICOGI) Bộ xây dựng, thành lập theo luật doanh nghiệp

Trang 3

với nguồn vốn 100% ngoài quốc doanh huy động từ các cổ đông Trong quátrình phát triển, Công ty đã từng bước khẳng định được thương hiệu trong lĩnhvực nền móng công trình bằng chính nội lực của mình với phương châm: “Chấtlượng là hàng đầu” Sự kết hợp giữa trình độ, tính năng động sáng tạo và kinhnghiệm của đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề với khả năng tiếp cận với cáccông nghệ mới là thế mạnh giúp Công ty nhanh chóng khẳng định được vị thếcủa mình, thiết lập được lòng tin đối với các đối tác trong và ngoài nước Công

ty đã đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại để đảm nhiệm được hầu hết các côngviệc về kỹ thuật nền móng công trình bao gồm: Khảo sát địa chất địa hình, sảnxuất và thi công móng cọc các loại, thi công xử lý nền đất yếu bằng cọc cát, cọc

đá, cọc xi măng & bấc thấm, thí nghiệm kiểm tra và quan trắc nền móng Mộttrong những mặt mạnh của công ty là công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượngcọc khoan nhồi trong đó thí nghiệm nén tĩnh với tải trọng đến 3000 tấn, thínghiệm siêu âm(SONIC), thí nghiệm biến dạng(PIT) và thí nghiệm biến dạnglớn(PDA) áp dụng chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ và các nước phát triển.Song song với việc đầu tư thiết bị, Công ty đã thực hiện chiến lược tuyển dụng

và đào tạo đội ngũ kỹ thuật và công nhân một cách chuyên nghiệp Hầu hết cáccông nghệ công ty đang áp dụng đều được các hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng từnước ngoài trực tiếp chuyển giao Đội ngũ kỹ thuật giàu năng lực và kinhnghiệm được đào tạo cập nhật và nâng cao trình độ thường xuyên ở các trungtâm đào tạo lớn của ngành xây dựng trong và ngoài nước Với tiêu chí sản xuấtkinh doanh “chuyên nghiệp - uy tín - chất lượng”

Những ngày đầu thành lập nhiệm vụ chủ yếu của công ty là ép cọc vàđóng cọc Đến năm 2006 công ty đã thực hiện thêm xử lý nền đất yếu bằng bấcthấm và cọc cát Tiếp đó công ty đã và đang xây dựng nhà máy sản xuất cọc tròntại tỉnh Hà Nam

Trang 4

Mục tiêu chiến lược của công ty.

Hoàn thiện hệ thống quản lý công ty từ ban giám đốc đến các đội thicông

Áp dụng bằng được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000

Xây dựng nhà máy Hà Nam theo Dự án 2 hoàn thành vào quý 1 năm

2008, ổn định tổ chức và đưa vào sản xuất vào tháng 04/2008

Hoàn thiện trung tâm thí nghiệm công trình với các thiết bị mới hiệnđại, để tạo sự khác biệt so với các phòng thí nghiệm xây dựng khác, nâng caonăng lực cạnh tranh trong hai lĩnh vực nhỏ là thí nghiệm và khảo sát côngtrình Nếu cần có thể kết hợp với một vài đối tác nước ngoài trong giai đoạnban đầu

Tăng cường đầu tư vào lĩnh vực xử lý nền đất yếu: cọc cát, cọc đácọc xi măng đất để có đủ năng lực đáp ứng được các dự án lớn Nghiên cứuđầu tư công nghệ mới xử lý nền đất yếu cho các công trình xây dựng đê đập vàcác công trình ngầm có quy mô lớn tại Việt Nam

Tiếp tục chiếm lĩnh thị trường thi công cọc đúc sẵn các công trìnhlớn, dễ dàng gây tiếng vang

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để có bản sắc riêng tạo nên ấntượng tốt cho khách hàng và người lao động…

1.1.1.3 Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty.

Thi công xây dựng nền móng và công trình ngầm phục vụ xây dựngnhà cao tầng, công trình công nghiệp, công trình giao thông,công trình thuỷ lợi

Xử lý nền đất yếu các công trình giao thông, công nghiệp, công trìnhthuỷ lợi

Thi công hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp & khu đô thị

Thí nghiệm khả năng chịu tải nền móng công trình bằng phươngpháp tải trọng tĩnh và tải trọng biến dạng lớn (PAD)

Thí nghiệm kiểm tra tính nguyên dạng, tính đồng nhất, của các móng

Trang 5

và các cấu kiện bê tông cốt thép bằng phương pháp siêu âm (sonic) và phươngpháp va đập biến dạng nhỏ (PIT)

Khảo sát địa chất và khảo sát địa hình, khảo sát địa chất thuỷ văn côngtrình

Thực hiện các thí nghiệm địa kỹ thuật phục vụ khảo sát thiết kế, quản

lý chất lượng và quan trắc trong thi công nền móng & công trình ngầm

Sản xuất & kinh doanh các vật liệu xây dựng

Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới xây dựng nền móng và côngtrình ngầm vào thực tế xây dựng tại Việt Nam

