Đánh giá hoạt động huy động vốn ở Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON (Trang 26 - 31)

móng và công trình ngầm FECON.

2.3.1. Tích cực.

Công tác mở rộng huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON đã đạt được những thành công nhất định bởi quy mô huy động vốn tương đối lớn, cơ cấu huy động vốn phù hợp, tiết kiệm chi phí vốn & hiệu quả sử dụng vốn cao.

2.3.1.1. Quy mô huy động vốn lớn.

Công tác huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON có quy mô tương đối lớn. Trước tiên phải nói đến quy mô huy động vốn chủ sở hữu. Năm 2005 tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng 54% so với năm 2004 trong đó nguồn vốn kinh doanh tăng 14%, lợi nhuận chưa phân phối tăng 310%. Cùng với sự tăng lên về quy mô vốn chủ sở hữu là sự tăng lên về quy mô vốn tín dụng ngân hàng & tín dụng thương mại. Năm 2005 quy mô vốn tín dụng ngân hàng thông qua các khoản vay ngắn hạn tăng 350% so với năm 2004. Hơn nữa năm 2005 cũng là năm mà quy mô vốn tín dụng thương mại thông qua các khoản người mua trả tiền trước tăng 650% so với năm 2004. Tiếp đó năm 2006 quy vốn tín dụng ngân hàng thông qua các khoản vay dài hạn tăng 329%, quy mô vốn tín dụng thương mại thông qua các khoản phải trả cho người bán tăng 226% so với năm 2005.

2.3.1.2. Cơ cấu vốn huy động phù hợp.

Cơ cấu vốn huy động tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON là phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp bởi hai lý do chính như sau: Lý do thứ nhất là tỷ lệ nợ qua các năm 2004 (7.53/10.03), 2005 (11.59/15.44), 2006 (14.74/20.83) được duy trì với mức cao hơn so với vốn chủ sở hữu xét trên tổng nguồn vốn. Cơ cấu này phù hợp với các doanh nghiệp vừa & nhỏ như FECON vì các doanh nghiệp này có những hạn chế về huy động vốn hoặc huy động vốn có chi phí cao hơn các doanh nghiệp lớn. Lý do thứ hai là sắp tới Nhà nước sẽ chính thức áp dụng thuế thu nhập cá nhân với khoản cổ tức của các cổ tức được nhận của các cổ đông thì các cổ đông có xu hướng để lợi nhuận lại công ty để tái sản xuất mở rộng. Do vậy chi phí của lợi nhuận giữ lại (chi phí vốn chủ sở hữu) sẽ thấp hơn chi phí vốn vay. Trong trường hợp đó Công ty có thể dễ dàng huy động vốn chủ sở hữu hơn vốn vay. Và cơ cấu vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm là tín hiệu tốt cho công tác mở rộng huy động vốn tại Công ty FECON. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn qua các năm 2004, 2005 & 2006 tương ứng là 24.92%, 24.93%& 29.24%.

2.3.1.3. Tiết kiệm chi phí vốn.

Công tác huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON không những có quy mô lớn, cơ cấu phù hợp mà còn tiết kiệm chi phí vốn.Trước tiên phải kể đến nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm là nhờ sự tăng lên về hàng năm về tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối. Tiêu biểu là năm 2005 tỷ lệ lợi nhuận chưa phân phối tăng 310% so với năm 2004. Tiếp đó năm 2006 tỷ lệ này cũng tăng lên 79% so với năm 2005. Như chúng ta đã biết tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là phương thức huy động vốn không những giảm được chi phí mà còn giúp cho doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào bên ngoài. Bên cạnh đó phương thức huy động vốn tín dụng thương mại thông qua các khoản phải trả người bán & người mua trả tiền trước cũng góp phần giảm thiểu chi phí vốn. Thực tế cho thấy năm 2005 tỷ lệ các khoản người mua

trả tiền trước tăng 650% so với năm 2004 & năm 2006 tỷ lệ các khoản phải trả người bán tăng 226% so với năm 2005. Tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng & linh hoạt trong kinh doanh vì chi phí của việc sử dụng vốn từ các khoản tín dụng thương mại sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ.

2.3.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn cao.

Dựa trên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn qua các năm 2004, 2005 & 2006 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn năm 2006 là cao nhất (bằng 0.7) & thấp nhất là năm 2004 (bằng 0.32). Tuy nhiên dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận vốn & tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là năm 2005 với các giá trị tương ứng là 0.08 & 0.32, tiếp đó là năm 2006 với các giá trị tương ứng là 0.07 & 0.24. Cùng với tỷ suất lợi nhuận vốn & tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2005 còn là năm đứng đầu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu & tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ tương ứng với các giá trị là 0.16 & 0.24, tiếp đó đến năm 2004 tương ứng với các giá trị là 0.12 & 0.157.Tựu chung lại trong 3 năm 2004, 2005 & 2006 thì năm 2005 là năm đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

2.3.2 Hạn chế.

Công tác huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON đã mang lại những thành công nhất định nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế sau:

