−Xác định nhu cầu về vốn của công ty bao gồm việc xác định lượng vốn lưu động và lượng vốn cố định.
−Nhu cầu về vốn lưu động: vốn lưu động có các hình thức biểu hiện như: +Nguyên vật liệu.
+Tiền lương trả cho công nhân viên trong công ty.
+Các loại tiền trong công ty như: tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng…
+Công cụ dụng cụ.
−Để xác định lượng vốn lưu động cần dùng chúng ta căn cứ vào 2 yếu tố: +Số vốn lưu động hiện có.
+Số vốn lưu động cần sử dụng trong kỳ (dựa vào kế hoạch sản lượng, tiến độ thi công các công trình, giá thành các yếu tố phục vụ thi công…)
−Thực tế về nhu cầu vốn lưu động của công ty trong các năm qua.
Bảng 9: Cân đối nhu cầu và khả năng hiện tại về vốn lưu động của công ty Đơn vị: VNĐ
Năm Lượng VLĐ hiện có Nhu cầu VLĐ Chênh lệch
2003 1.128.577.830 1.191.708.420 63.130.580
2004 2.128.577.833 2.191.708.420 63.130.587
2005 7.805.054.403 15.013.507.638 7.208.453.2352006 17.618.493.335 21.800.000.000 4.181.506.675 2006 17.618.493.335 21.800.000.000 4.181.506.675 2007 36.041.277.702 46.400.000.000 10.358.722.300
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta có thể thấy nhu cầu về vốn lưu động hằng năm của công ty, đồng thời thấy được khả năng về vốn lưu động của công ty từ đó có thể xác định được lượng vốn mà công ty cần huy động.
Ta thấy hàng năm công ty đã phải huy động một lượng lớn vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên lượng vốn cần huy động ở công ty trong các năm là khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô và số lượng các công trình mà công ty thực hiện.
Trong các năm vừa qua mặc dù lượng vốn lưu động của công ty tăng lên nhiều. Nhưng bên cạnh đó nhu cầu về vốn cũng tăng lên đáng kể. Do đó, lượng
vốn mà công ty cần huy động thêm cũng là rất lớn như năm 2007 phần chênh lệch tăng lên là 10.358.722.300 VNĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động nằm ở cả 3 giai đoạn: sản xuất, dự trữ và lưu thông. Tuy nhiên với tính chất đặc thù của ngành xây dựng, vốn lưu động chủ yếu nằm ở giai đoạn tổ chức thi công. Trong các công ty xây dựng thì sự phân biệt giữa vốn lưu động ở giai đoạn thi công và vốn lưu động nằm ở giai đoạn dự trữ chỉ là tương đối vì phần lớn nguồn dự trữ này nằm ngay tại các công trình đang thi công. Như năm 2006 tổng lượng vốn lưu động của công ty là 17.618.493.335 VNĐ trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 9.173.032.057 VNĐ chiếm hơn 50% tổng chi phí lưu động.
Nhu cầu về vốn cố định: vốn cố định được thể hiên dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Máy móc thiết bị phục vụ thi công tại công trường Máy móc thiết bị văn phòng
Nhà xưởng, văn phòng…
Trong năm 2004-2005, tài sản lưu động chiếm 66% so với tổng giá trị tài sản, tỷ lệ xấp xỉ 34% là tài sản cố định được đầu tư. Sang năm 2006, tỷ lệ này có sự thay đổi đáng kể: tài sản lưu động giảm xuống còn 53% trong tổng tài sản, xấp xỉ 47% là tỷ lệ của tài sản cố định. Điều này chứng minh rằng công ty đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu tức là tập trung đầu tư thiết bị, máy móc sản xuất thay vì phải đi thuê. Xét về lượng, mức tăng của tài sản cố định năm 2006 tăng so với năm 2005 là 10 tỷ đồng. Năm 2007 tăng từ 14.504.354.919 đồng lên 31.904.980.316 đồng. Chứng tỏ lượng vốn mà công ty đầu tư cho tài sản cố định cụ thể là máy móc thiết bị là rất lớn.
Đặc biệt, năm 2007 do nhu cầu của thị trường cũng như nhu cầu thực tế cần thiết của công ty trong quá trình thi công hội đồng quản trị đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cọc bê tông dự ứng lực cường độ cao, dây chuyên
sản xuất được nhập khẩu đồng bộ và hoàn chỉnh từ Trung Quốc. Địa điểm tại Cụm công nghiệp Thi Sơn- Xã Thi Sơn- Huyện Kim Bảng- Tỉnh Hà Nam. Với tổng vốn đầu tư cho dự án là 79.879.000.000 VNĐ. Trong đó dự kiến tổng số vốn tự có huy động từ các cổ đông là 23.963.700.000 VNĐ. Tổng vốn vay ngân hàng sẽ là 55.915.300.000 VNĐ. Đây sẽ là vốn vay tín dụng trung-dài hạn với lãi suất 10%/năm, dự tính trả dần cả vốn và lãi vay ngân hàng trong thời gian 12 năm.
Trong năm 2008 lượng vốn mà công ty dự kiến huy động sẽ như sau:
Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên doanh thu là 50%: vậy cứ một đồng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên cần phải tăng 0.5 đồng vốn để bổ sung cho phần tài sản.
Tỷ lệ vay ngắn hạn và phải trả cho người bán trên doanh thu là 12%: vậy cứ 1 đồng doanh thu sản phẩm tăng lên thì doanh nghiệp chiếm dụng đương nhiên là 0.12 đồng.
Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên doanh nghiệp chỉ cần bổ sung: 0.5-0.12=0.38 đồng vốn
Vậy nhu cầu vốn cần bổ sung thêm cho năm 2008 là: (120 tỷ - 53.4 tỷ) X 0.38= 25 tỷ.