Kinh doanh xuất - nhập khẩu: vật tư vật liệu, thiết bị, công nghệ tronglĩnh vực xây dựng dân dụng & công nghiệp

Trang 6

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Đứng đầu là tổng giám đốc, dưới tổng giám đốc là các giám đốc chuyêntrách bao gồm: giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, giám đốc kỹ thuật,giám đốc sản xuất

Trang 7

Tổng giám đốc là người điều hành cấp cao nhất trong các hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty Tổng giám đốc làm việc theo quyền hạn và tráchnhiệm của mình dưới sự giám sát của hội đồng quản trị, hội đồng cổ đông vàluật pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các giám đốc chuyên trách làm việc dưới chỉ đạo điều hành và giám sátcủa tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước công ty và ban giám đốc

1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

1.2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Đơn vị: Tỷ đồngST

T

2004

Năm2005

Năm2006

Năm2007

Dự kiến2008

1 Doanh thu thuần về sản xuất

kinh doanh

Trang 8

cao đẳng- trung cấp và 47 người lao động phổ thông học nghề sau khi tuyển.

 Đầu tư chủ yếu của công ty vào tài sản cố định là các máy móc thiết bịthi công nhập khẩu từ Nhật Bản Tổng đầu tư tăng dần qua các năm

 Năm 2004: 2.1 tỷ

 Năm 2005: 4.0 tỷ

 Năm 2006: 11.2 tỷ

 Năm 2007: 50 tỷ

 Doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm:

 6 tháng cuối năm 2004 và năm 2005: 7.7 tỷ đồng

 Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 6.6 tỷ tư

 Doanh thu thuần tăng 31.2 tỷ tương ứng 140%

1.2.2 Một số đặc điểm của Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON ảnh hưởng tới thu hút vốn.

 Các sản phẩm chính mà công ty làm ra bao gồm:

 Khảo sát địa chất, địa hình

 Sản xuất và thi công móng cọc

 Thi công xử lý nền đất yếu bằng cọc cát, cọc đá, cọc xi măng và bấcthấm

 Thí nghiệm, kiểm tra và quan trắc nền móng

Trang 9

 Mà đặc điểm cơ bản của các loại sản phẩm này là:

 Các sản phẩm này có kích thước lớn, vốn đầu tư lớn, thời gian thi côngkéo dài

 Sản phẩm rất đa dạng, có kết cấu phức taph, khó chế tạo, khó sưarchữa, yêu cầu chất lượng cao

 Các sản phẩm mang tính chất đơn chiếc, thường được sản xuất theođơn đặt hàng của chủ đầu tư

 Hình dạng và kích thước phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên vàđiều kiện địa phương nơi có công trình xây dựng

 Phần lớn các công trình nằm rải rác khắp nơi do đó không ổn định, tínhlưu động cao

 Nhìn vào các đặc điểm trên cho thấy các đặc điểm mà công ty làm racũng có ảnh hưởng lớn đến công tác huy động vốn tại công ty thể hiện ở chỗ:các công trình xây dựng thường có vốn đầu tư lớn và phải cung cấp đủ vốn thìmới có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng được Do đó, hàng năm công typhải huy động một lượng vốn rất lớn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh Tuycác sản phẩm xây dựng có thời gian thi công dài nhưng lại được chia ra làmnhiều giai đoạn khác nhau, công ty không phải cùng một lúc huy động toàn bộvốn cần thiết để thi công xây dựng các công trình mà chỉ phải huy động vốn đểthi công các hạng mục kế tiếp Mặt khác cùng một lúc công ty có thể huy độngvốn từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của mình

Thời gian hoàn thành một sản phẩm kéo dài, chi phí sản xuất cao nhưngthời gian thu hồi vốn ở các công trình lại lâu, thường là vài tháng sau khi côngtrình đã hoàn thành, chính vì vậy gây áp lực về nhu cầu vốn lưu động của côngty

Các sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, nằm dải rác ở nhiều địaphương khác nhau do đó công ty tốn kém chi phí vận chuyển các máy móc,thiết bị từ công trình này sang công trình khác Thêm vào đó trong quá trình thi

Trang 10

công các công trình, công ty có thể xác định không chính xác nhu cầu về máymóc thiết bị để thi công dẫn đến tình trạng nơi thừa máy nơi thiếu máy Vàđiều này cũng ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu về vốn cần có khôngchính xác.

Chương II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở CÔNG TY

CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM

FECON THỜI GIAN QUA2.1 Các giải pháp huy động vốn công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công

Trang 11

trình ngầm FECON đã áp dụng.