2.3.2.1. Tỷ lệ tăng vốn không đồng đều.

- Quy mô huy động vốn tương đối lớn nhưng tỷ lệ tăng vốn không đồng đều qua các năm đặc biệt là nguồn vốn vay. Năm 2005 tỷ lệ các khoản vay ngắn hạn tăng đột biến với 350% so với năm 2004 tuy nhiên đến năm 2006 tỷ lệ này lại giảm 50% so với năm 2005. Bên cạnh đó năm 2006 các khoản người mua trả tiền trước tăng 226% so với năm 2005 nhưng năm 2005 thì các khoản này lại giảm 98.3% so với năm 2004.

những phân tích ở trên ta thấy công tác huy động vốn cảu công ty trong những năm qua là chưa tốt thể hiện ở chỗ:

- Đối với nguồn vốn góp trong những năm vừa qua mặc dù lượng vốngóp tăng lên đáng kể bằng việc các cổ đông góp thêm và từ tỷ lệ giữ lại là tương đối cao. Tuy nhiên việc tăng vốn bằng lợi nhuận giữ lại cũng có những hạn chế nhất định. Điều này một mặt khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài nhưng mặt khác dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trước mắt do cổ đông chỉ nhận được phần nhỏ cổ tức của mình.

- Công ty vẫn chưa thực hiện phát hành thêm cổ phiếu, chưa bán cổ phiếu ra ngoài theo hình thức đấu giá, chưa tham gia được vao thị trường chứng khoán nên chưa thu hút được vốn đầu tư từ bên ngoài.

- Việc tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên hiểu rõ tiềm lực của công ty chưa tốt dẫn đến việc thu hút cán bộ công nhân viên mạnh dạn mua thêm cổ phần gặp nhiều khó khăn.

- Việc liên danh cùng các nhà thầu khác để tham gia tranh thầu, đặc biệt các gói thầu có giá trị lớn chưa tốt. Do đó chưa khai thác hết được các nguồn lực của công ty, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Khi hiệu quả sử dụng vốn của công ty thấp hiệu quả kinh doanh cũng thấp.

Đối với nguồn vốn vay:

Mặc dù lượng vốn vay ở các ngân hàng có tăng lên qua các năm nhưng lượng vốn vay còn thấp. Như năm 2005 chỉ chiếm 6.4% tổng nguồn vốn, năm 2006 chiếm 29.19% tổng nguồn vốn, năm 2007 lại giảm xuống còn 18.21% tổng nguồn vốn. Với hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2007 tăng 0.54 lần so với năm 2006. Năm 2007 cứ 1 đồng đi vay thì có 2.07 đồng tài sản đảm bảo, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất tôt. Hệ số thanh toán lãi vay năm 2007 là rất tốt: 6 lần (thể hiện cứ 1 đồng lãi vay doanh nghiệp có 6 đồng lợi nhuận sẵn sàng trả lãi vay). Hệ số nợ giảm so với năm 2006, năm 2007 còn 48%, hệ số này hợp

lý, doanh nghiệp có vốn tự có hợp lý, độc lập với các chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay. Mặt khác doanh nghiệp cũng đã sử dụng được một lượng tài sản mà chỉ phải đầu tư một nửa. Với những lợi thế như trên doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn từ nguồn vốn vay ngân hàng.

Ngoài ra, công ty vẫn chưa thực hiện huy động được vốn từ các tổ chức cho thuê tài chính. Các tổ chức này tuy mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây nhưng đã được các công ty áp dụng một cách phổ biến. Biện pháp này phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng những máy móc có giá trị lớn mà tình hình tài chính của công ty còn nhiều hạn chế chưa có khả năng trang bị cho mình đầy đủ máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.2.2. Xác định nhu cầu vốn tăng thêm chưa chính xác.

Điều này được chứng minh qua phương án đầu tư đợt 1 năm 2006. Theo phương án đầu tư này Công ty phải huy động thêm 2 454 000 000 đồng vốn tín dụng ngân hàng ngoài số vốn tự có để mua thêm thiết bị phục vụ cho công tác thi công tại hiện trường. Tuy nhiên trên thực tế tại thời điểm 30/6/06 Công ty đã phải huy động 3 564 304 500 đồng vốn tín dụng ngân hàng thông qua các khoản vay ngắn hạn & dài hạn, tăng 45.2% so với kế hoạch đề ra với tổng chi phí vốn là 25 729 191 đồng.

- Hình thức huy động vốn còn bó hẹp & chưa được mở rộng. Ngoài phương thức huy động vốn bằng tín dụng ngân hàng & tín dụng thương mại Công ty chưa có cơ hội huy động vốn bằng phát hành trái phiếu Công ty, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong & ngoài nước & huy động từ các nguồn khác: từ cán bộ nhân viên Công ty, từ các khoản trích trước chưa chi & thong qua tín dụng ưu đãi của nhà nước.

- Gặp khó khăn trong công tác mở rộng huy động vốn & huy động vốn với chi phí cao hơn so với những doanh nghiệp lớn đặc biệt là vốn tín dụng ngân

hàng.

- Hiệu quả sử dụng vốn cao nhưng có sự mất cân đối giữa các chỉ tiêu. Năm 2006 là năm có hiệu suất sử dụng vốn cao nhất nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu & tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ lại thấp hơn so với năm 2004 & 2005. Năm 2005 là năm dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận vốn, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu & tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ nhưng hiệu suất sử dụng vốn lại thấp hơn năm 2006.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w