Một số kiện nghị với nhà nước.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON (Trang 51 - 55)

+Trước hết doanh nghiệp cần nhận thức được vai trò của Ngân hàng với tư cách là trung gian tài chính tạo kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp. Hệ thống Ngân hàng ở nước ta đã có những bước tiến rõ rệt trong thời gian qua, số lượng & tỷ trọng của các Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể trong khi số lượng các Ngân hàng thương mại quốc doanh hầu như không thay đối. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các Ngân hàng thương mại quốc doanh luôn đạt được mức tín nhiệm cao trong lòng khách hàng trong khi mức tín nhiệm đối với các tổ chức tín dụng khác chỉ dừng lại ở mức trung bình & thấp. Mặc dù hệ thống ngân hàng & các tổ chức phi tín dụng ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây (Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới – WB: Trong suốt những năm 90 mức độ phát triển của hệ thống tài chính là tương đối thấp so với các nước khác) nhưng hoạt động của các Ngân hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để tăng cường vài trò của Ngân hàng là kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp chính phủ cần tạo điều kiện để thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp & các tổ chức tín dụng. Qua đó có thể tạo thêm nhiều cơ hội để tăng cường sự tác động của hệ thống tài chính chính thức & giám sát hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, xóa bỏ nghịch lý đóng băng vốn & giảm rủi ro cho các tổ chức tín dụng dồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính của đất nước.

+Chính vì vậy các Ngân hàng cần được tăng cường hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp coi doanh nghiệp là khách hàng ưu tiên hay là đối tượng cần được quan tâm. Để đạt được yêu cầu trên Ngân hàng cần chú ý một số điểm sau:

+Trước hết là cần nâng cao năng lực của các cán bộ Ngân hàng trong việc xem xét & đưa ra quyết định khoa học dựa trên các hoạt động đặc thù của ngân hàng. Người làm công tác này cũng như người bán hàng cần làm thế nào để khách hàng hiểu được đặc điểm hàng hóa của mình & quan trọng hơn là phải hiểu được nhu cầu của khách hàng để có thể đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt

nhất. Bên cạnh đó phải tăng cường các hoạt động thông tin nhằm cung cấp các thông tin cần thiết quan trọng cũng như các thông tin thừa, không hoàn hảo cho các khách hàng. Một trong những cách thức hữu hiệu để đáp ứng yêu cầu đó là các Ngân hàng nên chuyển sang phương thức đa năng. Điều đó có nghĩa là bên cạnh nghiệp vụ truyền thống các Ngân hàng nên thực hiện các nghiệp vụ khác như mua cổ phiếu do các doanh nghiệp phát hành để có cơ hội nắm bắt thông tin của các doanh nghiệp một cách chính xác hơn. Và một điều quan trọng hơn nữa là các Ngân hàng phải thay đổi phong cách làm việc, tạo lập mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp nhằm xây dựng mạng lưới khách hàng ổn định đồng thời đảm bảo mức độ an toàn hơn trong tín dụng ngân hàng. Điều này giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí giao dịch trong công tác huy động vốn.

−Tăng cường sự trợ giúp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp:

+Nhìn chung các doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cơ bản gặp nhiều khó khăn hơn trong công tác huy động vốn so với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại & dịch vụ do những đặc thù riêng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như: nhu cầu vốn lớn hơn, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài hơn & rủi ro cũng cao hơn... Do vậy bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp & sự cải tổ của hệ thống Ngân hàng, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong công tác mở rộng huy động vốn tại doanh nghiệp. Sự trợ giúp đó có thể tập trung vào một số khía cạnh như:

+Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trên thị trường tài chính.

+Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận thông tin về các phương thức huy động vốn & các lĩnh vực có liên quan đến huy động vốn.

+Xây dựng quy chế bảo lãnh tín dụng , quản lý tài sản thế chấp cũng như việc đánh giá tài sản thế chấp để đảm bảo quyền lợi cho các trong doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo nâng cao năng lực xây dựng & thẩm định tài chính dự án mà cụ thể là các dự án vay vốn Ngân hàng của doanh nghiệp nhằm hạn chế bớt những rủi ro có thể xảy ra đối với cả doanh nghiệp & Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác.

KẾT LUẬN

Bất kể một doanh nghiệp nào từ khi thành lập đến khi hoạt động đều cần một lượng vốn và luôn có nhu cầu tăng vốn của mình để mở rộng quy mô kinh doanh. Nhưng huy động vốn ở đâu, như thế nào, bao nhiêu và làm sao để mở rộng huy động vốn một cách có hiệu quả luôn là một bài toán khó đối với mọi doanh nghiệp. Làm thế nào để mở rộng huy động vốn một có hiệu quả không chỉ là mục tiêu của riêng các doanh nghiệp mà đó còn là mối quan tâm của toàn xã hội tiêu biểu là các nhà đầu tư, các trung gian tài chính như Ngân hàng & các tổ chức tín dụng khác, Chính phủ & cả những người lao động. Nói cách khác công tác mở rộng huy động vốn không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập & phát triển mà đó còn là yêu cầu đặt ra với các đối tượng hữu quan. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi thị trường luôn biến động thì các doanh nghiệp càng phải quan tâm nhiều hơn đến công tác mở rộng huy động vốn để từng bước đưa doanh nghiệp của mình tiến vào con đường hội nhập & phát triển.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài: “Huy động vốn tai Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON”, tôi đã cố gắng phản ánh một cách trung thực và toàn diện những vấn đề về công tác huy động vốn của công ty, đồng thời có những phân tích cụ thể về những hoạt động này của công ty. Từ đó, thấy được các mặt công ty đã có những ưu điểm và lợi thế nhất định trong quá trình huy động vốn cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, công ty vẫn còn có những mặt hạn chế cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn và nên tận dụng triệt để những lợi thế của bản thân doanh nghiệp cũng như của môi trường mang lại.

Mặc dù vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhưng công tác mở rộng huy động vốn tại Công ty FECON đã đạt được những thành công nhất định. Với đà phát triển như hiện nay tôi tin rằng FECON sẽ còn tiến xa hơn nữa trong xu thế hội nhập của toàn xã hội.

Một lần nữa em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Mai Xuân Được đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Đồng thời em gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ công nhân viên trong công ty CP kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian thực tập.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON (Trang 51 - 55)