2.1.1 Vốn góp.

Giống như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác, vốn chủ sở hữu củadoanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: Vốn góp ban đầu, Lợi nhuậnkhông chia & Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới

Khi công ty được thành lập chủ công ty đã đầu tư một số vốn ban đầunhất định Do công ty là công ty cổ phần nên nguồn vốn do các cổ đông đónggóp là yếu tố quyết định để hình thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữucủa công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ Tỷ

lệ & quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tốkhác nhau như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu liên doanh…

Trong 4 năm đầu tiên năm 2003, 2004, 2005 và 2006 vốn góp của công tychủ yếu là vốn góp của các cổ đông là những thành viên đầu tiên tham gia thànhlập công ty và phần lợi nhuận không chia trong các năm Nhưng đến năm 2007

do nhu cầu về vốn của công ty tăng lên đột biến nên công ty đã phải tiến hànhphát hành thêm cổ phiếu mới cho cán bộ công nhân viên trong công ty

2.1.2 Lợi nhuận giữ lại.

Như chúng ta đã biết quy mô vốn ban đầu của chủ doanh nghiệp là vôcùng quan trọng nhưng số vốn này cần được tăng lên theo quy mô phát triển củadoanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả thì sẽ có điều kiện để tăng trưởng nguồn vốn Nguồnvốn tích lũy từ lợi nhuận không chia thực chất là phần lợi nhuận được sử dụng

để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là phương thức tạo nguồn tài chínhkhá hấp dẫn của các doanh nghiệp vì như thế doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí

& không phải phụ thuộc nhiều vào bên ngoài Khi doanh nghiệp coi trọng chínhsách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại đã đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợinhuận để lại đủ lớn nhằm tự đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của vốn

Hàng năm công ty vẫn tiến hành chia cổ tức cho các cổ đông theo tỷ lệ

Trang 12

22% đến 25% tổng vốn góp Nhưng sang năm 2007 mặc dù có phát hành thêm

cổ phiếu nhưng nhu cầu về vốn vẫn còn cao nên công ty đã phải giữ lại toàn bộlợi nhuận để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình Có tình trạngnhư vậy, vì công ty đã đầu tư phần lớn tiền cho việc thi công xây dựng nhà máycọc đúc sẵn, nhưng dự kiến phải đến tháng 4/2008 mới hoàn thành và đưa vàohoạt động Do đó, dự án này vẫn đang trong quá trình đầu tư chưa thu được lợinhuận

2.1.3 Vốn vay.

2.1.3.1 Tín dụng thương mại.

- Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã khaithác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cungcấp Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu,mua bán trả chậm hay trả góp

- Đối với doanh nghiệp, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là mộtphương thức tài trợ rẻ, tiện dụng & linh hoạt trong kinh doanh, tạo khả năng mởrộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Chi phí của việc sử dụngvốn từ các khoản tín dụng thương mại sẽ được tính vào giá thành sản phẩm haydịch vụ Khi mua hàng hóa trả chậm chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thayđổi mức giá tùy thuộc vào thỏa thuận cụ thể giữa các bên Do vậy công ty cũngkhông nên quá lạm dụng nguồn vốn tín dụng thương mại vì nếu quy mô tài trợquá lớn công ty dễ bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán & có thể điđến phá sản

Ở mỗi khu vực thị trường công ty đều lựa chọn cho mình những nhà cungứng nguyên vật liệu nhất định, đồng thời với mỗi loại nguyên vật liệu chínhcông ty lại lựa chọn cho mình một nhà cung ứng Ví dụ khi cần thiết bê tôngcông ty lại mua nguyên vật liệu ở một số công ty nhất định như: bê tông Hà Nội,

bê tông thép Ninh Bình, công ty thép Thái Nguyên, công ty thép Việt ITALIA…tuỳ theo vị trí của từng công trình

Trang 13

Khi lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu như vậy sẽ giúp công ty: giảmđược chi phí vận chuyển, dễ theo dõi tiến độ thực hiện, giảm giá khi mua với sốlượng lớn, công ty có thể mua chịu lâu hơn do tạo được mối quan hệ tốt với nhàcung ứng.

Tuy nhiên, với chính sách lựa chọn nhà cung ứng như vậy lại có nhữngmặt hạn chế như: phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng, có thể trục trặc từ cácnhà cung ứng cho việc cung ứng nguyên vật liệu dẫn đến làm chậm tiến độ thicông các công trình

2.1.3.2 Tín dụng ngân hàng.

Vay ngân hàng là một trong những phương thức huy động vốn phổ biếnnhất trong các doanh nghiệp hiện nay Không một doanh nghiệp nào không vayvốn ngân hàng nếu doanh nghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường.Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON cũng khôngnằm ngoài xu thế đó Để có thể huy động vốn từ việc vay ngân hàng công ty cần

có một số điều kiện sau:

Thứ nhất là điều kiện tín dụng: Công ty phải xuất trình hồ sơ vay vốn &những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu Sau đó ngân hàng sẽ phân tích

hồ sơ xin vay vốn & đánh giá các thông tin liên quan đến dự án đầu tư hoặc kếhoạch sản xuất kinh doanh của công ty

Thứ hai là các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi công ty xin vay vốn, ngânhàng thường yêu cầu công ty đi vay phải có tài sản thế chấp Công ty cần tínhđến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng

Hơn nữa công ty còn phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích

& tình hình sử dụng vốn vay

Khi vay ngân hàng công ty đã tiến hành vay ngắn hạn, trung và dài hạn.Lượng vốn vay trung và dài hạn là chủ yếu

2.1.4 Huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Bắt đầu từ 01/07/2007 công ty đã bắt đầu huy động vốn góp từ cán bộ

Trang 14

công nhân viên trong công ty Bằng việc tuyên truyền cho người lao động hiểuđược những lợi ích họ nhận được trong việc góp vốn Và kết quả khả thi trong

dự án xây dựng mới từ đó nâng cao nhận thức của người lao động trong việcgóp vốn thúc đẩy sự phát triển của công ty

Công ty đã thực hiện phát hành cổ phiếu với giá là 10.000 đồng/ cổ phiếu,lượng cổ đông trong công ty đã tăng thêm 88 cổ đông và giữ nguyên 5 cổ đôngchính trong hội đồng quản trị của công ty Để đảm bảo quyền lợi của các cổđông trong công ty hội đồng quản trị đã lập ra một ban kiểm soát gồm 2 thànhviên là ông Phùng Tiến Trung và ông Hà Cửu Long có trách nhiệm kiểm tra tínhchính xác của các báo cáo tài chính do công ty lập ra Do mới thực hiện việcphát hành cổ phiếu nên phạm vi còn hạn chế trong phạm vi cán bộ công nhânviên và những người quen của họ chứ chưa được phổ biến rộng rãi và niêm yếttrên thị trường chứng khoán

2.2 Kết quả huy động vốn ở công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON thời gian qua.

Là một trong những doanh nghiệp vừa & nhỏ, thời gian hoạt động còntương đối ngắn nhưng Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầmFECON đã có một lượng tiền vốn tương đối lớn Bảng tổng hợp nguồn vốn(2004 – 2006) sẽ chứng minh nhận định nêu trên

Trang 15

A Nợ phải trả 7.53 7.53 11.59 11.59 14.74

2 Phải trả cho người bán 5.87 5.87 0.1 0.1 0.226

3 Người mua trả tiền trước 1.54 1.54 10.04 10.04 10.85

2 Lợi nhuận chưa phân phối 0.4 0.4 1.24 1.24 2.23

( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán)

Số liệu trong bảng tổng hợp nguồn vốn của Công ty cho thấy quy mô vốnhuy động bao gồm vốn vay & vốn chủ sở hữu hầu như đều tăng lên qua các năm

từ 2004 đến 2006 Để có thể đánh giá một cách chính xác hơn về việc sử dụngvốn của Công ty chúng ta cùng nghiên cứu thực trạng huy động vốn từ năm

2004 đến năm 2006 Thực trạng huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nềnmóng & công trình ngầm FECON được thể hiện qua bảng tổng hợp phát sinhtăng, giảm nguồn vốn từ 2004 đến 2006

Trang 16

3 Người mua trả tiền

2 Lợi nhuận chưa phân

phối

( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán)

2.2.1 Kết quả vốn góp trong các năm qua.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bao gồm hai bộ phận gộp thành:

Vốn kinh doanh do các cổ đồng góp và phần lãi chưa phân phối từ kết quả sảnxuất kinh doanh

Các quỹ từ công ty hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh: quỹ đầu tưphát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khenthưởng và phúc lợi

Bảng 4: Tình hình huy động vốn chủ sở hữu của công ty

Trang 17

Nhìn vào bảng tổng hợp tăng, giảm nguồn vốn (2004 – 2007) của Công

ty ta thấy quy mô vốn chủ sở hữu đều thay đổi qua các năm 2004, 2005 & 2006.Năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 54% so với năm 2004 Cùng với sự tănglên về lượng vốn chủ sở hữu năm 2005, nguồn vốn quỹ năm 2006 cũng tăng58% so với năm 2005 Sở dĩ có sự tăng trưởng khá đều này là do hoạt động sảnxuất kinh doanh tại doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi Tỷ suất lợi nhuận vốn &

tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2005 đều tăng gấp 2 lần so với năm 2004.Kết quả là tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối của các năm đều tăng lên so với nămtrước đó Điều đó đã góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu về mặt lượng Thêmvào đó do nhu cầu ngày càng tăng về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh tạidoanh nghiệp, Ban lãnh đạo Công ty thường kêu gọi các cổ đông góp thêm vốn

để đầu tư mua thiết bị mới phục vụ cho công tác thi công tại hiện trường qua cáccuộc họp tổng kết hàng năm Bởi thế mà ngoài phần tăng lên của lợi nhuận chưaphân phối, nguồn vốn kinh doanh của Công ty cũng được tăng lên do các cổđông góp thêm vốn

Trang 18

2.2.2 Lợi nhuận giữ lại.

Số liệu tính lỗ lãi của công ty được xác định dựa trên cơ sở các công trình

đã hoàn thành và thu hồi 100%( giá trị quyết toán) Năm 2004-2005, mức lãithuần đạt được là 1.24 tỷ đồng, năm 2006 mức lãi thuần đạt 3.4 tỷ đồng điều nàychứng minh khả năng tăng trưởng khá của công ty

Chúng ta đều biết tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thứctạo nguồn tài chính khá hấp dẫn đối với doanh nghiệp vì doanh nghiệp giảmđược chi phí sử dụng vốn & không phải phụ thuộc vào bên ngoài như phươngthức huy động vốn thông qua tín dụng thương mại hay tín dụng ngân hàng.Trong công tác huy động vốn chủ sở hữu ngoài hình hình tự tài trợ bằng lợinhuận không chia, Công ty còn huy động thêm nguồn vốn kinh doanh thông quaviệc khuyến khích các cổ đông góp thêm vốn Phần vốn góp này có thể đượctrích từ phần cổ tức mà các cổ cổ đông được trả qua các năm cộng với số tiềnnhàn rỗi được huy động thêm từ mỗi cá nhân trong số các cổ đông Phương thứchuy động này có thực hiện được hay không phụ thuộc phần lớn vào nhiệt thànhcủa các cổ đông vì sự phát triển chung của doanh nghiệp Tuy nhiên đây cũng làmột hình thức huy động vốn được nhiều doanh nghiệp áp dụng Trường hợp nàychi phí vốn được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận đạt được trên nguồn vốn huy động.Nếu Công ty làm ăn có lãi tương đương với tỷ suất lợi nhuận vốn cao thì chi phívốn sẽ lớn Ngược lại nếu hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty khôngcao, tỷ suất lợi nhuận vốn thấp kéo theo chi phí vốn nhỏ Nói cách khác chi phívốn huy động từ các cổ đông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tình hình hoạt động sảnxuất doanh của doanh nghiệp

Trên thực tế năm 2005 Công ty FECON đã phải chi 500 triệu đồng để huyđộng 2 612 180 487 đồng vốn chủ sở hữu thông qua việc trả cổ tức cho các cổđông góp vốn Đây là số tiền không nhỏ vì nó chiếm 19,1% tổng vốn chủ sở hữuhuy động từ các cổ đông Nếu tỷ lệ này vẫn được duy trì trong năm 2006 thì chiphí vốn huy động từ vốn chủ sở hữu Công ty phải trả đến ngày 30/6/06 là:

Trang 19

19,1% x 3 857 180 487 = 736 721 473 đ

2.2.3 Thực trạng huy động vốn vay

Từ các số liệu trong bảng tăng giảm nguồn vốn (2004-2006) ta có thể thấyđược thực trạng huy động vốn vay tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng &công trình ngầm FECON qua các năm 2004, 2005 & 2006 dưới các hình thứcnhư tín dụng thương mại & tín dụng ngân hàng

2.2.3.1 Tín dụng thương mại.

Ngoài sự thay đổi về quy vốn chủ sở hữu bảng tổng hợp tăng giảm nguồnvốn (2004-2006) còn cho ta thấy sự thay đổi về quy mô vốn vay thông qua tíndụng thương mại được biểu hiện dưới dạng các khoản phải trả người bán &người mua trả tiền trước Năm 2005 các khoản phải trả người bán chỉ chiếm0.6% tổng nguồn vốn, giảm 98.3% so với năm 2004 Nguồn vốn được huy động

từ các khoản phải trả là nguồn tín dụng của người cung cấp Nguồn vốn nàyđược hình thành một cách tự nhiên trong quá trình mua bán chịu, mua bán trảchậm hay trả góp Đây thực chất là một hình thức chiếm dụng vốn & được coi làmột trong những phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng & linh hoạt trong kinh doanh.Tuy nhiên doanh nghiệp cũng không nên quá lạm dụng nguồn tín dụng này vìđiều có thể đưa doanh nghiệp tới bờ vực phá sản Chính vì vậy mà chúng ta cóthể dễ dàng hiểu được sự giảm sút khá lớn về tỷ lệ các khoản phải trả cho ngườibán năm 2005 so với năm 2004 là do đâu Trái ngược với năm 2005, năm 2006

tỷ lệ các khoản phải trả cho người bán lại tăng đột ngột thậm chí lên tới 226% sovới năm 2005 Sở dĩ có sự tăng lên đột ngột này là do trong năm 2006 Công ty

đã thực hiện khá nhiều dự án lớn Khi các dự án này được diễn ra Công ty cầnđến sự hỗ trợ của rất nhiều nhà thầu phụ để cung cấp máy móc, thiết bị & vật tưcho công tác thi công tại hiện trường Máy móc thiết bị phục vụ thi công thường

có giá trị rất lớn Thêm vào đó thời gian thi công diễn ra tương đối dài nên tiêuhao vật tư cũng không nhỏ Đó là lý do dẫn đến sự tăng đột ngột về tỷ lệ cáckhoản phải trả cho người bán trong năm 2006 so với năm 2005

Trang 20

Bên cạnh việc chiếm dụng vốn thông qua các khoản phải trả cho ngườibán, Công ty còn sử dụng nguồn tín dụng thương mại thông qua các khoảnngười mua trả tiền trước Thực trạng này thường xuyên diễn ra tại doanh nghiệp

do tính chất công việc kinh doanh của Công ty Các trình do Công ty thực hiệnthi công thường dường diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài (trungbình từ 2 đến 3 tháng) Trong thời gian thi công công trình chủ đầu tư phải tạmứng trước cho nhà thầu (FECON) một khoản tiền theo thỏa thuận trong hợpđồng ký kết giữa hai bên Theo cách đó đương nhiên Công ty được sử dụngnguồn vốn tín dụng thương mại thông qua các khoản người mua trả tiền trước

Do vậy cả 2 năm 2005 & 2006 tỷ lệ các khoản người mua trả tiền trước đều tăng

so với năm trước đó

2.2.3.2 Tín dụng ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp thì nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng trong

đó có ngân hàng là một trong những nguồn huy động cơ bản để đáp ứng nhu cầu

về vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Đặc biệt là ở Việt Nam khi thịtrường tài chính chưa thực sự phát triển

Năm 2003 do Công ty mới thành lập, nguồn vốn sử dụng cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp chủ yếu dựa trên vốn góp ban đầucủa các cổ đông Nguồn vốn góp này, phần lớn được đầu tư vào tài sản cố định(máy móc, thiết bị) để phục vụ cho công việc kinh doanh của Công ty Nguồnvốn tín dụng thương mại thông qua các khoản phải trả cho người bán & ngườimua trả trước không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất Do vậy để duytrì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Công ty phải sử dụng thêm nguồn tàitrợ ngắn hạn của ngân hàng thông qua các khoản vay ngắn hạn Tỷ lệ này tươngđối nhỏ chỉ chiếm 1.12% tổng nguồn vốn tương ứng với số tiền là 0.12 tỷ đồng Năm 2005 do sự tăng lên về nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh tạidoanh nghiệp, việc huy động vốn bằng cách tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng nhưtăng liên tiếp các khoản vay ngắn hạn (Cụ thể là tỷ lệ các khoản vay ngắn hạn

Trang 21

năm 2005 tăng 350% so với năm 2004) vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu đó.Công ty phải huy động thêm vốn thông qua các khoản vay dài hạn để đáp ứng

nhu cầu cấp thiết ấy về vốn Chi phí vốn từ việc sử dụng nguồn tài trợ dài hạn

của ngân hàng được tính như sau:

Từ ngày 19/3/2005 đến ngày 31/12/2005 Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay dàihạn của Ngân hàng với giá trị 590 triệu đồng Chi phí vốn(Chi phí lãi vay) từviệc sử dụng nguồn tài trợ dài hạn 1 này là:

Lãi vay DH 1 = 590 000 000 * 0.98% * 28830

= 55 507 200 đ

Từ ngày 18/7/2005 đến ngày 31/12/2005 Công ty tiếp tục sử dụng nguồnvốn vay dài hạn của Ngân hàng với giá trị 350 triệu đồng Chi phí vốn(Chi phílãi vay) từ việc sử dụng nguồn tài trợ dài hạn 2 này là:

350 000 000 * 0.98% * 165

- Lãi vay DH 2 =

30

= 18 865 000 đ

Mà theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2005, tổng chi phí lãi vay phải trả là:

108 926 800 đ Vậy chi phí lãi vay đối với các khoản vay ngắn hạn với trị giá423.5 triệu đồng là:

- Lãi vay NH = 108 926 800 – (55 507 200 + 18 865 000) = 34 554 600 đ

Tuy nhiên đến năm 2006 cùng với việc giảm tỷ lệ các khoản vay ngắnhạn (giảm 50% so với năm 2005) là việc tăng đột biến các khoản vay dài hạn(tăng 329% so với năm 2005) Sở dĩ có sự tăng, giảm đột ngột này là do Công typhải đầu tư một lượng vốn khá lớn để mua bổ sung thiết bị vào thời điểm đầunăm 2006

Theo phương án đầu tư đợt 1 - năm 2006, Công ty phải đầu tư số tiền

là 4 980 000 000 đồng để mua bổ sung máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác

Trang 22

thi công tại hiện trường Căn cứ vào nguồn vốn tự có tại doanh nghiệp là 2 526

000 000 đồng, Công ty phải mở rộng huy động thêm 2 454 000 000 đồng.Phương thức huy động vốn mà Công ty huy động là nguồn vốn tín dụng ngânhàng thông qua các khoản vay ngắn hạn & vay dài hạn Tuy nhiên trên thực tế,tính đến thời điểm 30/6/06 Công ty đã huy động vốn tín dụng ngân hàng vớitổng số tiền là 3 564 304 500 đồng tăng 45.2% so với kế hoạch đề ra với tổngchi phí lãi vay (chi phí vốn) 25 729 191 đ) Chi phí vốn tín dụng ngân hàngtrong kỳ thực tế phải trả như sau:

215 804 500 * 0.93% * 78

- Lãi vay NH 2 =

30

= 5 218 153 đVậy tổng lãi vay ngắn hạn phải trả trong kỳ là:

Tổng lãi vay NH = Lãi vay NH 1 + Lãi vay NH 2

Trang 23

705 099 484 * 0.1% * 54

- Lãi vay DH 1 =

30

= 1 269 179 đNgày 16/6/06 vay khoản dài hạn thứ 2 với số tiền là: 433 159 000 đ với lãi suất1%/tháng Đến ngày 30/6/06 trả lãi với số tiền là:

433 159 000 * 0.1% * 15

- Lãi vay DH 2 =

30

= 216 580 đNgày 27/6/06 vay tiếp khoản thứ 3 với số tiền là 1 311 741 516 đ với lãi suất1%/ tháng Đến ngày 30/6/06 trả lãi với số tiền là:

1 311 741 516 * 0.1% * 4

- Lãi vay DH 3 =

30

= 174 899 đTổng lãi vay dài hạn phải trả trong kỳ là:

Tổng lãi vay DH = 1 269 179 + 216 580 + 174 899

= 1 660 658 đTổng chi phí vốn tín dụng ngân hàng (TDNH) phải trả trong kỳ là:

Chi phí vốn TDNH = Tổng lãi vay NH + Tổng lãi vay DH

= 24 068 533 + 1 660 658

= 25 729 191 đPhương thức huy động vốn tín dụng ngân hàng thông qua các khoảntài trợ dài hạn tuy tốn kém vì chi phí vốn lớn nhưng vẫn là một hình thức được

áp dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay

Bảng 5: Tình hình vay vốn ngân hàng của công ty

Đơn vị: Đồng

Năm Vay ngắn hạn Vay dài hạn Tổng vay

ngân hàng

Tổng nguồn vốn

Trang 24

Bảng 6: Các tổ chức tín dụng công ty đã tiến hành vay trong thời gian qua:

Đơn vị: Đồng

4 VP BANK THANH XUÂN 880.000.000 Vay trung hạn

( Nguồn: Phòng Tài chính- Kế Toán)

Tỷ lệ nợ vay trong năm 2004-2005 chiếm 10% tổng nguồn vốn thì năm

2006 tăng lên 39%, xét trong mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thì tỷ lệ nàyđược giải thích rằng trong số tài sản cố định được đầu tư thì có một phần donguồn vốn vay tạo nên

Trang 25

2.2.4 Nguồn huy động từ chủ đầu tư.

Trong ngành xây dựng thì việc huy động vốn từ các chủ đầu tư là mộttrong những nội dung quan trọng trong công tác huy động vốn Bởi lẽ, do đặcđiểm của các sản phẩm xây dựng đó là thời gian thi công kéo dài, các công trìnhđòi hỏi lượng vốn đầu tư là rất lớn và nhu cầu vốn trong các giai đoạn của cácquá trình thi công khác nhau là khác nhau Do đó, việc chủ đầu tư thanh toáncho các nhà thầu khi hoàn thành từng giai đoạn, từng hạng mục công trinh đãnghiệm thu sẽ giúp cho các nhà thầu có vốn lớn để thi công các giai đoạn tiếptheo, góp phần đảm bảo thi công các công trình

Bảng7: Tình hình huy động vốn từ các chủ đầu tư của công ty

Khoản doanh thu theo tiến độ hợp đồng cũng chiếm một phần lớn trong

cơ cấu vốn, năm 2004-2005 tỷ lệ này là 65% do phần lớn các công trình đang ởtrạng thái dở dang chưa hoàn thành, đến năm 2006 tỷ lệ này là 38% Vì đây làkhoản tiền thu theo tiến độ hợp đồng từ những công trình đang thực hiện trongnăm nên phần lớn nó được sử dụng để thực hiện công trinh, trong mối quan hệ

Trang 26

tài sản thif cơ cấu vốn này tạo ra tài sản lưu động.

2.2.5 Lượng vốn huy động được từ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Năm 2007 do tình hình nhu cầu vốn của công ty tăng lên một cách đột biến doquyết định xây dựng thêm nhà máy sản xuất cọc tại Hà Nam Nên công ty đãphải huy động thêm vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty Lượng vốn nàycũng tăng lên đáng kể là 17 tỷ đồng

2.3 Đánh giá hoạt động huy động vốn ở Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON

2.3.1 Tích cực.

Công tác mở rộng huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng &công trình ngầm FECON đã đạt được những thành công nhất định bởi quy môhuy động vốn tương đối lớn, cơ cấu huy động vốn phù hợp, tiết kiệm chi phí vốn

& hiệu quả sử dụng vốn cao

2.3.1.1 Quy mô huy động vốn lớn.

Công tác huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & côngtrình ngầm FECON có quy mô tương đối lớn Trước tiên phải nói đến quy môhuy động vốn chủ sở hữu Năm 2005 tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng 54% so với năm

2004 trong đó nguồn vốn kinh doanh tăng 14%, lợi nhuận chưa phân phối tăng310% Cùng với sự tăng lên về quy mô vốn chủ sở hữu là sự tăng lên về quy môvốn tín dụng ngân hàng & tín dụng thương mại Năm 2005 quy mô vốn tín dụngngân hàng thông qua các khoản vay ngắn hạn tăng 350% so với năm 2004 Hơnnữa năm 2005 cũng là năm mà quy mô vốn tín dụng thương mại thông qua cáckhoản người mua trả tiền trước tăng 650% so với năm 2004 Tiếp đó năm 2006quy vốn tín dụng ngân hàng thông qua các khoản vay dài hạn tăng 329%, quy

mô vốn tín dụng thương mại thông qua các khoản phải trả cho người bán tăng226% so với năm 2005

2.3.1.2 Cơ cấu vốn huy động phù hợp.

Trang 27

Cơ cấu vốn huy động tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trìnhngầm FECON là phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp bởi hai lý

do chính như sau: Lý do thứ nhất là tỷ lệ nợ qua các năm 2004 (7.53/10.03),

2005 (11.59/15.44), 2006 (14.74/20.83) được duy trì với mức cao hơn so vớivốn chủ sở hữu xét trên tổng nguồn vốn Cơ cấu này phù hợp với các doanhnghiệp vừa & nhỏ như FECON vì các doanh nghiệp này có những hạn chế vềhuy động vốn hoặc huy động vốn có chi phí cao hơn các doanh nghiệp lớn Lý

do thứ hai là sắp tới Nhà nước sẽ chính thức áp dụng thuế thu nhập cá nhân vớikhoản cổ tức của các cổ tức được nhận của các cổ đông thì các cổ đông có xuhướng để lợi nhuận lại công ty để tái sản xuất mở rộng Do vậy chi phí của lợinhuận giữ lại (chi phí vốn chủ sở hữu) sẽ thấp hơn chi phí vốn vay Trongtrường hợp đó Công ty có thể dễ dàng huy động vốn chủ sở hữu hơn vốn vay

Và cơ cấu vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm là tín hiệu tốt cho công tác mởrộng huy động vốn tại Công ty FECON Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn quacác năm 2004, 2005 & 2006 tương ứng là 24.92%, 24.93%& 29.24%

2.3.1.3 Tiết kiệm chi phí vốn.

Công tác huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & côngtrình ngầm FECON không những có quy mô lớn, cơ cấu phù hợp mà còn tiếtkiệm chi phí vốn.Trước tiên phải kể đến nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua cácnăm là nhờ sự tăng lên về hàng năm về tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối Tiêu biểu

là năm 2005 tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối tăng 310% so với năm 2004 Tiếp

đó năm 2006 tỷ lệ này cũng tăng lên 79% so với năm 2005 Như chúng ta đãbiết tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là phương thức huy động vốn khôngnhững giảm được chi phí mà còn giúp cho doanh nghiệp không bị phụ thuộc vàobên ngoài Bên cạnh đó phương thức huy động vốn tín dụng thương mại thôngqua các khoản phải trả người bán & người mua trả tiền trước cũng góp phầngiảm thiểu chi phí vốn Thực tế cho thấy năm 2005 tỷ lệ các khoản người muatrả tiền trước tăng 650% so với năm 2004 & năm 2006 tỷ lệ các khoản phải trả

Ngày đăng: 18/12/2012, 13:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản - Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON
Bảng 1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (Trang 7)
Bảng 3: BẢNG TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM VỐN (2004-2006) - Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON
Bảng 3 BẢNG TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM VỐN (2004-2006) (Trang 15)
Bảng 4: Tình hình huy động vốn chủ sở hữu của công ty. - Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON
Bảng 4 Tình hình huy động vốn chủ sở hữu của công ty (Trang 16)
Bảng 6: Các tổ chức tín dụng công ty đã tiến hành vay trong thời gian qua: - Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON
Bảng 6 Các tổ chức tín dụng công ty đã tiến hành vay trong thời gian qua: (Trang 24)
Bảng 8: Tình hình thanh toán vốn của một số chủ đầu tư ở một số công trình. - Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON
Bảng 8 Tình hình thanh toán vốn của một số chủ đầu tư ở một số công trình (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w